Quy trình kỹthuật cây Ngô (Phần 2)

8. Phòng trừsâu bệnh hại ngô:

Trên ngô có các loại sâu bệnh hại thường gặp là: sâu xám, sâu đục thân và đục bắp,

rệp cờ, bệnh khô vằn, đốm lá, bệnh phấn đen.

Đối với sâu hại: ta cần thực hiện vệsinh đồng ruộng, gieo đúng thời vụ, tâp trung,

đúng mật độ, ruộng được dọn sạch cỏdại, chăm sóc cây tốt đểcó thểchống chịu

được với sâu hại hoặc có thểsửdụng 1 sốloại thuốc hóa học hoặc biện pháp sinh

học đểtrừsâu hại có hiệu quả.

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Quy trình kỹthuật cây Ngô (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy trình kỹ thuật cây Ngô (Phần 2) 8. Phòng trừ sâu bệnh hại ngô: Trên ngô có các loại sâu bệnh hại thường gặp là: sâu xám, sâu đục thân và đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn, đốm lá, bệnh phấn đen... Đối với sâu hại: ta cần thực hiện vệ sinh đồng ruộng, gieo đúng thời vụ, tâp trung, đúng mật độ, ruộng được dọn sạch cỏ dại, chăm sóc cây tốt để có thể chống chịu được với sâu hại hoặc có thể sử dụng 1 số loại thuốc hóa học hoặc biện pháp sinh học để trừ sâu hại có hiệu quả. Đối với bệnh hại: dùng biện pháp luân canh, xử lý hạt giống trước khi gieo, sử dụng giống chống bệnh, vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại, tồn dư cây trồng, tăng cường bón vôi, kali để hạn chế mầm bệnh trong đất. Đồng thời bón phân thích hợp làm cho cây sinh trưởng tốt hạn chế được bệnh cho cây ngô. a) Sâu đục thân: Sau khi nở, sâu ăn hết vỏ trứng và chất keo phủ ổ trứng, xong bò quanh ổ trứng một thời gian ngắn, sau đó phân tán nhả tơ nhờ gió đưa từ lá này sang lá khác hay từ cây này sang cây khác. Sâu gây hại mọi bộ phận của cây ngô tùy giai đoạn tăng trưởng của cây. Sâu tuổi nhỏ thích các lá chưa mở ra, bẹ lá hay vỏ trái ngô hay râu ngô hoặc hoa đực (cờ ngô) vì ở tuổi 1 và 2 sâu chưa có khả năng đục vào thân. Tùy giai đoạn tăng trưởng của cây bắp mà sâu có cách gây hại khác nhau như sau: *. Nếu ngô còn non, chưa có lóng, sâu chui vào loa kèn, ăn các lá còn cuốn lại. *. Nếu ngô đã có lóng thì sâu chui vào nách lá và ăn ở mặt trong bẹ lá, sau đó đục vào thân, ngay phía trên mắt, và ăn dần lên. Sâu không thể đục qua mắt được nên phải chui ra ngoài mỗi khi muốn sang lóng khác. Trên một thân cây ngô có rất nhiều sâu sinh sống. Ngoài thân cây ngô, sâu còn tấn công trên cờ ngô, lúc còn ở bên trong thân hay đã trổ, ăn hoa đực, nhất là hạt phấn còn non. Sâu còn tấn công vào trái nhưng chỉ ăn vỏ hoặc lõi trái ngô. Thiệt hại do sâu đục thân gây ra nặng nhất là ở giai đoạn ngô đã trổ cờ, làm gảy cây hay gảy cờ, có khi đến 50%. Khi sống trên cờ ngô, ấu trùng phát triển nhanh hơn, thân to hơn và bướm đẻ nhiều trứng hơn. Sâu làm nhộng bên trong đường đục, ngay phía trên lổ đục vào, đầu quay xuống dưới gần lổ đục và có tơ bít kín miệng lổ đục lại. Đôi khi sâu bò ra ngoài và làm nhộng giữa bẹ và thân, nhất là lúc mưa nhiều. Biện pháp phòng trừ: Thu hoạch trái xong nên cắt thân cây sát gốc, chôn vùi hay cho gia súc ăn, dọn sạch ruộng ngô vì sâu và nhộng vẫn còn tồn tại trong thân cây ngô trong thời gian dài sau khi thu hoạch. Nếu trồng ngô trong đầu mùa mưa thì phải trồng sớm đồng loạt. Nếu trồng trong vụ Đông - Xuân nên xuống giống trể hơn. Sau vụ ngô nên luân canh với loại cây không phải là ký chủ của loài sâu này để cắt đứt nguồn thức ăn của sâu. Dùng thuốc hột rải vào loa kèn hay nách lá xong tưới nước nhu: Basudin, Vibam, Regent. Áp dụng thuốc nước ngay lúc bướm đang đẻ trứng hay sâu tuổi nhỏ đang còn ở trong nách lá hay trong loa kèn của cây bắp còn non. b) Rầy mềm hại lá ngô Rầy thường sống thành quần thể trên các bộ phận non như bẹ, lá non, bao cờ, có chỗ lẻ tẻ từ 5 - 7 con, có chỗ thành từng đám dày đặc. Rầy thích nhất ngô ở giai đoạn trổ cờ vì có nhiều chất dinh dưỡng. Cây còn non bị rầy tấn công sẽ còi cọc, phát triển kém và đôi khi không cho trái. Nếu cây cho trái được thì trái sẽ nhỏ, chất lượng kém. Ngoài cách gây hại trực tiếp như trên, rầy mềm còn là môi giới truyền bệnh khảm cho cây ngô làm lá bị quăn queo, cây không phát triển bình thường và chết. Biện pháp phòng trị: Trước khi gieo trồng nên làm sạch cỏ chung quanh và ngay trong ruộng ngô để tránh rầy từ các ký chủ phụ bay sang. Không nên trồng ngô với mật độ dày tạo ẩm độ thích hợp cho rầy phát triển. Nếu mật số rầy ít, không nên áp dụng thuốc vì rầy có nhiều thiên địch. Nếu mật độ cao có thể sử dụng một số thuốc hoá học như: Mospilan, Confidor c) Sâu đục trái Bướm đẻ trứng trên râu trái ngô. Ấu trùng sau khi nở ra ăn trụi râu ngô và từ đó chui vào trái ngô ăn hết hạt ngô còn non, đặc biệt là sâu chỉ ăn hạt, đôi khi tấn công cả vỏ và cùi ngô nhưng rất hiếm. Sâu thường chui xuống đất để làm nhộng nhưng đôi khi cũng làm nhộng ngay tại nơi đang ăn trên trái ngô. Khi cây ngô còn non, chưa có trái, sâu đục xuyên qua loa kèn để ăn lá nên khi lá trổ ra sẽ có những hàng lổ đục thẳng thành hàng ngang qua phiến lá. Biện pháp phòng trừ: Những giống ngô có bao trái dài và chặt ít bị sâu gây hại hơn những giống có bao trái ngắn và không chặt. Trên ruộng cà chua nên kiểm tra ruộng trồng thường xuyên để tỉa, cắt bớt cành hoặc ngắt bỏ bớt trái bị hại Sử dụng thuốc hóa học khi thấy sâu xuất hiện trên râu trái ngô như: Monito, Faifos, Karate,..... d) Bệnh đốm lá lớn (Leaf large spots) Triệu chứng Lúc đầu vết bệnh là những đốm nhỏ, hình bầu dục. Sau đó lớn rất nhanh, kéo dài theo gân lá. Kích thước vết bệnh trung bình từ 5-15 x 1.5-4 mm, tạo thành những hình thoi dài có khi tới 7-8 cm. Vết bệnh có màu nâu hoặc xám nâu, trong điều kiện thích hợp trên mặt vết bệnh hình thành một lớp nấm màu nâu xám. Khi bệnh nặng các vết bệnh liên kết với nhau làm cho phiến lá khô táp, có mầu trắng bạc. Quy luật phát sinh gây hại Bệnh đốm lá lớn thường phát sinh từ khi cây ngô có 7 – 8 lá trở đi, nhất là trong điều kiện ẩm ướt. Nhiệt độ thích hợp từ 28 – 30 0C. Các lá già, lá bánh tẻ bên dưới bị bệnh trước, sau đó lan dần lên các lá phía trên ngọn và cả các lớp bao ngô. Bệnh thường phát triển mạnh ở những ruộng ngô đất xấu và chăm sóc kém. Biện pháp phòng trừ Chăm sóc hợp lý, bón phân cân đối và đầy đủ để cây ngô phát triển tốt. Vệ sinh đồng ruộng, phơi đất và đốt các tàn dư cây bệnh. Luân canh cây trồng như trồng ngô với cây họ đậu hoặc luân canh với cây lúa nước. Dùng các giống ngô kháng bệnh. Dùng một số các loại thuốc hoá học trừ nấm như: BenZeb 70 WP, Carbenda 60 WP, khi bệnh mới xuất hiện từ 3 – 5 %. e) Bệnh đốm lá nhỏ (Leaf small spots) Triệu chứng Khi bệnh còn non, vết bệnh nhỏ như mũi kim, màu hơi vàng. Sau đó vết bệnh lớn dần có hình tròn, bầu dục nhỏ hoặc hơi dài, ở giữa có màu nâu. Kích thước vết bệnh khoảng 5-6 x 1.5-2 mm, gianh giới giữa vết bệnh và vùng khoẻ là một đường viền màu nâu đỏ, hoặc đôi khi có quầng vàng. Bệnh nặng các vết bệnh có thể liên kết với nhau, hoặc nhiều vết bệnh trên một lá ảnh hưởng tới khả năng quang hợp, cây yếu, còi cọc, làm giảm năng suất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquy_trinh_ky_thuat_cay_ng1_6035.pdf
Tài liệu liên quan