Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Đất nước tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Vì thế, cùng một lúc Đảng phải lãnh đạo hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền khác nhau.

Sau khi thực dân Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ, đế quốc Mĩ tìm moi cách hất cẳng Pháp nhảy vào miền Nam với âm mưu biến miền Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Mĩ tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng và thành lập Ngụy quân Ngụy quyền. Chúng liên tục mở các chiến dịch tố cộng, diệt cộng.

Trước âm mưu của Mĩ, Nguỵ đối với miền Nam, Đảng ta chủ trương chuyển Cách mạng miền Nam sang gìn giữ lực lượng.

 

docx14 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc nên đánh hay hoà với Pháp, Đảng ta chủ trương thực hiện sách lược hoà Pháp cùng với việc kí hiệp định sơ bộ vào ngày 6-3-1946. Căn cứ vào lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Đảng đã đề ra đường lối kháng chiến chống Pháp: mục đích cuộc kháng chiến là giành độc lập cho dân tộc; nhiệm vụ của cuộc kháng chiến là chống thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai; tính chất của cuộc kháng chiến là kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn dịên; phương châm chiến lược của cuộc cách mạng là đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, phòng ngự, cầm cự và tổng tiến công. Năm 1950, Đảng ta chủ trương mở chiến dịch biên giới. Thắng lợi của chiến dịch biên giới đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm hết sức quí báu về chỉ đạo chiến tranh. Kể từ đây, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta cũng bắt đầu nhận được sự viện trợ về vật chất, tinh thần. Đảng chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953-1954) với ý đồ chiến lược: không đánh lớn ở đồng bằng Bắc bộ mà đánh lên hướng tây bắc và lào với phương án tác chiến đánh chắc, thắng chắc. Thực hiện chủ trương của trung ương, tháng 11-1953, bộ đội ta bắt đầu tiến quân lên Tây bắc. Chỉ trong một thời gian ngắn, ta đã giải phóng toàn bộ tỉnh Lai Châu, làm Na-va phải điều quân về Điện Biên Phủ và đồng thời xây dựng Điện Biên Phủ thành căn cứ quân sự mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương. Sau khi mọi công tác chuẩn bị cho Điện Biên Phủ đã hoàn tất, tiếng súng Điện Biên Phủ bắt đầu nổ vào ngày 13-3-1954. Trải qua ba đợt tiến công liên tục, ngày 7-5-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ giành được thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đã giải phóng được hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện đưa miền Bắc đi lên CNXH, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. b. Đảng lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược Đất nước tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Vì thế, cùng một lúc Đảng phải lãnh đạo hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền khác nhau. Sau khi thực dân Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ, đế quốc Mĩ tìm moiï cách hất cẳng Pháp nhảy vào miền Nam với âm mưu biến miền Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Mĩ tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng và thành lập Ngụy quân Ngụy quyền. Chúng liên tục mở các chiến dịch tố cộng, diệt cộng. Trước âm mưu của Mĩ, Nguỵ đối với miền Nam, Đảng ta chủ trương chuyển Cách mạng miền Nam sang gìn giữ lực lượng. Đây chính là hình thức đấu tranh chính trị. Năm 1957, đồng chí Lê Duẩn cùng với các đồng chí trong trung ương cục miền Nam tiến hành soạn thảo đề cương cách mạng miền Nam. Đề cương nêu rõ mục tiêu của cách mạng miền Nam là xây dựng miền Nam theo con đường hoà bình trung lập tiến tới thống nhất đất nước. Nội dung nêu rõ con đường phát triiển của cách mạng miền Nam vẫn không ngoài con đường cách mạng bạo lực. Sau khi đề cương ra đời, tình hình cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ. Hội nghị trung ương vào tháng 12-1962 đã vạch ra phương pháp tiến hành chiến tranh cách mạng ở miền Nam để chống lại chiến tranh đặc biệt của Mĩ. Hội nghị chủ trương đẩy đấu tranh vũ trang song song đấu tranh chính trị. Thực hiện chủ trương này, trên chiến trường miền Nam, ta liên tục giành được những thắng lợi lớn. Sau thất bại của chiến lược chiến tranh đặc biệt, Mĩ chuyển sang chiến tranh cục bộ. Đảng vạch ra phương châm phải tranh thủ thời gian giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn. Đối với Mĩ: tiêu diệt và tiêu hao đại bộ phận của quân Mĩ, làm cho quân Mĩ bị tổn thất nặng, đến một lúc nào đó không còn là chỗ dựa cho quân Nguy. Đối với Nguỵ: chúng ta tiêu diệt, làm tan vỡ đại bộ phận của Nguỵ, làm quân Ngụy không còn khả năng giữ được chính quyền. Thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng, trên chiến trường miền Nam quân và dân ta giành được những thắng lợi lớn. Kết quả, ta đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ. Thắng lợi của Mậu Thân 1968 đã đưa đến việc ra đời của chính phủ lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam. Năm 1968, Mĩ tiến hành Việt Nam hoá chiến tranh với chiến lược dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam, người Đông Dương đánh người Đông Dương.Trước âm mưu này, chủ trương của Đảng la øđẩy mạnh hơn nữa sự tiến công của bộ đội chủ lực và nhằm vào chủ lực quân Nguỵ tiêu diệt. Đồng thời được sự chi viện mạnh về sức người, sức của của hậu phương miền Bắc, trên chiến trường miền Nam quân và dân ta tiếp tục dành được những thắng lợi hết sức to lớn. Thực hiện chủ trương của Đảng, ta liên tiếp giải phóng được các tỉnh thành và sáng 29-4-1975, ta ồ ạt tiến đánh và bao vây thành phố Sài Gòn. 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng được cắm trên nóc dinh Độc Lập, kết thúc thắng lợi hoàn toàn chiến dịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ là thắng lợi của sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Ngay từ đầu Đảng đã đề ra đường lối đúng đắn, đồng thời còn tổ chức và lãnh đạo được toàn dân đứng lên giành chính quyền cách mạng. 3. Đảng lãnh đạo nhân dân ta xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước (1975-nay) a. Thời kỳ mười năm đầu 1975-1985 Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước đã được độc lập. Đảng chủ trương mau chóng hoàn toàn thống nhất nước nhà về mọi mặt và đưa cả nước cùng tiến lên CNXH. Đường lối chung của cách mạng XHCN là đường lối phát triển kinh tế của cả nước trong thời kỳ quá độ do đại hội Đảng lần IV (12-1976) đề ra. Tuy nhiên, chủ quan trong việc đánh giá tình hình nước ta sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thiên về những thuận lợi, nhẹ về những khó khăn; đề ra các chỉ tiêu quá cao, chủ quan nóng vội muốn bỏ qua những bước đi cần thiết như chủ trương nhanh chóùng cải tạo XHCN ở miền Nam,... Tháng 3-1982, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng được triệu tập. đánh giá những thành tựu và khuyết điểm phân tích thực trạng kinh tế-xã hội của đất nước, rút ra những bài học kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh chống xâm lược và bảo vệ tổ quốc. b. Thời kỳ 1986 đến nay: Cuối năm 1986, tại đại hội VI, với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", Đảng ta đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Thành tựu đạt được: Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh. Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị. Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, ham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế. Khuyết điểm và yếu kém: Nước ta còn nghèo và kém phát triển, chúng ta lại chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm cho tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển. Tình hình xã hội còn nhiều tiên cực và nhiều vấn đề phải giải quyết. Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất có phần vừa lúng túng, vừa buông lỏng. Quản lí nhà nước về kinh tế, xã hội còn yếu kém. Hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm. Công cuộc đổi mới của Đảng ngày nay ngày càng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân cả nước. Sự nghiệp cách mạng của nước ta do Đảng ta lãnh đạo. Đảng ta là đảng cầm quyền. Những thắng lợi và thành tựu, những thất bại và tổn thất của cách mạng đều gắn liền vói trách nhiệm của Đảng. Vai trò của Đảng là rất quan trọng đối với việc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxygadfkuadgfagoadshfuiayewpogjABVI (1).docx
Tài liệu liên quan