Sinh học - Chủ đề: Các khu ramsar và đa dạng sinh học

Công ước Ramsar là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý, thích đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước, cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay và trong tương lai, công nhận các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị sinh thái, khoa học, kinh tế, văn hóa và giải trí của chúng.

Tiêu đề chính thức của công ước là The Convention on Wetlands of International Importance, especially as Waterfowl Habitat (Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước). Công ước này được tạo ra và phê chuẩn bởi các quốc gia tham gia tại cuộc họp tại thành phố Ramsar, Iran vào ngày 2 tháng 2 năm 1971 và có hiệu lực ngày 21 tháng 12 năm 1975

 

docx14 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sinh học - Chủ đề: Các khu ramsar và đa dạng sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: Các khu Ramsar và đa dạng sinh học Giới thiệu chung về Công ước Ramsar: Công ước Ramsar là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý, thích đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước, cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay và trong tương lai, công nhận các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị sinh thái, khoa học, kinh tế, văn hóa và giải trí của chúng. Tiêu đề chính thức của công ước là The Convention on Wetlands of International Importance, especially as Waterfowl Habitat (Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước). Công ước này được tạo ra và phê chuẩn bởi các quốc gia tham gia tại cuộc họp tại thành phố Ramsar, Iran vào ngày 2 tháng 2 năm 1971 và có hiệu lực ngày 21 tháng 12 năm 1975 Danh sách Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế hiện nay (2007) bao gồm trên 1.616 khu vực (gọi là khu Ramsar) với tổng diện tích khoảng 1.455.000 km², tăng lên từ con số 1.021 khu vực vào năm 2000. Quốc gia hiện nay có số lượng khu Ramsar nhiều nhất là Vương quốc Anh với 164 khu; còn quốc gia với diện tích khu Ramsar lớn nhất là Canada với trên 130.000 km², bao gồm cả khu vực vịnh Queen Maud diện tích 62.800 km². Khu bảo tồn chim di trú Vịnh Queen Maud (Ngỗng Ross) Từ 18 quốc gia ký kết ban đầu năm 1971, tăng lên từ 119 vào năm 2000; đến năm 2007, đã có 153 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia công ước. Đại diện các quốc gia ký kết gặp nhau 3 năm một lần tại Hội nghị các quốc gia ký kết (COP), với hội nghị đầu tiên tổ chức tại Cagliari, Italia năm 1980. Các sửa đổi quan trọng đối với côn ước ban đầu đã đạt được tại Paris (1982) và Regina (1987). Đến tháng 5/2012, tổng cộng có 160 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia công ước Ramsar, bao gồm 2006 khu, tổng diện tích là 192,822,023 hecta. Và đến năm 2014, tổng cộng có 168 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước này, bao gồm 2186 khu, với tổng diện tích là 208,674,247 hecta. Phục vụ cho công ước có ủy ban thường trực, ban xét duyệt khoa học và ban thư ký tại trụ sở chính ở Gland, Thụy Sỹ cùng với IUCN (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam). Việt Nam chính thức tham gia Công ước Ramsar vào tháng 9 năm 1989, là thành viên thứ 50, đồng thời là quốc gia đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước này. Và lấy vùng ngập nước Xuân Thủy ở cửa sông Hồng làm khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Trách nhiêm quản lý toàn bộ công việc có liên quan đến Công ước Ramsar thuộc Cục Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội hỗ trợ về kỹ thuật khi cần thiết. Ramsar có tất cả 9 tiêu chí để công nhận, được chia thành hai nhóm tiêu chí chính bao gồm (a) sự độc đáo và hiếm có của vùng đất ngập nước (b) tầm quan trọng quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, nhấn mạnh đến cá và chim nước. Tiêu chí 1: Vùng đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu vùng đó bao gồm các loài động, thực vật quý hiếm, đặc trưng và điển hình xét về đặc tính tự nhiên hoặc gần với tự nhiên của vùng đất ngập nước, mà đượctìm thấy trong khu vực sinh địa lý thích hợp Tiêu chí 2: Vùng đất ngập nước được coi làcó tầm quan trọng quốc tế nếu nó đóng vai trò hỗ trợ cho các hệ sinh thái đang bị đe dọa,hoặc các loài có nguy cơ bị nguy hiểm hoặc cực kỳ nguy hiểm (Các tiêu chí dựa trên chủng loại và hệ sinh thái) Tiêu chí 3: Vùng đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó đóng vai trò hỗ trợ cho các loài động, thực vật có ý nghĩa quan trọng trongviệc duy trì đa dạng sinh học tại một vùng sinh địa lý cụ thể (...) Tiêu chí 4: Vùng đất ngập nước được coi làcó tầm quan trọng quốc tế nếu nó đóng vai trò hỗ trợ cho các loài động, thực vật đang trong giai đoạn quyếtđịnh trong vòng đời,hoặc cung cấp nơi trú ẩn cho các loài này khi chúng gặp những điều kiện nguy hiểm () Tiêu chí 5: Vùng đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó thường xuyên hỗ trợ từ 20.000 cá thể loài chim nước trở lên (Các tiêu chí dựa trên các loài chim nước) Tiêu chí 6: Vùng đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó thường xuyên hỗ trợ 1% số lượng một loài hoặc phân loài chim nước () Tiêu chí 7: Vùng đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó hỗ trợ một tỷ lệ đáng kể các loài, phân loài và các họ cá bản địa, các giai đoạn lịch sử trong vòng đời,sự tương tác giữa các loài và / hoặc số lượng mà có tính đại diện cho lợi ích của vùng đất ngập nước và / hoặc các giá trị và bằng cách ấy,đóng góp vào sự đa dạng sinh học của toàn cầu (các tiêu chí đặc biệt căn cứ trên cơ sở loài cá) Tiêu chí 8: Vùng đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu nó cung cấp một nguồn thức ăn quan trọng cho các loài cá, là nơi sinh sản, nuôi dưỡng và / hoặc đường di cư mà nhờ đó các loài cá có thể sinh sôi nảy nở tại vùng đất ngập nước hay ở nơi khác tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể (...) Tiêu chí 9: Vùng đất ngập nước được coi làcó tầm quan trọng quốc tế nếu nó thường xuyên hỗ trợ 1% số lượng một loài hoặc phân loài động vật, phi gia cầm sống phụ thuộc vào vùng đất ngập nước. Các khu Ramsar ở Việt Nam Vườn Quốc gia Xuân Thủy – Nam Định Ngày 20/9/1988, Văn phòng Công ước Ramsar đã công nhận Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy (nay là Vườn Quốc gia Xuân Thủy), tỉnh Nam Định là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Tháng 12/2004, UNESSCO tiếp tục công nhận Vườn Quốc gia Xuân Thủy trở thành vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực ven biển liên tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vườn Quốc gia Xuân Thủy là một vùng bãi bồi màu mỡ rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Ba lạt của sông Hồng, cách Hà Nội 150 km về hướng Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên 7.100 ha. Phù sa mầu mỡ của sông Hồng đã tạo dựng nên một khu đất ngập nước với nhiều loài động, thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm. Vườn Quốc gia Xuân Thủy có 120 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có gần 20 loài thích nghi với điều kiện ngập nước cấu thành nên hàng ngàn ha rừng ngập mặn. Rừng ở đây góp phần cố định phù sa đề tạo nên các bãi bồi mới, làm vườn ươm và cung cấp thức ăn cho các loài động vật thủy sinh, đồng thời  đóng vai trò cân bằng sinh thái trong khu vực. Thực vật nổi có 111 loài, nhiều loài rong tảo có giá trị kinh tế cao như Rong câu chỉ vàng.                                  Hệ sinh thái đất ngập nước VQG Xuân Thủy Động vật nổi và động vật đáy có trên 500 loài với nhiều loài có giá trị kinh tế cao: tôm, cá, cua biển, ngao...Hàng năm cho thu nhập tới hàng trăm tỷ đồng đã góp phần tạo nên sự khởi sắc về kinh tế - xã hội cho các xã vùng đệm. Động vật thủy sinh Vùng đất trù phú này hiện là môi trường sống của hơn 220 loài chim thuộc 41 hộ, 13 bộ. Hàng năm từ tháng 10, 11 đến tháng 3, 4 của năm sau, hàng chục ngàn cá thể chim di cư tránh rét từ Phương Bắc đã chọn Vườn Quốc gia Xuân Thủy làm nơi dừng chân kiếm ăn, tích lũy năng lượng cho hành trình di trú dài cả ngàn cây số của mình, trong đó có đến 1/5 số lượng cò mỏ thìa của toàn thế giới. Cò mỏ thìa là loài chim nước có cái mỏ hình chiếc thìa rất độc đáo, hiện số lượng còn lại không nhiều trong tự nhiên. Có lẽ vì thế mà hình ảnh của nó được chọn làm biểu trưng cho VQG Xuân Thủy. Nơi đây thường xuyên ghi nhận các loài chim nước quý hiếm nằm trong sách đỏ Thế giới, điển hình là Cò mỏ thìa, Choi choi mỏ thìa, Diệc đầu đỏ, Choắt lớn mỏ vàng, Rẽ mỏ thìa, Te vàng, Bồ nông chân xám, Mòng biển mỏ ngắn, Cò quắm đầu đen, Cò Thìa, Cò lạo Ấn Độ, Cò trắng Trung Quốc... Cò mỏ thìa là loài chim nước có cái mỏ hình chiếc thìa rất độc đáo, hiện số lượng còn lại không nhiều trong tự nhiên. Choắt Mòng bể mỏ ngắn  Cò Thìa (Platalea minor) Cò lạo Ấn Độ (Mycteria leucocephala) Cò trắng trung quốc Lớp thú ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy cũng có các loài quý hiếm như: Rái cá, Cá heo, Cá đầu ông sư... Lớp bò sát và lưỡng cư có trên 30 loài. Bàu Sấu – Đồng Nai Ngày 4/8/2005, Ban thư ký Công ước Ramsar tại Thụy Sỹ đã công nhận hệ đất ngập nước Bàu Sấu là khu Ramsar thứ 1,499 của thế giới và khu Ramsar thứ 2 của Việt Nam Trải dài trên ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai, Cát Tiên là một trong những Vườn Quốc Gia lớn nhất ở miền nam Việt Nam. Khu dự trữ sinh quyển thế giới này lưu giữ trong mình kho báu vô giá của thiên nhiên với hệ động thực vật vô cùng phong phú và nhiều cảnh quan sinh thái tiêu biểu cho thiên nhiên hoang dã miền Đông Nam Bộ. Đặc biệt nhất phải kể đến khu Ramsar Bàu Sấu trong Vườn Quốc Gia Cát Tiên có diện tích 13.759 ha, bao gồm 151 hecta đất ngập nước quanh năm và 5.360 ha đất ngập nước theo mùa. Còn lại là các diện tích thấp hơn 115m so với mực nước biển. Toàn bộ hệ đất ngập nước Bàu Sấu nằm ở vị trí trung tâm khu Nam Cát Tiên.  Nơi đây được đánh giá là vùng đất ngập nước ngọt nội địa ven sông độc đáo nhất, có giá trị cao không chỉ về mặt sinh cảnh mà còn ở khía cạnh bảo tồn loài bởi khu vực xung quanh Bàu Sấu tập trung nhiều loài động vật và thực vật thủy sinh rất phong phú và quí hiếm. Bàu Sấu theo tiếng của người Chăm cổ có nghĩa là hồ nước nơi có nhiều cá sấu sinh sống. Đây là môi trường sống tuyệt vời của loài cá sấu xiêm, các loài động thực vật thủy sinh, cá nước ngọt, các loài chim có đời sống quan hệ mật thiết với nước, đặc biệt là nhiều loài chim đang bị đe dọa của Việt Nam cũng như của thế giới như: ngan cánh trắng, quắm cánh xanh, già đẫy Java... Các loài thú móng guốc như: bò tót (70-80 con), nai, heo rừng cũng thường xuất hiện ở khu vực này để kiếm ăn vào mùa khô hàng năm, tạo nên một sinh cảnh hoang dã độc đáo hiếm thấy. Ngoài ra còn có các loài động vật quý hiếm như tê giác Java, voi châu Á, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo... Hệ đất ngập nước Bàu Sấu được công nhận vào danh sách các khu Ramsar trên thế giới đã khẳng định giá trị, vai trò của công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học ở Việt Nam trước cộng đồng quốc tế. Điều này cũng cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ sinh thái đadạng nhất trên thế giới.  Hệ đất ngập nước Bàu Sấu được công nhận vào danh sách Ramsar càng khẳng định giá trị và ý nghĩa của công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn để tiếp tục phát huy các thành quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng, phát huy các lợi ích về bảo vệ môi trường, về khoa học, gắn liền với các lợi ích về kinh tế, văn hoá và xã hội.  Giải pháp ngăn chặn Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị định của Chính phủ về Bảo vệ và phát triển các vùng ĐNN Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân về ĐNN Nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư vùng ĐNN và vùng xung quanh Đào tạo nguồn nhân lực, kiểm kê, điều tra nghiên cứu và quản lý ĐNN Hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghiên cứu và quản lý Khai thác sử dụng và bảo tồn vùng ĐNN một cách hợp lí Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN Lựa chọn, hoàn tất hồ sơ và đề cử thêm các khu Ramsar mới Tác động tại các khu Ramsar Diện tích ĐNN tự nhiên có xu hướng giảm, diện tích ĐNN nhân tạo tăng lên nhưng vẫn không bù lại được diện tích ĐNN tự nhiên bị mất. Nguyên nhân phần lớn là do sự tăng dân số quá nhanh, đào ao nuôi tôm, hoặc các quá trình tự nhiên như xói mòn, bão lũ, cháy rừng... Chất lượng môi trường vùng ĐNN bị ô nhiễm do: Chất thải công nghiệp Hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp không chỉ gây ảnh hưởng cho đất mà theo nguồn nước ngầm còn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ở vùng ĐNN Chất hữu cơ (BOD) kèm theo chất dinh dưỡng và hóa chất độc giúp cho tảo độc phát triển mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sản, đến môi trường và hoạt động du lịch Sử dụng các hóa chất độc hại khai thác tài nguyên ĐNN: Việc sử dụng thuốc nổ, độc tố Xyanua để đánh bắt cá gây ô nhiễm môi trường nước, phá hủy hệ sinh thái dưới nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxda_dang_sinh_hoc_cac_khu_ramsar_0943.docx