Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay

Hiểu được vấn đề bản chất con người

-Nắm được sự tha hóa của c/người trong các

xã hội khác nhau, vấn đề g/phóng c/người

-Thấy được vai trò quyết định của nguồn lực

con người và việc xây dựng nguồn lực con

người ở Việt Nam hiện nay

pdf61 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chương 11. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay 2Mục tiêu chương 11 - Hiểu được vấn đề bản chất con người - Nắm được sự tha hóa của c/người trong các xã hội khác nhau, vấn đề g/phóng c/người - Thấy được vai trò quyết định của nguồn lực con người và việc xây dựng nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay 3Nội dung chương 11 I. Một số quan điểm triết học ngoài mácxít về con người II. Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo IV. Vấn đề xây dựng con người Việt Nam giai đoạn hiện nay 4Thực hiện Các vấn đề giảng trên lớp - T/tưởng HCM về con người trong sự nghiệp c.mạng do ĐCSVN lãnh đạo - Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người - Vấn đề xây dựng con người Việt Nam giai đoạn hiện nay Các vấn đề tự học 1. Một số quan điểm triết học phi mácxít về con người 2. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người 3. Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về nhân tố con người ở các chế độ xã hội khác nhau 4. Vai trò nguồn lực con người trong nền kinh tế tri thức 5. Vấn đề xây dựng nguồn lực con người Việt Nam hiện nay 5I. Một số quan điểm triết học ngoài mácxít về con người (tr.511) 1. Quan điểm về con người trong triết học phương Đông (ví dụ trong Tam giáo) 2. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây 61. Quan điểm về con người trong triết học phương Đông (tr.511)  Học thuyết chứa đựng những quan điểm bàn về con người trong triết học phương Đông có nhiều. Đó là Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Dương gia, Pháp gia, Âm dương gia, Bàlamôn giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo...  Vì hướng về những học thuyết có ảnh hưởng trực tiếp tới tư tưởng cổ đại Việt Nam, nên chỉ kể đến học thuyết có mặt suốt cả quá trình lịch sử lâu dài, gần gũi là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo 7 Tam giáo đề cập đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên; giữa con người và con người; giữa con người và xã hội. Tam giáo cũng nói tới các vấn đề nhận thức của con người, các hình thái tư duy của con người, sự sống chết của con người, xã hội con người, nguồn gốc và bản chất con người, đạo người... Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo = Tam giáo 8 Nhưng vấn đề quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong quan niệm của Tam giáo về con người. Đặc biệt là vấn đề nguồn gốc và bản chất; bản tính và đạo đức con người là những vấn đề có tầm quan trọng trong triết học Tam giáo. Bởi đó không những được coi là điều kiện để xây dựng con người, mà còn là điều kiện để xây dựng xã hội lý tưởng, điều kiện để giải phóng con người 9- Nguồn gốc con người trong Tamgiáo  Quan điểm Đạo giáo (tr.)  Quan điểm Nho giáo (tr. 513)  Quan điểm Phật giáo (tr. 512) 10 + Quan điểm Đạo giáo (tr.) 11 + Quan điểm Nho giáo (tr.513) 12 + Quan điểm Phật giáo (tr.512) con người là nguyên Nhân của chính mình: con người quá khứ là nguyên nhân của con người hiện tại, con người hiện tại là nguyên nhân của con người tương lai (thuyết nhân duyên) 13  Trong quá trình phát triển, Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo ảnh hưởng lẫn nhau, tiếp thu ở nhau những điểm tương tự với mình và có lợi cho mình, như một số nét về đạo đức và nhân sinh  Nhưng quan điểm về nguồn gốc con người ở mỗi một học thuyết đều bảo đảm được tính chất độc lập và nguyên vẹn. Nói đến vấn đề này, ở Nho giáo ta thấy có hai loại người, một loại cho "ngũ hành" và "khí" sinh ra con người; ở Đạo giao là "đạo", là "vô"; còn ở Phật giáo thì nguồn gốc đó lại là "luật nhân quả", là "nghiệp" 14 - Bản chất con người trong Tam giáo + Đạo gia xem con người là một bộ phận của tự nhiên, có những điểm khác với các bộ phận khác của tự nhiên + Phật giáo không coi con người là một thực tại khách quan, vì cho rằng nó là "vô thường" (luôn biến đổi, không có dạng ổn định), "vô ngã" (không có bản thân mình), là "giả tướng" (thực thể giả tạm, không thực), không thừa nhận thế giới loài người có tính chất riêng biệt, vì cho chúng sinh có thể sống chết theo sáu con đường, trong đó có con đường súc sinh, con đường của 15 con đường của loài vật. Song Phật giáo thừa nhận con người khác con vật ở chỗ có "tâm" và "thức". Tuy vậy, "tâm" đó chỉ là một cái gì huyền bí, không sinh ra từ bất cứ một cái gì nhưng lại là nguồn gốc của mọi cái, nguồn gốc của thế giới và vạn vật, và "thức" đó chỉ là sự giác ngộ về tâm linh, giác ngộ về sự phát triển huyền bí mà được gọi là của con người + Nho gia tìm bản chất con người ở phương diện đạo đức, chỉ ra sự khác nhau giữa con người và con vật là ở "thiện đoan“, về sau ở lao động 16 - Bản tính con người trong Tam giáo Thực chất vấn đề bản tính người là tư tưởng và tình cảm của con người là gì? Do trời cho, do hoàn cảnh tạo nên, hay do hoạt động của con người mà ra? Tư tưởng và tình cảm đó mang tính chất gì? Có phù hợp với yêu cầu của giai cấp thống trị không? Có cần phải cải tạo không? Và ai thì có thể cải tạo được? Song tính người là thiện hay ác vẫn được xem là nội dung chủ yếu của sự tranh luận trong lịch sử 17 + Quan điểm Nho giáo * Cáo Tử cho rằng tính của con người ta vốn không thiện, không ác; thiện hay ác là do hoàn cảnh, do giáo dục gây nên * Vương Phu Chi cho rằng tính người là do học tập mà thành. Đái Chấn cũng cho rằng tính người ta sinh ra rồi mới có. Không những thế, Đái Chấn đã mở rộng tính ra cả ba mặt: dục vọng (dục), tình cảm (tình) và tri thức (tri), trong đó, "dục" là nhu cầu tự nhiên của con người cần phải thỏa mãn; và "tình", "tri" là đặc điểm riêng của con người mà con vật không thể có 18 + Quan điểm Phật giáo * Con người có hai loại tính: a) tính phật (có khi chỉ gọi là "tính") là tính giác ngộ về lẽ "không", "hư", về thế giới "chân như" về cõi "niết bàn" không sinh không diệt. b) tính tính trần tục (có khi gọi là "tình") là tính tham, sân, si; có sinh ra và diệt đi và là nguồn gốc của nỗi khổ luân hồi * Chủ trương của Phật giáo là con người phải khắc phục tính trần tục và bồi dưỡng tính phật để đạt tới chỗ siêu thoát. Quan điểm này đề cao con người (con người ai cũng có tính phật), quan tâm đến đời sống của con người (tìm nguồn gốc khổ đau của con người) 19 - Đạo đức con người trong Tam giáo Đạo người (đạo đức), theo nghĩa rộng là một hệ thống những quan hệ giữa cá nhân với gia đình, với xã hội, với đất nước, với giống nòi ... là những quy tắc, những trách nhiệm mà con người phải theo để xứng đáng với gia đình, xã hội, quê hương đất nước và tổ quốc, giống nòi mình 20 + Quan điểm Nho giáo * Khổng Tử: vấn đề đầu tiên của đạo người là "chính danh định phận", con người phải biết danh, phận của mình, kg được phép vượt quá thân phận của mình * Đổng Trọng Thư cực đoan hóa quan điểm trên và nêu lý thuyết "tam cương", "ngũ thường", và lý thuyết này trở thành đạo lý làm người cao nhất của Nho giáo * Mạnh Tử án lợi, đối lập lợi với nghĩa, chủ trương đạo phải trau dồi nghĩa và vứt bỏ lợi 21 Với ba nguyên tắc trên, đạo lý làm người của Nho giáo đã ràng buộc con người từ mọi phía, đã hướng mọi suy nghĩ, nói năng, hành động và thái độ của con người vào lễ giáo phong kiến, đã trở thành một công cụ áp bức nhiều lúc rất đắc lực của giai cấp phong kiến phương Đông 22 + Quan điểm Đạo giáo Đứng trên lập trường của kẻ thống trị suy tàn, Đạo gia bất mãn với hiện thực trước mắt và căm thù đạo làm người của Nho gia gắn liền với hiện thực đó. Từng là kẻ thống trị, họ biết dù có che đậy đến đâu, đạo người chẳng qua cũng chỉ là thủ đoạn của sự thống trị 23 Đạo gia xây dựng đạo người trên hai phương diện quan hệ chính trị và sinh hoạt cá nhân + xây dựng đạo người "vô vi", nghĩa là cứ để cho xã hội tự do phát triển, không cần sự điều khiển của nhà nước, của tổ chức xã hội và của con người; trong quan hệ người- người chủ truơng "bất tranh", không tranh giành với ai + xuất phát từ quan niệm người và vật không có gì phân biệt, sống và chết không có gì phân biệt, thọ và yểu không có gì phân biệt, giàu và nghèo không có gì phân biệt, Trang Tử cho rằng con người cần có tự do, cần phải sống sao cho ngủ không nằm mộng, thức không lo phiền, sống không gì vui, chết cũng không có gì không vui 24 + Quan điểm Phật giáo * Phật giáo đại thừa cho "tâm thức" và "ngoại giới" tức là thế giới tinh thần và thế giới vật chất (trong đó bao gồm cả thể xác con người) đều là "không“ * Phật giáo tiểu thừa cho đó là "hữu", là có thực * Nhưng cả hai đều thừa nhận con người có cuộc đời trần thế và đều cho rằng, con người sống cần phải tu luyện sao cho lên được cõi niết bàn, một thế giới không còn đau khổ và sinh diệt 25 2. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây (tr.514) - Thời cổ đại. (trong triết học duy vật Hy Lạp cổ đại Empêđôclơ, Lơxíp, Đêmôcrít v.v); (trong triết học duy tâm Hy Lạp cổ đại Xôcrát và Platôn v.v); trong triết học Arítxtốt - Thời Trung cổ. Quan điểm về con người của Cơ đốc giáo; của Tômát Đacanh - Thời Phục hưng và Cận đại - Thời Hiện đại 26 - Con người trong triết học phương Tây Cổ đại (tr.514) 27 Hy Lạp cổ đại * Thần thoại Hy Lạp là một kho tàng vô cùng phong phú chứa đựng những quan niệm của con người đối với bản thân mình, giải thích về mối quan hệ của mình với thế giới xung quanh, về những mơ ước và khát vọng đối với cuộc sống, về những đau khổ và niềm vui, những thăng trầm và vinh nhục trong cuộc đấu tranh để tồn tại và phát triển * Triết học Hy Lạp tuy bàn nhiều đến giới tự nhiên, nhưng cũng đánh dấu một bước ngoặt nhân bản hóa độc đáo. Triết học Hy Lạp đã phản ánh những mặt mạnh và yếu, những thành tựu và hạn chế, sự phồn vinh và sự suy sụp của nền văn minh ấy Có thể nói, vấn đề con người cũng đã được triết học Hy Lạp cày xới lên cả về bề rộng lẫn bề sâu, đến nỗi "sau này triết học chỉ có tiếp tục cái công việc mà Hêraclit và Arixtốt đã bắt đầu" 28 - Con người trong triết học phương Tây Trung cổ (tr.516) 29 Những mầm mống của thứ tôn giáo mới đã xuất hiện ở các dân tộc bị đế quốc La Mã chinh phục, với lòng mong mỏi có một vị thần cứu thế đến cứu vớt cho loài người và xác lập vương quốc thần thánh trên trái đất. Từ một phong trào của những người nghèo khổ bị áp bức, không có quyền hành, Cơ đốc giáo đã dần dần được hình thành và trở thành quốc giáo của đế quốc La Mã. Khi xã hội phong kiến đã thay thế xã hội nô lệ, giai cấp phong kiến lại tiếp tục sử dụng cơ đốc giáo như một vũ khí tinh thần mạnh mẽ để trói buộc quần chúng bị áp bức, và cơ đốc giáo đã chi phối toàn bộ đời sống văn hóa tinh thần của châu Âu suốt trên mười thế kỷ của thời Trung cổ 30 * Vấn đề trung tâm của thần học Cơ đốc giáo là vấn đề Chúa Trời * hệ thống những quan điểm triết học mới về con người, về sự sáng thế của Chúa Trời, về tội tổ tông của con người và sự chuộc tội, về sự chăn dắt của Chúa đối với con người, sự phục sinh sau khi chết ở thế giới bên kia,... * Ôguyxtanh: Chúa Trời đã sáng tạo ra thế giới tự nhiên và con người; Chúa định đoạt số phận con người, có thể ban phước lành hoặc trừng phạt con người tùy theo ý Chúa; từ đây, con người hoàn toàn phụ thuộc vào lực lượng siêu nhiên (Chúa), phải phục tùng tuyệt đối những tiêu chuẩn do Chúa đặt ra, phải trung thành và tin vô điều kiện vào Chúa. Con người thường nghĩ rằng mình hành động theo nguyện vọng và sự hiểu biết của mình, nhưng thực ra nó chỉ làm những gì đã được Chúa quy định từ trước 31 - Con người trong triết học phương Tây Phục hưng & Cận đại (tr.517) 32 Do yêu cầu phát triển của xã hội, một loạt các nhà tư tưởng và bác học ở thời kỳ Phục hưng đã dũng cảm đứng dậy đấu tranh chống lại sự chuyên chế về tinh thần của Giáo hội, bóc trần các học thuyết tôn giáo hoang đường, phê phán thần học và chủ nghĩa kinh viện nhằm giải phóng tư tưởng loài người thoát khỏ những xiềng xích Trung cổ, dọn đường cho khoa học và giáo dục phát triển 33 * Lêôna đơ Vanhxi, Côpecnic, Brunô... đã làm cuộc "cách mạng trong bầu trời" để chuẩn bị cho một cuộc cách mạng trong các quan hệ trần gian, quan hệ xã hội. Tômat Munxe, Tômat Morơ, Tômađô Campanela ... đã hướng con người chống lại "cái giang sơn nhà trời", không đi tìm cái thiên đường tưởng tượng sau khi chết mà là cái thiên đường hiện thực trên trái đất với những quan niệm không tưởng về chủ nghĩa xã hội 34 * giải thích về con người và khẳng định tự do, phẩm giá của cá nhân con người trên cơ sở của sự tồn tại trần thế đã trở thành vấn đề chú ý trung tâm của các nhà tư tưởng tiên tiến thời kỳ này và chủ nghĩa nhân đạo (coi trọng con người) đã trở thành nội dung của trào lưu văn học mới 35 - Con người trong triết học phương Tây thời Hiện đại (tr.519) 36 II. Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người (tr.520) 1. Quan điểm triết học Mác-Lênin về bản chất con người 2. Quan điểm triết học Mác-Lênin về giải phóng con người 37 Các nhà triết học tư sản thường vin vào chỗ chủ nghĩa Mác-Lênin không có bộ phận nào chuyên nghiên cứu về con người để phủ nhận vấn đề con người của chủ nghĩa Mác-Lênin. Họ cho rằng chủ nghĩa đó chỉ bàn đến kinh tế và chính trị, mà bỏ rơi con người, nhất là chủ nghĩa đó chủ trương đấu tranh giai cấp, bạo lực, chuyên chính... Cũng có người cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ bàn đến vấn đề con người ở giai đoạn sơ khởi, vào thời kỳ Mác "còn trẻ", chứ sau này là một học thuyết "phi nhân", nói nhiều đến tính quyết định của những quy luật khách quan 38 Trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác không có bộ phận chuyên nghiên cứu con người. Song mục đích cuối cùng của chủ nghĩa Mác là giải phóng con người thì vấn đề con người được xem xét từ những góc độ khác nhau trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác. Triết học nghiên cứu quy luật chung nhất của tự nhiên và xã hội, giúp hiểu được cái bản chất nhất trong mối quan hệ tự nhiên-xã hội- con người; kinh tế chính trị giải phẫu cái xã hội đã mang lại nhiều thảm họa cho con người để tìm ra quy luật diệt vong của nó và chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra những con đường và biện pháp khoa học để giải phóng con người. Như vậy, vấn đề con người của chủ nghĩa Mác là một hệ thống khoa học về nội dung, lôgíc về kết cấu 39 Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin không xem xét vấn đề bản chất con người một cách cô lập và phiến diện như thế mà đặt nó vào trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và con người. Ba mặt này được nối với nhau bằng những quan hệ chặt chẽ, trong đó chủ yếu là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với xã hội Đây là một thể hoàn chỉnh hợp thành thế giới của con người, trong đó con người vừa là điểm xuất phát, vừa là khâu trung gian của những mối quan hệ ấy, bởi thiếu nó thì tất cả những mối quan hệ trên sẽ thành vô nghĩa. 40 1. Quan điểm triết học Mác-Lênin về bản chất con người (tr.520) - Con người là thực thể sinh vật-xã hội (Bản thảo kinh tế-triết học năm 1844) - Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội (Luận cương về Phoiơbắc) - Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử - Con người xã hội là con người có nhân cách 41 - Con người là thực thể sinh vật-xã hội (tr.520) (Bản thảo kinh tế-triết học năm 1844) 42 - Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội (tr.524) (Luận cương về Phoiơbắc) 43 - Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử (tr.521) 44 - Con người xã hội là con người có nhân cách (tr.) 45 2. Quan điểm triết học Mác-Lênin về giải phóng con người (tr.525) - Vị trí vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác-Lênin - Thực chất quan điểm giải phóng con người trong triết học Mác-Lênin - Quan điểm triết học Mác về phương thức và lực lượng thực hiện việc giải phóng con người 46 - Thực chất quan điểm giải phóng con người trong triết học Mác-Lênin (tr.) 47 - Quan điểm triết học Mác về phương thức và lực lượng thực hiện việc giải phóng con người (tr.) + 48 III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong sự nghiệp cách mạng do ĐCSVN lãnh đạo (tr.) 1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người 2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người 49 1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người (tr.) - Nhu cầu khách quan của lịch sử-xã hội - Văn hoá và truyền thống của người Việt Nam - Tinh hoa văn hoá của nhân loại 50 2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người (tr.) - Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động là tư tưởng về sự kết hợp giữa giai cấp với dân tộc, dân tộc với quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội - Tư tưởng về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; là tư tưởng về sự nghiệp, thành quả cách mạng của dân, do dân, vì dân - Tư tưởng về con người là tư tưởng về phát triển con người toàn diện, tức là quá trình làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của con người 51 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động (tr.) + Độc lập, tự do là quyền bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc + Giải phóng dân tộc trước hết phải do chính các dân tộc thực hiện + Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động 52 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng (tr.) + Độc lập, tự do gắn với xã hội của dân, vì dân + Quyền dân chủ của nhân dân + Giải phóng con người bằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa + Trách nhiệm, công việc; chính quyền, đoàn thể, quyền hành của dân 53 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là tư tưởng về phát triển con người toàn diện (tr.) + Xây dựng con người phát triển toàn diện, tức là quá trình làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của con người + Tiêu chuẩn cơ bản hàng đầu của con người toàn diện là đức và tài, trong đó đức là gốc + Nguyên tắc xây dựng con người toàn diện là tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn, thực hiện đồng bộ quá trình giáo dục và tự giáo dục 54 IV. Vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay (tr.) 1. Con người Việt Nam trong lịch sử 2. Con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 55 1. Con người Việt Nam trong lịch sử (tr.) - Điều kiện lịch sử hình thành con người VN - Mặt tích cực, mặt hạn chế của con người VN + Mặt tích cực + Mặt hạn chế 56 2. Con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (tr.) - Cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với con người Việt Nam - Xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng hiện nay 57 - Xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng hiện nay (tr.) 58 - Cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với con người Việt Nam (tr.) + + 59 Câu hỏi 1. Quan điểm triết học Mác-Lênin về bản chất con người. So sánh với các quan điểm trước C.Mác? 2. Quan điểm triết học Mác-Lênin về giải phóng con người? 3. Vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh? 4. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện- nhìn từ góc độ triết học? 5. Tính nhân văn trong thực tiễn xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay? 60 Tài liệu Giáo trình: từ tr.511 đến tr.554 Tài liệu tham khảo: C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; các tập 1, 2, 3, 19, 20, 21, 27, 34, 42 Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, các tập 4, 5, 6, 8, 10 Thành Duy: Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Bùi Bá Linh: Quan niệm của Mác-Ăngghen về con người và sự nghiệp giải phóng con người. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 Vũ Minh Tâm (chủ biên): Tư tưởng triết học về con người. Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996 61 Hết chương 11 & hết chương trình Chúc các bạn thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_diem_con_nguoi_trong_triet_mac_lenin_5584.pdf