Sự tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật trên thế giới

5.3.1 Luật thành văn: bao gồm

- Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia.

- Văn bản điều ước quốc tế tham gia và chịu sự ràng buộc.

- Các văn bản luật và đạo luật

- Các văn bản dưới luật

5.3.2 Tập quán pháp

- Được ghi nhận thứ 2 sau luật thành văn vì tập quán pháp có 2 yếu tố sau:

+ Khách quan: Tập quán pháp trở thành một thói quen tự nhiên.

+ Chủ quan: là do sự chấp nhận tình bắt buộc của các tập quán đối các chủ thể.

- Các loại tập quán:

+ Các tập quán được dẫn chiếu bởi các nhà làm luật.

+ Các tập quán được áp dụng một cách dương nhiên.

Ví dụ: Khi phụ nữ lấy chồng thị họ của cô ta được đổi đương nhiên sang họ của chồng.

+ Các tập quán trái với luật nhưng không trái với trật tự công cộng và các quy phạm mang tính mệnh lệnh.

 

docx17 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Sự tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời. Số lượng vụ việc toà đại pháp ngày nhiều => án lệ ngày càng nhiều và trở thành và nó trở thành những nguyên tắc pháp lý chung. 4.1.4 Thời kỳ thứ 4 (từ 1832 - cuối thế kỷ 19) => Là thời kì tiến hành cải cách tư pháp ở Anh. Năm 1832, sau khi ra đời luật tổ chức Toà án thì người ta cho phép dù là toà án đại pháp hay toà án hoàng gia khi giải quyết vụ việc có thể áp dụng án lệ của Toà án hoàng gia hoặc án lệ của toà đại pháp => thống nhất hệ thống pháp luật của Anh. 4.1.5 Thời kỳ thứ 5 (từ thế kỷ XX - nay) Ra đời hình thức pháp luật mới là việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hình thức này chính thức từ 1972 do những biến đổi của xã hội phát sinh về nhiều mối quan hệ mới. 4.2 NGUỒN LUẬT 4.2.1 Án lệ (tiền lệ pháp): là nguồn luật cơ bản, chủ yếu - Một bản án phải đảm bảo các điều kiện sau: + Án lệ phải là cái tồn tại từ trước phù hợp với noọi dung vụ việc phán xét và thẩm phán không phải là người tạo luật mà trên cơ sử án lệ phù hợp trước đó. + Tiêu chuẩn về mặt thực tiễn: Một án lệ phát phải đảm bảo tính ổn định và chắc chắn của hệ thống nghĩa là bản án trước đó áp dụng thế nào thì sau đó áp dụng thế đó => những tiêu chuẩn về mặt nguyên tắc - Các thành phần của án lệ: 2 phần + Phán quyết: Nội dung phần này rất là dài vì kết quả của quá trình tranh tụng nên phải ghi lại (viện dẫn các bản án trước đó). + lập luận: phần chủ yếu của bản án chứa đựng chứng cứ pháp lý và là phần bắt buộc khi bản án trở thành án lệ. Tuy nhiên, còn một phần nữa là phần bình luận của thẩm phán nó không phải là phần bắt buộc. - Các nguyên tắc ghi án lệ:  + Mỗi Toà án bị buộc phải theo những phán quyết của Toàn án cấp cao hơn trong cùng một hệ thống. + Các bản án của Toà án khác hệ thống không có giá trị bắt buộc. + Chỉ có những quyết định của thẩm phán dựa trên những chứng cứ pháp lý của một bản án trước đó thì mới có gia trị bắt buộc cho việc giải quyết vụ án có giá trị sau này. + Nếu bản án trước đó không dựa vào án lệ trước thì không có giá trị hiệu lực. +Yếu tố thời gian không ảnh hưởng đến hiệu lực của án lệ, án lệ chỉ không có giá trị khi những tuyên bố huỷ hoặc bãi bỏ. - Thẩm quyền ghi chép án lệ ở Anh: + Trước đây được tiêbs hành bởi nhiều cá nhân nhất định + Năm 1875, ở Anh thành lập hội đồng ghi chép án lệ => ghi chép tóm tắt các bản án và được thông qua thì mới có giá trị là một án lệ sau này. 4.2.2 Luật thành văn => Bao gồm những đạo luật do nghị viện Anh ban hành và các cơ quan nhà nước khác được ban hành trên cơ sở uỷ quyền của nghị viện. - Ở Anh không có hiến pháp thành văn nhưng có hiến pháp bất thành văn. Hiến pháp bất thành văn ghi nhận các nguyên tắc tổ chức và sử dụng quyền lực ở Anh như chủ quyền quốc gia, quá trình tổ chức sử dụng quyền lực và kiểm soát quyền lự nhà nước được tập hợp trong các quy định nắm vai trò ở văn bản quy phạm pháp luật, án lệ. - Sau 1972 số lượng văn bản pháp luật ngày càng nhiều. - Ở Anh không có cơ quan bảo hiến. 4.3 CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH 4.3.1 Thông luật: có những đặc trưng - Được hình thành bắt đầu từ pháp luật tố tụng + Cuối thé kỷ XII Hội đồng hoàng gia thành lập Toà án hoàng gia để nhân danh nhà vua giải quyết các vụ việc phát sinh và tồn tại song song với Toà án địa phương nhưng quyền của Toà án hoàng gia ngày càng mở rộng nên dần thay thế sự tồn tại của Toà án đại phương. + Trong thời gian đầu Toà án hoàng gia xét xử lưu động và hàng năm thì gặp gỡ 1 lần ở London để phân tích, đánh giá, lựa chọn tập quán áp dụng chung cho cả nước Anh.  => Các nguyên tắc này không được hình thành bằng con đường lập pháp mà bằng các phán quyết của Toà án và nguyên tắc tiền lệ pháp được tuân thủ và phất triển rất nhanh. + Năm 1966, khi thượng viện tuyên bố mình cũng chịu ràng buộc của những nguyên tắc này thì vị trí của nó được nâng lên rất nhiều. + Ban đầu bộ phận thông luật của nước Anh được coi rất là linh hoạt nhưng về sau nó trở nên cứng nhắc, vì hai lý do: +Tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc bất di, bất dịch +Sự hình thành và tồn tại của hệ thống "trác lệnh" Trác lệnh là lệnh hầu toà (writ) +Toà án xét xử là một đặc quyền (lúc đầu xét xử vụ việc phát sinh của quý tộc) và để được Toà án hoàng gia xét xử thì nguyên đơn thì nguyên đơn phải nộp đơn kiện và lệ phí ở hội đồng thư ký của Toà án hoàng gia và hội đồng yêu cầu nguyên đơn đáp ứng đầy đủ yêu cầu về mặt thủ tục. +Khi có trác lệnh nguyên đơn mới được lên tiếng yêu cầu Toà án hoàng gia giải quyết và sau đó Toà án hoàng gia buộc bị đơn phải thực hiện yêu cầu của nguyên đơn theo nội dụng của trác lệnhn => nếu bị đơn không thực hiện mà chống lại thì bị đơn phải ra hầu toà.  +Số lượng trác lệnh ngày càng nhiều trên cơ sở phân nhóm các loại vụ việc và mỗi loại vụ việc thì có trác lệnh mẫu. => pháp luật Anh trở nên cứng nhắc, nặng về hình thức - Vai trò của luật tố tụng giải thích tại sao Luật La mã ảnh hưởng ít đến luật Anh - Việc phân biệt giữa luật công và luật tư đã bị loại bỏ luật công phát triển với nguyên nhân là do Toà án hoàng gia nhân danh nhà vua giải quyết và bảo vệ quyền lực của mình nhà vua. - Hệ thống thông luật không còn phù hợp với những yêu cầu của luật thương mại quốc tế. Ở Anh người ta thành lập các Toà án Thương mại, thành phần của Toà án Thương mại bao gồm: 1 thị trưởng, 1 thương nhân và 1 người nước ngoài. Tuy nhiên, từ thế kỷ XVIII trở đi luật tập quán được sáp nhập với thông luật, Toà án hoàng gia thay cho Toà án Thương mại. 4.3.2 Luật công bằng - Khi vụ kiện dân sự bị Toà án hoàng gia từ chối xem xét thì đương sự được quyền yêu cầu nhà vua giải quyết việc đệ đơn phải được thông qua một vị thư ký của nhà vua (Đại trượng ấn) người Đại trượng ấn là một linh mục. Về sau vụ việc nhiều quá nên nhà vua không giải quyết nổi nên đã giao cho Đại trượng ấn nhưng số lượng ngày càng nhiều => Cuối thế kỷ thứ XV, 1 Toà án đặc biệt được lập ra để giải quyết các vụ việc loại này là Toà Đại pháp (chauesry lourt) hay Toà án luật công bằng (Đại trượng làm quan toà, giải quyết vụ việc dựa vào cảm tính của Đại trượng ấn hoặc của nhà vua). Từ thế kỷ XVI trở đi những người điều hành và tổ chức Toà Đại pháp là các luật sư, giải quyết các vụ việc thì dựa theo án lậ của Toà Đại pháp => các nguyên tắc pháp lý của luật công bằng chịu ảnh hưởng của luật tôn giáo, luật Anh cổ. - Những đặc trưng của luật công bằng + Luật công bằng được hình thành từ tiền lệ riêng của Toà àn công bằng. + Các giải pháp lý của luật công bằng mang tính mềm dẻo và tuỳ ý. +Thẩm phán của Toà án luật công bằng chỉ can thiệp nếu hoạt động của bị đơn được coi là trái nguyên tắc đồng thời nguyên đơn phải có tư cách đạo đức tốt. Thẩm phán sẻ không đứng ra bảo vệ những người có tư cách đạo đức không tốt. + Luật thực chất được coi trọng hơn là các quy địng mang tính thủ tục. 4.4 MỘT SỐ CHẾ ĐỊNG PHÁP LÝ ĐẶC THÙ  4.4.1 Uỷ thác: được áp dụng - Để bảo vệ lợi ích của người không có năng lực pháp luật  - Để giải quyết mối quan hệ của pháp nhân (phát sinh trong nội bộ pháp nhân) - Để áp dụng trong trường hợp chia thừa kế theo di chúc 4.4.2 Chế định Estoppl Chế định đặc của luật công bằng để những người chịu trách nhiệm với lời nói và lời hứa của mình. 4.5 HỆ THỐNG CƠ QUAN TOÀ ÁN ANH 4.5.1 Cấp dưới Toà án dân sự sơ thẩm cấp 1, Toà án hành chính và hình sự cấp 1 4.5.2 Toà cấp trên (cấp tối cao) a. Cấp sơ thẩm - Toà dân sự cấp 2 bao gồm: Toà án hoàng gia (Toà hàng hải, Toà thương mại): Toà án luật công bằng (Toà công ty, Toà phá sản và Toà án gia đình). => khoảng 1/4 bản án của Toà án dân cấp 2 sự trở thành án lệ - Toà hình sự sơ thẩm cấp 2: Các bản án không trở thành án lệ b. Cấp phúc thẩm Xét xử phúc thẩm cho Toà án dân sự sơ thẩm cấp 1 và Toà hình sự sơ thẩm cấp 2 (gồm 16, (6 thẩm phán) => 2/4 bản án trở thành án lệ trong cùng hệ thống. 4.5.3 Cấp xét xử tối cao a. Uỷ ban phúc thẩm thượng nghị viện: Đây là cấp xét xử cao nhất Hội đồng xét sử gồm 5 thẩm phán theo quan điểm của họ sẻ tạo ra các nguyên tắc pháp lý mới => chức năng: phá án (phá huỷ bản án), (75% bản án của uỷ ban thượng nghị viện trở thành án lệ) b. Hội đồng cơ mật Hoàng gia Anh Đây là cơ quan tư vấn chính cho Hoàng gia bao gồm các luật sư uy tín của nước Anh, sử dụng hệ thống pháp luật Anh - Mỹ và khi xem xét, giải quyết vấn đề thì người ta căn cứ vào luật của Anh và hệ thống pháp luật Anh - Mỹ. BÀI 5: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA PHÁP  5.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGUỒN GỐC LỊCH SỬ - Hệ thống pháp luật của Pháp trải qua nhiều biến cố lịch sử và hình thành sau những biến cố lịch sử mang tính đột biến. - Sự kiện quan trọng nhất là ảnh hưởng của cuộc CMTS Pháp năm 1789. + Trước năm 1789: Ở Pháp không có hệ thống pháp luật thống nhất mà tồn tại 2 loại luật lệ khác nhau bao gồm:  _Các quy định thành văn có nguồn gốc từ luật La mã cổ được sử dụng chủ yếu ở vùng phía Nam nước Pháp. _Luật tập quán: Thường của hệ thống pháp luật Đức, được sử dụng chủ yếu ở vùng phía Bắc nước Pháp. + Năm 1789: Giai cấp tư sản tiến hành cuộc CMTS và trong những cải cách quan trọng trong cuộc CM này là cải cách tư pháp - cải cách hiến pháp và tiến hành quá trình pháp điển hoá pháp luật của Pháp. Xây dựng hàng loạt các bộ luật: Bộ luật Dân sự, Bộ luật tố tụng Dân sự (1806), Bô luật Thương Mại (1807), Bộ luật tố tụng hình sự (1809), Bộ luật Hình sự (1810), và sau đó là Bộ luật tố tụng Dân sự và Hình sự đã được thay thế. 5.2 BỘ LUẬT DÂN SỰ PHÁP (BỘ LUẬT NAPOLEON) => Là biểu tượng cho hệ thống pháp luật của Pháp và cho các nền văn hoa Pháp. - Ưu trộn:  + Về mặt hình thức: Ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Pháp, rất hoàn hảo và chỉnh chu. + Về mặt kỷ thuật lạp pháp: Hiệu quả Ngôn ngữ chính xácv Ngôn ngữ đơn giản (phổ thông) làm cho mọi người đều hiểuv + Về nội dung: Gồm lời nói đầu và ba quyển với 2283 điều _Quyển 1: Thể nhân (cá nhân) _Quyển 2: tài sản và quyền sở hữu _Quyển 3: Các phương thức sở hữu  - Những giá trị của Bộ luật Napoleon (3 giá trị cơ bản) + Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người đã có một Bộ luụât chính thức khẳng định sự bình đẳng giữa các nhân trước pháp luật. + Đây là lần đầu tiên trong lịch sử có một Bộ luật quy định chính thức nghĩa vụ của cá nhân đối với hợp đồng. + Đây là lần đầu tiên trong lịch sử có Bộ luật đảm bảo quyền sở hữu tài sản với cá nhân. 5.3 NGUỒN LUẬT 5.3.1 Luật thành văn: bao gồm - Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia. - Văn bản điều ước quốc tế tham gia và chịu sự ràng buộc. - Các văn bản luật và đạo luật - Các văn bản dưới luật 5.3.2 Tập quán pháp - Được ghi nhận thứ 2 sau luật thành văn vì tập quán pháp có 2 yếu tố sau: + Khách quan: Tập quán pháp trở thành một thói quen tự nhiên. + Chủ quan: là do sự chấp nhận tình bắt buộc của các tập quán đối các chủ thể. - Các loại tập quán:  + Các tập quán được dẫn chiếu bởi các nhà làm luật. + Các tập quán được áp dụng một cách dương nhiên. Ví dụ: Khi phụ nữ lấy chồng thị họ của cô ta được đổi đương nhiên sang họ của chồng. + Các tập quán trái với luật nhưng không trái với trật tự công cộng và các quy phạm mang tính mệnh lệnh. 5.3.3 Án lệ - Có nhiều điều khoản ghi nhận các bản án trở thành nguồn luật  - Các học thuyết và nguyêt tắc pháp lý 5.4 CẤU TRÚC PHÁP LUẬT 5.4.1 Pháp luật của Pháp phân loại thành luật công bằng và luât tư 5.4.2 Các chế định pháp lý đặc trưng- Chế định về nghĩa vụ - Chế định pháp lý về hôn nhân – gia đình - Chế định pháp lý về pháp nhân 5.5 HỆ THỐNG CƠ QUAN TOÀ ÁN Ở PHÁP [B]5.5.1 Tài phán tư pháp: Được chia làm 3 cấp: Sơ thẩm, phúc thẩm, tối cao a. Toá sơ thẩm và phúc thẩm[ +Toà án dân sự: gồm  - Toà án dặn thông thường + Sơ thẩm: Toà dân sự sơ thẩm câp 1, Toà dân sự sơ thẩm câp 2. + Phúc thẩm: Toà phúc thẩm (toà thượng thẩm) - Toà án dân sự đặc biệt: Toà thương mại và toà lao động. +Toà Hình sự: Gồm - Toà hình sự thông thường: + Sơ thẩm: Toà vi cảnh Toà tiểu hình + Phúc thẩm: Toà tiểu hình phúc thẩm Toà đại hình phúc thẩm - Toà án hình sự đặc biệt + Toà án vị thành niên + Toà án quân sự + Toà án an ninh quốc gia b. Toà tối cao: xét xử lại - Toà án dân sự:  + 3 Toà dân sự + 1 Toà thương mại + 1 Tòa về các vấn đề xã hội => Toà phán án - Toà hình sự: 1 Toà hình sự 5.5.2 Tài phán luật công  a. Hội đồng hiến pháp: kiểm soát tính hợp hiến của hệ thống pháp luật, kiển soát tính hợp hiến của những cam kết quốc tế. b. Kiểm toán: Toà kiểm toán c. Hành chính: 3 toà - Toà sơ thẩm - Toà phúc thẩm - Tham chính viện +Kiểm tra tính hợp pháp của Nhà nước và cơ quan  + kiểm tra tính hợp pháp của cơ quan lập pháp và hành chính. => Toà xung đột: Cấp tối cao giải quyết các xung đột luật tư và luật công (trừ hiến pháp), giữa nội bộ tài phán tư pháp hoặc công pháp. 5.5.3 Viện công tố: (khác với hệ thống pháp luật của Anh). BÀI 6: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA HỢP CHỦNG QUỐC HOA KÌ 6.1 VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ - Người Anh đã từng xuất hiện ở Bắc Mĩ thế kỷ XVI nhưng luật Anh với thứ thủ tục phức tạp không phù hợp với hoàn cảnh của nước Mĩ với 2 lý do: + Mĩ không có luật gia + Xã hội Mĩ nảy sinh nhiều vấn đề mới ngoài sự điều chỉnh của common law. => Chính vì vậy, sự tuỳ tiện của các quan toà ở Mĩ được thể hiện rõ. - Năm 1776, nước Mĩ độc lập => ý tưởng xây dựng hệ thống pháp luật độc lập cũng nảy sinh. Các nhà luật học tiếp thu luật châu âu lục địa và xay dựng nhiều bộ luật tiêu biểu. Ở một số bang của Mĩ cấm sử dụng án lệ của Anh. 6.2 Luật thành văn của Mĩ 6.2.1 Hiến pháp: Có hiệu lực từ ngày 4/3/1776 bao gồm 7 điều khoản - Đặc điểm: + Là hiến pháp thành văn + Có cơ chế kiểm soát tính hợp hiến + Hiến pháp có giá trị thực tiễn rất cao và thường xuyên được áp dụng. 6.2.2 Các bộ luật và luật - Phần lớn là kết quả của quá trình tập hợp hoá gọi là bộ luật mẫu. - Các văn bản khác do nghị viện ban hành. 6.3 MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN HIẾN PHÁP MĨ Quyền lực nhà nước được phân chia thành ba quyền phân lập  - Lập pháp - Hành pháp  - Tư phap 6.3.1 Tổng thống - Là người đứng đầu nhà nước và cũng là người đứng đầu chính phủ. - Chức năng / nhiệm vụ + Được thành lập chính phủ; được bổ nhiệm, miễn nhiệm các bộ trưởng; hoạt động của bộ trưởng chịu trách nhiệm trước tổng thống. + Tổng thống không có quyền phủ quyết các dự luật của nghị viện nhưng khi đem ra biểu quyết nếu được 2/3 thành viên nghị việntán thành thì văn bản đó sẻ được thông qua và có hiệu lực. + Quyền được bổ nhiệm tổng thống + Quyền được triệu tập các cuộc họp bất thường của thượng nghị viện, hạ nghị viện và nghị viện. 6.3.2 Nghị viện: thường có thượng nghị viện và hạ nghị viện - Hạ nghị viện: Cứ 2 năm bầu cử lại 1 lần theo tỉ lệ dân số của các bang. - Thượng nghị viện: Các thành viên của nghị viện có nhiệm kì 6 năm và cứ 2 thì người ta tiến hành bầu lại 1/3 tổng số thành viên. => Thượng nghị sĩ không được kiêm nhiệm vì để bảo đảm tính độc lập, đối trọng quyền lực => Chức năng cơ bản là làm luật. 6.3.3 Cơ quan tư pháp- Xem xết tính hợp hiến, hợp pháp các văn bản của nghị viện - Xét xử tổng thống - Nghị viện quy định nhiệm vụ, quyền hạn của 1 cơ quan tư pháp trong văn bản luật - Thẩm phán được tổng thống bầu 6.4 HỆ HTỐNG CƠ QUAN TÀI PHÁP CỦA MĨ6.4.1 Toà án liên bang: gồm 2 toà a. Toà án thông thường - Cấp sơ thẩm: Toà án khu vực, gồm có 80 toà và khoảng 500 thẩm phán  => Chức năng: Chủ yếu xét xử các vụ án dân sự như thừa kế, hợp đồng, quan hệ tài sản, hàng hải bản quyền, phá sản… có 1 thẩm phán và trong trường hợp đặc biệt thì có 3 thẩm phán và các vụ án nhỏ thì giao cho thư ký toà án. - Cấp phúc thẩm: gồm có 13 toà phúc thẩm. => Chức năng xét xử các vụ án sơ thẩm + Hội đồng xét xử: gồm có một thẩm phán và trong trường hợp đặc biệt có 3 thẩm phán. - Toà tối cao: Gồm 1 chánh án và 8 thẩm phán => Chức năng:  + Xét xử tranh chấp giữa các bang, tiểu bang. + Dứng ra giải thích luật của nhà nước liên bang  + Xem xét các bản án do nghị viện Mĩ ban hành b. Toà àn đặc biệt - Toà khiếu tố - Toà về thuế - Toà án thương mại quốc tế => Đơn sự có thể đệ đơn lên toà án thông thường hoặc toà án đặc biệt 6.4.2 Toà án tiểu bang: gồm 3 cấp - Cấp sơ thẩm - Cấp phúc thẩm - Tối cao 6.5 ĐÀO TẠO LUẬT VÀ NGHỀ LUẬT Ở MĨ(Lưu ý: so sánh hệ thống pháp luật với nhau (Anh, Mĩ, Pháp).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxjhagdlid'pgalsugefdoigfasgfdgoaidhtoetp (13).docx