Tâm thần phân liệt

Vì nguyên nhân của bệnh chưa rõ ràng cho nên việc điều trị bệnh tâm

thần phân liệt là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng tâm lý xã hội. Do có sự

kết hợp giữa các nhân tố sinh học vàmôi trường trong cơ chế sinh bệnh, nên việc

điều trị bệnh tâm thần phân liệt phải kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau tuỳ từng

giai đoạn phát triển của bệnh.

a) Can thiệp về tâm lý(Psychological intervention).

Thái độ tốt nhất trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt là giúp cho gia

đình người bệnh nhận thức được bệnh, chấp nhận bệnh nhân, cảm thông và quan

tâm đến người bệnh.

b) Can thiệp bằng thuốc chống loạn thần (Intervention with

antipsychotics).

-Trong các cơn tâm thần phân liệt cấp, thuốcchống loạn thần là xuất phát

điểm cần thiết để điều trị bởi vì bước đầu tiên là cần phải nhanh chóng đưa bệnh

nhân ra khỏi trạng thái loạn thần nặng như kích động, hoang tưởng, ảo giác . các

thuốc chống loạn thần là phương pháp thông dụng nhất và có hiệu quả chống các

trạng thái loạn thần cấp, chống tái phát và chống mạn tính hoá. Các thuốc chống

loạn thần đều là thuốc có tác động mạnh, cần được chỉ định nghiêm ngặt và thận

trọng.

-Chọn thuốc và liều lượng phải phù hợp với trạng thái bệnh hiện tại, từng

thể bệnh, từng cá thể. Lúc đầu dùng liều thấp để thăm dò khả năng dung nạp thuốc

của từng cá thể, sau đó tăng dần liều cho đến lúc có tác dụng điều trị, duy tr ì liều

ổn định, sau đó giảm dần rồi mới cắt thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tâm thần phân liệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÂM THẦN PHÂN LIỆT (Kỳ 2) 4. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt: Vì nguyên nhân của bệnh chưa rõ ràng cho nên việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng tâm lý xã hội. Do có sự kết hợp giữa các nhân tố sinh học và môi trường trong cơ chế sinh bệnh, nên việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt phải kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau tuỳ từng giai đoạn phát triển của bệnh. a) Can thiệp về tâm lý (Psychological intervention). Thái độ tốt nhất trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt là giúp cho gia đình người bệnh nhận thức được bệnh, chấp nhận bệnh nhân, cảm thông và quan tâm đến người bệnh. b) Can thiệp bằng thuốc chống loạn thần (Intervention with antipsychotics). - Trong các cơn tâm thần phân liệt cấp, thuốc chống loạn thần là xuất phát điểm cần thiết để điều trị bởi vì bước đầu tiên là cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi trạng thái loạn thần nặng như kích động, hoang tưởng, ảo giác ... các thuốc chống loạn thần là phương pháp thông dụng nhất và có hiệu quả chống các trạng thái loạn thần cấp, chống tái phát và chống mạn tính hoá. Các thuốc chống loạn thần đều là thuốc có tác động mạnh, cần được chỉ định nghiêm ngặt và thận trọng. - Chọn thuốc và liều lượng phải phù hợp với trạng thái bệnh hiện tại, từng thể bệnh, từng cá thể. Lúc đầu dùng liều thấp để thăm dò khả năng dung nạp thuốc của từng cá thể, sau đó tăng dần liều cho đến lúc có tác dụng điều trị, duy trì liều ổn định, sau đó giảm dần rồi mới cắt thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc. * Tác dụng chính của thuốc: - Chống loạn thần (chống hoang tưởng, ảo giác). - Gây an dịu (chống kích động). - Giải ức chế (chống tính ì). An thần mạnh: . Haloperidol . Aminazine An thần yên dịu: . Tisercin * Tác dụng phụ của một số thuốc an thần kinh (ATK): - Chứng ngoại tháp: nét mặt cứng đờ, xoắn vặn cơ thể, bồn chồn, vận động chậm chạp, khó nói, khó nuốt, tăng tiết nước rãi, run đầu chi, tăng tiết mồ hôi, chất nhờn ở da. Cần báo cho thầy thuốc biết, giảm liều thuốc, chuyển ATK yên dịu hơn, cho Artan 2 - 6 mg/ngày. - Dị ứng: mẩn ngứa, phỏng nước, nổi mề đay... cắt thuốc, dùng thuốc chống dị ứng, (Pipolphene, Promethazine ...). - Hạ huyết áp khi đứng chóng mặt, xây xẩm, xanh tái. Cho nằm tại chỗ, phần lưng gần cổ có gối kê cao, đầu ngả về một bên, trợ tim mạch. - Vàng da, vàng mắt (nước tiểu rất vàng). Ngừng thuốc, đi khám lại. - Khi bệnh nhân ngủ lâu, đánh thức không dậy là có biểu hiện dùng thuốc quá liều, nếu kích thích đau bệnh nhân chậm phản ứng là biểu hiện ngộ độc cấp (hôn mê ) cần đưa đi cấp cứu. - Hội chứng ATK ác tính: sốt cao, mạch nhanh, nhịp thở tăng, huyết áp dao động, vã mồ hôi (loại tác dụng phụ này ít gặp, nhất là điều trị ngoại trú). - Ngừng thuốc ATK, hồi sức tích cực, bồi phụ nước và điện giải, gửi lên tuyến trên. 5. Phục hồi chức năng tâm lý xã hội và nghề nghiệp: a) Tại sao phải PHCN TLXH? - Bệnh nhân tâm thần phân liệt sau khi được điều trị có thể hết các triệu chứng rối loạn tâm thần nhưng họ vẫn không làm việc được, thiếu tự tin, ngại tiếp xúc. - Bệnh nhân tâm thần phân liệt có khuynh hướng tiến triển mạn tính, người bệnh ngày một tách rời, xa lánh xã hội, khó hoà nhập với cộng đồng. - Xã hội cũng có khuynh hướng mặc cảm với bệnh nhân, cho bệnh nhân là người không còn khả năng giúp ích gì cho xã hội. b) Phục hồi chức năng tâm lý xã hội như thế nào? - Phải giải thích cho gia đình người bệnh hiểu thế nào là bệnh tâm thần phân liệt. - Chấp nhận bệnh nhân, quan tâm và giúp đỡ bệnh nhân bị bệnh tâm thần phân liệt. c) Giải thích tại sao phải uống thuốc, uống thuốc như thế nào? - Hướng dẫn cho họ biết các tác dụng phụ của thuốc. - Giúp cho gia đình người bệnh biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường của bệnh nhân. * Phục hồi chức năng sinh hoạt: hướng dẫn bệnh nhân biết tự chăm sóc tắm giặt, vệ sinh cá nhân, trật tự, ngăn nắp nơi ăn, chỗ ở. * Phục hồi chức năng tâm lý xã hội: giúp người bệnh giao tiếp với mọi người, tôn trọng, lắng nghe họ nói, không tranh luận với họ và giúp đỡ họ khi cần thiết. * Phục hồi chức năng lao động nghề nghiệp: cố gắng giúp cho bệnh nhân làm được những việc như trước khi mắc bệnh, chẳng hạn như làm việc trên ruộng đồng, cấy lúa, trồng hoa, chăn nuôi, làm một việc hợp với khả năng tại công xưởng, nhà máy, lao động thủ công.... - Dạy cho bệnh nhân làm một công việc mới giản đơn. - Cùng làm với bệnh nhân, khuyến khích, giúp đỡ bệnh nhân những khi có khó khăn. 6. Phòng bệnh tâm thần phân liệt: Căn nguyên của bệnh tâm thần phân liệt chưa rõ ràng nên phương pháp phòng bệnh tuyệt đối chưa có cơ sở chắc chắn. Tuy nhiên vẫn cần phải phòng bệnh tương đối, chú trọng vào các điểm sau đây: - Rèn luyện cho trẻ em tính tập thể, biết cách thích ứng với môi trường và các điều kiện khó khăn của cuộc sống. - Theo dõi những người có yếu tố di truyền (bố, mẹ, ông bà, anh chị em, họ hàng gần của bệnh nhân bị bệnh tâm thần phân liệt) để phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm. - Tiếp tục theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện, kiên trì điều trị củng cố và tích cực chữa các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh cơ thể, tránh cho bệnh nhân quá mệt mỏi,lao động quá sức, đề phòng bệnh có thể tái phát.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftam_than_phan_liet_ky_2.pdf
  • pdftam_than_phan_liet_phan_2_.pdf
  • pdftam_than_phan_liet_phan_3_.pdf
Tài liệu liên quan