Sinh con ở tuổi trên 30

Khuynh hướng lập gia đình và sinh con muộn đang có

chiều hướng gia tăng. Nếu bạn sinh con ở độ tuổi trên ba

mươi, có gì bất lợi? Nếu có, đâu là giải pháp khắc phục

điều này? Thai phụ ở độ tuổi này dễ bị sẩy thai, sanh non,

dễ xuất huyết âm đạo, sinh con dị dạng Vì vậy, bạn cần

chú ý những nguyên tắc về sức khỏe để bảo đảm an toàn

cho cả mẹ lẫn con.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sinh con ở tuổi trên 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh con ở tuổi trên 30 Khuynh hướng lập gia đình và sinh con muộn đang có chiều hướng gia tăng. Nếu bạn sinh con ở độ tuổi trên ba mươi, có gì bất lợi? Nếu có, đâu là giải pháp khắc phục điều này? Thai phụ ở độ tuổi này dễ bị sẩy thai, sanh non, dễ xuất huyết âm đạo, sinh con dị dạng… Vì vậy, bạn cần chú ý những nguyên tắc về sức khỏe để bảo đảm an toàn cho cả mẹ lẫn con. Trước khi có thai: * Xét nghiệm tổng quát về máu, nước tiểu, huyết áp và bệnh tiểu đường. Trao đổi với bác sĩ về ý định muốn có con của mình (từng bị sẩy thai - nếu có), những loại thuốc đã uống (dài hoặc ngắn hạn), các loại vitamin, dược thảo, thức uống… * Nếu được kê toa uống thuốc, vitamin… hãy uống đủ theo toa bác sĩ, vì sẽ có lợi cho sự phát triển của bào thai. * Không uống rượu, hút thuốc lá hoặc các loại thuốc gây hại cho việc thụ thai ngay trước khi có thai hoặc sau khi sinh. * Duy trì sinh hoạt đều đặn về giấc ngủ, ăn uống, tập luyện và thư giãn. Căng thẳng tinh thần dễ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sự ổn định sức khỏe thời kỳ mang thai. * Nếu thừa cân, cần có chế độ ăn kiêng và tập luyện hợp lý, có chừng mực. Thừa cân dễ mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai nghén. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý. * Nếu có thể, nên tập Yoga từ 2 đến 3 lần/ tuần để duy trì sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Những bài tập uyển chuyển của Yoga sẽ giúp bạn kiểm soát hơi thở, thể lực, thư giãn và năng lực tập trung rất tốt. Thường xuyên massge thư giãn thêm. Trong khi có thai: * Đến bác sĩ để kiểm tra máu trong suốt thời gian mang thai, nhất là những xét nghiệm đặc biệt giúp phát hiện nguy cơ sinh con dị dạng. * Nếu cảm thấy có gì bất ổn trong cơ thể, cần đến khám bác sĩ ngay. * Hạn chế việc làm đẹp tại các thẩm mỹ viện để phòng tránh các hóa chất gây hại cho bào thai, không nhuộm tóc hoặc làm đẹp bằng hóa chất. Hạn chế tối đa việc làm móng tay, chân. * Ăn uống hợp lý phòng bệnh tiểu đường, với sự chỉ định của bác sĩ về dinh dưỡng, về những thực phẩm nên và không nên ăn trong giai đoạn này. * Duy trì sinh hoạt đều đặn về giấc ngủ, ăn uống, tập luyện và thư giãn. * Có thể tham gia các lớp tập Yoga từ 2 đến 3 lần/tuần đồng thời tập luyện bằng cách đi bộ vừa phải khoảng hơn 30 phút/ngày. * Trong ba tháng đầu của thai kỳ cần lắng nghe tiếng nói của cơ thể và ngủ nhiều theo tư thế nằm một bên thay vì nằm ngửa. Nên ngủ trưa đủ giấc. Có thể bị buồn nôn hoặc mệt mỏi vào buổi sáng. Nếu cảm thấy buồn nôn, có thể chia bữa ăn trong ngày thành nhiều phần nhỏ để ăn nhiều lần và tránh thực phẩm nặng mùi, có dầu mỡ… * Chọn giày, dép đế thấp và thoải mái dễ di chuyển. Nếu chân bị sưng phồng, nên chọn giày cỡ lớn hơn cho dễ chịu. Nên tránh căng thẳng tinh thần. * Ba tháng giữa thai kỳ rất quan trọng, vì thế cần duy trì sinh hoạt điều độ. * Ba tháng cuối thai kỳ đòi hỏi bạn phải thận trọng, nhất là 4 tuần cuối. Nếu bác sĩ khuyến cáo có sự cố về thai nhi cần ngừng làm việc sớm hơn. Song song đó, duy trì việc tập luyện Yoga, ngủ, ăn uống và tập luyện nhẹ. Ngoài ra, bạn cần đặc biệt chú ý đến một trong những tình huống có thể xảy ra dưới đây: * Có cảm giác bất ổn, như thai nhi thường xuyên không cử động. * Bất ngờ thấy đau nhức nhiều nơi trên cơ thể. * Nhức đầu nhẹ, bị choáng, đổ mồ hôi bất ngờ. * Bị chảy máu. * Tránh bị té ngã. Nếu bị té ngã hoặc bị sưng hãy đến khám bác sĩ. Theo PNO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf95_4365.pdf
Tài liệu liên quan