Sáng kiến kinh nghiệm: "Phó hiệu trưởng với công tác quản lí thiết bị đồ dùng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học".

Chúng ta cùng nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học và công nghệ với xu thế hội nhập của nền kinh tế quốc tế ngày càng cao, với sự cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng quyết liệt, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, coi con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Vì vậy, đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải đào tạo đội ngũ những người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, tiếp cận và làm chủ được công nghệ tiên tiến, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, có khả năng bắt kịp nhịp điệu phát triển của thời đại; Ngành Giáo dục và Đào tạo cần thực hiện giáo dục toàn diện tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục. Đặc biệt phương pháp giáo dục cần đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của người học.

doc26 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 848 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: "Phó hiệu trưởng với công tác quản lí thiết bị đồ dùng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học"., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có hiệu quả. * Biện pháp thi đua: Biện pháp này sẽ phát huy nhiều tác dụng nếu được sử dụng đúng lúc, đúng mục đích và công bằng, khách quan. Tổ chức tốt phong trào thi đua sử dụng TBGD có hiệu quả trong mỗi tiết dạy hàng ngày. Trong các kỳ hội giảng, thao giảng cũng cần đặt tiêu chí “tiết dạy có sử dụng TBGD hiệu quả” lên hàng đầu.Phó hiệu trưởng đánh giá giờ dạy của giáo viên, bên cạnh những căn cứ về mục đích, yêu cầu, nội dung kiến thức,còn phải đánh giá khâu chuẩn bị bài giảng (trong đó có sự chuẩn bị về TBGD )và khâu sử dụng TBGD trong dạy học. Qua đó có thể nhận rõ giáo viên nào có ý thức, có kỹ năng sử dụng TBGD, giáo viên nào còn yếu về kỹ năng nghiệp vụ và có kế hoạch bồi dưỡng thêm ra sao. Sau mỗi đợt thi đua cần có chế độ khen thưởng động viên kịp thời, thoả đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời cũng cần có biện pháp nhắc nhở hợp lý đối với những giáo viên không có ý thức, ngại sử dụng TBGD. Làm như thế mới tạo được sự công bằng, khách quan, khuyến khích được sự tham gia nhiệt tình, tích cực của mọi giáo viên. Chúng ta biết rằng, nếu TBGD không được sử dụng vào hoạt động dạy học thì hiệu quả sư phạm của nó chỉ là con số không. Khi đó mọi sự trang bị, đầu tư cho công tác TBGD đều vô nghĩa. Do đó cần tăng cường sử dụng một cách thường xuyên, liên tục và hiệu quả cao. b. Chỉ đạo tích cực công tác bảo quản TBGD: Hiệu quả sử dụng và khai thác TBGD phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đối với việc đổi mới phương pháp dạy và học, đối với công tác tổ chức quản lý nghiệp vụ TBGD, khả năng và trình độ chuyên môn quản lý của cán bộ phụ trách TBGD, sự nhiệt tình và trách nhiệm của các giáo viên trong nhà trường, cách bảo quản, bố trí sắp xếp các TBGD,Như vậy, Một trong những điều kiện để sử dụng, khai thác có hiệu quả TBGD là TBGD phải được bảo quản tốt. Mặt khác, tất cả các TBGD (từ đơn giản đến hiện đại) đều có thể bị hỏng hóc hay mất mát qua quá trình sử dụng và qua thời gian. Cần tăng cường việc bảo quản TBGD để kéo dài tuổi thọ và giá trị sử dụng của nó. Bảo quản TBGD đạt được hai mục đích: bảo vệ được TBGD, loại trừ hoặc hạn chế về cơ bản những hư hỏng không đáng có và đảm bảo hiệu quả, thuận lợi cho việc sử dụng. Muốn bảo quản TBGD tốt người cán bộ quản lý cần chỉ đạo cán bộ phụ trách thiết bị làm tốt công việc của họ, cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (kho tàng, phòng thiết bị, Phòng học bộ môn,) và hệ thống sổ sách theo dõi, quản lý. *. Thiết kế cấu trúc phòng thiết bị và các loại sổ sách cần thiết: Nhà trường cần đầu tư xây dựng phòng thiết bị riêng, phòng thiết bị cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Phòng TBGD phải được bố trí ở nơi thoáng mát, cao ráo và sáng sủa, thuận tiện cho việc đi lại của giáo viên và học sinh nhà trường. Phòng phải đảm bảo an toàn, kiên cố, không dột nát, đủ ánh sáng để tránh ẩm mốc trong phòng cần trang bị quạt thông gió, bình cứu hoả, thuốc chống mối mọt, gián, chuột, + Bên trong phòng phải phân ra nhiều lô hoặc nhiều góc. Mỗi lô dành cho thiết bị của một lớp, mỗi lớp lại chia nhiều ngăn chứa thiết bị, mỗi ngăn là một vị trí thiết bị của từng môn. Sắp xếp như vậy, khi người cán bộ thiết bị hoặc giáo viên cần sử dụng thiết bị của môn nào, của lớp nào có thể tìm thấy ngay không phải mất công tìm kiếm. + Các TBGD được đánh mã số theo sơ đồ. Nghĩa là mỗi thiết bị đã nằm trong phòng thiết bị đều có tên, có mã số và vị trí nhất định. Như vậy rất tiện cho việc lấy ra sử dụng và khi cất cũng để đúng vị trí. Ngăn nắp, khoa học là một trong những nguyên tắc cần thiết của bảo quản. + Áp dụng linh hoạt các kiểu sắp xếp thấp ở ngoài, cao ở trong, bé ở ngoài, to ở trong. Những đồ vụn vặt có thể để trong khay. Những đồ dùng thường xuyên sử dụng thì ưu tiên để ở vị trí dễ lấy nhất như xếp đặt ở phía ngoài, hoặc ở vị trí vừa tầm lấy. Nếu TBGD là tranh ảnh, biểu bảng,cần được treo vào các giá tự thiết kế gắn trên tường hoặc các giá treo theo từng phân môn. Tranh ảnh hiện nay được trang bị khá nhiều nên ngay từ đầu cần được phân theo chương trình, theo học kỳ, theo từng lớp, từng môn để dễ lấy, tránh sự quá tải cho các giá treo, đảm bảo thẩm mỹ để tạo tâm thế tốt cho giáo viên và học sinh. Tóm lại, TBGD để trong phòng cần thực hiện theo nguyên tắc dễ tìm, dễ thấy và dễ lấy. Sắp xếp TBGD theo nguyên tắc này người phụ trách thiết bị sẽ luôn đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh một cách nhanh nhất. * Xây dựng hệ thống sổ sách: TBGD dạy học khi giáo viên mượn phải được ký vào sổ theo dõi mượn trả. Khi giáo viên trả TBGD cán bộ phụ trách thiết bị cần kiểm tra kỹ, nếu mất mát, hư hỏng cần có biện pháp xử lý kịp thời, cụ thể. Nếu coi thường công việc này sẽ dẫn đến thất thoát thiết bị, xếp đặt lộn xộn và như vậy sẽ mất nhiều công tìm kiếm cho các lần sử dụng tiếp theo. Mẫu sổ theo dõi mượn, trả TBGD: Họ và tên người mượn Tên TBGD Mục đích sử dụng Ngày mượn Ký tên Ngày trả Ký tên Khi nhận các TBGD được cấp , hay thiết bị do nhà trường tự trang bị hoặc TBGD do giáo viên tự làm cán bộ phụ trách thiết bị cũng cần có sổ để nhập TBGD và thống kê được số TBGD hiện có. Mẫu sổ nhập thiết bị: Ngày Tên TBGD được trang bị Tình trạng của TBGD Số lượng Người giao (ký tên) Người nhận (ký tên) Cuối mỗi năm học ban CSVC, TBGD cùng cán bộ phụ trách thiết bị cần kiểm kê lại toàn bộ số TBGD nhà trường có, đánh giá được tình trạng của thiết bị và tần suất sử dụng theo mẫu sổ sau: Sổ theo dõi tình trạng TBGD : Tên TBGD Tình trạng Tần suất sử dụng ( Số lần SD / Năm) Hiệu quả sử dụng Đề xuất Mất Hỏng Còn tốt Tốt Khá TB Yếu Hệ thống sổ sách dùng để giúp cán bộ thiết bị quản lý thiết bị tiện lợi hơn, nếu biết cách ghi chép khoa học thì khi tìm, khi kiểm tra cũng rất dễ dàng. Nhà trường cần trang bị cho phòng thiết bị một máy vi tính để tiện cho việc quản lý hệ thống TBGD trên máy. c.Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá việc xây dựng, sử dụng và bảo quản TBGD : Kiểm tra gồm điều tra, xem xét, đánh giá quá trình quản lý và sử dụng TBGD có hiệu quả, có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không; chỉ ra những lệch lạc, từ đó có thể xác định lại phương hướng, mục tiêu, điều chỉnh, uốn nắn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng TBGD. Kiểm tra để tạo lập mối liên hệ thông tin ngược trong quản lý TBGD. Việc sử dụng TBGD trong quá trình dạy học phức tạp, đa dạng, phong phú song không được phép sai lầm. Do đó, Phó hiệu trưởng cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện, phòng ngừa, đánh giá chính xác nhằm động viên, nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mục tiêu đề ra. Người cán bộ quản lý có thể kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ, không nhất thiết phải dự giờ, thăm lớp mới có thể nắm bắt được tình trạng sử dụng TBGD của giáo viên. Hiệu trưởng có thể xem mẫu phiếu đăng ký sử dụng TBGD của giáo viên đã được đăng ký tại phòng thiết bị sau đó có thể đột xuất kiểm tra một vài lớp, một vài giáo viên, qua đó có thể thấy rõ giáo viên có thực sự sử dụng TBGD hay không? Thông qua các buổi kiểm tra chuyên môn hay kiểm tra toàn diện giáo diên, Phó hiệu trưởng có thể nắm bắt được kỹ năng sử dụng, khai thác TBGD của giáo viên, cũng có thể nắm bắt được tình trạng của một số TBGD nhà trường hiện có. Cũng cần kiểm tra công việc của cán bộ phụ trách thiết bị thông qua việc kiểm tra sự sắp xếp phòng thiết bị, thông qua hệ thống sổ sách hay qua trao đổi với giáo viên. Nói chung, có nhiều hình thức để kiểm tra, nhưng quan trọng là sau khi kiểm tra Hiệu trưởng cần có những kết luận, đánh giá đúng mức, lấy đó làm cơ sở để xét khen thưởng và kỷ luật một cách phân minh rõ ràng. Thông qua kiểm tra giúp sửa chữa kịp thời hầu hết các lệch lạc có thể xảy ra đồng thời khuyến khích động viên cái tốt, truyền bá những kinh nghiệm hay trong thực tiễn. Làm như vậy mới phát huy được tác dụng của công tác kiểm tra. 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp TBGD là điều kiện không thể thiếu trong quá trình dạy học. Vai trò và những khả năng sư phạm của nó đã được lý luận dạy học khẳng định. Phó hiệu trưởng phụ trách TBĐD dạy học phải là người có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vị trí, vai trò của TBGD trong mọi quá trình sư phạm của nhà trường, đồng thời làm cho các thành viên của hội đồng sư phạm và học sinh thấy rõ mối quan hệ giữa TBGD với phương pháp và chất lượng dạy học và là người chịu trách nhiệm quản lý toàn diện TBGD, đồng thời là người có trách nhiệm bảo quản, sử dụng và phát huy hiệu quả của TBGD trong mọi vấn đề đặt ra bằng mọi biện pháp. Tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân và chính quyền địa phương, huy động mọi nguồn lực để từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống TBGD đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trang bị TBGD phải tiến hành đồng bộ với việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các điều kiện để sử dụng PTKTDH hiện đại.Cần bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ sử dụng, khai thác TBGD, tăng cường biện pháp hành chính trong việc sử dụng và bảo quản TBGD,Tổ chức tốt các phong trào hội giảng hội học, phong trào tự làm và sưu tầm TBGD Thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê theo định kỳ và đột xuất, đặc biệt khi có những thay đổi về tổ chức, biến động do chủ quan hay khách quan. Thông qua kiểm tra đánh giá chính xác và khen thưởng chính đáng những tập thể và cá nhân có thành tích cao, kịp thời nhắc nhở, giúp đỡ giáo viên chưa có ý thức sử dụng TBGD, điều chỉnh kịp thời những thiếu sót, bất hợp lý trong công tác quản lý, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch lần sau. 3.4. Kết quả Từ thực tế thực hiện trong năm học 2014 - 2015 của vấn đề nghiên cứu đã thu được kết quả là: - Tìm hiểu được cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của vấn đề. - Điều tra được thực trạng công tác quản lý thiết bị đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học. - Xây dựng được một số biện pháp giúp Phó hiệu trưởng nhà trường trong công tác quản lý thiết bị đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học. Với các biện pháp trên năm học 2014 - 2015 áp dụng tại trường tiểu học Quyết Thắng đã đạt được kết quả như sau: - Cơ sở vật chất thiết bị đồ dùng dạy học được nhà trường đầu tư ngày càng hoàn thiện. - Giáo viên nhà trường đã tích cực sưu tầm và làm đồ dùng dạy học có giá trị sử dụng trong các tiết học. - 100% giáo viên đẫ sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học và 50% giáo viên nhà trường đã sử dụng phòng học thông minh trong các tiết học và đạt hiệu quả cao. - 100% giáo viên nhà trường thành thạo tin học, khai thác được các thông tin trên mạng và thiết kế được các Bài giảng điện tử để giảng dạy một cách có hiệu quả. - Hệ thống sổ sách theo dõi mượn trả đồ dùng dạy học khoa học, dễ theo dõi. - Đồ dùng dạy học trong phòng thiết bị được sắp xếp khoa học, gọn gàng, đễ tìm,dẽ lấy. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận: Qua nghiên cứu của bản thân, so sánh đối chiếu lý luận và thực tiễn của vấn đề, qua tìm hiểu thực trạng trường Tiểu học nơi tôi công tác, tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp quản lý của Phó hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBGD trong nhà trường. Hy vọng với các biện pháp nêu trên, nhà trường có thể xem xét nghiên cứu và thực hiện dần từng bước để trong những năm tới nhà trường sẽ có được một hệ thống TBGD hoàn thiện và sử dụng, khai thác chúng một cách hiệu quả nhất góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, nâng cao uy tín và vị thế của nhà trường trong cộng đồng. 2. Kiến nghị. Để đề tài được thực hiện một cách thuận lợi, TBGD được sử dụng hiệu quả, tôi xin có một số ý kiến đề xuất sau: * Đối với các công ty sản xuất TBGD : - Cần sản xuất các TBGD đạt tiêu chuẩn về tính chính xác, tính thẩm mỹ, tính sư phạm, giá thành hợp lý và độ bền cao. - Sản xuất TBGD đồng thời với việc in ấn các tài liệu hướng dẫn sử dụng, khai thác TBGD. * Đối với cấp trường và giáo viên: - Đảm bảo các điều kiện cần thiết như trong phần biện pháp đã đề cập. - Tăng cường giao lưu, học hỏi, tham khảo cách làm của trường bạn. Chủ động tiếp cận chương trình sách giáo khoa mới, các phương tiện dạy học hiện đại, các tài liệu tham khảo, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học với sử dụng TBGD. Mạo Khê, ngày 25 tháng 3 năm 2015 Người viết Hoàng Thị Thu Hà IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC 1. Trịnh Anh Cường - Quản lý CSVC và TBGD trong trường tiểu học – Giáo trình đào tạo cử nhân quản lý giáo dục tiểu học.Trường Cán bộ QLGD & ĐT.Hà Nội, 2005. 2. Trần Quốc Đắc (Tái bản lần thứ nhất – 2004 ). Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng CSVC & TBGD ở trường phổ thông Việt Nam. 3. Hoàng Đức Nhuận Cải tiến TBGD nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông – TTKHGD SỐ 53. 4. Ngô Quang Sơn Vai trò của TBGD và việc đánh giá hiệu quả sử dụng TBGD trong quá trình dạy học tích cực. Thông tin quản lý giáo dục số 3 năm 2005. 5. Ngô Quang Sơn Quản lý CSVC & TBGD – Bài giảng lớp cử nhân quản lý Bắc Giang. 6. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX. 7. Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII. 9. Nghị quyết 40 - Quốc hội khoá X. 8. Luật hiáo dục, NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội 2005. 10. Giáo trình đào tạo cử nhân quản lý giáo dục tiểu học- Từ học phần I đến học phần XII. Trường Cán bộ QLGD & ĐT. Hà Nội, 2005. 11. Thông tin QLGD - Trường Cán bộ QLGD & ĐT. Các số năm 2005. 12. Tạp chí Thiết bị Giáo dục - Hiệp hội thiết bị VIệt Nam. Các số năm 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docpho_hieu_truong_voi_cong_tac_quan_ly_thiet_bi_do_dung_nham_nang_cao_chat_luong_giang_day_o_truong_ti.doc
Tài liệu liên quan