Tài phán hiến pháp và viễn cảnh chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam

Nếu ủy ban Pháp luật, ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoặc đại biểu Quốc hội thu thập được chữ ký ủng hộ của 20% đại biểu khác, đệ trình sáng kiến sửa đổi Hiến pháp, vấn đề này phải được đưa ra Quốc hội biểu quyết. Nếu 2/3 đại biểu Quốc hội đồng ý, vấn đề sửa đổi Hiến pháp chính thức được đặt ra. Sau đó, Quốc hội sẽ thành lập một ủy ban sửa đổi Hiến pháp. ủy ban này có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo dự án sửa đổi Hiến pháp. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi sẽ phải được Quốc hội bỏ phiếu thông qua với đa số 2/3. Tuy nhiên, đây chưa phải là khâu cuối cùng. Sau khi Quốc hội thông qua với đa số 2/3, dự thảo Hiến pháp sẽ được đem cho toàn dân phê chuẩn bằng cách chuyển dự thảo Hiến pháp sửa đổi về các tỉnh để cử tri bỏ phiếu có thông qua hay không. Trong thời gian này, những thành viên của ủy ban sửa đổi Hiến pháp, đại biểu Quốc hội từ các tỉnh cần tích cực hoạt động ở địa phương để giải thích tường tận ý nghĩa của các điều khoản sửa đổi cho dân chúng thông qua tiếp xúc cử tri, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Giới học thuật luật hiến pháp nói chung và luật học nói riêng cũng có vai trò quan trọng trong lúc này: thông qua các phương tiện truyền thông, phân tích những điều khoản sửa đổi của Hiến pháp cho dân chúng hiểu rõ. Trên cơ sở đó, nếu đa số quá bán nhân dân thông qua, Hiến pháp sửa đổi mới trở nên có hiệu lực.

docx10 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài phán hiến pháp và viễn cảnh chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chủ quyền lập hiến thuộc về nhân dân, bảo đảm thực sự quyền lực tối thượng của Hiến pháp. Như các tiểu bang ở Mỹ trong buổi đầu lập hiến, Việt Nam hiện nay đồng nhất cơ quan lập hiến và cơ quan lập pháp. Các tiểu bang Mỹ đã sớm nhận thấy sự mâu thuẫn này. Để Hiến pháp tối cao thực sự, Việt Nam cần phân biệt Hiến pháp với luật và do đó, cần phân biệt cơ quan lập hiến với cơ quan lập pháp. Hiến pháp nên được trao cho dân chúng quyết định. Điều này lưu ý chúng ta trong cách thức sửa đổi hoặc làm Hiến pháp trong tương lai. Với những thành tựu của nền lập hiến hiện đại, các quốc gia hiện nay đa số đều thông qua trưng cầu dân ý để lập hiến. Tuy nhiên, có những cách thức lựa chọn khác nhau trong việc soạn thảo Hiến pháp trước khi đem trưng cầu dân ý: một Quốc hội lập hiến, một Hội nghị lập hiến, một ủy ban lập hiến. Hình thức Quốc hội lập hiến thích hợp hơn với các quốc gia mới xuất hiện trên trường chính trị thế giới hiện đại, hoặc một quốc gia mới trải qua một cuộc khủng hoảng xã hội hoặc chính trị, dẫn đến việc thay đổi chính thể. Hình thức Hội nghị lập hiến thích hợp hơn đối với các quốc gia liên bang rộng lớn. Hình thức ủy ban lập hiến, hoặc ủy ban sửa đổi Hiến pháp thích hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay. Thực ra, trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp năm 1946 đã dự trù một hình thức tu chính Hiến pháp hiệu quả và dân chủ mà ngày nay chúng ta có thể áp dụng cho công cuộc điều chỉnh Hiến pháp sắp tới. Theo Điều 70 của Hiến pháp này, sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây: do 2/3 tổng số nghị viên yêu cầu; Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi; những điều thay đổi sau khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đem ra toàn dân phúc quyết. Gần đây, tại Quốc hội cũng đã có những ý kiến đề nghị sửa đổi Hiến pháp. Tháng 9/2007, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa này, ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Báo cáo thẩm tra nhấn mạnh rằng: chủ trương sửa đổi Hiến pháp để hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước đã được nêu trong một số văn kiện của Đảng cũng như của các cơ quan nhà nước, nhưng lại chưa được đề cập tới trong dự kiến của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (13). Tuy nhiên, cuối cùng vấn đề sửa đổi Hiến pháp đã không được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa này. Vấn đề chính là ở chỗ: Hiến pháp không dự trù chủ thể sáng quyền tu chính hiến pháp và quy trình xử lý sáng quyền đó như thế nào. Dù sao, nếu hiến pháp đã không dự trù, chúng ta cần làm theo cách nào hiệu quả nhất, dân chủ nhất. Cách thức có thể như sau: Nếu ủy ban Pháp luật, ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoặc đại biểu Quốc hội thu thập được chữ ký ủng hộ của 20% đại biểu khác, đệ trình sáng kiến sửa đổi Hiến pháp, vấn đề này phải được đưa ra Quốc hội biểu quyết. Nếu 2/3 đại biểu Quốc hội đồng ý, vấn đề sửa đổi Hiến pháp chính thức được đặt ra. Sau đó, Quốc hội sẽ thành lập một ủy ban sửa đổi Hiến pháp. ủy ban này có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo dự án sửa đổi Hiến pháp. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi sẽ phải được Quốc hội bỏ phiếu thông qua với đa số 2/3. Tuy nhiên, đây chưa phải là khâu cuối cùng. Sau khi Quốc hội thông qua với đa số 2/3, dự thảo Hiến pháp sẽ được đem cho toàn dân phê chuẩn bằng cách chuyển dự thảo Hiến pháp sửa đổi về các tỉnh để cử tri bỏ phiếu có thông qua hay không. Trong thời gian này, những thành viên của ủy ban sửa đổi Hiến pháp, đại biểu Quốc hội từ các tỉnh cần tích cực hoạt động ở địa phương để giải thích tường tận ý nghĩa của các điều khoản sửa đổi cho dân chúng thông qua tiếp xúc cử tri, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Giới học thuật luật hiến pháp nói chung và luật học nói riêng cũng có vai trò quan trọng trong lúc này: thông qua các phương tiện truyền thông, phân tích những điều khoản sửa đổi của Hiến pháp cho dân chúng hiểu rõ. Trên cơ sở đó, nếu đa số quá bán nhân dân thông qua, Hiến pháp sửa đổi mới trở nên có hiệu lực. Với một cách làm như vậy, Hiến pháp được đặt vào tay nhân dân. Toàn bộ hệ thống chính quyền được đặt dưới Hiến pháp, cũng có nghĩa là đặt dưới ý chí của nhân dân: những mục tiêu chung mà toàn dân đã cam kết, những giới hạn mà nhân dân đã đặt ra cho Nhà nước. Vấn đề tiếp theo là làm sao để hiện thực hóa điều này, có nghĩa là gìn giữ cho chính quyền hành động trong những giới hạn đã định, gìn giữ cho những mục tiêu không bị những xung động nhất thời đe dọa. Điều này cần đến sự hoạt động tích cực của chế độ tài phán hiến pháp vừa mới được thành lập trong Hiến pháp mới. Vấn đề cuối cùng, là sự tương thích của chế độ tài phán hiến pháp với nguyên tắc thống nhất quyền lực ở Việt Nam. Ngày nay, thay vì nói “nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa”, người ta có khuynh hướng nhẹ nhàng hơn khi nói đến “nguyên tắc thống nhất quyền lực”. Thực ra, từ “tập quyền xã hội chủ nghĩa” đến “thống nhất quyền lực” hàm chứa sự thay đổi về suy nghĩ. Tập quyền nghĩa là quyền lực phải thuộc về một cơ quan. Nếu tập quyền chuyên chế thì quyền lực thuộc về nhà vua. Còn tập quyền xã hội chủ nghĩa có nghĩa là quyền lực tập trung vào Quốc hội. Khi đã đặt vấn đề “thống nhất quyền lực” thay vì vấn đề “tập quyền” thì cũng không nên bận tâm về quyền lực cần tập trung vào một cơ quan nào đó của Nhà nước. Tập trung quyền lực về một cơ quan và nâng cơ quan đó lên ở hệ cấp tối cao của chính quyền không phải là cách thức duy nhất để bảo đảm sự thống nhất quyền lực. Điều không thể phủ nhận là: mọi sự thay đổi của hiến pháp trong tương lai không thể phá vỡ sự thống nhất quyền lực. Muốn vậy, cần đi vào cốt lõi của sự thống nhất quyền lực. Như trong lý thuyết nguyên thủy của nó do Mác xây dựng nên, vấn đề thống nhất quyền lực được Mác giải quyết bằng cách tạo ra một cơ quan vừa lập pháp vừa hành pháp. Ngày nay chúng ta không thể làm được điều đó nhưng giải pháp của Mác đặt ra một vấn đề thuộc về bản chất của sự thống nhất quyền lực là sự thống nhất giữa lập pháp và hành pháp. Sự thống nhất này có thể thực hiện bằng cách nhập lập pháp và hành pháp vào làm một cơ quan như giải pháp của Mác, hoặc đặt cơ quan lập pháp ở hệ cấp tối thượng và buộc cơ quan hành pháp phải chấp hành trước cơ quan lập pháp như ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta cần nhìn nhận vấn đề một cách linh hoạt hơn: khi Hiến pháp đã được đặt ở hệ cấp tối thượng thì tất cả các định chế quyền lực đều dưới Hiến pháp, kể cả Quốc hội. Vấn đề thống nhất quyền lực chỉ còn là vấn đề không tạo ra một cơ chế mâu thuẫn, đối trọng giữa Quốc hội và Chính phủ như: Chính phủ không được yêu cầu giải tán Quốc hội, và Quốc hội cũng không được lật đổ Chính phủ, Chính phủ không được từ chức tập thể. Trong bối cảnh nhận thức như vậy về thống nhất quyền lực, tài phán hiến pháp không mâu thuẫn với nguyên tắc căn bản này của việc tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam. (1) Coke (1552-1634), một nhà luật học, một chính khách, một thẩm phán của Anh, nổi tiếng với những trang viết về thông luật của Anh. (2) William Blackstone (1723-1780), một nhà luật học, một giáo sư người Anh, người đã viết một chuyên luận nổi tiếng về thông luật Anh “Bình luận về Luật pháp nước Anh”. (3) Robert Lowry Clinton. Marbury v. Madison and Judicial review. University press of Kansas, 1989, p.37.  (4) Ý nói Hiến pháp thành văn.  (5) John Agresto. The Supreme court and constitutional democracy. Cornell University Press, 1984, p.46.  (6) Sđd, p.47. (7) John Agresto. The Supreme court and constitutional democracy. Cornell University Press, 1984, p.49.  (8) Gordon Wood. The creation of the American Republic. University of North Caronlina press, 1969; Oscar Handlin, Mary Handlin. The popular source of political authority: Documents on the Massachusetts Constitution of 1780. Harvard University press, 1960. (9) John Agresto. The Supreme court and constitutional democracy. Cornell University Press, 1984, p.51.  (10) Sđd, p.58.  (11) Jame Madison. Notes on debates in the Federal convention of 1787. Ohio University press, 1966, p.336-340. (12) Joseph F.Menez, John R.Vile. Summaries of leading cases on the Constitution, 50th Anniversary Edition, Rowman & Littlefield Publisher, 2004, p.123-125. (13) Theo  ngaỳ 29/9/2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxjhagdlid'pgalsugefdoigfasgfdgoaidhtoetp (41).docx