Suy tim ( kỳ 2)

1. Sử dụng thuốc :là phương thức bắt buộc cho các bệnh nhân như trình

bày ở trên.

2. Cấy máy tạo nhịp-khử rung: là phương pháp áp dụng cho người có

loạn nhịp, người có nguy cơ đột tử cao.

3. Tái đồng bộ tim: là phương pháp đặt điện cực vào buồng tim phải và

xoang vành tim giúp tim kích thích đồng bộ, có tác dụng giảm triệu chứng, cải

thiện chức năng tim và giảm tỉ lệ tử vong.

4. Phẫu thuật:

 Phẩu thuật điều trị nguyên nhân như phẩu thuật thay van tim nếu

bệnhvan tim, phẩu thuật điều chỉnh tim bẩm sinh, phẩu thuật bắt cầu động mạch

vành cho bệnh tim thiếu máu và nhồi máu cơ tim, phẩu thuật bóc cơ tim cho bệnh

cơ tim phì đại

 Phẩu thuật ghép tim là biện pháp cuối cùng cho bệnh nhân suy tim

giai đoạn cuối

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Suy tim ( kỳ 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Suy Tim (Kỳ 2) Các thuốc thường sử dụng trong điều trị suy tim Nhóm thuốc Thuốc Ghi chú Ức chế men chuyển (ACE inhibitors ) Benazepril Captopril Enalapril Fosinopril Lisinopril Moexipril Thuốc ức chế men chuyển làm dãn mạch máu do đó giảm sự gắng sức của tim qua cơ chế ức chế một trong dây chuyền hệ thống RAA gây co mạch và giữ nước. Thuốc có hiệu quả làm giảm triệu chứng và nhập viện và kéo dài tuổi thọ ở bệnh nhân suy tim. Perindopril Quinapril Ramipril Trandolapril Ức chế thụ thể Angiotensin II Candesartan Eprosartan Irbesartan Losartan Telmisartan Valsartan Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II có tác dụng tương tự như ức chế men chuyển nhưng ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên hiệu quả cần đánh giá thêm ở bệnh nhân suy tim. Thuốc có thể sử dụng phối hợp với thuốc ức chế men chuyển hoặc riêng lẻ khi bệnh nhân không dung nạp với thuốc ức chế men chuyển. Thuốc ức chế Bêta Bisoprolol Carvedilol Metoprolol Thuốc ức chế bêta có tác dụng làm chậm tim và ức chế kích thích quá mức cơ tim trong suy tim. Thuốc có tác dụng kéo dài tuổi thọ và cải thiện triệu chứng cũng như chức năng tim. Thuốc chỉ sử dụng khi suy tim ổn định (hết phù, bớt khó thở), không có chống chỉ định (huyết áp không tụt và nhịp tim không chậm qua, không có co thắt phế quản). Thuốc dãn mạch khác Isosorbide dinitrate Nitroglycerin Thuốc gây dãn mạch nên cải thiện triệu chứng suy tim đặc biệt là suy tim có kèm thiếu máu cơ tim. Thuốc trợ tim glycosides Digitoxin Thuốc có tác dụng tăng sức bóp Digoxin và làm chậm tim nên cải thiện triệu chứng suy tim với chức năng thất trái suy giảm (EF<45%). Cần theo dõi ngộ độc thuốc khi có suy gan, thận. Lợi tiểu Lợi tiểu quai Bumetanide Ethacrynic acid Furosemide Thuốc này giúp thận thải muối và nước, do đó làm giảm mệt và khó thở. Cần theo dõi điện giải như kali máu. Lợi tiểu Thiazide Lợi tiểu giữ kali Thuốc gây lợi tiểu nhưng không làm mất kali máu do đó thường kết hợp với lợi tiểu quai. Khi kết hợp với ức chế men chuyển phải theo dõi điện giải. Thuốc có tác dụng kéo dài Tác dụng lợi tiểu tương tự như lợi tiểu quai nhưng nhẹ hơn . tuổi thọ ở bệnh nhân suy tim nặng. VI. Có mấy cách thức được dùng để điều trị suy tim? 1. Sử dụng thuốc : là phương thức bắt buộc cho các bệnh nhân như trình bày ở trên. 2. Cấy máy tạo nhịp-khử rung: là phương pháp áp dụng cho người có loạn nhịp, người có nguy cơ đột tử cao. 3. Tái đồng bộ tim: là phương pháp đặt điện cực vào buồng tim phải và xoang vành tim giúp tim kích thích đồng bộ, có tác dụng giảm triệu chứng, cải thiện chức năng tim và giảm tỉ lệ tử vong. 4. Phẫu thuật:  Phẩu thuật điều trị nguyên nhân như phẩu thuật thay van tim nếu bệnh van tim, phẩu thuật điều chỉnh tim bẩm sinh, phẩu thuật bắt cầu động mạch vành cho bệnh tim thiếu máu và nhồi máu cơ tim, phẩu thuật bóc cơ tim cho bệnh cơ tim phì đại…  Phẩu thuật ghép tim là biện pháp cuối cùng cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối. VII. Những điều cần lưu ý với người bị suy tim 1. Không được gắng sức nặng như lên dốc, leo cầu thang hoặc làm việc nặng, chơi thể thao đòi hỏi gắng sức nhiều như tennis, bóng đá 2. Không được ăn mặn (nhiều muối hơn 2g/ngày). 3. Tránh các lo âu, căng thẳng kéo dài. 4. Tuân thủ điều trị suy tim do bác sĩ chỉ định. Không tự ý sử dụng toa thuốc hoặc bỏ điều trị bởi vì các bạn khỏe nhiều như bình thường là nhờ điều trị không có nghĩa là các bạn đã hết bệnh. Chi phí cho một lần nhập viện do không điều trị tương đương với điều trị thuốc liên tục trong một năm, chưa kể nguy hiểm tính mạng. 5. Trong thời gian điều trị nếu các bạn cảm thấy mệt hơn, phù nhiều hơn thì nên gặp lại bác sĩ của bạn ngay mà không chờ đến khi hết thuốc. 6. Nên cân nặng hằng ngày, đo huyết áp, theo dõi lượng nước tiểu hằng ngày để báo bác sĩ điều chỉnh thuốc. Suy tim gây nguy hại gì? 1. Mất khả năng lao động, giảm chất lượng sống (không thoải mái trong sinh hoạt thường ngày) 2. Suy tim thường gây tốn kém sức lực và tài chánh cho bản thân và gia đình vì nhập viện nhiều lần. Bệnh nhân cần có thái độ lạc quan , tuân thủ điều trị để đem đến một dự hậu khả quan. 3. Tử vong cao: Một bệnh nhân khi được chẩn đoán suy tim thì có thể xãy ra đột tử bất kỳ lúc nào mà không thể dự báo trước được. Nếu điều trị đúng thì có thể giảm nguy cơ đột tử, giảm suy tim tiến triển và kéo dài tuổi thọ. Làm thế nào để phòng ngừa suy tim? 1. Cần khám bác sĩ khi có viêm họng vì đây là nguyên nhân gây ra bệnh van tim do thấp tim ở trẻ em. Khi có đau khớp, sưng khớp cần đến bác sĩ để xác minh nguyên nhân đau khớp để điều trị tốt thấp khớp cấp 2. Đối với các bệnh nhân có tim bẩm sinh cần được can thiệp sớm để tránh suy tim sau này. 3. Đối với các bệnh nhân lớn tuổi có cao huyết áp, tiểu đường, thiếu máu cơ tim cần điều trị và theo dõi đều đặn để tránh tiến triển suy tim. BS. NGUYỄN HỮU TRÂM EM Khoa Tim mạch – Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsuy_tim_ky_2_2468.pdf
Tài liệu liên quan