Tâm lý khi đi sinh

Khoa học đã chứng minh rằng tâm lý sản phụ ảnh hưởng

rất lớn đến quá trình vượt cạn. Vậy các sản phụ phải làm gì

để có tâm lý tốt nhất khi đi sinh?

Không phụ nữ nào vượt cạn mà không đau đớn.

Đi viện

Nếu là phụ nữ sinh con lần đầu hoặc phụ nữ có vấn đề bất

ổn trong thai kỳ, bạn nên chủ động đến bệnh viện trước

ngày dự sinh để được bác sĩ khám và có những lời khuyên

hữu ích. Việc đến bệnh viện thường xuyên trong những

ngày này cũng giúp bạn có tâm lý thoải mái hơn là ngồi

chờ đợi cơn đau đẻ đến mới vào viện. Nếu bạn và em bé

trong bụng hoàn toàn khỏe mạnh, thai đã thuận ngôi, bạn

đã có kinh nghiệm trong lần sinh trước thì không nhất thiết

là bạn phải đến bệnh viện sớm quá. Hãy chuẩn bị sẵn sàng

và báo cho bác sĩ khi nào bắt đầu ra máu báo (máu kèm

dịch màu hồng nhạt do nút cổ tử cung bong ra chuẩn bị cho

em bé chào đời).

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tâm lý khi đi sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tâm lý khi đi sinh Khoa học đã chứng minh rằng tâm lý sản phụ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vượt cạn. Vậy các sản phụ phải làm gì để có tâm lý tốt nhất khi đi sinh? Không phụ nữ nào vượt cạn mà không đau đớn. Đi viện Nếu là phụ nữ sinh con lần đầu hoặc phụ nữ có vấn đề bất ổn trong thai kỳ, bạn nên chủ động đến bệnh viện trước ngày dự sinh để được bác sĩ khám và có những lời khuyên hữu ích. Việc đến bệnh viện thường xuyên trong những ngày này cũng giúp bạn có tâm lý thoải mái hơn là ngồi chờ đợi cơn đau đẻ đến mới vào viện. Nếu bạn và em bé trong bụng hoàn toàn khỏe mạnh, thai đã thuận ngôi, bạn đã có kinh nghiệm trong lần sinh trước thì không nhất thiết là bạn phải đến bệnh viện sớm quá. Hãy chuẩn bị sẵn sàng và báo cho bác sĩ khi nào bắt đầu ra máu báo (máu kèm dịch màu hồng nhạt do nút cổ tử cung bong ra chuẩn bị cho em bé chào đời). Đối mặt với cơn đau Không phụ nữ nào vượt cạn mà không đau đớn. Dù đau ít hay đau nhiều thì các nhà khoa học đều khuyên sản phụ không nên kêu la, than khóc ầm ĩ. Hãy tập trung sức lực cho việc rặn đẻ sau đó. Cơn đau đẻ sẽ đến từ từ. Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy đau lâm râm, thưa thớt. Sau đó, cơn đau kéo đến mau dần, khi nhìn đồng hồ cứ khoảng 10 phút có 3 - 4 cơn đau là bạn chuẩn bị sinh em be. Đối mặt với cơn đau rất quan trọng vì nó giúp bạn chủ động nhận biết những thay đổi trong cơ thể mình để kịp thời báo cho bác sĩ. Hãy bình tĩnh nghĩ đến niềm hạnh phúc sắp được đón con yêu chào đời và cố gắng ăn thêm 1 vài đồ ăn nhẹ giàu năng lượng để lấy sức rặn đẻ. Vượt cạn Trên bàn sinh, bạn hãy nén kêu la và làm theo những gì bác sĩ yêu cầu. Nếu bác sĩ bảo chưa được rặn thì bạn hãy cố gắng thở thật sâu để tránh rặn sớm gây rách cổ tử cung, rất nguy hiểm. Khi cổ tử cung mở đủ 10 phân, bạn hãy rặn theo chỉ định của bác sĩ. Lúc rặn đẻ, bạn hãy dồn hơi xuống vùng bụng và rặn dài hơi, tránh dồn hơi lên mặt, vừa tốn sức vừa không hiệu quả. Sau khi bé chào đời, nếu bạn bị rạch tầng sinh môn, hãy bình tĩnh và không nên sợ hãi khi nghĩ về các mũi khâu. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê và việc “khâu vá” sẽ diễn ra nhanh chóng. Hãy nghĩ rằng điều quan trọng là bạn đã sinh được con ra và những mũi khâu lúc này chỉ là chuyện nhỏ. Chuẩn bị tâm lý tốt để mẹ tròn con vuông Những vấn đề sau sinh Co tử cung: Nếu là phụ nữ sinh lần đầu, cơn co tử cung không dồn dập và gây đau bằng phụ nữ đã từng sinh con. Hãy nằm ngửa, bắt chéo chân và thỉnh thoảng theo dõi việc co tử cung. Nếu thấy tử cung vẫn nhô cao sau khi sinh 1 ngày thì hãy báo cho bác sĩ để có biện pháp đẩy sản dịch ra hết. Sản dịch: Sản dịch bao gồm máu, chất nhầy,... sẽ được đẩy ra dần qua âm đạo sau khi bạn đã sinh em bé. Nhiều sản phụ sợ hãi khi thấy lượng máu tươi ra nhiều kèm theo những cơn co tử cung.Chú ý, nếu máu ra ồ ạt,bạn thấy lạnh toát người thì phải gọi bác sĩ ngay để phòng chứng băng huyết sau sinh. Sản dịch sẽ hết trong vòng 15 - 30 ngày sau đó. Tiểu tiện: Thường thì chị em rất sợ việc đi tiểu tiện sẽ gây đau vết rạch. Tuy nhiên, bạn cần đi tiểu tiện trong vòng vài giờ sau sinh. Bạn hãy áp dụng cách sau để đi tiểu tiện dễ dàng: Lấy 1 chậu nước ấm pha chút muối, ngồi vào chậu nước và tiểu tiện vào đó sẽ rất dễ dàng. Sau đó, thấm khô cơ quan sinh dục và đóng băng vệ sinh. Cho bé bú sữa non: Bạn cần cho bé bú sữa non ngay sau sinh. Có thể bạn sẽ rất lạ lẫm với lần đầu tiên cho bé bú này. Đừng lo lắng, hãy bế bé đúng cách, nhẹ nhàng nâng bé lên sao cho miệng bé áp vào vú, bé sẽ tự “bắt” lấy vú mẹ. Và lúc này, bạn hãy tận hưởng tình cảm mẹ con thiêng liêng, ngọt ngào, hãy thoải mái tinh thần vì bạn đã hoàn thành xuất sắc cuộc vượt cạn khó khăn. Nguyễn Thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf75_851.pdf
Tài liệu liên quan