Sở hữu tư liệu sản xuất và nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam

• Tính thống nhất:

 

* Các TPKT không tồn tại biệt lập mà là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất.

 

* Các TPKT cùng chịu sự chi phối bởi các qui luật kinh tế thị trường và sự quản lý của nhà nước XHCN.

 

* Trong quá trình phát triển các TPKT có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau đồng thời sự biến đổi của thành phần kinh tế này sẽ làm ảnh hưởng đến thành phần kinh tế khác.

 

ppt38 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Sở hữu tư liệu sản xuất và nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương XI: sở hữu tư liệu sản xuất và nền kinh tế nhiều thành phần trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam I. Sở hữu TLSX trong TKQĐ lên CNXH Ở Việt Nam: I. 1 Sở hữu TLSX và vai trò của nó: I.1.1 Khái niệm :Sở hữu là quan hệ giữa người và người trong việc chiếm hữu của cải Chiếm hữu Sở hữu Quan hệ giữa người và vật Quan hệ giữa người và ngừoi Đối với vật Các khái niệm liên quan Nội Dung Kinh tế nội Dung Pháp lý Đối Tượng Sở hữu Chủ Thể Sở hữu Chế Độ Sở hữu Trong quan hệ sở hữu của cải vật chất thì quan hệ sở hữu về TLSX đóng vai trò quyết định. - Sự xuất hiện của các hình thức sở hữu TLSX do tính chất và trình độ của LLSX qui định. - Mỗi PTSX đều có một loại hình sở hữu đặc trưng, trong một loại hình sở hữu thì có nhiều hình thức sở hữu thể hiện. I.1.2 Vai trò của sở hữu TLSX: Quan hệ sở hữu là cơ sở của quan hệ sản xuất. Quan hệ sở hữu quyết định bản chất kinh tế – xã hội. Quan hệ sở hữu thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. I.2 Cơ cấu sở hữu trong thời kỳ quá độ: Đặc điểm của TKQĐ qui định tính đa dạng của cơ cấu sở hữu. Xây dựng quan hệ sở hữu, xuất phát từ đặc điểm của quá độ ”rút ngắn” ở nước ta. Cơ cấu sở hữu trong TKQĐ bao gồm nhiều loại hình sở hữu, thể hiện ở nhiều hình thức sở hữu. Các hình thức sở hữu không tồn tại biệt lập, mà đan xen và tác động lẫn nhau. Các loại hình và hình thức sở hữu TLSX ở VN hiện nay Công cộng Tư nhân Hỗn hợp Nhà nước Tập thể Cá thể Tiểu chủ Tư Bản Tư nhân Vai trò, ưu thế của sở hữu: Sở hữu công cộng: Vừa là phuơng tiện vừa là mục tiêu cần thực hiện trong xây dựng CNXH. Tạo cơ sở bình đẳng cho mọi người trước TLSX, bố trí hợp lý tài nguyên trong phạm vi xã hội. Công cụ định hướng nền KT đi lên CNXH. Sở hữu tư nhân: Phát huy tính năng động và linh hoạt của chủ thể. Chủ thể có dược công cụ và phương tiện thực hiện những dự án cho là hợp lý. Động lực thúc đẩy con người hoạt động kinh tế, tạo cơ hội làm giàu. II. Nền kinh tế nhiều thành phần trong TKQĐ lên CNXH Ở Việt Nam II.1 Tính tất yếu và vai trò của kinh tế nhiều thành phần II.1.1 Tính tất yếu : Thành phần kinh tế (TPKT) là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu TLSX nhất định. Trong TKQĐ, mỗi TPKT dựa trên cơ sở các hình thức tổ chức sản xuất- kinh doanh với qui mô, trình độ công nghệ và chịu sự chi phối bởi các qui luật kinh tế , cơ chế quản lý kinh tế nhất định. Yêu cầu của qui luật QHSX Phải phù hợp với tính chất Và trình độ của LLSX Tính kế thừa trong các hoạt động Kinh tế Yêu cầu của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN Tính Tất Yếu Của KT Nhiều TP II.1.2 Vai trò của kinh tế nhiều thành phần: Nhiều hình thức sở hữu TLSX tạo nên sự phù hợp với thực trạng của LLSX trong TKQĐ. Cho phép khai thác lợi thế so sánh của mỗi TPKT (vốn, lao động, tổ chức quản lý, khoa học và công nghệ…) Tạo điều kiện thực hiện các hình thức kinh tế quá độ. Tạo tiền đề khắc phục tình trạng độc quyền, thiết lập quan hệ cạnh tranh. Giải quyết một số vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội như : việc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo… II.2 Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay: Các Thành Phần Kinh Tế Hiện nay Kinh tế nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân Kinh tế tư bản nhà nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài II.2.1 Kinh tế nhà nước ( KTNN ) KTNN là TPKT dựa trên chế độ sở huu công cộng (toàn dân và nhà nước) về TLSX. Kết cấu: KTNN bao gồm: tài nguyên quốc gia, ngân sách NN, ngân hàngNN, dự trữ NN, kho bạc NN… doanh nghiệp 100% vốn NN và phần vốn NN đầu tư vào các TPKT khác. Chức năng và tổ chức hoạt động: KTNN bao gồm: hệ thống doanh nghiệp (DNNN hoạt động SX-KD , hoạt động công ích) và hệ thống phi doanh nghiệp Hệ thống doanh nghiệp nhà nước DN Công ích DN SX- KD DN thực hiện Mục tiêu An ninh chính trị, Quốc phòng DN thực hiện Mục tiêu Chính sách xã hội KTNN giữ vai trò chủ đạo trên các mặt : Nắm giữ những vị trí trọng yếu, then chốt của nền kinh tế. Tấm gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật. Lực lượng vật chất quan trọng để NN định hướng và điều tiết nền kinh tế. Hỗ trợ các TPKT khác bằng nhiều hình thức và cùng với kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Phương hướng, biện pháp đổi mới DNNN: Cơ cấu lại DNNN trên cơ sở tập trung vào những ngành, lãnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm dịch vụ chủ yếu. Cổ phần hóa DNNN đối với những DN không cần nắm giữ 100% vốn. Giao, bán, khoán, cho thuê các DN loại nhỏ mà NN không cần nắm giữ; sáp nhập, giải thể, cho phá sản những DN không hiệu quả.… Hình thành tập đoàn kinh tế trên cơ sở các tổng công ty NN, có sự tham gia của các TPKT. Tách bạch giữa quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của DN, đổi mới cơ chế, chính sách đối với DNNN theo hướng triệt để xóa bỏ bao cấp; tạo điều kiện hoạt động gắn với thị trường. Các khái niệm: Giao DNNN: việc chuyển DNNN và tài sản nhà nước tại DN thành sở hữu của tập thể người lao động có ràng buộc. Bán DNNN: việc chuyển đổi sở hữu có thu tiền toàn bộ tài sản của DNNN sang sở hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác. Khoán kinh doanh DNNN: là phương thức quản lý DNNN mà bên nhận khoán được giao quyền quản lý DN, có nghĩa vụ thực hiện một số chỉ tiêu, bảo đảm các điều kiện và được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng khoán. Cho thuê DNNN: việc chuyển giao cho người nhận thuê quyền sử dụng tài sản và lao động trong DN theo các điều kiện ghi trong hợp đồng thuê. II.2.2 Kinh tế tập thể (KTTT) KTTT là TPKT bao gồm những cơ sở kinh tế do các thành viên tự nguyện góp vốn, cùng kinh doanh, quản lý theo nguyên tắc tập trung, bình đẳng, cùng có lợi. Đặc điểm: Hình thức hợp tác đa dạng, nòng cốt là Hợp Tác Xã dựa trên sở hữu tập thể và sở hữu của các thành viên. Hình thức KTTT Tổ hợp tác Hợp tác xã Liên minh hợp tác xã Các thành viên liên kết bao gồm cả thể nhân và pháp nhân (người LĐ, hộ sản xuất, doanh nghiệp) thuộc các TPKT, không giới hạn qui mô và địa bàn. Thực hiện phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; lấy lợi ích kinh tế làm chính ( lợi ích thành viên, tập thể và xã hội ) Phương hướng phát triển KTTT: Phát triển KTTT theo phương châm: vững chắc, xuất phát từ yêu cầu thực tiển sản xuất, có những bước đi thích hợp. Trong khu vực nông nghiệp và nông thôn; phát triển theo hướng hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại; thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới. KTTT là con đường xã hội hóa sản xuất, phù hợp với người sản xuất nhỏ trong TKQĐ lên CNXH ở VN, cần có sự hỗ trợ của nhà nước về môi trường thể chế và các chính sách hỗ trợ phát triển. II.2.3 kinh tế tư nhân: II.2.3.1 Kinh tế cá thể, tiểu chủ: Là TPKT dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về TLSX (hộ sản xuất, buôn bán nhỏ) Vai trò: góp phần tạo ra nhiều sản phẩm cho XH, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt trong các lãnh vực: nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ… phát huy nhanh hiệu quả ở qui mô nhỏ. Hạn chế : tính tự phát cao, tổ chức SX phân tán, chất lượng sản phẩm không đồng đều, hạn chế về trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý. Phương hướng phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ: Khuyến khích phát triển trong các lãnh vực, ngành nghề luật pháp không cấm. Cần có sự hỗ trợ của nhà nước trên các mặt: vốn, kỹ thuật, đào tạo nhân lực, thông tin thị trường. Khuyến khích các hình thức hợp tác, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển với qui mô lớn hơn. II.2.3.2 Kinh tế tư bản tư nhân ( TBTN): Là TPKT dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX. Vai trò: đóng góp đáng kể đối với phát triển LLSX trên các mặt : vốn đầu tư, tạo việc làm, kỹ thuật công nghệ, liên kết sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế… Là TPKT rất năng động và nhạy bén với kinh tế thị trường, hiện nay phần lớn đầu tư vào thương mại, dịch vụ và kinh doanh bất động sản, đầu tư vào sản xuất còn ít và chủ yếu là qui mô vừa và nhỏ. Các hình thức tổ chức SX-KD Của KT tư bản tư nhân Doanh Nghiệp Tư nhân Công ty Trách nhệm Hữu hạn Công ty Cổ phần Phương hướng phát triển KT TBTN: Khuyến khích phát triển rộng rãi trong các ngành nghề SX – KD luật pháp không cấm. Bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi về tín dụng, khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực. Xóa bỏ định kiến đối với kinh tế TBTN, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển. Khuyến khích chuyển thành DN cổ phần, bán cổ phiếu cho người lao động, liên kết với các thành phần kinh tế khác. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước nhằm hạn chế tính tự phát. II.2.4 Kinh tế tư bản nhà nước (KT TBNN): Là TPKT thể hiện sự liên kết về kinh tế giữa nhà nước (XHCN) với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước. Sự tồn tại KTTBNN là tất yếu khách quan, phù hợp với lý luận về TKQĐ lên CNXH. Ở Việt Nam, KTTBNN tồn tại dưới các hình thức: xí nghiệp liên doanh, hợp tác sản xuất, gia công, đại lý.… KTTBNN đóng góp ngày càng nhiều cho phát triển kinh tế VN và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Các Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất Kinh Doanh Của KT TBNN Với Tư Nhân Trong nước Với Tư Bản Nước ngoài Công ty hợp doanh Công ty cổ phần -Công ty liên doanh -Các khu chế xuất, công nghiệp -Gia công, đại lý -Tư vấn kỹ thuật II.2.5 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: là khu vực kinh tế bao gồm các DN: 100% vốn nước ngoài, các liên doanh giữa đối tác bên ngoài với DNNN hoặc với DN thuộc các TPKT khác. Vai trò: đóng góp cho xuất khẩu và giải quyết việc làm ngày càng nhiều, đóng góp vào GDP ngày càng tăng… Phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Phướng phát triển: cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý tạo điều kiện thuận lợi trong đầu tư; hướng đầu tư vào xuất khẩu, kết cấu hạ tầng, thu hút công nghệ cao, giải quyết việc làm .. . - Vốn thực hiện đạt 4,2 - 4,5 tỉ USD, tăng 24% so với năm 2006; - Cơ cấu ngành: công nghiệp - xây dựng khoảng 60%, nông - lâm -ngư nghiệp 6% về dịch vụ 34%; - Doanh thu xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17 tỉ USD (tăng 23% so với năm 2006), nhập khẩu 19 tỉ USD (tăng 16,5 % so với năm 2006). - Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuyển dụng 24 vạn lao động trực tiếp, đưa tổng số lao động trong khu vực đầu tư nước ngồi lũy kế đến cuối năm 2007 là 1,4 triệu người; - Vốn cấp mới đạt 6,8 tỉ USD, (tăng 5% so với năm 2006) trong đó vốn đầu tư cấp mới đạt khoảng 5 tỉ USD.( nguồn: Bộ KH-ĐT) II.3 Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa các TPKT: Tính thống nhất: Các TPKT không tồn tại biệt lập mà là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất. Các TPKT cùng chịu sự chi phối bởi các qui luật kinh tế thị trường và sự quản lý của nhà nước XHCN. Trong quá trình phát triển các TPKT có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau đồng thời sự biến đổi của thành phần kinh tế này sẽ làm ảnh hưởng đến thành phần kinh tế khác. - Sự mâu thuẫn: Mỗi TPKT đều có đặc trưng riêng về hình thức sở hữu do đó chịu sự chi phối bởi những qui luật kinh tế riêng và theo đuổi những lợi ích kinh tế khác nhau. Mâu thuẫn giữa các TPPKT làm cho cạnh tranh trở thành tất yếu. II.4 Định hướng XHCN trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần: Phát triển các TPKT phải dựa trên tiêu chuẩn: phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao hiệu qủa KT- XH Đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, nhất quán trong chính sách duy trì và phát triển lâu dài kinh tế tư nhân. Nâng cao địa vị làm chủ của người lao động, thực hiện nhiều hình thức phân phối, thừa nhận sự tồn tại các hình thức thuê mướn lao động nhưng ngăn chặn biến thành quan hệ thống trị. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Tài liệu tham khảo: Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin ( bộ giáo dục và đào tạo) NXB CTQG 2002 Tr 304-322 Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở VN: lý luận và thực tiễn. GS-TS Lê Hữu Nghĩa; TS Đinh Văn Ân. (NXB CTQG Hà Nội- 2004) 3. Cổ phần hóa DNNN những vấn đề lý luận và thực tiễn. PGS- TS Lê Hồng Hạnh (NXB CTQG Hà Nội- 2004) 4. DNNN trong thời kỳ CNH- HĐH. TS Phan Đăng Tuất (NXB CTQG Hà Nội- 2000) 5. Phát triển kinh tế tư nhân định hướng XHCH. Trần Ngọc Bút (NXB CTQG Hà Nội- 2002) 6. Về thành phần kinh tế tư bản nhà nước. GS- TS Trần Ngọc Hiên (NXB CTQG Hà Nội- 2002) 7 Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới.(đại hội VI, VII, VIII,IX) NXB CTQG Hà Nội- 2005 Câu hỏi ôn tập: Các hình thức sở hữu TLSX ở nước ta hiện nay ? Lợi ích của sự tồn tại các TPKT ở Việt Nam trong TKQĐ ? Đặc điểm của các TPKT ở Việt Nam trong TKQĐ ? Mối quan hệ giữa các TPKT ở nước ta hiện nay ? Bài tập tình huống: 1.Hãy chứng minh rằng sự biến đổi và phát triển của sở hữu là quá trình lịch sử tự nhiên. Có thể xóa bỏ ngay chế độ tư hữu được không ? Vì sao ? 2.Theo Bạn để thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thì doanh nghiệp nhà nước có cần thiết phải giữ vị trí độc quyền không ? Vì sao ? 3.Giả định Bạn là một nhà hoạch định chính sách, hãy dự báo xu hướng vận động và đề xuất ba giải pháp mà bạn cho là thiết thực nhất theo thứ tự để phát triển TPKT cá thể, tiểu chủ ở nước ta hiện nay. 4.Có quan điểm cho rằng: phát triển kinh tế tư bản tư nhân đòi hỏi phải tăng cường quản lý nhà nước đối với thành phần kinh tế này… Bạn có nhận xét gì về quan điểm trên, nếu Bạn là một nhà đầu tư tư nhân. 5. Giữa hai phạm trù “tập thể hóa” và “hợp tác hóa” cái nào thuộc về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, vì sao bạn có sự lựa chọn đó ? 6. Theo Bạn trong nông nghiệp ở nước ta: hộ nông dân cá thể và hợp tác xã nông nghiệp hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nào phù hợp hơn ? Hãy đưa ra những dẫn chứng sinh động để minh họa cho nhận định của Bạn. 7. Những cuộc đình công của công nhân liên tiếp diễn ra trong thời gian qua đều tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, theo bạn đâu là nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề trên ?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong XI KTCT P2.ppt
Tài liệu liên quan