Tâm lý học - Bài 5: Suy luận

Quan niệm chung về suy luận

Định nghĩa: Suy luận là hình thức cơ bản của tư duy trong đó từ một hay

nhiều phán đoán đã biết người ta rút ra được một phán đoán mới.

Phán đoán đã biết là tiền đề, phán đoán mới là kết luận của suy luận.

Suy luận chia làm 2 loại: diễn dịch và qui nạp.

 Suy luận diễn dịch (gọi ngắn gọn là suy diễn): là suy luận tuân theo

những qui tắc lôgíc xác định đảm bảo rằng nếu các tiền đề là đúng thì kết luận rút

ra cũng phải đúng. Phần lớn các suy diễn có tiền đề nói về dấu hiệu chung của

một lớp đối tượng và kết luận nói về một bộ phận của lớp đối tượng đó.

 Suy luận qui nạp (gọi ngắn gọn là qui nạp): là suy luận mà tiền đề là

các phán đoán về những đối tượng riêng lẻ thuộc một lớp đối tượng và kết luận là

phán đoán về cái chung của lớp đối tượng đó.

pdf23 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tâm lý học - Bài 5: Suy luận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thắng hai đế quốc to. e. Mọi sinh viên đều phải học ngoại ngữ. Tất cả bạn bè của tôi đều là sinh viên. Vậy một số bạn của tôi phải học ngoại ngữ. f. Tôi hay làm thơ. Tôi là giáo viên toán. Vậy có giáo viên toán hay làm thơ. 2. Các suy luận sau có hợp lôgíc không: 47 a. Hiện giờ anh ta không thể vừa học cao học vừa đi làm báo được. Nghĩa là hiện giờ anh ta không học cao học hoặc không đi làm báo. b. Anh ta đi học cao học hoặc đi làm báo. Nghĩa là nếu anh ta đi học cao học thì sẽ không làm báo. c. Hiện giờ nếu anh ta không học cao học thì sẽ đi làm báo. Vậy nếu anh ta đi làm báo thì sẽ không học cao học. d. Hiện giờ nếu anh ta không học cao học thì sẽ đi làm báo. Vậy nếu anh ta học cao học thì sẽ không đi làm báo. e. Hiện giờ nếu anh ta không học cao học thì sẽ đi làm báo hoặc làm biên tập viên cho nhà xuất bản Lao động. Vậy nếu anh ta không đi làm báo và cũng không làm biên tập viên cho nhà xuất bản Lao động thì sẽ đi học cao học. f. Hiện giờ nếu anh ta không học cao học thì sẽ đi làm báo hoặc làm biên tập viên cho nhà xuất bản Lao động. Vậy nếu anh ta không đi làm báo nhưng làm biên tập viên cho nhà xuất bản Lao động thì sẽ không học cao học. 3. Các suy luận sau có hợp lôgíc không: a. Anh ấy hứa với tôi là sẽ đến chiều nay nếu trời không mưa. Chiều nay trời lại mưa. Vậy anh ấy sẽ không đến. b. Cô giáo dạy toán nói với mẹ rằng nên đi học thêm, nếu học thêm với cô sẽ thành học sinh giỏi môn toán. Vậy con đi học thêm với cô đi, không học thêm thì sẽ không giỏi toán đâu. c. Nếu ông A làm đúng thì bạn bè hoặc gia đình sẽ ủng hộ. Thế mà cả bạn bè lẫn gia đình đều phản đối. Vậy không thể nói rằng ông A đã làm đúng được. d. Không học thì không có bằng cấp, không có bằng cấp thì không có việc làm. Vậy phải học để có việc làm. e. Không làm việc chăm chỉ thì không có tiền, không có tiền thì chẳng thể giúp đỡ ai được. Nó thường xuyên giúp đỡ rất nhiều người. Vậy nó phải làm việc rất chăm chỉ. g. Nếu quyết tâm sẽ thành công, nếu may mắn cũng sẽ thành công. Nhưng nó không quyết tâm, cũng chả may mắn. Vậy nó không thể thành công. h. Nếu quyết tâm sẽ thành công, nếu may mắn cũng sẽ thành công. Nó thành công. Vậy nó may mắn và quyết tâm. i. Nếu chăm tập thể dục cơ thể sẽ khỏe mạnh, nếu chịu khó suy nghĩ trí óc sẽ sáng láng. Nó không chăm tập thể dục cũng chả chịu suy nghĩ. Vậy nó không khỏe mạnh cũng chả sáng láng đầu óc. j. Nếu chăm tập thể dục cơ thể sẽ khỏe mạnh, nếu chịu khó suy nghĩ trí óc sẽ sáng láng. Nó chăm tập thể dục nhưng không chịu suy nghĩ. Vậy nó sẽ có cơ thể khỏe mạnh nhưng trí óc kém cỏi. k. Nếu học giỏi sẽ đỗ đạt cao hoặc có nhiều cống hiến cho xã hội. Nó học giỏi và đỗ đạt cao. Vậy nó không có nhiều cống hiến cho xã hội. 48 l. Nếu học giỏi sẽ đỗ đạt cao hoặc có nhiều cống hiến cho xã hội. Nó không cống hiến nhiều cho xã hội nhưng đỗ đạt cao. Vậy nó học giỏi. m. Nếu học giỏi sẽ đỗ đạt cao hoặc có nhiều cống hiến cho xã hội. Nó không học giỏi nhưng có nhiều cống hiến cho xã hội. Vậy nó không đỗ đạt cao. n. Nếu học giỏi sẽ đỗ đạt cao hoặc có nhiều cống hiến cho xã hội. Nó không học giỏi. Vậy nó không đỗ đạt cao và cũng không cống hiến nhiều cho xã hội. o. Nó học giỏi hoặc nếu không giỏi thì cũng cần cù. Mọi người đều biết nó rất cần cù. Vậy nó không giỏi. p. Nó học giỏi hoặc nếu không giỏi thì cũng cần cù. Mọi người đều biết nó học rất giỏi. Vậy nó không cần cù. 4. Phân tích tính hợp lôgíc của các suy luận sau: a. Nó chỉ hút thuốc khi ngồi uống cà phê. Nó đang hút thuốc. Vậy nó đang ngồi uống cà phê. b. Anh sẽ thất bại trừ phi anh nghe lời tôi. Vậy nếu anh nghe lời tôi thì anh sẽ không thất bại. c. Muốn làm được việc này phải chuẩn bị rất chu đáo. Vậy nếu anh chuẩn bị rất chu đáo thì anh sẽ làm được việc này. d. Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học không thể không có tư duy lý luận. Vậy nếu có tư duy lý luận thì chúng ta sẽ đứng vững trên đỉnh cao của khoa học. 5. Phân tích các suy luận rút gọn sau: a. Nếu nó thương tôi thì nó đã không làm như thế. b. Trời có sập thì hai đứa ấy mới yêu nhau. c. Nếu mày sống thì tao chết. d. Bệnh này họa có thuốc tiên mới chữa khỏi được. 6. Cấu trúc suy luận sau có hợp lôgíc không? a. R QP RQP   )( b. SQ RP SR QP     c. P RQ RQP   )( d. Q RP QR QP    e. SQ RP SR QP     49 HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN TỰ HỌC 1. Ôn lại lý thuyết về tính chu diên của thuật ngữ trong bài Khái niệm, các hình thức lôgíc của phán đoán đơn và quan hệ giữa các loại phán đoán đơn trong bài Phán đoán. Củng cố lại cách lập bảng chân lý hoặc cách lập luận dựa trên các định nghĩa về các phép lôgíc để chứng minh một hằng đúng. Xem lại nội dung các qui luật lôgíc hình thức cơ bản. Đọc kĩ lý thuyết bài Suy luận. Nắm chắc các khái niệm suy luận, suy diễn, qui nạp, suy diễn trực tiếp, suy diễn gián tiếp, tam đoạn luận, qui tắc chung cho các loại hình tam đoạn luận, riêng cho từng loại hình tam đoạn luận, các dạng suy diễn phổ biến. 2. Nắm vững cách phân tích tính hợp lôgíc của một tam đoạn luận. 3. Nắm vững cách phân tích tính hợp lôgíc của một suy diễn có tiền đề là phán đoán phức. 4. Biết phân tích một qui nạp và đánh giá mức độ tất yếu trong kết luận của một qui nạp. 4. Trả lời các câu hỏi ôn tập. 5. Làm các bài tập trong bài Suy luận. 6. Xem thêm phần Suy luận trong các tài liệu lôgíc hình thức khác. Làm các bài tập liên quan (nếu có) trong các tài liệu đó. 50 Bài 6: CHỨNG MINH 1. Quan niệm chung về phép chứng minh 1.1. Định nghĩa: Chứng minh là hình thức suy nghĩ nhằm vạch ra căn cứ lôgíc cho tính chân thực của một luận điểm nào đó. * Về khái niệm căn cứ lôgíc, xem mục Qui luật lý do đầy đủ của bài IV. 1.2. Cấu tạo của phép chứng minh: Một phép chứng minh có 3 bộ phận là luận đề, luận cứ và luận chứng. 1.2.1. Luận đề: là phán đoán mà người ta phải vạch ra căn cứ lôgíc của nó. Luận đề trả lời cho câu hỏi: chứng minh cái gì? 1.2.2. Luận cứ: là những phán đoán xác định mà tính chân thực của chúng đã được công nhận, và được dùng làm căn cứ để chứng minh cho luận đề. Luận cứ trả lời cho câu hỏi: chứng minh bằng cái gì? Luận cứ có thể bao gồm nhiều loại tri thức khác nhau:  Các tiên đề khoa học  Các định nghĩa khoa học  Các định lý khoa học (là những luận điểm được suy diễn từ các tiên đề và định nghĩa khoa học)  Các phán đoán về các sự kiện thực tế, có được bằng cách trực tiếp quan sát, thực nghiệm với đối tượng trong hiện thực và đã được thực tiễn xác nhận  Các luận điểm khoa học (là những luận điểm mà các khoa học đã nêu ra để lý giải qui luật của đối tượng và đã được chứng minh là đúng) 1.2.3. Luận chứng: là cách thức tổ chức một phép chứng minh nhằm vạch ra mối liên hệ lôgíc tất yếu giữa các luận cứ với nhau và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề. Luận chứng gồm một hoặc nhiều suy luận nối tiếp nhau, liên kết với nhau theo một trật tự xác định. Luận chứng trả lời cho câu hỏi: chứng minh như thế nào? 1.3. Phân loại chứng minh Căn cứ vào đặc điểm của luận chứng, người ta chia phép chứng minh làm hai loại: chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp. 1.3.1. Chứng minh trực tiếp: là phép chứng minh mà luận cứ và luận chứng trực tiếp dẫn đến tính chân thực của luận đề. 1.3.2. Chứng minh gián tiếp: là phép chứng minh mà luận cứ và luận chứng được sử dụng trước hết để vạch ra tính sai lầm của luận điểm phủ định của luận đề (gọi là phản đề), rồi từ đó căn cứ vào luật bài trung, người ta đi đến công nhận tính chân thực của luận đề. 51 2. Các qui tắc chứng minh và những lỗi lôgíc thường gặp trong phép chứng minh 2.1. Qui tắc đối với luận đề Qui tắc 1: Luận đề mà người ta muốn chứng minh là chân thực thì bản thân nó phải chân thực. Nếu vi phạm qui tắc này một cách không cố ý thì phép chứng minh sẽ mắc lỗi ngộ biện, nếu vi phạm một cách cố ý thì phép chứng minh sẽ mắc lỗi ngụy biện. Qui tắc 2: Luận đề phải được phát biểu rõ ràng, tránh lối nói lập lờ hai nghĩa. Nếu vi phạm qui tắc này, người ta sẽ không hiểu được chính xác luận đề cần chứng minh , do đó phép chứng minh sẽ không có ý nghĩa. Qui tắc 3: Luận đề phải được giữ vững trong suốt quá trình chứng minh. Nếu vi phạm qui tắc này, phép chứng minh sẽ mắc lỗi đánh tráo luận đề. 2.2. Qui tắc đối với luận cứ Qui tắc1: Luận cứ phải là những phán đoán chân thực. Nếu vi phạm qui tắc này phép chứng minh sẽ không có tính thuyết phục. Qui tắc 2: Luận cứ phải chân thực một cách độc lập với luận đề. Nếu vi phạm qui tắc này, phép chứng minh sẽ mắc lỗi chứng minh vòng quanh. Qui tắc 3: Phải có đủ các luận cứ để dẫn tới luận đề. Nếu vi phạm qui tắc này, phép chứng minh sẽ mắc lỗi vượt quá cơ sở. 2.3. Qui tắc đối với luận chứng Qui tắc 1: Luận chứng phải tuân thủ các qui tắc suy luận. Trong hệ thống luận chứng chỉ cần một suy luận nhỏ nào đó không hợp lôgíc cũng sẽ làm cho toàn bộ phép chứng minh thiếu tính thuyết phục. Qui tắc 2: Luận chứng phải đảm bảo tính nhất quán, phi mâu thuẫn. Nếu vi phạm qui tắc này, luận chứng cũng vi phạm các yêu cầu của qui luật đồng nhất và qui luật cấm mâu thuẫn. 52 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi ôn tập 1. Chứng minh là gì? Một phép chứng minh phải có những bộ phận nào? 2. Những loại tri thức nào có thể dùng làm luận cứ cho một phép chứng minh? 3. Chứng minh trực tiếp là gì? Cho một ví dụ. 4. Chứng minh gián tiếp là gì? Cho một ví dụ. 5. Nêu các qui tắc đối với luận đề. Cho ví dụ về sự vi phạm một trong các qui tắc này. 6. Nêu các qui tắc đối với luận cứ. Cho ví dụ về sự vi phạm một trong các qui tắc này. 7. Nêu các qui tắc đối với luận chứng. Cho ví dụ về sự vi phạm một trong các qui tắc này. Bài tập 1. Chứng minh qui tắc: Hai phán đoán đơn có quan hệ đối chọi dưới thì không thể cùng sai. 2. Chứng minh qui tắc sau cho các loại hình tam đoạn luận: Thuật ngữ giữa phải chu diên ít nhất ở một tiền đề. 3. Chứng minh cấu trúc suy diễn P RQ RQP   )( là hợp lôgíc bằng cả hai cách: chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp. HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN TỰ HỌC 1. Ôn lại lý thuyết các bài trước, đặc biệt hai bài Các qui luật cơ bản của lôgíc hình thức và bài Suy luận. Đọc kĩ lý thuyết bài Chứng minh. Nắm chắc các khái niệm luận đề, luận cứ, luận chứng. Phân biệt hai loại chứng minh. 2. Tìm mối liên hệ trực tiếp giữa phép chứng minh với yêu cầu của qui luật lý do đầy đủ. 3. Xác định mối liên hệ giữa loại chứng minh phản chứng với các qui luật cấm mâu thuẫn và bài trung. 4. Xác định mối liên hệ giữa luận chứng với các qui tắc suy diễn. 5. Trả lời các câu hỏi ôn tập. 6. Làm đầy đủ các bài tập của bài này 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gorki, Lôgíc học, Nxb.Giáo dục, Hà Nội 1974 2. Nguyễn Văn Trấn, Mấy bài nói chuyện về lôgíc, Nxb Sự thật, Hà Nội 1960 3. Nguyễn Văn Trấn, Lôgíc vui, Nxb. CTQG, Hà Nội 1995 4. Bùi Thanh Quất – Nguyễn Tuấn Chi, Giáo trình Logic hình thức, Khoa Luật Đại học Tổng hợp Hà Nội 1994 5. Bùi Thanh Quất, Lôgíc học hình thức, Hà Nội 1995 6. Hoàng Chúng, Lôgíc học phổ thông, Nxb. Giáo dục 1996 7. Vũ Ngọc Pha, Nhập môn lôgic học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 1997 8. Tô Duy Hợp – Nguyễn Anh Tuấn, Logic học, Nxb. Đồng Nai 1997 9. Lê Doãn TáTô Duy HợpVũ Trọng Dung, Giáo trình Lôgíc học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004 10. Nguyễn Đức Dân, Giáo trình Nhập môn lôgíc hình thức, Nxb.ĐHQG Tp HCM 2005 11. Vương Tất Đạt, Lôgíc học đại cương, Nxb. Thế giới 2007 12. Nguyễn Lương Bằng. Lôgíc học, Nxb. Nghệ An 2009 13. Lê Duy Ninh, LôgícPhi lôgíc trong đời thường và trong pháp luật, Nxb ĐHQG Tp.HCM 2009 54 MỤC LỤC Lời nói đầu.2 Bài 1: Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của lôgíc hình thức... 3 Bài 2: Khái niệm6 Bài 3: Phán đoán.15 Bài 4: Các qui luật cơ bản của lôgíc hình thức......27 Bài 5: Suy luận....32 Bài 6: Chứng minh..50 Tài liệu tham khảo..53

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkl0036_p2_4438.pdf
Tài liệu liên quan