Tài liệu ôn thi cao học môn Kinh tế chính trị

Câu 1.

Phân tích điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hóa và tính ưu việt của sản xuất hàng hóa so

với sản xuất tựcấp tựtúc?

TrảLời:

Sản xuất vật chất là cơsởtồn tại và phát triển của xã hội loài người, và đến nay xã hội loài người đã

và đang trải qua 2 giai đoạn sản xuất vật chất, đó là giai đoạn SXTCTT & giai đoạn SXHH

pdf18 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2608 | Lượt tải: 3download
Nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi cao học môn Kinh tế chính trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu ôn thi cao học môn Kinh tế Chính trị Trang 1 Học viên Hoàng Duy Nam Lớp: K17D5 ÔN TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ (Dùng Cho Thi Cao Học Kinh Tế) Câu 1. Phân tích điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hóa và tính ưu việt của sản xuất hàng hóa so với sản xuất tự cấp tự túc? Trả Lời: Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người, và đến nay xã hội loài người đã và đang trải qua 2 giai đoạn sản xuất vật chất, đó là giai đoạn SXTCTT & giai đoạn SXHH • SXTCTT là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm của SX tạo ra là để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. Đây là giai đoạn SX mang tính chất tự phát, năng xuất lao động rất thấp. • SXHH là kiểu tổ chức kinh tế mà SP của SX là để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng thông qua trao đổi hoặc mua bán. - Mục đích của SP SX ra là để bán, để đáp ứng nhu cầu của thị trường nên quá trình SX phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường - Các chủ thể kinh tế hoàn toàn tự chủ và tự quyết định quá trình SX kinh doanh của mình - Quyền lực thuộc về người mua cho nên người SX phải luôn tranh thủ người mua bằng các chính sách về SP, giá cả phân phối cũng như khuyến mại - Các DN hoạt động theo qui luật cạnh tranh kinh tế thị trường Chính vì những đặc điểm như trên, cho nên SXHH chỉ ra đời khi có 2 điều kiện sau đây: 1) Có phân công lao động xã hội mở rộng Phân công LĐ XH mở rộng là toàn bộ LĐ trong XH phân chia ra chuyên môn hóa SX các SP khác nhau, tức hình thành các ngành nghề SX khác nhau do quá trình người LĐ không ngừng nổ lực tìm kiếm & nâng cao hiệu quả của SX. Do có phân công LĐXH nên mỗi người LĐ chỉ chuyên biệt SX về một hoặc một vài loại hàng hóa nhất định, trong khi đó cuộc sống của họ có nhu cầu về nhiều loại hàng hóa khác nhau và để thỏa mãn các nhu cầu đó thì những người SX phải tiến hành trao đổi mua bán hàng hóa với nhau. Đồng thời cũng do phân công LĐXH mở rộng mà NSLĐ tăng cao, SP mà XH sản xuất ra nhiều hơn, SP dư thừa nhiều hơn nên dẫn tới trao đổi, mua bán. Theo đó, có thể nói rằng phân công LĐXH mở rộng là cơ sở của SXHH. Tuy nhiên, đây mới chỉ là cơ sở tiền đề của SXHH. Mác đã chứng minh rằng trong công xã thị tốc Ấn Độ đã có sự phân công LĐ khá chi tiết, nhưng SP của LĐ chưa phải là hàng hóa bởi vì TLSX là sở hữu chung, SP của từng nhóm SX cũng là của chung. Công xã phân phối SP trực tiếp cho từng thành viên để thỏa mãn nhu cầ. Mác viết “Chỉ có những SP của những người LĐ độc lập, không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa”. Do đó, SXHH chỉ ra đời, tồn tại và phát triển khi có điều kiện thứ 2 đó là: 2) Có sự tách biệt về quyền chi phối SP. Tức là những người LĐ trực tiếp không phải là những người sở hữu SP mà họ SX ra mà là những người nắm quyền sở hữu về TLSX (Bởi vì nếu những người LĐ có TLSX thì họ sẽ tự SX ra SP để thõa mãn nhu cầu của mình chứ không cần làm thuê cho những người nắm quyền sở hữu TLSX) Như vậy, chính quan hệ sỡ hữu khác nhau về TLSX đã làm cho những người SX độc lập, đối lập nhau, nhưng họ lại cùng nằm trong một hệ thống phân công LĐXH nên họ phụ thuộc lẫn nhau về SX và tiêu dùng. Trong ĐK ấy, người này muốn tiêu dùng SP của người khác thì phải thông qua trao đổi, mua – bán hàng hóa. Khi có sự tách biệt về quyền chi phối SP thì quá trình trao đổi mua – bán sẽ được thực hiện theo nguyên tắc đền bù ngang giá. Ví dụ: 1 mét vải đổi được 3 kg lúa Tài liệu ôn thi cao học môn Kinh tế Chính trị Trang 2 Học viên Hoàng Duy Nam Lớp: K17D5 Nhưng vì sao mà 1 mét vải lại đổi được 3 kg lúa chứ không phải là 5 hay 10 kg lúa? Vì để SX ra 1 mét vải thì một người LĐ trong ĐK phải mất 5 giờ LĐ và tốn 3000 Calo, trong khi đó để SX ra 3 kg lúa thì một người LĐ trong ĐK bình thường cũng mất 5 giờ LĐ và tiêu tốn 3000 Calo. Ở đây lượng LĐ kết tinh trong 1 mét vải và 3 kg lúa là như nhau và bằng 5 giờ LĐ / 3000 Calo. Vậy hàng hóa là SP của LĐ được mang ra trao đổi theo nguyên tắc đền bù ngang giá. Hàng hóa xuất hiện khi SXHH ra đời. Vậy ta có thể nói rằng phân công LĐXH mở rộng tất yếu có trao đổi SP nên nó là cơ sở, là tiền đề, còn sự tách biệt về quyền chi phối SP mới là ĐK quyết định cho SXHH ra đời. Trong thực tế lịch sử, sự tách biệt về quyền chi phối SP xuất hiện khi có chế độ tư hữu ra đời, và sự tách biệt này có cả trên chế độ công hữu nên ĐK tồn tại của SXHH thì không chỉ dựa trên chế độ tư hữu mà còn cả trên chế độ công hữu. Thực tế lịch sử đã khẳng định điều đó là SXHH ra đời vào cuối chế độ cộng sản nguyên thủy khi xuất hiện phân công lao động lớn lần 1 (chăn nuôi tách khỏi trồng trọt). SXHH ra đời và phát triển yếu ớt chậm chạm qua chế đô chiếm hữu nô lệ, phong kiến và bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở thời kỳ đầu của chế độ TBCN. SXHH phát triển thực sự mạnh mẽ và chở thành đặc trung trong SX TBCN đó là SXHH lớn, tức kinh tế thị trường. SXHH tiếp tục phát triển trong XHCN, nó là tiến bộ chung của văn minh nhân loại, là nấc thang tất yếu khách quan kế tiếp cao hơn, tiến bộ hơn SXTCTT mà nhân loại đạt tới thể hiện qua tính ưu việt của nó sau đây: • Do có phân công LĐXH mở rộng cho nên mỗi một người SX chỉ chuyên biệt về SX một loại hàng hóa nhất định. Quá trình SX một loại hàng hóa nhất định làm cho trình độ tay nghề của người LĐ không ngừng được cải tiến và nâng cao, do đó khối lượng hàng hóa SX ra ngày càng nhiều hay nói cách khác là NSLĐ được tăng cao không ngừng. • Đồng thời do động lực cạnh tranh của thị trường nên người SXHH phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao NSLĐ, nâng cao chất lượng SP nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và tiêu thụ được hàng hóa và thu lợi nhuận nhiều hơn. Vậy chính cạnh tranh đã thúc đấy lực lượng SX phát triển mạnh mẽ • Mặt khác, sự phát triển của SXHH với tính chất mở của các quan hệ HH, tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương, trong nước và quốc tế ngày càng phát triển, từ đó tạo ĐK nâng cao đời sống vật chất của người dân. Từ sự phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng SXHH là một kiểu tổ chức SX vật chất ưu việt, tiến bộ và hiệu quả cao, là kết quả của sự phát triển lực lượng SX. Theo đó Việt Nam chuyển sang kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh là hoàn toàn đúng đắn. ./.. Câu 2. Trình bày định nghĩa về hàng hóa, các thuộc tính của hàng hóa và giải thích vì sao hàng hóa phải là sản phẩm của lao động và so sánh trao đổi được với nhau, Cho ví dụ minh họa? Trả lời: Có thể nói nhu cầu của mỗi một con người là vô tận đối với tất cả mọi loại hàng hóa cả về hữu hình lẫn vô hình, nhưng mỗi một con người lại không thể tự mình làm ra tất cả mọi loại hàng hóa để tự thõa mãn những nhu cầu cá nhân đó. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và tiến bộ của văn minh nhân loại, từ chế độ này qua chế độ khác, từ thuở sơ khai của xã hội loài người là công xã nguyên thủy qua chiếm hữu nô lệ, phong kiến rồi CNTB và CNXH thì con người đã biết mang những sản phẩm mà mình làm được ra để trao đổi mua bán vói những sản phẩm khác nhằm thõa mãn những nhu cầu tiêu dùng của cuộc sống. Đi cùng với nó là sự xuất hiện của long tham lam, sự ích kỷ của một bộ phận không nhỏ Tài liệu ôn thi cao học môn Kinh tế Chính trị Trang 3 Học viên Hoàng Duy Nam Lớp: K17D5 những người trong xã hội,họ muốn biến của chung thành của riêng, muốn mang tất cả về nhà mình, muốn tất cả là của họ nếu có thể.. Từ đó hình thành sự tư hữu về sản phẩm, về TLSX và hàng hóa cũng bắt đầu ra đời từ đó. Vậy: Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thõa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Tuy mỗi một hình thái kinh tế xã hội, SXHH có bản chất khác nhau nhưng hàn hóa đếu có hai thuộc tính: • Thứ nhất đó là: Giá trị sử dụng Là công dụng, là khả năng thõa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ: 1 Cái ly bằng thủy tinh thì có thể dùng để đựng nước để uống, nhưng đôi khi nó lại được dùng để chặn một tờ giấy dặt trên bàn cho gió khỏi thôi bay đi hay cũng có khi nó lại được đập vỡ ra để lấy những mảnh thủy tinh sắc nhon cắm lên những bức tường rào mà những người ở nông thôn Việt Nam vẫn thường làm mỗi khi phá bỏ những dậu trúc để xây những bức tường rào mới. Đặc điểm của giá trị sử dụng là - Giá trị sử dụng là thuộc tình tự nhiên do cấu trúc của vật thể qui định và ngày càng đựợc phát hiện phong phú và đa dạng theo trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ. - Giá trị sử dụng chỉ biểu hiện ra trong tiêu dùng (khi một vật chưa mang vào tiêu dùng thì chưa nói lên được công dụng của hàng hóa) - Giá trị sử dụng của hàng hóa là cho người mua, người sử dụng chứ không phải cho người sản xuất, người bán. - Giá trị sử dụng cũng đồng thời là vật mang giá trị. • Thuộc tính thứ hai của hàng hóa đó là: Giá trị (hay giá trị trao đổi) Ví dụ: 1mét vải đổi được 3 kg lúa. Sở dĩ vải và lúa trao đỏi được với nhau đó là ở chúng có một đặc điểm chung là lao động kết tinh trong vỉa và lúa. Ở đây để SX ra 1 mét vải thì một người lao động trung bình làm việc trong điều kiện bình thường thì phải mất 5h lao động và tiêu tốn 3000 kilô calo. Cũng khi đó để SX ra 3 kg lúa thì một người lao động trung bình làm việc trong điều kiện bình thường cũng phải mất 5h lao động và tiêu tốn 3000 kilô calo. Như vậy lượng lao động kết tinh trong 1 mét vải và 3 kg lúa là như nhau. Do vậy 1 mét vải có thể đổi được 3 kg lúa mà không phải là 5 hay 10 kg lúa. Vậy giá trị là hao phí của người lao động kết tinh trong hàng hóa làm cơ sở cho sự so sánh và trao đổi hàng hóa Từ sự phân tích trên đây ta thấy rằng hàng hóa phải là sản phẩm của lao động vì nếu không là sản phẩm của lao động thì không có giá trị hay là không có lao động kết tinh trong sản phẩm và không có cơ sở cho sự so sánh trao đổi. Do vậy hàng hóa phải là sản phẩm của lao động. Ví dụ: Không ai nói rằng không khí là 1 loại hàng hóa bởi vì không ai làm ra không khí, trong không khí cũng chẵng có lao động kết tinh và cũng chẳn ai mang không khí ra để trao đổi mua bán cả. Câu 3. Phân tích thực thể giá trị của hàng hóa, lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa? Trả lời: Trong thực tế người ta vẫn thường hay nói: một chiếc xe hơi, một cái điện thoại đáng giá bao nhiêu hay trị giá của nó là bao nhiêu? Vậy giá trị của hàng hóa (chiếc xe hơi, chiếc điện thoại) là gì? Giá trị của hàng hóa là hao phí lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Chất của lao Tài liệu ôn thi cao học môn Kinh tế Chính trị Trang 4 Học viên Hoàng Duy Nam Lớp: K17D5 động là giá trị, sản phẩm nào không có lao động kết tinh thì không có giá trị. Vậy thực thể của giá trị là gì? Ta xét vị sau đây: Một nhà tư bản bỏ ra 6đ để thực hiện quá trình sản xuất hàng hóa (giả sử sản xuất một cái bàn) Ông ta dùng 2đ để mua TLSX là gỗ, và 4đ để thuê một người công nhân làm việc trong một ngày 8h (giả sử trong một giờ lao động người công nhân tạo ra một lượng giá trị tương đương 1đ. Sau một ngày lao động người công nhân đã sản xuất ra một cái bàn có trị giá là 10đ. Trong đó giá trị của TLSX là gỗ đã được người công nhân chuyển hóa toàn bộ vào trong sản phẩm (cái bàn) và trong 8h lao động người công nhân tạo ra một giá trị mới là 8đ. Giá trị mới này bao gồm 4đ mà nhà tư bản đã bỏ ra để thuê người công nhân làm việc trong 1 ngày 8h và 4đ là giá trị thặng dư mà người công nhân đã tạo ra sau một ngày làm việc. Như vậy thực thể của giá trị thực chất là giá trị của những TLSX (giá trị cũ) được người công nhân chuyển toàn bộ vào trong sản phẩm mới và hao phí lao động sống của người công nhân kết tinh vào trong hàng hóa trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. ƒ Lượng giá trị của hàng hóa. Nếu giá trị của hàng hóa là lao động kết tinh của người sản xuất hàng hóa có trong hàng hóa thì lượng giá trị là lượng hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó trong điều kiện trung bình và được đo bằng thời gian.. Nó được xác lập trong quan hệ cạnh tranh thị trường. Ví dụ: có 3 người sản xuất nón A. B và C, do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề, kinh nghiệm khác nhau mà hao phí lao động của mỗi người là khác nhau như sau: A: 6h / nón B: 5h nón ===============> (6+5+4)/3 = 5h nón C: 4h nón Hao phí lao động cá biệt Hao phí xã hội cần thiết Trong thực tế, một loại hàng hóa đưa ra thị trường là do rất nhiều người sản xuất ra, trìnhg độ tay nghề của từng người sản xuất là không giống nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa của họ là khác nhau. Thời gian lao động cá biệt quyết định lượng giá trị cá biệt hàng hóa của từng người sản xuất. Nhưng luợng giá trị xã hội của hàng hóa không phải tính bằng thời gian lao động cá biệt mà bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết trùng hợp với thời gian lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận hàng hóa nào đó trên thị trường. ƒ Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa: Do thời gian lao động xã hôi cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hóa cung là một đại lượng không cố định. Sự thay đổi này tùy thuộc và năng xuất và mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động • Năng xuất lao động Năng xuất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Ví dụ: NSLĐ = 2sp/1h (sp/tg) = 30’/1sp (tg/sp) Nếu NSLĐ tăng lên, vd: 4sp/1h = 15’/sp Ta thấy khi tăng NSLĐ thì thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa càng ít. Ngược lại NSLĐ giảm, thì thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa càng nhiều. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với NSLĐ. Tài liệu ôn thi cao học môn Kinh tế Chính trị Trang 5 Học viên Hoàng Duy Nam Lớp: K17D5 Như vậy muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống thì phải tăng NSLĐ. Đến lượt NSLĐ lại tùy thuộc vào nhiều nhân tố như trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ ứng dụng của tiến bộ kỹ thuật, sự kết hợp của các yếu tố trong sản xuất cũng như điều kiện tự nhiên. • Cường độ lao động Cường độ lao động là mức độ khẩn trương căng thẳng của lao động (mức độ nhịp độ đổ lực ra để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm) Ví dụ: 1 người công nhân trong một giờ phải quay 200 búa và tốn 3000 kilo calo để sản xuất ra 1 sản phẩm. Bây giờ nếu cuờng độ lao động tăng lên tức cũng trong một giờ người công nhân ấy phải quay 400 búa và tốn 6000 kilo calo và sản xuất ra được 2 sản phẩm. Ta thấy khi cường độ lao động tăng thì lượng lao động hao phí trong một đơn vị thời gian tăng và khối lượng sản phẩm tao ra tăng nhưng lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa không đổi. Tăng cường độ lao động cũng như kéo dài thời gian lao động • Lao động giản đơn và lao động phức tạp - Lao động giản đơn là loại lao động không cần qua đào tạo, tích lũy kinh nghiệm mà vẫn làm được. Tuy nhiên NSLĐ là rất thấp, lượng giá trị tạo ra trong một đơn vị hàng hóa là rất thấp. - Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo huấn luyện mới thực hiện được Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tao ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn nhân lên gấp bội. Để cho các hàng hóa do lao động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng hóa do các lao động do lao động phức tạp tao ra, trong quá trình trao đổi người ta qui mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Nhưu vậy, lượngh giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình. Câu 4. Trình bày nội dung yêu cầu, vai trò tác dụng của qui luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa và giải thích tại sao qui luật giá trị lại có các vai trò tác dụng kể trên? Trả lời: Ở đâu có sản xuất hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tcs dụng của qui luật giá trị. Qui luật giá trị là qui luật cở bản của nền sản xuất hàng hóa, vì nó phản ánh tập trung nhất bản chất của nền sản xuất hàng hóa cùng với mục đích của nề sản xuất và phương tiện để thực hiện mục đích ấy. Theo qui luật giá trị thì sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cà biệt của mình, nhưng giá trị của hang hóa lại không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng hóa mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Vì vậy muốn bán được hàng hóa bù đắp được chi phí và có lãi thì người sản xuất hàng hóa phải điều chỉnh sao cho hao phí lao động cá biệt hoặc tối thiểu là bằng hoặc nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết. Ví dụ: Có 3 nhà sản xuất nón A, B và C cùng sản xuất ra một loại nón. Do trình độ tay nghề, kinh nghiệm và điều kiện lao động khác nhau mà hao phí lao động của từng người sản xuất là khác nhau va như sau: A: 6h / nón B: 5h nón ===============> (6+5+4)/3 = 5h nón C: 4h nón Thời gian lao động cá biệt Thời gian lao động xã hội cần thiết (Hao phí lao động cá biệt) (Hao phí xã hội cần thiết) Tài liệu ôn thi cao học môn Kinh tế Chính trị Trang 6 Học viên Hoàng Duy Nam Lớp: K17D5 Xã hội chỉ chấp nhận mức hao phí lao động cần thiết để sản xuất ra một nón là 5h/nón, trong khi đó ta thấy rằng nhà sản xuất A cần 5h để sản xuất ra một nón tức đáp ứng được yêu cầu của xã hội, do vậy A có thể tồn tại được. Tuy nhiên mục đích cuối cùng của một người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, vì thế muốn phát triển được thì A phải tìm cách để hao phí lao động cá biệt của mình nhỏ hơn so vói hao phí lao động xã hội cần thiết. Tương tự đối với nhà sản xuất B, thời gian lao động cá biệt (hao phí lao động cá biệt của B) là 6h/nón trong khi đó xã hội chỉ chấp nhận ở mức 5h/nón. Hay nói cách khác B đã bỏ ra thời gian lao động cá biệt rất nhiều, nhiều hơn mức xã hội cần thiết mà lại không được xa hội chấp nhận do vậy tất yếu B sẽ bị đào thải nếu không tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình bằng hoặc thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiế. Đối với nhà sản xuất C thì thời gian lao động cá biệt (hao phí lao động cá biệt) là 4h/nón, nhưng xã hội lại chấp nhận ở mức 5h/nón có nghĩa là xã hội đã thừa nhận thời gian lao động (hao phí lao động) cá biệt của C là 5h/nón trong khi C chỉ mất 4h/nón, hay nói cách khác C làm ít mà được xã hội thừa nhận nhiều và vì vậy C sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Như vậy theo qui luật giá trị, bất cứ một người sản xuất hàng hóa nào muốn tồn tại và phát triển thì phải tuân theo qui luật hao phí lao động xã hội cần thiết. Nếu làm ít mà được xã hội thừa nhận nhiều thì sẽ có lãi và ngược lại nếu làm nhiều mà bị xã hội thừa nhận ít thì sẽ dẫn đến thua lỗ, phá sản. Qui luật giá trị không những phát huy tác dụng trong lĩnh vực sản xuất mà còn phát huy tác dụng trong lĩnh vực lưu thông. Theo qui luật giá trị, trao đổi hàng hóa phải theo nguyên tắc ngang giá, tức các hàng hóa trao đổi với nhau có lượng giá trị ngang nhau (lượng lao động kết tinh trong hàng hóa là như nhau) Ví dụ: 1 mét vải đổi được 2 kg lúa Nhưng vì sao 1 mét vải chỉ đổi được 5 kg lúa chứ không phải là 7 hay 10 kg lúa? Vì để sản xuất ra 1 mét vải thì một người lao động bình thuờng với trình đọ tay nghề trung bình làm việc trong điều kiện bình thường phải mất 5h lao động và tiêu tốn 5000 kilo calo. Trong khi đó để sản xuất ra 5 kg lúa thì một người lao động bình thuờng với trình độ tay nghề trung bình làm việc trong điều kiện bình thường cũng phải mất 5h lao động và tiêu tốn 5000 kilo calo. Lượng giá trị có trong 1 mét vải và 5 kg lúa là như nhau và bằng 5h lao động / 5000 kilo calo. Do vậy 1 mét vải chỉ có thể đổi được 5 kg lúa chứ không phải là 7 hay 10 kg lúa (Thực chất khi trao đổi vải và lúa thì không phải người ta trao đổi hàng hóa vải và lúa thông thường mà người ta trao đổi 5h lao động / 5000 kilo calo kết tinh trong 1 mét vải hay 5kg lúa) Qua đây ta cũng thấy rằng hàng hóa nào nhiều giá trị thì cao giá và ngược lại. Sự vận động của qui luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Vì giá trị của hàng hóa là cơ sở của giá cả. Trên thị trường ngoài giá trị thì giá cả hàng hóa còn phụ thuộc vào các nhân tố như cạnh tranh cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả của hàng hóa lên xuống xoay quanh trục giá trị của hàng hóa. Đây cũng chính là cơ chế hoạt động của qui luật giá trị, thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà qui luật giá trị phát huy tác dụng. Từ sự phân tích nội dung của qui luật giá trị hàng hóa thấy được vai trò tác dụng của qui luật giá trị đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa như sau: 1) Điều tiết sản xuất và lưu thông Điều tiết sản xuất là di chuyển các yếu tố sản xuất như TLSX và SLĐ từ ngành này sang ngành khác, từ nơi này đến nơi khác từ đó hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả. Tác dụng này của qui luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường, dưới tác động của qui luật cung cầu nếu ở ngành náo đó cung nhỏ hơn cầu giá cả hàng hóa được bán cao hơn giá trị, hàng hóa sẽ bán chạy và nhà sản xuất sẽ thu được lãi cao, nhà sản xuất sẽ có xu huớng tăng thêm đầu tư, mở rộng sản xuất do đó TLSX và SLĐ được chuyển dịch vào ngành đó tăng lên. Ngược lại khi cung lớn hơn cầu, hàng hóa được bán với giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khi đó sẽ không bán chạy, Tài liệu ôn thi cao học môn Kinh tế Chính trị Trang 7 Học viên Hoàng Duy Nam Lớp: K17D5 ế ẩm và nhà sản xuất có nguy cơ bị thua lỗ, do vậy họ có xu hướng thu hẹp sản xuất, rút bớt TLSX và SLĐ để chuyển sang đầu tư vào ngành nào có lợi nhuận cao hơn. Quá trình lặp đi lặp lại giúp điều tiết các yếu tố sản xuất hợp lý hơn. Ví dụ: Thị trường Việt Nam có nhu cầu 100.000 tấn café mỗi năm, ứng với 100.000 tấn café thì các nhà sản xuất cần đầu tư 1000 tỷ đồng và diện tích trồng café mỗi năm là 8000 ha. Nhưng ở hiện tại thì diện tích trồng café chỉ là 6000 ha và mức đầu tư là 750 tỷ đồng. Lúc này sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường cho nên giá cả của café được bán cao hơn giá trị, các nhà sản xuất thu được lợi nhuận cao, và khi lợi nhuận cao thì các nhà sản xuất sẽ đổ xô vào trồng café, tổng số vốn đầu tư vào tăng lên 1500 tỷ đồng ứng với diện tích trồng café là 1200 ha và sản lượng tăng lên tương ứng là 150.000 tấn trong khi đó nhu cầu của thị trường chỉ là 100.000 tấn. Lúc này cung lại vượt quá cầu, giá cả hàng hóa lại giảm và thấp hơn giá trị. Các nhà sản xuất lại bị lỗ vốn và lại rút bớt các yếu tố SX. Quá trình này tiếp diễn đến khi nào đạt mức 100.000 tấn café mỗi năm ở múc đầu tư là 1000 tỷ ứng với 8000 ha diện tích trồng café. Và tương tự trong quá trình lưu thông, ở nơi nào nhu cầu lớn hơn mức cung ứng, giá cả hàng hóa cao hơn giá trị thì người ta sẽ chuyển hàng từ nơi có mức cung ứng cao hơn nhu cầu, giá cả hàng hóa thấp hơn để bán. Do đó làm cho lưu thông thông suốt. 2) Đồng thời với vai trò điều tiết sản xuất và lưu thông thì qui luật giá trị còn có vai trò kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng NLSĐ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Trở lại với ví dụ 3 nhà sản xuất nón A, B và C, ta thấy hao phí lao động cá biệt của B cao hơn mức xã hội cần thiết cho nên nhà sản B xuất sẽ bị thu alỗ và phá sản. Để có thể tồn tại và phát triển thì B cần phải tìm cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, xắp xếp lại quản lí nhằm hao phí lao động cá biệt thất hơn hao phí lao động xã hội cần thiết để bán hàng ở mức cao hơn hao phí lao động cá biệt của mình nhằm thu được lợi nhuận nhiều hơn. Quá trình này không chỉ xảy ra với một mình nhà sản xuất B mà còn có tác dụng đối với cả A & C. Ví dụ: sau khi cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất thì hao phí lao động cá biệt của B là 3h/nón. Khi đó hao phí lao động xã hội cần thiết là (5+4+3)/2 = 4h/nón. Lúc này nhà sản xuất A lại có nguy cơ thua lỗ và phá sản. Do đó họ tìm cách cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng NSLĐ để làm cho hao phí lao động cá biệt của mình thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết. Chính quá trình này đã làm thúc đẩy LLSX xã hội phát triển ngày một nhanh hơ, cao hơn. Vậy qui luật giá trị là qui luật cơ bản của nền sản xuất hàng hóa vì nó phản ánh tập trung nhất bản chất của nền sản xuất hàng hóa cùng với mục đích của nền sản xuất và phươngtiện để thực hiện mục đích ấy. Bất cứ một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfOn_thi_CHKT_mon_KTCT.pdf