Quản lý doanh nghiệp nhà nước, bao giờ đứa trẻ “to xác” mới lớn?

Không có những điều chỉnh kịp thời về công tác nhân sự, không có

chứng cứ xác thực để đánh giá ai hoàn thành nhiệm vụ và ngược lại, nên

mới chỉ có khoảng 4-5% lãnh đạo các DNNN bị thay thế do không hoàn

thành nhiệm vụ.

Tiến cử người tài, chuyện viển vông

Báo SGTT dẫn lời Phó Vụ trưởng vụ Đổi mới doanh nghiệp (Văn phòng

Chính phủ) Phạm Tuấn Anh, cho biết, một trong những rào cản trong

công tác cán bộ tại nhiều DNNN hiện nay là lãnh đạo được dùng như

công chức, viên chức, chỉ được thay thế khi đến tuổi về hưu, hoặc có vi

phạm nghiêm trọng.

Do vậy, nhiều doanh nghiệp, dù tìm được người tài cũng khó tiến cử vì

không thay nổi nhân sự cấp cao hiện hành.

Kết quả điều tra do Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương vừa công bố

cho thấy, trong khối DNNN, đại diện chủ sở hữu tham gia hoạt động

quản lý, điều hành chỉ mang tính hình thức; thành viên hội đồng quản

trị, hội đồng thành viên (HĐQT/HĐTV) có người đang đồng thời là cán

bộ của bộ, UBND cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước khác.

Điều đó có nghĩa, những nhân sự chủ chốt này ít dành thời gian, nguồn

lực cho hoạch định chiến lược, quản lý, giám sát, đảm bảo hiệu quả của

các doanh nghiệp này

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Quản lý doanh nghiệp nhà nước, bao giờ đứa trẻ “to xác” mới lớn?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý DNNN, bao giờ đứa trẻ “to xác” mới lớn? Không có những điều chỉnh kịp thời về công tác nhân sự, không có chứng cứ xác thực để đánh giá ai hoàn thành nhiệm vụ và ngược lại, nên mới chỉ có khoảng 4-5% lãnh đạo các DNNN bị thay thế do không hoàn thành nhiệm vụ. Tiến cử người tài, chuyện viển vông Báo SGTT dẫn lời Phó Vụ trưởng vụ Đổi mới doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ) Phạm Tuấn Anh, cho biết, một trong những rào cản trong công tác cán bộ tại nhiều DNNN hiện nay là lãnh đạo được dùng như công chức, viên chức, chỉ được thay thế khi đến tuổi về hưu, hoặc có vi phạm nghiêm trọng. Do vậy, nhiều doanh nghiệp, dù tìm được người tài cũng khó tiến cử vì không thay nổi nhân sự cấp cao hiện hành. Kết quả điều tra do Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương vừa công bố cho thấy, trong khối DNNN, đại diện chủ sở hữu tham gia hoạt động quản lý, điều hành chỉ mang tính hình thức; thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên (HĐQT/HĐTV) có người đang đồng thời là cán bộ của bộ, UBND cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước khác. Điều đó có nghĩa, những nhân sự chủ chốt này ít dành thời gian, nguồn lực cho hoạch định chiến lược, quản lý, giám sát, đảm bảo hiệu quả của các doanh nghiệp này. TS. Trần Viết Cường, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, tỷ lệ các chuyên gia từ bên ngoài (chuyên gia kinh tế độc lập, nhà khoa học, tổ chức tư vấn, kiểm toán…) tham gia HĐQT/HĐTV của các DNNN gần như rất ít ỏi, đặc biệt không có trường hợp nào với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, do vậy không đảm bảo tính độc lập, khách quan và điều kiện để thực hiện chức năng bảo đảm lợi ích các bên có liên quan trong quản trị doanh nghiệp. Kết quả điều tra cũng cho thấy, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, HĐQT không có thẩm quyền bổ nhiệm tổng giám đốc, thiếu cơ sở và chưa thường xuyên giám sát, đánh giá về cả HĐQT và những người giữ vị trí điều hành. “Vậy nên có số thành viên HĐQT/HĐTV, tổng giám đốc, giám đốc bị đánh giá “không hoàn thành nhiệm vụ là không đáng kể”, ông Cường dẫn giải. Thiếu cơ sở để đánh giá Một trong những nguyên nhân được nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, trên thực tế, 68% doanh nghiệp không ban hành các văn bản, quy chế, cơ chế với nội dung cần thiết là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động của HĐQT/HĐTV. Đó là hạn chế cả về phương diện quản trị doanh nghiệp và thiếu cơ sở để giám sát, đánh giá về những người giữ chức danh đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại DNNN. Do vậy, trong các doanh nghiệp này không thể có những điều chỉnh kịp thời về công tác nhân sự, không thể có các chứng cứ xác thực để đánh giá ai hoàn thành nhiệm vụ và ngược lại. Đây là lý do giải thích kết quả điều tra là chỉ có 5,1% doanh nghiệp cho biết đã có trường hợp thành viên HĐQT/HĐTV, chủ tịch công ty bị thay thế do không hoàn thành nhiệm vụ. Tương tự, HĐQT/chủ tịch công ty cũng không thể có cơ sở để đánh giá tổng giám đốc hay giám đốc do mình bổ nhiệm. Điều này cũng tương ứng với tỷ lệ chỉ có 4,1% doanh nghiệp đã từng xảy ra trường hợp tổng giám đốc bị HĐQT thay thế do không hoàn thành nhiệm vụ. “Trong khi đó, công tác giám sát, đánh giá nội bộ bị buông lỏng, không hiệu quả, trông chờ vào giám sát từ bên ngoài”, ông Cường nói và giải thích, một trong những nguyên nhân là do nhiều kiểm soát viên vẫn là người nội bộ, ăn lương của doanh nghiệp nên tính chất khách quan sẽ khó đảm bảo. TS. Trần Thị Thanh Hồng, Văn phòng Trung ương Đảng, lo ngại, tình trạng kém chất lượng trong giám sát nội bộ các DNNN hiện nay, không những làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp đó mà còn làm giảm hiệu lực giám sát từ bên ngoài. “Các giám sát phần lớn thông qua báo cáo định kỳ của tập đoàn với chủ sở hữu, do vậy nội dung, độ tin cậy của báo cáo rất quan trọng. Một trong những nguyên nhân khiến cho sai phạm của Vinashin nghiêm trọng, là do sự không trung thực trong báo cáo của tập đoàn với chủ sở hữu”, bà Hồng dẫn chứng. Ban kiểm soát doanh nghiệp, lập cho vui Dẫn một câu chuyện khác về phân bổ lương và quyền hạn của ban kiểm soát trong doanh nghiệp, báo SGTT cho thấy một thực tế là ở nhiều doanh nghiệp hiện nay, việc lập ra ban kiểm soát chỉ là cho đủ các vai vế theo quy định. Những báo cáo của trưởng ban kiểm soát tại đại hội cổ đông cũng rất sơ sài, hầu hết là khen ngợi thay vì đưa ra các ý kiến phản biện theo hướng xây dựng. Không ít báo cáo còn cho rằng, hội đồng quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp đã tạo điều kiện tốt cho ban kiểm soát hoạt động thay vì khẳng định việc hợp tác là trách nhiệm của mỗi bên theo luật định. Theo quy định của luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật này, ban kiểm soát thực chất là một công cụ giám sát hội đồng quản trị và những người điều hành doanh nghiệp. Ban kiểm soát đại diện cho lợi ích của cổ đông và công ty. Ban này thực hiện việc kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty. Ban này cũng có thể thực hiện việc kiểm tra bất thường và can thiệp vào hoạt động của công ty khi cần. Thực chất ban kiểm soát thay mặt chủ sở hữu để giám sát các hoạt động điều hành doanh nghiệp giúp cho việc bảo toàn và sinh lời vốn của chủ sở hữu, đem lại lợi ích cho các cổ đông. Tuy nhiên, với mức lương tương đương trưởng phòng lấy nguồn trả lương từ doanh nghiệp, ban kiểm soát mất đi sự độc lập cần phải có. Những người trong ban kiểm soát trở thành nhân viên dưới quyền của hội đồng quản trị và những người điều hành doanh nghiệp. “Thậm chí kiểm soát viên được xếp theo hệ thống lương hành chính lại đòi kiểm soát được hoạt động của các tập đoàn! Trách nhiệm cao mà quyền lợi thì ít nên không làm được”, ông Hoàng Nguyên Học, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), nói với SGTT. Ông Học cho rằng, cần tách sự phụ thuộc của ban kiểm soát vào doanh nghiệp trước hết từ việc trả lương. Lương của ban kiểm soát hiện do hội đồng cổ đông quyết định. Theo ông Học, ở những tập đoàn, tổng công ty nhà nước và những doanh nghiệp nhà nước đang giữ cổ phần chi phối, ban kiểm soát đang giám sát việc sử dụng, sinh lời của phần vốn nhà nước thì chủ sở hữu phải là người trả lương cho ban kiểm soát. Theo Vnr500

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_ly_dnnn_bao_gio_dua_tre_to_xac_moi_lon_6777.pdf