Tâm lý của người nông dân Việt Nam: Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực

- Tình yêu quê hương đất nước, gắn bó với quê cha đất tổ là một

trong những biểu hiện nổi bật của người nông dân Việt Nam. Trải qua

hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, người nông dân vừa phải chống

chọi với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm; dù trong hoàn cảnh nào

họ vẫn bám trụ quê cha đất tổ với tinh thần “Một tấc không đi, một ly

không rời”. Đối với nông dân, quê cha đất tổ là “thánh địa linh thiêng”;

vì vậy hàng năm cứ đến ngày mồng mười tháng ba là tất cả mọi người

đều thấp nén nhang hướng về Phong Châu để giỗ tổ vua Hùng.

pdf8 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tâm lý của người nông dân Việt Nam: Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tâm lý của người nông dân Việt Nam: Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là cuộc cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để về mọi mặt, nhất là trong đời sống tâm lý của người nông dân. Bài viết này góp phần tìm hiểu tâm lý của người nông dân Việt Nam trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực. 1. Có thể nói rằng, nền kinh tế tiểu nông đã tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam cùng với chế độ phong kiến, chế độ thuộc địa nửa phong kiến và văn hóa làng xã đã góp phần tạo nên tâm lý đa dạng, phong phú và phức tạp của người nông dân. - Tình yêu quê hương đất nước, gắn bó với quê cha đất tổ là một trong những biểu hiện nổi bật của người nông dân Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, người nông dân vừa phải chống chọi với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm; dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn bám trụ quê cha đất tổ với tinh thần “Một tấc không đi, một ly không rời”. Đối với nông dân, quê cha đất tổ là “thánh địa linh thiêng”; vì vậy hàng năm cứ đến ngày mồng mười tháng ba là tất cả mọi người đều thấp nén nhang hướng về Phong Châu để giỗ tổ vua Hùng. - Cuộc sống lao động ở làng xã đã tạo ra sự đoàn kết gắn bó cộng đồng, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tình nghĩa thuỷ chung đã trở thành lẽ sống của người nông dân. Chính công việc cày cấy hàng ngày và sinh hoạt trong họ hàng, làng xã đã làm cho cuộc sống của người nông dân “tối lửa tắt đèn có nhau”, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ ngọt bùi đắng cay…Điều đó, được thể hiện không chỉ trong hoạt động hàng ngày mà còn được khái quát trong ca dao tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng”, “Một cây làm chẳng nên non,, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Lá lành đùm lá rách”,v.v… - Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi nằm ở giữa đầu mối giao lưu văn hóa “Bắc – Nam” và “Đông – Tây”, cho nên người Việt Nam xưa nay có điều kiện giao lưu học hỏi, tiếp thu cái hay, cái đẹp của người để biến chúng thành cái của riêng mình. Chính điều đó góp phần làm nên cái thông minh, sáng tạo và lạc quan yêu đời của người dân. Những câu chuyện về những ông Trạng Việt Nam (Trạng Quỳnh, Trạng Lợn…) và những câu tục ngữ ca dao như: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”… đã là những minh chứng sinh động cho điều đó. - Tư duy manh mún, tản mạn là một biểu hiện tâm lý nổi bật của nông dân. Sống khép kín sau lũy tre làng; canh tác trên mảnh đất bạc màu, những thửa ruộng nhỏ, lẻ với công cụ thô sơ “Con trâu đi trước cái cày theo sau” dựa trên những thói quen, tập quán nhiều đời…- hoàn cảnh đó đã làm nảy sinh và nuôi dưỡng tư duy manh mún, tản mạn (ít khả năng khái quát, tổng hợp) của người nông dân. Chính vì vậy mà họ “chỉ thấy lợi trước mắt, không thấy lợi lâu dài, chỉ thấy lợi cá nhân, không thấy lợi ích tập thể…” - Do tư duy manh mún, tản mạn nên sinh ra thói “lười biếng” suy nghĩ và tính toán so đo, tính ỷ lại và bảo thủ , sự sùng bái kinh nghiệm và “coi thường” lớp trẻ. Đó cũng là sản phẩm lâu dài của nền kinh tế tiểu nông mà dù muốn hay không người nông dân vẫn bị ảnh hưởng. Trong nền kinh tế tiểu nông, kiểu “Lão nông tri điền”, “Sống lâu nên lão làng”, “Đất lề quê thói”, “Phép vua thua lệ làng” đã trở thành thói quen làng xã phổ biến ở người nông dân. Hơn nữa, sống trong chế độ phong kiến dưới sự thống trị của chế độ đẳng cấp, tôn ti, trật tự Nho giáo, người nông dân thường có cái nhìn ít tôn trọng đối với lớp trẻ và coi cố gắng đổi mới của họ như là ý đồ muốn “Trứng khôn hơn vịt”…Trong khi nói về những điều cần khắc phục trong tâm lý nông dân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “… nông dân thường có tính thủ cựu, rời rạc, tư hữu….”. - Thói quen tự do, thiếu kỷ luật lao động và “thừa” tính đố kỵ, ganh ghét, cục bộ, bản vị, địa phương cũng là một biểu hiện tâm lý phức tạp của nông dân. Người nông dân (tư hữu nhỏ) sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên “nắng mưa bất thường” và “tùy hứng” cá nhân đã trở thành thói quen phổ biến ở làng xã Việt Nam. Do bị quy định bởi tính chất tư hữu nhỏ, bởi trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế - xã hội, người nông dân tuy cần cù, thông minh nhưng thiếu tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ, bộc lộ tính đố kỵ, ganh ghét, cục bộ “Đèn nhà ai rạng nhà ấy”, “Ta về ta tắm ao ta”, “Trâu buộc ghét trâu ăn”, v.v.. - Do sống dựa trên nền kinh tế tiểu nông nghèo nàn lạc hậu, dưới chế độ phong kiến và thuộc địa nửa phong kiến hà khắc, nên người nông dân còn phải hứng chịu những tệ nạn xã hội: mê tính dị đoan, cờ bạc, rượu chè, lãng phí… Nhận rõ những thói hư, tật xấu đó, Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “…Đồng bào và cán bộ phải đánh lui tư tưởng bảo thủ”. Những điều trình bày ở trên cho chúng ta thấy rõ những biểu hiện tâm lý của người nông dân sống trong nền kinh tế tiểu nông dưới chế độ phong kiến và thuộc địa nửa phong kiến hà khắc. 2. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với cơ chế hành chính bao cấp, dựa trên hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể đã làm nảy sinh và phát triển tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm, tính tổ chức kỷ luật của người nông dân. Nhưng mặt khác, nó cũng tạo điều kiện phát triển tâm lý: “Bình quân”, “cá mè một lứa”, thụ động, dựa dẫm, ỷ lại vào cấp trên … Trong điều kiện hợp tác xã nông nghiệp làm ăn kém hiệu quả, đời sống thấp thì ở người nông dân nảy si nh tâm lý chán chường và “thờ ơ” với công việc. 3. Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên sự đa dạng về sở hữu và khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế. Nông nghiệp từ tự cấp, tự túc chuyển sang sản xuất hàng hóa. Chính sách tích cực này đã tạo được niềm tin, kích thích tính tích cực sáng tạo của người lao động, đưa nền kinh tế nước ta (trong đó có nông nghiệp) đã bước vào thời kỳ phát triển mới và đạt được những thành tựu to lớn (trong nhiều năm nền kinh tế luôn tăng trưởng cao đứng hàng thứ hai trong khu vực, xếp thứ hai về xuất khẩu gạo và là một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất. Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, việc xóa đói giảm nghèo đã giảm từ 57% năm 1992 xuống còn khoảng 30% vào năm 2003, tính theo tiêu chuẩn quốc tế). Theo báo cáo phát triển con người năm 2003 của Liên Hợp Quốc, Việt Nam xếp thứ 39 trong số 94 nước đang phát triển về chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI); xếp thứ 109 trong số 175 nước về chỉ số phát triển con người (HDI) và thứ 98 trong số 144 nước về chỉ số phát triển thế giới; đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Có thể nói rằng, chính sách đổi mới toàn diện đất nước làm cho nền kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển ổn định, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa. Chính hiện thực sống động đó đã làm biến đổi tâm lý của người nông dân theo chiều hướng tích cực. Trong đại bộ phận nông dân, niềm tin vào chế độ, tính tích cực lao động, ý thức trách nhiệm công dân ngày càng tăng rõ rệt trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4. Hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn được thực hiện trong điều kiện kinh tế thị trường và với “áp lực” ngày càng gia tăng của toàn cầu hóa. Hơn nữa, có một thực tế là hiện nay nước ta vẫn còn là nước nông nghiệp nghèo (30% dân số nghèo, trong đó đa số là nông dân; 26% trẻ em suy dinh dưỡng; mới có 16% dân số được bảo hiểm y tế; 53% dân số được dùng nước sạch và hơn 15% lao động được đào tạo lành nghề. Ở nông thôn, ruộng đất còn manh mún, môi trường sinh thái ngày càng suy giảm, giá cả nông sản không ổn định, thu nhập và đời sống nông dân thấp và tăng rất chậm so với thành thị, tình trạng thiếu đất, thiếu việc làm ngày càng nhiều…Thực trạng này đã và đang là “áp lực”, thách thức lớn “đè nặng” lên tâm lý người nông dân. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng thu hẹp tỷ trọng sản xuất nông nghiệp và nâng cao tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Trong khi đó, người nông dân lại thiếu đất, thiếu vốn, trình độ học vấn thấp, không có nghề phụ để kiếm thêm thu nhập. Vì vậy, nhiều nơi người nông dân phải rời bỏ quê hương đi kiếm sống. Hiện tượng di dân tự do từ nông thôn “ồ ạt” ra thành phố trong những năm qua chứng minh cho điều đó. (Theo số liệu Tổng điều tra năm 1999, Hà Nội có 156.344 người và thành phố Hồ Chí Minh có 488.928 dân tự do, không có hộ khẩu. Ra thành phố nhiều họ không kiếm được việc làm ổn định đa số phải đi làm thuê bằng đủ các nghề, thậm chí có số sa vào các tệ nạn xã hội hoặc trở thành tội phạm. Chính trong bối cảnh này ở người nông dân dễ nảy sinh tâm lý chán chường … - Hiện nay, nhiều sinh viên xuất thân từ nông dân, sau khi tốt nghiệp các trường đạii học, cao đẳng không muốn về quê công tác. Họ “bám trụ” ở thành phố để kiếm tiền với bất cứ nghề gì (dọn phòng, bưng bê ở nhà hàng, lái xe ôm, bốc vác ở bãi kho…); trong đó, có một số đã xuất hiện tâm lý “kiếm tiền”, đua đòi, thích cuộc sống xa hoa… - Một hiện tượng đáng chú ý là, do “áp lực” lớn của công nghiệp hóa và đô thị hóa, ở vùng ven đô (điển hình là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ…), trong một thời gian rất ngắn có một bộ phận nông dân “nghiễm nhiên” trở thành thị dân, mặc dù họ không được chuẩn bị về mặt tâm lý, học vấn, văn hóa. Họ nhận được một số tiền lớn (do được đền bù giải tỏa, do bán đất...) nhưng đa số không biết cách sử dụng hợp lý. Một số đã dùng tiền để kinh doanh, nhưng một số khác lại dùng tiền mua sắm xe cộ, ăn chơi (cờ bạc, đánh đề, cá cược…) để rồi cuối cùng lại “trắng tay” rơi vào thất nghiệp. - Với người nông dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng rừng núi do hoàn cảnh sống khó khăn, ít được hưởng phúc lợi xã hội, làm ăn thua lỗ, nên thường dẫn đến tâm lý chán chường với cuộc sống và tìm đến các “trò” mê tín dị đoan, tín ngưỡng tôn giáo mới. - Hiện nay, trong điều kiện tác động mạnh của các quy luật kinh tế thị trường (cạnh tranh, cung cầu, lợi nhuận tối đa); trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa (nhiều hàng hóa chất lượng tốt, giá rẻ, nhiều văn hóa phẩm phương Tây tràn vào), ở một bộ phận dân cư trong đó có nông dân đã xuất hiện tâm lý “sùng ngoại”, có lối sống thực dụng, sùng bái đồng tiền, coi nhẹ các giá trị văn hóa truyền thống. Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (xét theo một nghĩa nhất định) là quá trình chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp (mà ở nước ta là nền kinh tế tiểu nông) lên nền kinh tế công nghiệp. Dưới góc độ tâm lý, đó cũng là quá trình chuyển từ “tâm lý tiểu nông” lên “tâm lý công nghiệp” – là cuộc cải biến mang tính khoa học và cách mạng trong đời sống tâm lý của người nông dân. Vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa nông thôn, con người nông dân; việc đào tạo, sử dụng lực lượng lao động nông dân đòi hỏi phải đặc biệt chú ý đến đặc điểm của bước chuyển tâm lý này; qua đó có chính sách, kế hoạch, biện pháp, bước đi thích hợp đối với nông nghiệp và nông thôn. Do đó việc nghiên cứu tâm lý nông dân là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (Ngọc Lan -Thạc sĩ Tâm lý học, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Nguồn: Tạp chí Khoa học Xã hội số 3/2004)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftam_ly_cua_nguoi_nong_dan_viet_nam_9899.pdf
Tài liệu liên quan