Quy trình hoạt động giám sát của quốc hội

Quy trình hoạt động giám sát là gì?

Quy trình: Nghĩa Hán - Việt: “quy” là trù tính, dự liệu; “trình” là đường đi, cách thức. Từ điển Tiếng Việt: quy trình là các bước, trình tự phải tuân theo khi tiến hành một công việc nào đó.

Quy trình hoạt động giám sát:

Toàn bộ các khâu, các bước, các giai đoạn tiến hành hoạt động GS;

Theo một trật tự hợp lý;

Do pháp luật quy định;

Nhằm làm cho hoạt động giám sát có hiệu lực và hiệu quả.

 

ppt34 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Quy trình hoạt động giám sát của quốc hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy trình hoạt động giám sát của Quốc hộiGS. TS Trần Ngọc ĐườngNỘI DUNG CHÍNHVai trò và nguồn của quy trình hoạt động GSQuy trình hoạt động GS của QH1. Vai trò và nguồn của quy trình hoạt động giám sát Quy trình hoạt động giám sát là gì?Quy trình: Nghĩa Hán - Việt: “quy” là trù tính, dự liệu; “trình” là đường đi, cách thức. Từ điển Tiếng Việt: quy trình là các bước, trình tự phải tuân theo khi tiến hành một công việc nào đó.Quy trình hoạt động giám sát: Toàn bộ các khâu, các bước, các giai đoạn tiến hành hoạt động GS;Theo một trật tự hợp lý;Do pháp luật quy định;Nhằm làm cho hoạt động giám sát có hiệu lực và hiệu quả. Vai trò của quy trình hoạt động giám sátCũng như mọi hoạt động sử dụng quyền lực khác, hoạt động giám sát của QH phải tuân theo quy trình do Luật định, giới hạn thẩm quyền, ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, hạn chế chủ quan tùy tiện;Hoạt động giám sát là hoạt động phức tạp, gồm nhiều hoạt động cụ thể với các bước theo các thứ tự nhất định. Tuân theo một quy trình do Luật định để đảm bảo cho hoạt động giám sát khoa học, có hiệu quả và hiệu lực;Tạo điều kiện thuận lợi, cụ thể, rõ ràng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giám sát. Nguồn của qui trình giám sát Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội qui định thẩm quyền giám sát tối cao của QH và giám sát của các cơ quan của QH và Đại biểu QH;Luật hoạt động giám sát của QH: nguồn quy trình giám sát quan trọng nhất;Nghị quyết số 07/2002/QH Ban hành nội quy kỳ họp QH (điều 34, 42, 43);Nghị quyết số 26/2004/QH Ban hành quy chế hoạt động của UBTV Quốc hội (điều 25, 26, 27, 28, 51, 52);Nghị quyết số 27/2004/QH Ban hành quy chế hoạt động của HĐDT và các UB của QH (điều 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36);Nghị quyết số 08/2002/QH ban hành qui chế hoạt động của Đại biểu QH và Đoàn Đại biểu QH (điều 10, 24). Yêu cầu của nguồn quy trình giám sátQuy trình giám sát phải khoa học, chặt chẽ, cụ thể;Quy trình giám sát phải ổn định, minh bạch;Quy trình giám sát cần được pháp điển hóa để thuận lợi trong sử dụng. 2. Quy trình hoạt động giám sát của Quốc hội Nội dung của quy trình hoạt động giám sát của Quốc hội gồm: Quy trình hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội tại kỳ họp;Quy trình hoạt động giám sát của UBTVQH;Quy trình hoạt động giám sát của HĐDT, các UB của QH;Quy trình hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu QH và Đại biểu QH.Quy trình hoạt động giám sát tối cao của QH tại Kỳ họpQuốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao tại kỳ họp QH;QH quyết định chương trình giám sát hàng năm theo đề nghị của UBTVQH, các cơ quan của QH, Đoàn đại biểu QH, UBTW MTTQ Việt Nam và ý kiến kiến nghị của cử tri;QH giám sát thông qua các hoạt động (Đ7, Luật giám sát):Xem xét báo cáo của các cơ quan ở tầng cao nhất trong BMNN (Báo cáo của UBTVQH, Chính phủ, Chủ tịch nước, TANDTC, VKSNDTC);Xem xét văn bản qui phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ở tầng cao nhất trong bộ máy nhà nước có dấu hiệu trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH;Xem xét việc trả lời chất vấn của cá nhân do QH bầu hoặc phê chuẩn;Thành lập UB lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định và xem xét báo cáo kết quả điều tra của UB;QH bỏ phiếu tín nhiệm. Quy trình xem xét báo cáo công tác (điều 9 Luật HĐGS) Tại kỳ họp cuối năm, QH xem xét, thảo luận báo cáo công tác hàng năm của các cơ quan ở tầng cao nhất trong bộ máy nhà nước;Tại kỳ họp giữa năm các cơ quan ở tầng cao nhất gửi báo cáo công tác đến đại biểu QH; Khi cần nhất QH có thể xem xét, thảo luận;Tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, QH xem xét, thảo luận báo cáo cả nhiệm kỳ;Trừ báo cáo của QH, UBTVQH và Chủ tịch nước, các báo cáo phải được HĐDT và các UB của QH thẩm tra theo sự phân công của UBTVQH;Việc xem xét, thảo luận các báo cáo theo trình tự:Người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo;Chủ tịch HĐDT hoặc Chủ nhiệm UB của QH trình bày báo cáo thẩm tra;QH thảo luận;Người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo có thể trình bày những vấn đề có liên quan mà đại biểu quan tâm;QH ra Nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo khi xét thấy cần thiết.Quy trình xem xét VBQPPL có dấu hiệu trái với HP,Luật,NQ của QHKhi phát hiện có dấu hiệu trái, UBTVQH xem xét đình chỉ thi hành và trình QH xem xét bải bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó tại Kỳ họp gần nhất;Khi phát hiện có dấu hiệu trái, Đại biểu QH đề nghị UBTVQH, Chủ tịch nước sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó. UBTVQH và Chủ tịch nước có trách nhiệm trả lời đại biểu QH. Trong trường hợp đại biểu QH không đồng ý với trả lời thì yêu cầu UBTVQH Trình QH xem xét quyết định tại kỳ họp gần nhất.Trình tự xem xét văn bản QPPL có dấu hiệu trái HP, Luật, NQ của QH:UBTVQH trình QH xem xét văn bản có dấu hiệu trái;QH thảo luận: Trong quá trình thảo luận người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản QPPL có thể trình bày, bổ sung.QH ra nghị quyết về văn bản QPPL đó có trái HP, Luật, NQ của QH hay không; quyết định bải bỏ một phần hay toàn bộ văn bản đó Qui trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Trong thời gian QH họp, ĐBQH gửi phiếu chất vấn đến Chủ tịch QH để chuyển đến người bị chất vấn; Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời trước QH tại kỳ họp đó;UBTVQH dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp và báo cáo QH quyết định.Qui trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp (tiếp)Chủ tọa phiên họp nêu những vấn đề chất vấn và thứ tự trả lời chất vấn;Người bị chất vấn trả lời trực tiếp từng vấn đề, nêu câu hỏi không quá 3p;Trong trường hợp vấn đề chất vấn cần được điều tra thì QH có thể quyết định cho trả lời trước UBTVQH hoặc tại kỳ họp sau của QH hoặc cho trả lời bằng văn bản;Khi cần thiết, QH ra Nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn.Các phiên họp chất vấn được phát thanh truyền hình trực tiếp.Trong thời gian giữa 2 kỳ họp, ĐBQH gửi nội dung chất vấn đến UBTVQH; Ban công tác đại biểu giúp UBTVQH tiếp nhận và chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn. UBTVQH quyết định thời gian, hình thức trả lời chất vấn.Người trả lời chất vấn có trách nhiệm báo cáo với ĐB bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa khi trả lời chất vấn tại kỳ họp tiếp theo.Thành lập UB lâm thời của QH Khi thấy cần thiết, UBTVQH tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, thủ tướng CP, HĐDT, các UB của QH hoặc Đại biểu QH trình QH quyết định thành lập UB lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định;QH xem xét báo cáo kế quả điều tra theo trình tự:Chủ nhiệm UB lâm thời trình bày báo cáo kết quả điều tra;QH thảo luận;QH ra Nghị quyết về vấn đề điều tra. Trình tự QH bỏ phiếu tín nhiệm UBTVQH tự mình hoặc khi có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số Đại biểu hoặc Kiến nghị của HĐDT, UB của QH bỏ phiếu tín nhiệm.Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước QH.QH thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm.Trong trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tìn nhiệm không được quá nửa tổng số đại biểu QH tín nhiệm thì người hoặc cơ quan giới thiệu để bầu hay phê chuẩn người đó có trách nhiệm trình QH xem xét quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người đó. 2.2 Quy trình hoạt động giám sát của UBTVQHNội dung của quy trình hoạt động giám sát của UBTVQH gồm:Xem xét báo cáo công tác của CP, TANDTC, VKSNDTC trong thời gian giửa 2 kỳ họp.Xem xét văn bản qui phạm PL của CP, Thủ tướng CP, TANDTC, VKSNDTC khi có dấu hiệu trái với HP, Luật, NQ của QH, pháp lệnh, NQ của UBTVQH.Xem xét việc trả lời chất vấn của người bị chất vấn trong thời gian giửa 2 kỳ họp QH (tại phiên họp UBTVQH).Xem xét báo cáo của HĐND cấp tỉnh, xem xét Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh có dấu hiệu trái HP, PL.Xem xét việc khiếu nại tố cáo của công dân.Tổ chức đoàn giám sát. Xem xét báo cáo công tác Trong thời gian giữa 2 kỳ họp QH, UBTVQH xem xét báo cáo công tác của CP, TANDTC, VKSNDTC;Các báo cáo này phải được HĐDT, hoặc UB của QH thẩm tra trước khi trình UBTVQH.UBTVQH xem xét các báo cáo này theo trình tự:Người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo.Người đứng đầu HĐDT hoặc UB của QH trình bày báo cáo thẩm tra.Đại diện các cơ quan hữu quan mời họp phát biểu ý kiến.UBTVQH thảo luận.Người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo có thể trình bày thêm vấn đề liên quan.UBTVQH ra Nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo Xem xét VBQPPL có dấu hiệu trái với HP, Luật, NQ của QH, PL, NQ của UBTVQH UBTVQH tự mình hoặc theo đề nghị của HĐDT, UB của QH, Đoàn đại biểu QH hoặc Đại biểu QH quyết định xem xét VBQPPL có dâu hiệu trái với HP, Luật, NQ của QH, PL, NQ của UBTVQH.UBTVQH giao cho HĐDT hoặc UB của QH chuẩn bị ý kiến về VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật;UBTVQH xem xét văn bản QPPL theo trình tự:Chủ tịch HĐDT hoặc Chủ nhiệm UB của QH trình bày ý kiến;UBTVQH thảo luận;Người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản trình bày ý kiến;UBTVQH ra Nghị quyết: Không trái; quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái với Pháp lệnh, NQ của UBTVQH; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản QPPL trái HP, Luật, NQ của QH và trình QH quyết định tại phiên họp gần nhất. Trả lời chất vấn tại phiên họp UBTVQH UBTVQH xem xét việc trả lời chất vấn của Đại biểu QH được QH quyết định cho trả lời tại phiên họp UBTVQH và chất vấn khác được gửi đến UBTVQH trong thời gian giữa 2 kỳ họp QH; Được thực hiện như sau:Chủ tịch QH nêu vấn đề chất vấn;Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, xác định rõ trách nhiệm biện pháp khắc phục;ĐBQH đã chất vấn có thể được mời tham dự phiên họp UBTVQH và phát biểu ý kiến;Nếu ĐBQH đó không tham gia phiên họp thì nội dung trả lời chất vấn, kết quả phiên họp trả lời chất vấn phải được gửi tới ĐBQH đó chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp UBTVQH;Nếu đại biểu có chất vấn không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền yêu cầu UBTVQH đưa ra thảo luận tại kỳ họp;UBTVQH ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết. Xem xét báo cáo của HĐND cấp tỉnh, xem xét NQ của HĐND cấp tỉnh có dấu hiệu trái HP, PL UBTVQH tự mình hoặc đề nghị của Thủ tướng, HĐĐT, UB của QH, Đoàn ĐBQH hoặc ĐBQH xem xét NQ của HĐND cấp tỉnh có dấu hiệu trái HP, luật, NQ của QH; pháp lệnh, NQ của UBTVQH;UBTVQH giao cho HĐDT hoặc UB của QH chuẩn bị ý kiến để báo cáo UBTVQH;Trình tự xem xét của UBTVQH: Chủ tịch HĐĐT hoặc chủ nhiệm UB của QH trình bày ý kiến;UBTVQH thảo luận;Chủ tịch HĐNĐ nơi ra NQ được mời tham dự phiên họp và trình bày ý kiến;UBTVQH ra nghị quyết với nội dung:Nghị quyết của HĐNĐ cấp tỉnh không trái HP, PL.Hoặc: Quyết định bãi bỏ một phần hay toàn bộ NQ. Xem xét việc khiếu nại tố cáo của công dân UBTVQH giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại tố cáo, xem xét báo cáo của CP, TANDTC, VKSNDTC về việc giải quyết khiếu nại tố cáo, tổ chức đoàn giám sát hoặc giao HĐDT, ủy ban của QH giám sát việc khiếu nại.Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì UBTVQH yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm pháp lý và xử lý. Tổ chức đoàn giám sát Căn cứ vào chương trình giám sát của UBTVQH, hoặc theo yêu cầu của QH, đề nghị của HĐDT, UB, Đoàn ĐBQH, ĐBQH, UBTVQH ra nghị quyết thành lập việc đoàn giám sát của UBTVQH;Nghị quyết thành lập đoàn giám sát: nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần đoàn giám sát và cơ quan tổ chức sự giám sát;Nội dung kế hoạch giám sát phải được thông báo chậm nhất là 7 ngày trước ngày đoán bắt đầu hoạt động giám sát;Đoàn giám sát có nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện đúng nội quy kế hoạch giám sát; yêu cầu cơ quan tổ chức chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát, giải trình những vấn đề mà đoàn quan tâm; xem xét, xác minh những vấn đề mà đoàn thấy cần thiết;Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân, hữu quan áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích, yêu cầu xem xét trách nhiệm;Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc giám sát, đoàn giám sát phải báo cáo kết quả giám sát gưi UBTVQH. 2.3 Quy trình giám sát của HĐDT, UB của QH Quy trình thẩm tra các báo cáoQuy trình xem xét văn bản vi phạm pháp luật trái pháp luậtTổ chức đoàn giám sátGiám sát khiếu nại tố cáoBỏ phiếu tín nhiệm.Quy trình xem xét thẩm tra các báo cáo HĐDT, UB của QH tổ chức phiên họp thẩm tra các báo cáo công tác của CP, TANDTC, VKSNDTC. Các báo cáo thẩm tra phải gửi đến QH, UBTVQH.Việc xem xét thẩm tra các báo cáo theo trình tự:Người đứng đầu cơ quan có báo cáo trình bày báo cáo.Đại diện cơ quan, tổ chức mời dự họp phát biểu ý kiến.Hội đồng dân tộc UB của QH thảo luận.Chủ tọa kết luận. Quy trình giám sát VBQPPL Trường hợp phát hiện VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật, HĐDT, các UB có quyền yêu cầu xem xét sửa đổi, bổ sung, đình chỉ hoặc bãi bỏ một phần hay toàn bộ văn bản đó; Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, cá nhân, phải thông báo cho HĐ, UB việc giải quyết. Nếu quá hạn đó mà không trả lời hoặc giải quyết không đáp ứng với yêu cầu thì hội đồng có quyền:Đề nghị UBTVQH xem xét quyết định việc đình chỉ thi hành VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật;Đề nghị UBTVQH xem xét quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái với pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH;Kiến nghị Thủ tướng CP xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hay toàn bộ quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng có dấu hiệu trái pháp luật;Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị- xã hội có dấu hiệu trái pháp luật. Tổ chức đoàn giám sát Căn cứ vào chương trình giám sát của HĐDT, UP của QH, hoặc qua giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, qua phương tiện thông tin đại chúng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc được UBTVQH giao thì HDD, các UB tổ chức đoàn giám sát của HDDT, UB.Đoàn giám sát có nhiệm vụ quyền hạn:Thực hiện đúng nội dung kế hoạch giám sát trong quyết định thành lập đoàn.Yêu cầu đối tượng giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến giám sát, giãi trình những vấn đề mà đoàn quan tâm.Xem xét xác minh những vấn đề mà đoàn thấy cần thiết.Yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, khôi phục lợi ích hợp pháp.Tổ chức đoàn giám sát (tiếp)Căn cứ vào tính chất nội dung của vấn đề được giám sát, HĐĐT, UB của QH tổ chức phiên họp toàn thể HĐ, UB hay phiên họp thường trực HĐ, thường trực UB để xem xét thảo luận báo cáo của đoàn giám sát theo tình tự sau:Trưởng đoàn giám sát trình bày báo cáo;Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến.HĐĐT, UB thảo luận báo cáo giám sát;Chủ tọa kết luận;Báo cáo kết quả giám sát đến UBTVQH và đối tượng giám sát nêu rõ kiểm nghị về các biện pháp cần thiết.Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, đoàn giám sát phải báo cáo kết quả giám sát vơi HDDT, UB CủA QH hoặc với thường trực HDDT, UB.Trình tự giám sát khiếu nại tố cáo HĐĐT, UB của QH trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý khiều nại, tố cáo của công dân giám sát việc khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc lĩnh vực HĐĐT, UB phụ trách.Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc lĩnh vực HĐĐT, UB có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu và chuyển đến cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét giải quyết.Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết. Cơ quan, tổ chức cá nhân hưu quan xem xét trong thời hạn luật định và thông báo việc giải quyết đến HĐĐT, UB của QH trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định giải quyết.Trong trường hợp cần thiết có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người khiếu nại, tố cáo đến trình bày và cung cấp thông tin tài liệu. Trình tự kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng nhiệm vụ quyền hạn được giao, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì HĐĐT và UB có quyền kiến nghị UBTVQH xem xét trình QH bỏ phiếu tín nhiệm đối với người đó.Trình tự kiến nghị:HĐĐT,UB tổ chức phiên họp để xem xét thảo luận đánh giá về hành vi vi phạm của người đang được xem xét đề nghị QH bỏ phiếu tín nhiệm.Đại biểu cơ quan tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến.Người đang được xem xét đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm có thể được mời đến tham dự phiên họp và trình bày ý kiến.HĐĐT và UB thảo luận.HĐĐT và UB biểu quyết trong trường hợp có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tán thành đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm thì HDDT, UB kiến nghị UBTVQH xem xét trình QH bỏ phiếu tín nhiệm đối với người đó 2.4. Quy trình giám sát của đại biểu QH và đoàn đại biểu QH Lập chương trình giám sát:Đại biểu QH lập chương trình giám sát 6 tháng, hàng năm của mình gửi đến đoàn đại biểu QH.Đoàn đại biểu QH căn cứ vào chương trình giám sát của từng đại biểu chương trình giám sát của QH, UBTVQH, HĐĐT và UB, tình hình thực tế của địa phương đề nghị UB mặt trận tổ quốc tĩnh và ý kiến kiến nghị của cử tri tại địa phương lập chương trình giám sát 6 tháng, hàng năm của đoàn và báo cáo UBTVQH.Sáu tháng và hàng năm đoàn đại biểu QH có trách nhiệm báo cáo UBTVQH về việc thực hiện chương trình giám sát của đoàn và của các đại biểu QH trong đoàn. Chất vấn của đại biểu QHĐại biểu QH có quyền chất vấn chủ tịch nước, chủ tịch QH thủ tướng chính phủ, bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ, chánh án TANDTC, viện trưởng VKSNDTC.Nội dung chất vấn phải ngắn ngọn rõ ràng có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn, trách nhiệm cá nhân người bị chất vấn.Chất vấn được thể hiện bằng văn bàn hoặc hỏi trực tiếp.Trình tự thứ tự chất vấn đã nêu ở phần trước Giám sát văn bản QPPLNhận được văn bản QPPL, đại biểu QH, và đoàn đại biểu QH có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét nội dung văn bản.Nếu phát hiện văn bản QPPL có dấu hiệu trái pháp luật thì đại biểu QH, đoàn đại biểu QH trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sữa đổi bổ sung, đình chỉ thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ, hoặc ban hành văn bản mới. Tổ chức đoàn giám sát ĐBQH để giám sát việc thi hành PL ở địa phươngCăn cứ vào chương trình giám sát, đoàn đại biểu QH tổ chức đoàn giám sát của mình. Việc thành lập đoàn giám sát với nội dung, kế hoạch thành phần đoàn và cơ quan tổ chức, cá nhân chịu giám sát phải được quy định rõ trong quyết định thành lập đoàn. Đoàn giám sát của đại biểu QH có nhiệm vụ và quyền hạn:Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch trong quyết định thành lập.Gửi văn bản yêu cầu đối tượng giám sát cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan, giải trình những vấn đề mà đoàn quan tâm.Xem xét xác minh những vân đề mà đoàn và đại biểu thấy cần nhất.Kiến nghị áp dụng các biện pháp kịp thời để chấm dít hành vi vi phạm pháp luật, yêu cầu xem xét trách nhiệm.Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát đoàn giám sát, đại biểu QH, tiến hành giám sát phải gửi báo cáo kết quả giám sát đến đoàn đại biểu QH.Căn cứ vào tính chất, nội dung của vấn đề được giám sát, đoàn đại biểu QH có thể tổ chức thảo luận về các kiến nghị của đoàn giám sát hoặc của đại biểu QH đã tiến hành giám sát. Gửi kiến nghị của đoàn đại biểu QH đến cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Giám sát của Đoàn ĐBQH đối với việc giải quyết khiếu nại tố cáoĐoàn ĐBQH có trách nhiệm tiếp nhận xử lý, đôn đốc theo dõi việc giải quyết khiếu nại tố cáo.Đoàn đại biểu QH có trách nhiệm tổ chức để đại biểu QH tiếp công dân.Khi tiếp nhận được đơn khiếu nại tố cáo của công dân đại biểu QH có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu trực tiếp hoặc thông qua đoàn đại biểu chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét giải quyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn do luật định và báo cáo cho đại biểu QH, đoàn đại biểu QH trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định giải quyết.Trường hợp giải quyết không thỏa đáng, đại biểu QH, đoàn đại biểu QH có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức để tìm hiểu yêu cầu xem xét lại và khi cần thiết có quyền yêu cầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó giải quyết.Trong trưòng hợp cần thiết đại biểu QH, đoàn đại biểu QH có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người khiếu nại đến trình bày và cung cấp thông tin tài liệu có liên quan xem xét xác minh những vấn đề mà đại biểu QH, đoàn đại biểu QH quan tâm.XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt2_qt_gs_tnduong_8012.ppt