Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non - Nguyễn Thị Như Mai

Tạo mọi điều kiện cho trẻ phát triển tốt là mối

quan tâm hàng đầu của người lớn. Sự phát triển của

trẻ bao gồm nhiều mặt, có thể quy về hai mặt chính:

phát triển về sinh lí và tâm lí. Bản thân hai mặt này lại

có liên quan rất chặt chẽ với nhau và có quan hệ mật

thiết với môi trường sống của trẻ. Trong quá trình phát

triển, trẻ em có thể có những phát triển không bình

thường hoặc có rối loạn, nói cách khác là có bệnh, cả

về thực thể lẫn tâm lí. Chăm sóc trẻ không thể chỉ về

mặt thực thể mà còn cần phải chăm sóc cả về mặt tâm

lí. Phát hiện sớm những bệnh chứng tâm lí của trẻ để

có những can thiệp kịp thời là rất cần thiết, có lợi cho

sự phát triển

pdf307 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non - Nguyễn Thị Như Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i loạn sự ngon miệng, lúc thì chán ăn lúc thì háu ăn, đái dầm, ra đùn. Trẻ có thể nhạy cảm đặc biệt với sự chia li, tăng cường tìm kiếm quan hệ, không ngừng tìm cách làm vui lòng người lớn. Thường có mặc cảm tội lỗi tưởng tượng và tìm cách làm cho người lớn trừng phạt nên bị coi là ngu ngốc. c. Tiến triển Trầm cảm ở trẻ em được giảm nhẹ chút ít một cách tự nhiên theo thời gian. Khác với tuổi thanh thiếu niên và người lớn, trầm cảm ở trẻ hiếm khi dẫn đến tự sát Những hành vi hung tính có thể trở thành kiểu tự vệ quen thuộc của trẻ, một hình thức tính cách che dấu trầm cảm. Kết quả nghiên cứu tiền sử bệnh trầm cảm ở người lớn và những nghiên cứu theo quá trình phát triển của trẻ chỉ ra rằng trầm cảm thường diễn ra trong suốt tuổi trẻ em cho tới tuổi thiếu niên và người lớn. Trầm cảm nặng của người mẹ thường là nguyên nhân của những trường hợp này. d. Chữa trị Chữa trị trầm cảm có thể là cho chính trẻ hoặc cả cho gia đình của trẻ. Sẽ thuận lợi hơn nếu tình trạng trầm cảm không kèm theo những rối loạn kiểu khác. Nếu trẻ trầm cảm mà lại có rối loạn như không ổn định tâm vận động, hung tính, cáu giận hoặc mất ngủ thì việc xác định tình trạng trầm cảm sẽ khó khăn hơn nhiều. Trường hợp này sự thể hiện tự nhiên bị giảm đi, đứa trẻ chơi ít, vẽ theo một kiểu... ít thể hiện những đặc điểm đặc trưng. Có thể dùng các trắc nghiệm phóng chiếu để chẩn đoán tình trạng của trẻ. Đánh giá tình trạng gia đình là rất quan trọng đối với việc chữa trị. Trầm cảm của cha hoặc mẹ, những chia li trong gia đình, những xung đột... là nguyên nhân và đồng thời góp phần duy trì sự trầm cảm của trẻ. Trị liệu tâm lí cho trẻ được sử dụng nhưng phải tùy thuộc vào độ tuổi và những điều kiện cụ thể của nhà trị liệu, điều kiện sống của trẻ. Cũng có thể dùng trị liệu về nhận thức, kịch tâm lí, hỗ trợ chữa trị lấy cơ thể làm trung gian. Đối với trẻ nhỏ, những giúp đỡ dành cho cha mẹ giữ vai trò rất quan trọng. Chữa trị cặp đôi mẹ và bé đặc biệt cần thiết và hiệu quả đối với trẻ từ 2 - 6 tuổi. Trong trường hợp môi trường sống của trẻ có vấn đề (thiếu hụt nặng, cha mẹ chết, chia li cha mẹ tạm thời, lo sợ bị bỏ rơi tưởng tượng...), là nguyên nhân của trầm cảm của trẻ thì phải tùy thuộc vào từng trường hợp để xử lí. Lúc này can thiệp chữa trị nhằm mục đích thay đổi cho tốt hơn quan hệ mẹ và bé hoặc tạo cho trẻ một môi trường tốt hơn ngoài gia đình. Thuốc rất hiếm khi được dùng và chỉ dùng cho những bệnh rất nặng trong một thời gian ngắn. 2.4. Tự kỉ Những nghiên cứu về bệnh tự kỉ góp phần to lớn vào việc hiểu biết sự phát triển ban đầu của tâm lí trẻ em. Những kết quả thu được từ việc quan sát hội chứng này và những rối loạn có liên quan rất có ích đối với việc giải thích nhiều lĩnh vực của tâm lí bình thường và bệnh lí. a. Những nghiên cứu mô tả ban đầu về tự kỉ Kanner năm 1943 đã mô tả 11 trường hợp trẻ em thể hiện những đặc điểm tâm lí đặc biệt được các nhà tâm bệnh lí và tâm lí học quan tâm bởi vì đã làm rõ đặc trưng về mặt lâm sàng tâm lí trẻ em. Sự mô tả của ông chính xác và đầy đủ đến mức mà từ đó đến nay chỉ có ít yếu tố khác được đưa thêm vào. Theo Kanner, dấu hiệu rõ nhất và cơ bản nhất của những trẻ này là không có khả năng tạo dựng các mối quan hệ với con người. Ông đề cập đến hai hội chứng khác nhau: tự kỉ và không chịu được những thay đổi. - Tự kỉ là cái mà ông cho là ưu thế của đời sống bên trong và lưu ý rằng đó không phải là một rối loạn giống như tâm thần phân liệt ở người lớn. - Không chịu được sự thay đổi là nhu cầu duy trì sự giống nhau của môi trường và tôn trọng sự không thay đổi quy trình trong các hoạt động của trẻ. Cũng trong năm đó, độc lập với Kanner, Asperger cũng miêu tả những trẻ biểu hiện cùng một hội chứng như Kanner đã nói đến nhưng ít sâu sắc và trầm trọng hơn và ông coi đó là những trẻ nhân cách bệnh kiểu tự kỉ. b. Khái niệm Theo cách phân loại CIM-10, DSM-IV, tự kỉ thuộc vào những rối loạn phát triển lan tỏa. Tự kỉ luôn có những đặc điểm sau: - Bất thường về khả năng giao tiếp. - Bất thường trong quan hệ tương tác xã hội. - Hành vi, hứng thú, hoạt động lặp lại và định hình. Được biểu hiện rõ từ 30 - 36 tháng nhưng những dấu hiệu ban đầu có thể được nhận thấy ngay trong năm đầu tiên. Tỉ lệ mắc trung bình là 5/10.000 trẻ (Fombonne, 1995) và tỉ lệ trai gái là 3 / 1. Trong số các trẻ mắc tự kỉ chỉ có khoảng có chỉ số khôn (QI/IQ) lớn hơn hoặc bằng 70, 2 /3 chậm trí tuệ vừa và nặng (QI < 50). c. Mô tả lâm sàng - Hội chứng tự kỉ điển hình Được hình thành dần dần, hội chứng biểu hiện rõ ràng lúc 2 -3 tuổi và có những đặc điểm đặc trưng sau: * Rối loạn quan hệ Không có khả năng thiết lập các quan hệ. Suy giảm quan hệ tương tác xã hội làm cho trẻ đơn độc. Trẻ từ chối hoặc trốn tiếp xúc bằng mắt, thiếu biểu hiện bằng nét mặt và không trao đổi bằng điệu bộ cử chỉ, không có sự tiếp xúc và trao đổi bằng trương lực cơ. Trẻ tự kỉ không tìm cách để giao tiếp, không tìm cách để làm cho người khác chú ý, không dõi theo bằng mắt, không bắt chước. Trẻ không biểu lộ sự hài lòng, vui thích, không chia sẻ sự quan tâm hứng thú, không có hành động chỉ chỏ mà dùng người khác như là một phần của cơ thể mình, ví dụ không chỉ vào các đồ vật muốn lấy mà kẻo người lớn đến nơi lấy. Trẻ có ánh nhìn trống rỗng, xa lạ, dửng dưng. Nếu người khác có ý định tăng cường quan hệ, trẻ chạy trốn, biểu hiện sự kích động và kêu lên. Cô độc, nó tỏ ra dửng dưng, căng thẳng, không thỏa mãn. Không tìm kiếm sự an ủi của cha mẹ khi bị đau ốm, thường có cảm tưởng rằng trẻ dửng dưng với đau đớn. Thiếu quan hệ tình cảm với cha mẹ tương phản với hứng thú mà trẻ có đối với nhìn ngắm đồ vật hoặc với các cảm giác của bản thân. * Rối loạn giao tiếp và ngôn ngữ Ngôn ngữ không phát triển ở tuổi thông thường và cũng không có bất kì ý định giao tiếp bằng cử chỉ hoặc điệu bộ nào. Không chơi trò chơi đóng vai, trò chơi bắt chước. Khi có ngôn ngữ thì cũng có những khác biệt: không chỉ chậm mà còn có hiện tượng lặp lại lời người đối thoại như tiếng vang, âm điệu lời nói rất đơn điệu, giật cục, thiếu tự nhiên, lẫn lộn khi dùng đại từ nhân xung, câu cú nghèo nàn, không biểu hiện cảm xúc. Nếu mức độ thông hiểu ngôn ngữ tốt hơn mức độ thể hiện ngôn ngữ thì vẫn có những bất thường: trẻ chủ yếu chỉ hiểu những từ cụ thể những câu đơn giản. Nếu người nói dùng ngôn ngữ phức tạp hơn như là dùng từ trừu tượng để chỉ cảm xúc, câu hài hước, phỏng vấn... sẽ làm trẻ lúng túng và từ chối giao tiếp. * Cách phản ứng lạ và hứng thú bị hạn chế Phản ứng lo hãi, hung tính hoặc giận dữ có thể xảy ra đột ngột nhân việc thay đổi môi trường (thay đổi đồ đạc trong phòng, thay đổi đường đi, mất đồ chơi, đổi kiểu tóc...) hoặc do trẻ bị bất ngờ (tiếng động bất ngờ, có người lạ...). Những biểu hiện giận dữ, lo hãi hoặc bất lực này cũng có thể là cách trẻ đáp lại hẫng hụt, cấm đoán hoặc lôi kéo người lớn giao tiếp. Những thói quen và nghi thức làm cho cuộc sống của trẻ có tính bất biến và máy móc. Hứng thú bị hạn chế và vận động có tính định hình, lặp lại: đập tay, vặn tay, đu đưa người, đi bằng mũi chân, quay vòng, vận động cả cơ thể. Sử dụng những đồ vật đặc biệt (viên đá, sợi dây thép, một mẩu đồ chơi) và thay đổi chức năng của đồ vật (quay liên tục bánh xe ôm đồ chơi...). Thích thú với một phần nào đó của vật (ví dụ như thích mùi và có hành động đánh hơi, thích những đồ vật sần sùi và mải mê sờ bề mặt đồ vật, thích gãi, bị hấp dẫn bởi những rung lắc hoặc tiếng ồn do chính mình tạo ra). Hầu như trẻ không có những trò chơi có tính tượng trưng, trò chơi bắt chước, trò chơi chứa đựng những tình huống xã hội quen thuộc. * Cảm giác và vận động biến đổi Có tình trạng giảm hoặc tăng phản ứng đối với những kích thích về giác quan ở nhiều trẻ tự kỉ, chúng hay làm những việc như: quay một đồ vật, đu đưa người, đập tay, xoay tròn, miệng và họng phát ra tiếng kêu, mút lưỡi... Ngược lại, trẻ lại thường dửng dưng với môi trường âm thanh, đặc biệt là âm thanh ngôn ngữ (không trả lời khi gọi tên) và thích thú với những tiếng động hoặc âm thanh đặc biệt như tiếng máy hút bụi, tiếng nước chảy, tiếng nhạc hoặc hát, tiếng giấy bị vò nhàu... Một số tiếng động làm trẻ hoảng sợ, kinh hãi, cáu giận chủ yếu do làm trẻ bị bất ngờ. Khi có một mình, hay thấy trẻ quan sát bàn tay hoặc một đồ vật mà nó cầm nắm trong tay khá lâu. Rất thích các đồ vật quay: con quay, đồng tiền xu, bánh xe... Đôi khi, trẻ giữ một vật nhỏ trong tay rất chặt. Thường đó là một đồ chơi mà trẻ không dùng để chơi nhưng dường như bị gắn dính vào. Có cả những biểu hiện lạ trong lĩnh vực vị giác (khó khăn, cầu kì trong ăn uống, sở thích lạ như thích ăn giấm), thị giác (bị hấp dẫn bởi một màu sắc, hình dạng, vật lấp lánh, ánh phản chiếu...). Trẻ tự kỉ có thể mải mê sờ mó một đồ vật có bề mặt mấp mô, uốn lượn; lắng nghe tiếng động của nước trong đường ống hoặc bị hấp dẫn bởi ánh sáng của tia mặt trời. Cũng có trẻ say mê với những cảm giác cơ thể. Dửng dưng với chia li, trẻ không sợ bóng tối nhưng lại thể hiện sự sợ hãi có tính ám sợ với một số đồ vật nào đó. Vận động có thể bị hạn chế, đông cứng, bất động, thiếu chủ động. Ngược lại trẻ có thể bị kích động, vận động không ngừng nghỉ với tư thế và điều hòa vận động lạ lùng (vẻ giật cục, máy móc). Dáng đi nặng nề. Trẻ thường bước đi bằng mũi bàn chân và có cảm tưởng như nó lướt trên mặt đất. Trẻ tự kỉ thường có những vận động định hình, nhất là khi bực mình. Thường thấy những đu đưa thân mình, xoay tròn cơ thể, cánh tay cử động nhiều, những hành động lạ của bàn tay. Có thể có những hành động như đập đầu vào tường, tự cào cấu và cắn mình. * Không chịu được thay đổi. Mối quan tâm lo lắng đáng kể của trẻ là tránh tất cả những thay đổi trong thu xếp đồ đạc, những biến đổi trong thói quen gia đình. Với trẻ bình thường những quy định, nghi thức đôi khi chỉ mang tính chất chơi thì lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với trẻ tự kỉ, làm trẻ hoảng sợ nếu như có sự thay đổi. Những lối đi phải giống hệt nhau, các hoạt động phải được thực hiện theo đúng một trật tự. Một người lạ đến thăm có thể làm khởi phát những sợ hãi... Mọi thứ với trẻ phải không được thay đổi. * Khá năng trí tuệ suy giảm Trẻ tự kỉ thường có mức độ trí tuệ chung thấp hơn trẻ bình thường và trí tuệ không thuần nhất: mặt tri giác thị giác, tri giác không gian và trí nhớ thường tốt hơn khả năng suy luận và xử lí các thông tin. Phần lớn trẻ có mức trí làm thấp hơn 70 và mức trí tuệ chung thấp hơn 55 mặc dù cũng có trẻ tự kỉ trí tuệ bình thường. Thường có sự thiên lệch kết quả về phía thực nghiệm không dùng lời và mức độ không thuần nhất lớn. - Những biểu hiện ban đầu Tìm hiểu các trường hợp bệnh tự kỉ cho thấy các triệu chứng xuất hiện vào năm đầu tiên nhưng những biểu hiện không ồn ào và không đặc trưng. Những dấu hiệu thường thấy ở trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh tự kỉ là: * Giai đoạn từ 0 đến 6 tháng. Khác với những đứa trẻ khác, trẻ rất ngoan, không khóc, không bao giờ đòi hỏi. Bé dường như làm cho mọi người quên lãng. Trẻ thờ ơ không khóc khi mẹ hoặc người thân đi khỏi, cũng không có phản ứng gì khi có người khác lại gần. Có rối loạn trương lực dưới hình thức giảm trương lực, mềm nhẽo. Không có những biểu hiện của đối đáp trương lực khi 2 - 3 tháng, tức là không có sự đáp lại phù hợp đối với những tác động qua lại về mặt trương lực cơ khi được mẹ và người khác ôm ấp. Ngược lại, cũng có khi trẻ có thái độ căng cứng, tăng trương lực với những điệu bộ hoa chân múa tay không ngừng. Không có tư thế thích hợp, thỏa đáng khi được người khác ôm trong vòng tay. Hầu như không có những biểu hiện để người khác có thể dự đoán trước được về hành vi, cử chỉ. Cụ thể như rất hiếm khi có những hành động làm cho người khác nghĩ là trẻ muốn được bế lên khi nó nằm trong nôi. Thường xuyên rời bỏ cái nhìn của người khác. Đây là một biểu hiện sớm của sự lẩn tránh cái nhìn, một đặc trưng của trẻ mắc chứng tự kỉ. Trẻ hay bị lác mắt. Rối loạn giấc ngủ theo hướng mất ngủ một cách yên lặng: trẻ không động đậy mắt mở to nằm trong giường. Rối loạn về ăn uống: không bú mút, biếng ăn. Lúc ăn sữa chảy ra khỏi miệng do trương lực môi miệng kém. Không chủ động mỉm cười lúc 2 - 3 tháng; vẻ mặt nghiêm trang và cứng đờ. * Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng. Những biểu hiện đã có ở giai đoạn trước như đã nói ở trên ngày càng rõ và làm ảnh hưởng tới mối quan hệ qua lại giữa mẹ và bé. Sự thiếu đối đáp trương lực trở nên rõ rệt, trẻ không dang tay ra khi người khác ôm. Trẻ không biểu hiện thái độ bằng cử chỉ, nét mặt. Trẻ bị giảm trương lực, mềm nhẽo hoặc ngược lại là tăng trương lực, cứng đờ cùng với vẻ từ chối tiếp xúc khá rõ với người khác. Có những hoạt động rập khuôn, định hình và nhất là hoạt động này được trẻ làm một cách dai dẳng cả khi người lớn đến bên cạnh trẻ (khác với trò chơi với bàn tay quan sát được lúc 5 - 6 tháng ở trẻ bình thường: chỉ tạm thời và dừng ngay khi có người đến bên giao tiếp với trẻ). Trẻ lẩn tránh cái nhìn của người khác rõ ràng hơn. Thiếu sự thể hiện bằng nét mặt, cử chỉ. Thường không có hiện tượng phát âm và nói bi bô. Có vẻ nghiêm trang. Không có phản ứng khi có mặt người lạ và có biểu hiện thờ ơ khi người thân đi khỏi cũng như khi gặp lại người quen. Không có phản ứng sợ hãi khi có mặt người lạ vào lúc 8 tháng tuổi (trong khi với trẻ bình thường, biết sợ người lạ lúc 5 - 6 tháng tuổi). Đôi khi có những phản ứng có tính ám sợ đối với một số thức ăn nhất định. Một số trẻ từ chối không ăn những thức ăn cứng; - Tình trạng sau 3 - 4 tuổi Sau 3, 4 tuổi, biểu hiện lâm sàng dần dần thay đổi. Sự cô độc và thu mình của trẻ giảm đi, có những lúc nó cầu xin và bấu níu vào cha mẹ, nhưng cũng có lúc bất ngờ tránh xa. Cũng có một vài dấu hiệu về lo hãi chia li nhưng không có biểu hiện xúc cảm thích hợp. Hành động định hình tăng lên, trẻ có thể nôn nóng làm ngắt, dừng một cái máy, mở và đóng vòi nước; thường tìm cách chơi với nước. Có thể trở nên hoạt bát, mạnh dạn, bất ổn định và bất ngờ lao vào nguy hiểm. Sự lặp lại lời người khác như tiếng vang vẫn còn. Đôi khi trẻ dùng một số từ và tìm cách giao tiếp. Có thể hứng thú đến mức say mê đối với một số tình huống hoặc đối tượng, nhưng cũng có những ám sợ tăng cường. Trẻ có thể bất ngờ có được một số hiểu biết đòi hỏi trí nhớ tốt, ví dụ như có trẻ nhớ được nhiều tên trong cuốn danh bạ. Trẻ chống đối, rối loạn, thể hiện nhiều nét đặc trưng của tự kỉ. d. Chữa trị Chữa trị cho trẻ tự kỉ ngày nay rất được quan tâm. Có nhiều cách chữa trị tùy theo những hiểu biết khác nhau về nguyên nhân của tự kỉ. Tuy vậy có thể khái quát thành các hướng sau: Phương pháp chữa trị về hành vi: Vận dụng lí thuyết về sự học nhờ điều kiện hóa (conditionnement opérant), làm ức chế những hành vi bệnh và làm phát triển ngôn ngữ. Cách làm này cũng đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng hiệu quả giảm khi ngừng chữa trị, có thể được kết hợp với các biện pháp giáo dục. Phương pháp giáo dục và sư phạm: Phối hợp giữa dạy chuyên biệt trong những lớp học dành riêng cho trẻ tự kỉ với những tác động giáo dục ở nhà do cha mẹ trẻ thực hiện. Cách làm này cần: đánh giá sự phát triển của trẻ thông qua một bảng tổng kê để tạo ra một chân dung tâm lí làm cơ sở cho việc giáo dục; nghiên cứu một kế hoạch giáo dục với những mục tiêu xác định cho nhà chuyên môn và cha mẹ. Việc chữa trị cần căn cứ vào mức độ tiến triển, thiết lập mạng đánh giá với sự cộng tác của gia đình. Phương pháp này có lợi ở chỗ làm tăng đáng kể thời gian dành cho con em của cha mẹ. Cha mẹ có thể nhận ra một vài tiến bộ của trẻ và lấy lại hy vọng. Cũng có thể giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ trong những lớp dành cho trẻ bình thường. Chữa trị về y học. Cần phải rất thận trọng, tuyệt đối không sử dụng thuốc hướng tâm cho trẻ em. Bệnh không thể chữa trị bằng thuốc, thuốc chỉ có thể dùng chút ít trong những trường hợp bị kích động nhiều, mất ngủ hoặc tự làm bản thân bị thương để giảm nhẹ những đau khổ cho trẻ và gia đình. Tâm lí trị liệu phối hợp với giúp đỡ gia đình, tổ chức hoạt động tập thể cho trẻ và tạo điều kiện cho trẻ học tập cũng là một cách chữa trị. 2.5. Loạn tâm cộng sinh (loạn tâm sớm) a. Mô tả Đây là loại loạn tâm trẻ em hay gặp. Dấu hiệu biểu hiện đầu tiên thường vào khoảng giữa 1,5 tuổi và 3 tuổi. Theo cha mẹ của trẻ thì rối loạn xuất hiện sau một sự cố trong đời sống của trẻ: bị ngã khi chưa biết đi vòng, vắng cha hoặc mẹ, chia li với người thân, nằm viện, thay đổi chỗ ở... Tính khí của trẻ thay đổi và thoái lùi. Nó ít nói, trở nên lo lắng, dễ cáu kỉnh, có những cơn giận dữ bất ngờ hoặc những lo hãi không có nguyên nhân rõ ràng. Ngôn ngữ dần dần kém đi, ít liên kết, lời nói thường thiếu tự nhiên hoặc không có âm sắc. Trẻ bất ổn cực độ và không có bất kì hoạt động có tổ chức nào, không quan tâm tới những đồ chơi yêu thích nữa và quẳng chúng ra xa. Quan hệ với những người thân rất bất thường: tránh xa cha hoặc mẹ và gắn chặt với người kia, nhất là mẹ. Trẻ kêu khóc để đòi bằng được bế, ôm ẵm nhưng ngay khi được bế nó lại có phản ứng chống đối bất ngờ, có thể cào và cắn, đòi tách xa ra, như là mẹ trở nên nguy hiểm. Trẻ thường xuyên mất ngủ, có những cơn lo hãi ban đêm. Thường biểu hiện những ám sợ lạ lùng: sợ những đồ vật không động, ổ khóa, cầu thang... Hỏi cha mẹ về những ngày tháng đầu tiên của trẻ thường được cha mẹ cho biết là bé khó được an ủi, mất ngủ, khó ăn uống, đã có những lúc biểu hiện tránh xa khi được bế ôm để an ủi dỗ dành. b. Tiến triển Có thể có những thời kì trẻ bình tĩnh hơn, ủ rũ hoặc khóc không thể tiếp xúc được. Thường là trẻ không thể đến trường học được, làm cho gia đình kiệt sức và chán nản vì sự thay đổi tính khí, kêu gào và kích động liên tục. Trong quá trình tiến triển của bệnh, trẻ loạn tâm có thể có tình trạng thu mình theo kiểu tự kỉ, một số trẻ biểu hiện những dấu hiệu phá hủy và tìm kiếm cảm giác. Khá giống với trẻ tự kỉ, trẻ loạn tâm cộng sinh cũng có biểu hiện luân phiên sán lại gần và tránh xa người thân một cách hung tính, làm cho việc phân biệt hai loại trẻ này không dễ dàng. Về lâu dài, trẻ có thể có thoái lui dần dần, ngôn ngữ rất hạn chế, vô cảm, có những hành vi lặp lại và một loạt các khiếm khuyết khác. c. Chữa trị Có thể sử dụng tất cả các cách như với chữa trị cho trẻ tự kỉ. Với trẻ loạn tâm sớm, việc thiết lập quan hệ với trẻ là rất khó. Khá giống với trẻ tự kỉ ở thời kì phản ứng hung bạo sau 3 - 4 tuổi, sự hung hăng, những cơn lo hãi bất ngờ, tình trạng bất ổn về vận động của trẻ làm cho việc chữa trị không dễ đàng. Khó nhất là phải làm sao thực hiện được đồng bộ các cách chữa trị và tránh phân biệt, tách biệt trẻ. 2.6. Bệnh ranh giới (pathologies limites/ borderline) Bệnh ranh giới là thuật ngữ do Misès (Pháp) đưa ra năm 1990 để chỉ những rối loạn tâm lí của những trẻ em được coi là thiếu hài hòa trong phát triển. a. Mô tả Trẻ mắc rối loạn này có những biểu hiện: rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống nhưng kiểm soát được cơ thắt, kích động, thu mình, hung tính, chậm ngôn ngữ và gặp khó khăn trong học tập. Thường xuyên có bất ổn, không thể lường trước được hành vi của trẻ, có biểu hiện thoái lui. Có triệu chứng của nhiễu tâm như ám sợ và nghi thức ám ảnh. Phần lớn các trẻ này gia đình có rối loạn nặng, xung đột. Đôi khi cha hoặc mẹ có biểu hiện rối loạn tâm lí. - Quan hệ với xung quanh Cách quan hệ không thống nhất, khác, thậm chí đối lập nhau. Đứa trẻ có thể phụ thuộc, cáu kỉnh hoặc trái lại, xa cách, đơn độc, thu mình. Phản ứng với các sự kiện theo cùng một cách, hoặc thái quá, hoặc vô cảm. Một số trẻ biểu hiện hung tính và có những cơn cáu giận với hành vi xung động. Những trẻ khác thể hiện sự thiếu hứng thú, trạng thái tình cảm trống rỗng, trầm cảm. Thường chúng ít nói, giao tiếp sơ sài. Với cha mẹ, khi thì trẻ có thái độ độc tài có lúc lại trơ lý và thụ động. Thường thấy sự chăm lo săn sóc của một người mà trẻ gắn bó có thể làm thay đổi đáng kể hành vi của trẻ, nhưng nếu có gián đoạn thì sẽ dẫn đến rối loạn. Để được an toàn, trẻ mắc bệnh ranh giới phải được ở trong một tình huống quen thuộc, cái mới hoặc yếu tố lạ làm trẻ lo hãi. - Về vận động Vận động nhìn chung bình thường nhưng đi lại vụng về, có các tư thế lạ, có khiếm khuyết về phối hợp vận động tinh tế. Hình ảnh về cơ thể thường không tốt, hiểu biết kém về cơ thể bản thân, có rối loạn định hướng không gian. - Rối loạn trí tuệ Thường có chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn về tiếp thu mặc dù chỉ số khôn (QI/IQ) tổng thể có khi gần đạt tới mức bình thường. Trẻ gặp khó khăn khi tổng hợp và các ý nghĩ không rành mạch rõ ràng; không có biểu tượng về thời gian và về tổ chức không gian. Ví dụ, trẻ rất khó xác định các mốc theo diễn tiến của tuần hoặc của ngày, khó định hướng khi đi lại. Trẻ thường gặp khó khăn trong học tập. Bị nhầm lẫm, khó tách biệt giữa cái tưởng tượng với cái có thực. Đôi khi cũng có hiện tượng hư giác. - Rối loạn tình cảm Trẻ thường có lo hãi chia li, sợ bị lấy cắp hoặc bị trừng phạt vì những suy nghĩ của nó. Những trẻ này ức chế, lo buồn, tỏ ra thất vọng. b. Căn nguyên tâm lí Bệnh ranh giới được cho là hậu quả của rối loạn quan hệ qua lại giữa mẹ và con ngay từ những ngày đầu của cuộc sống của trẻ và rối loạn quá trình hình thành cái Tôi. Rối loạn quan hệ trong gia đình cũng là nguyên nhân. Tâm lí gia đình không ổn định, trẻ thường được chứng kiến và có thể là nguyên nhân của những xung đột... Các rối loạn của trẻ được duy trì, phát triển và trầm trọng hơn theo mức độ của những căng thẳng gia đình. c. Chữa trị Đối với những dạng rối loạn nhẹ có thể dùng trị liệu tâm lí cho trẻ và những nâng đỡ, hỗ trợ gia đình. Trong trường hợp trẻ gặp nhiều khó khăn khi học tập ở trường và gia đình ít khả năng hỗ trợ thì cần có kế hoạch chăm sóc tổng thể giống như đối với những trẻ loạn tâm. Created by AM Word2CHM TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 2. CÁC RỐI LOẠN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON 1.Hãy nêu các rối loạn triệu chứng và hành vi của tâm lí trẻ em. 2. Hãy phân tích các biểu hiện, nêu nguyên nhân và cách chữa trị các rối loạn tâm vận động ở trẻ em. 3. Có những rối loạn ngôn ngữ nào ở trẻ em? Nêu biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị các rối loạn đó. 4. Nêu các hình thức rối loạn nhận thức và biểu hiện của chúng. Có những nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn nhận thức? Có thể chữa trị rối loạn nhận thức như thế nào? 5. Hãy nêu các biểu hiện của hành vi khóc nức, hung hăng và bỏ trốn. Phân tích những vấn đề tâm bệnh lí của các rối loạn này. 6. Nêu các biểu hiện và nguyên nhân của rối CÂU HỎI ÔN TẬP loạn giấc ngủ ở trẻ. 7. Hãy nêu các biểu hiện và nguyên nhân tâm lí của đái dầm và ỉa đùn ở trẻ em. 8. Có những rối loạn chức năng tiêu hóa - ăn uống nào ở trẻ em? Nêu các biểu hiện và những vấn đề tâm lí đặc trưng cho các rối loạn này. 9. Nêu triệu chứng và nguyên nhân của chứng lùn tâm sinh. 10. Nêu những nguyên nhân chính của chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em. Phân tích đặc điểm tâm lí của trẻ mắc hội chứng Down. 11. Hãy mô tả những biểu hiện của ám sợ và ám ảnh ở trẻ em. 12. Nhiễu tâm ảnh hưởng như thế nào đến việc học của trẻ? 13. Trình bày những đặc điểm tâm tí của trẻ trầm cảm tuổi mầm non. 14. Phân tích những đặc điểm đặc trưng của trẻ tự kỉ. Có thể phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh tự kỉ ở trẻ em thông qua những biểu hiện nào? 15. Nêu những biểu hiện của loạn tâm sớm của trẻ. 16. Bản chất của bệnh ranh giới là gì? Hãy nêu các biểu hiện của bệnh ranh giới ở trẻ. BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Đến các cơ sở giáo dục mầm non, quan sát trẻ trong các hoạt động và trao đổi với các giáo viên để tìm ra trẻ có bất thường về tâm lí. Cũng có thể tìm trong đời sống những đứa trẻ có biểu hiện tâm lí bất thường. 2. Quan sát hoạt động của trẻ này, mô tả chân dung tâm lí và làm rõ những biểu hiện rối loạn. 3. Gặp gỡ, trao đổi với cha mẹ của bé và quan sát quan hệ của bé với cha mẹ để tìm hiểu về: + Đặc điểm tâm lí của cha mẹ. + Cách ứng xử của cha mẹ với con. + Cách quan hệ của bé với cha mẹ. 4. Phối hợp với một chuyên gia tâm lí để đánh giá tình trạng rối nhiễu của trẻ. 5. Dựa vào tính chất rối nhiễu tâm lí của trẻ, dự kiến những tư vấn hoặc can thiệp cần thiết về mặt tâm lí - sư phạm dành cho trẻ tại lớp mẫu giáo. 6. Dự kiến những tư vấn hoặc can thiệp cần thiết về mặt tâm lí - sư phạm dành cho trẻ và gia đình của trẻ ở nhà. 7. Nếu có điều kiện, thử áp dụng những tư vấn và can thiệp này với trẻ và gia đình và rút ra những nhận xét cần thiết trong quá trình chữa trị. Created by AM Word2CHM TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON Tâm bệnh trẻ em là một lĩnh vực rất phức tạp, bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân đến nay vẫn chưa rõ. Để phòng ngừa tâm bệnh lí trẻ em xuất hiện, cần biết đến một số yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn tâm lí ở trẻ em. Với nhà chuyên môn, nắm bắt được các yếu tố này còn giúp cho việc chẩn đoán và chữa trị. Nội dung về chữa trị không đi vào các kĩ thuật chữa trị rất đa dạng, phong phú hiện nay, mà nói đến quy trình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftam_benh_hoc_tre_em_lua_tuoi_mam_non_nguyen_thi_nhu_mai.pdf
Tài liệu liên quan