Quản lý nhà nước - Chương V: Tổ chức tiền lương và bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế quốc dân

 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG (TIỀN CÔNG) TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN

II. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN NƯỚC TA

 

 

ppt78 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quản lý nhà nước - Chương V: Tổ chức tiền lương và bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bào các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”Khái niệmở nước ta, bảo hiểm xã hội được hiểu là:“ BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”Đặc trưng của bảo hiểm xã hội: - Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp 1 phần thu nhập bị mất đi - Do: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thất nghiệp; hết tuổi lao động; chết. - Cơ sở của sự thay thế hoặc bù đắp là do có sự đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Ý nghĩa của Bảo hiểm xã hội Đó là điều kiện cho người lao động được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn BHXH cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác. → các rủi ro trong lao động sản xuất và trong đời sống người lao động được khống chế, khắc phục hậu quả ở mức độ cần thiết.Ý nghĩa của Bảo hiểm xã hộiTham gia BHXH giúp người lao động nâng cao hiệu quả trong chi dùng cá nhân, tiết kiệm để có nguồn dự phòng cần thiếtNgười lao động tham gia BHXH được đảm bảo về thu nhập ổn định ở mức độ cần thiết nên sẽ có tâm lý yên tâm, tự tin hơn trong cuộc sống. BHXH giúp cuộc sống của những thành viên trong gia đình người lao động, nhất là trẻ em, người tàn tật, người góa bụa cũng được đảm bảo an toàn. Những nguyên tắc của bảo hiểm xã hộiNguyên tắc sự bảo đảm xã hộiBHXH là sự bảo đảm về mặt xã hội để người lao động có thể duy trì và ổn định cuộc sống khi bị mất sức lao động tạm thời (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động...) hoặc hết tuổi lao động (hưu trí, về già...)Nguyên tắc BHXH có hai loại bắt buộc và tự nguyện• BHXH bắt buộc thể hiện ở: - Nghĩa vụ tham gia - Thời gian tham gia tối thiểu.• BHXH tự nguyện: áp dụng cho những đối tượng ngoài BHXH bắt buộc. Nguyên tắc này cho phép bảo hiểm xã hội có điều kiện để phát triển và mở rộng hơn. Các quốc gia càng phát triển thì độ bao phủ của BHXH càng rộng. Xác định đúng mức tối thiểu • Đây là vấn đề có quan hệ trực tiếp đến các khía cạnh có liên quan đến việc thiết kế các chính sách và nội dung cụ thể của từng chế độ bảo hiểm xã hội. • Mức tối thiểu là mức đóng định kỳ (hàng tháng), mức thời gian cần thiết tối thiểu. • Các mức tối thiểu còn phải tính đến giá trị của các chế độ bảo hiểm xã hội mà người tham gia được hưởng. → Nguyên tắc này liên quan trực tiếp đến việc tạo nguồn, xây dựng quỹ bảo hiểm xã hội và khuyến khích người lao động và các tầng lớp xã hội tham gia. Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất và liên tụcBHXH phải đảm bảo sự thống nhất và liên tục cả về mức tham gia và thời gian thực hiện của người lao động.Nguyên tắc này đảm bảo cho khi có sự di chuyển và biến động lao động có thể xảy ra, thậm chí mang tính thường xuyên. Sự thay đổi bao gồm: nơi làm việc, hợp đồng lao động, nội dung, đối tác... Những sự thay đổi này có thể tạo ra những gián đoạn về thời gian và không gian của quá trình làm việc đồng thời có thể gián đoạn các quan hệ BHXH. Nguyên tắc công bằng trong BHXH BHXH được thực hiện trong một thời gian dài, cả trong và ngoài quá trình lao động. Trong quá trình đó có thể có những thay đổi diễn ra. Mức tham gia, thời gian tham gia của từng người và mức hưởng của người tham gia BHXH có thể không giống nhau. Trong điều kiện hệ thống BHXH đang còn có những khác biệt về đối tượng, thành phần và khu vực tham gia ở nước ta hiện nay. Bảo đảm sự công bằng trong BHXH là cần thiết nhưng không phải dễ thực hiện. Một số nguyên tắc khác:Tất cả mọi người đều có quyền tham gia và hưởng BHXHMức hưởng BHXH trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và chia sẻ cộng đồng BHXH thực hiện trên cơ sở số đông bù số ítNhà nước thống nhất quản lý BHXHChế độ BHXHTheo quy định của ILO trong Công ước 102 (1952) để đảm bảo mức tối thiểu về ASXH (trong đó nòng cốt là BHXH) thì các nước thành viên cần lựa chọn ít nhất là 3 trong 9 chế độ sau: - Chăm sóc y tế; - Trợ cấp ốm đau; - Trợ cấp thất nghiệp; - Trợ cấp tuổi già; - Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - Trợ cấp gia đình; - Trợ cấp sinh đẻ; - Trợ cấp tàn tật; - Trợ cấp cho người còn sống. Trong đó phải có ít nhất 1 chế độ: bảo hiểm thất nghiệp; tuổi già; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tàn phế và trợ cấp cho người còn sống.Chế độ bảo hiểm xã hội của Việt Nam: - Trợ cấp ốm đau; - Trợ cấp thai sản; - Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - Trợ cấp hưu trí; - Tử tuất; - Bảo hiểm thất nghiệp Quá trình phát triển BHXH ở Việt Nam Trước 1961Bảo hiểm xã hội xuất hiện vào những năm 30 cuối thế kỷ XX, chủ yếu để bảo vệ cho các đối tượng làm việc trong bộ máy của chính quyền thực dân Pháp. Các chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiện bao gồm chế độ ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí do chính phủ thực dân chu cấp.Ngay sau khi thành lập nước, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có 1 số văn bản quy định về bảo hiểm xã hội. - Các sắc lệnh 54/SL năm 1945, Sắc lệnh 105/Sl năm 1946 quy định chế độ hưu trí cho công chức Nhà nước; Sắc lệnh 29/Sl quy định chế độ đối với người lao động ốm đau, thai sản; Sắc lệnh 76/Sl, 77/Sl năm 1950 quy định về chế độ hưu trí.Từ 1961Bảo hiểm xã hội được thực hiện tương đối rõ nét và ổn định tại nước ta kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 kèm theo Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân, viên chức Nhà nước. BHXH là sự bảo vệ thu nhập cho người lao động trong khu vực Nhà nước với 6 trường hợp (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí, tử tuất).Bắt đầu từ thời kỳ này, Nhà nước đã quy định trách nhiệm đóng quỹ BHXH của người sử dụng lao động, quy định cơ quan thực hiện bảo hiểm cụ thể Từ năm 1995. Đây là mốc đánh dấu sự mở rộng của Bảo hiểm xã hội. Văn kiện Đại hội Đảng VIII nhấn mạnh: “Mở rộng chế độ Bảo hiểm xã hội đối với mọi thành phần kinh tế”. Điều 56 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) chính thức ghi nhận quyền được bảo hiểm xã hội của viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.Bộ luật Lao động và Điều lệ mới về bảo hiểm xã hội được ban hành ( kèm theo Nghị định 12/CP và Nghị định số 45/CP năm 1995) và được sửa đổi năm 2003 (theo Nghị định 01/2003/NĐ-CP và Nghị định 89/2003/NĐ-CP). Theo đó, bảo hiểm xã hội được thực hiện với 5 chế độ (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất); Nội dung của bảo hiểm xã hộiNguồn hình thành quỹ BHXHChế độ chiTổ chức quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội (quản lý nghiệp vụ BHXH)Nguồn hình thành quỹ BHXH Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau đây:Người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ lương của doanh nghiệp theo cơ cấu như sau: + 3% vào quỹ ốm đau thai sản + 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp + 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất, từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1 % cho đến khi đạt mức đóng là 14%. + Đối với hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn thì đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất, từ năm 2010 trở đi thì cứ 2 năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng 22%.Người lao động đóng 5 % tiền lương ( lương cơ bản), từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%..Hỗ trợ của Nhà nước Các nguồn thu hợp pháp khác.Tổ chức quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội (quản lý nghiệp vụ BHXH)Hoạt động tổ chức quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội tập trung vào ba lĩnh vực hoạt động chính mang tính nghiệp vụ:Tổ chức thu BHXH- Sử dụng quỹ BHXH- Thực hiện chi trả BHXH theo các chế độ.Tổ chức quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội (quản lý nghiệp vụ BHXH)Hai cách quản lý hệ thống tài chính tiêu biểu: - “ Thu đến đâu, chi đến đấy” - Lập quỹ tồn tích dài hạn. Quản lý tài chính theo kiểu “ thu đến đâu, chi đến đấy” quỹ được hoạch toán trong thời gian ngắn hạn, thường là 1 năm và về nguyên tắc là có thể điều chỉnh. Quỹ này ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố giá cả, lạm phát, không cần phải chú trọng hoạt động đầu tư tăng trưởng để bảo tồn giá trịTổ chức quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội (quản lý nghiệp vụ BHXH)Quản lý tài chính theo mô hình lập quỹ tồn tích dài hạn thường được áp dụng cho các chế độ hưởng dài hạn. Về nguyên tắc, quỹ được tích lũy trong suốt cuộc đời người lao động, có thể qua nhiều thế hệ, để chi trả khi người tham gia đủ điều kiện hưởng, sau một thời gian dài đóng góp. Hệ thống tài chính này thường bị ảnh hưởng bởi các khó khăn do lạm phát, tuổi dân số, mức sống và số người hưởng ngày càng tăng... Hiện nayQuỹ bảo hiểm xã hội được hình thành độc lậpVề đối tượng tham gia BHXH tuy đã được mở rộng nhưng số người tham gia BHXH mới chiếm tỷ lệ 14% so với lực lượng lao động.Kết quả điều tra lao động việc làm năm 2005: - Lực lượng lao động cả nước khoảng 45 triệu người- 11 triệu có quan hệ lao động, - Số người tham gia BHXH chỉ có 6,2 triệu người, chủ yếu là lao động khu vực Nhà nước; - Số lao động làm việc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài quốc doanh tham gia BHXH thấp, chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lao động ngoài quốc doanh thuộc diện phải tham gia BHXH.NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM Xà HỘI. Theo Điều 7 – Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2006, nội dung QLNN về BHXH Việt Nam bao gồm:Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội.Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM Xà HỘI. • Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hộiTổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cao và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptnguonnhanluc_c5__0258.ppt
Tài liệu liên quan