Quy chế mới về lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán

Điều kiện lựa chọn công ty kiểm toán có phần nới lỏng hơn,

như số lượng kiểm toán viên bắt buộc, thời gian hoạt động

của công ty kiểm toán được hạ xuống

Sau nhiều lần sửa đổi, ngày 24/10/2007, Thứ trưởng Bộ Tài

chính Trần Văn Tá đã ký Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC,

chính thức thay thế Quyết định 76/2004/QĐ-BTC về Quy chế

lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm

toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm y ết hoặc tổ chức

kinh doanh chứng khoán.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Quy chế mới về lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy chế mới về lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán Điều kiện lựa chọn công ty kiểm toán có phần nới lỏng hơn, như số lượng kiểm toán viên bắt buộc, thời gian hoạt động của công ty kiểm toán được hạ xuống Sau nhiều lần sửa đổi, ngày 24/10/2007, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Tá đã ký Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC, chính thức thay thế Quyết định 76/2004/QĐ-BTC về Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán. Trong Quy chế mới này, điều kiện lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán trong lĩnh vực chứng khoán đã được nới lỏng hơn và như vậy lực lượng kiểm toán cho chứng khoán được kỳ vọng sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới. Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, một trong những mục tiêu mà Quyết định mới là đáp ứng yêu cầu kiểm toán của các công ty chứng khoán, công ty niêm yết, quỹ đầu tư. Hiện tại, trên thị trường chỉ có 12 công ty kiểm toán được phép kiểm toán lĩnh vực chứng khoán, trong khi đó, số lượng doanh nghiệp, quỹ đầu tư có nhu cầu kiểm toán đã lên đến khoảng 300 đơn vị. Với số lượng công ty kiểm toán ít như hiện nay dễ gây ra sự độc quyền do cơ hội cho khách hàng lựa chọn công ty kiểm toán không nhiều. Hơn nữa, trên thị trường chứng khoán cũng có nhiều công ty nhỏ, công ty mới niêm yết, việc thuê kiểm toán báo cáo tài chính rất khó vì các công ty kiểm toán đã có nhiều khách hàng lớn, khách hàng truyền thống. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là phải đánh giá được giá năng lực công ty kiểm toán và chất lượng báo cáo kiểm toán mà các công ty này cung cấp. Chất lượng của báo cáo kiểm toán phải bảo đảm không để xảy ra rủi ro, không tác động xấu tới hoạt động của thị trường chứng khoán và công chúng đầu tư. Theo Quy chế mới, điều kiện lựa chọn công ty kiểm toán có phần nới lỏng hơn. Ngoài điều kiện về vốn không thay đổi (vốn điều lệ hoặc vốn chủ sở hữu từ 2 tỷ đồng trở lên (doanh nghiệp kiểm toán trong nước) hoặc vốn điều lệ tối thiểu là 300.000 USD (doanh nghiệp kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài), thì yêu cầu về số lượng kiểm toán viên bắt buộc, thời gian họat động của công ty kiểm toán cũng được hạ xuống. Theo quy định cũ, để được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán lĩnh vực chứng khoán, các công ty kiểm toán phải có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên, thời gian khi thành lập và hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 5 năm tính đến ngày nộp đơn đăng ký tham gia kiểm toán, có số lượng khách hàng kiểm toán hàng năm tối thiểu là 30 đơn vị. Nhưng theo dự thảo, điều kiện về số năm thành lập và hoạt động để kiểm toán chứng khoán được hạ xuống còn 3 năm và số kiểm toán viên bắt buộc cũng giảm xuống còn 7 người. Trường hợp các doanh nghiệp kiểm toán phải chuyển đổi loại hình theo quy định thì ngày thành lập là ngày ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi chuyển đổi. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán hoạt động tại Việt Nam từ tròn 6 tháng đến dưới 3 năm tính từ ngày thành lập đến ngày nộp Đơn đăng ký tham gia kiểm toán thì 7 kiểm toán viên hành nghề phải có ít nhất tròn 3 năm kinh nghiệm kiểm toán sau ngày được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên. Ngoài ra, công ty kiểm toán muốn đựơc chấp thuận phải có số lượng khách hàng kiểm toán hàng năm tối thiểu là 30 đơn vị trong 2 năm gần nhất. Đối với công ty kiểm toán Nhà nước sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động được cấp giấy phép hoạt động mới, nhưng nếu họ đáp ứng đủ các điều kiện khác mà không đáp ứng thời gian hoạt động 3 năm do mới chuyển đổi mô hình hoạt động thì vẫn được kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán. Kiểm toán viên hành nghề và người đại diện lãnh đạo doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện như: và có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán được Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) xác nhận và không phải là người đăng ký làm bán thời gian cho doanh nghiệp kiểm toán. Tiếp đó, kiểm toán viên hành nghề người Việt Nam phải có ít nhất tròn 2 năm kinh nghiệm kiểm toán sau ngày được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề người nước ngoài phải có ít nhất tròn 2 năm kinh nghiệm hành nghề kiểm toán tại Việt Nam, không phải là cổ đông hoặc là người đại diện hợp pháp cho cổ đông có quyền bỏ phiếu của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán, không phải là người có trách nhiệm quản lý, điều hành của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán, không phải là khách hàng đang hưởng những điều kiện ưu đãi của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán, không có quan hệ họ hàng thân thuộc như là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột với những người có trách nhiệm quản lý, điều hành (kể cả kế toán trưởng) của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquy_che_moi_ve_lua_chon_doanh_nghiep_kiem_toan.pdf