Tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn giáo dục công dân THCS

Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung về công tác phổ biến giáo dục pháp luật

Phần thứ hai: Nội dung tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dân ở cấp THCS

Phần thứ ba: Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá các bài tích hợp giáo dục pháp luật trong mônGDCD cấp THCS

 

ppt49 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn giáo dục công dân THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG MÔN GDCD THCSTẬP HUẤNTẬP HUẤN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP THCSGỒM BA PHẦN CHÍNH:Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung về công tác phổ biến giáo dục pháp luậtPhần thứ hai: Nội dung tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dân ở cấp THCSPhần thứ ba: Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá các bài tích hợp giáo dục pháp luật trong mônGDCD cấp THCSVì sao phải tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật ?PHẦN THỨ NHẤT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT1. Quan niệm về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.a/ Tuyên truyền pháp luật“Tuyên truyền là việc giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo”. Tuyên truyền pháp luật là công bố, giới thiệu rộng rãi nội dung của pháp luật để mọi người biết, động viên, thuyết phục để mọi người tin tưởng và thực hiện đúng pháp luật1. Quan niệm về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.a/ Tuyên truyền pháp luậtb/ Phổ biến pháp luật- “Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó” hoặc “Làm cho mọi người đều biết đến”. Phổ biến pháp luật mang tính tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật cho các đối tượng xác định hơn tuyên truyền pháp luật 1. Quan niệm về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.a/ Tuyên truyền pháp luậtb/ Phổ biến pháp luậtVD: phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình cho phụ nữ của xã X...; phổ biến các quy định mới về soạn thảo văn bản cho cán bộ, công chức cơ quan Bộ Y...; phổ biến kinh nghiệm áp dụng pháp luật cho cán bộ địa chính của huyện Z... Ở những mức độ khác nhau, phổ biến pháp luật là nhằm làm cho đối tượng cụ thể hiểu thấu suốt các quy định của pháp luật để thực hiện pháp luật trên thực tế. Phổ biến pháp luật thường thông qua các hội nghị, các buổi tập huấn vv... 1. Quan niệm về tuyên truyền,phổ biến, gdpl.a/ Tuyên truyền pháp luậtb/ Phổ biến pháp luậtc/ Giáo dục pháp luậtGiáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho người học những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người học có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội Giảng dạy pháp luật trong trường học được thực hiện đối với một nhóm đối tượng nhất định trong xã hội với những điều kiện nhất định về chương trình, nội dung, đội ngũ giáo viên, phương tiện, phương pháp giảng dạy... - Giảng dạy pháp luật là một trong các hình thức giáo dục pháp luật cơ bản ở nước ta hiện nay. 2. Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luậta/Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức p.luật cho c.dân (mục đích nhận thức) thể hiện ở các trình độ sau + Hình thành tri thức pháp luật;+ Mở rộng và làm sâu sắc tri thức p.luật; + Am hiểu thấu đáo pháp luật; + Biết cách đánh giá một cách đúng đắn các hành vi pháp lý 2. Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luậta/Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức p.luật cho c.dân b/Hình thành lòng tin vào pháp luật (mục đích cảm xúc) Pháp luật chỉ có thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh khi họ tôn trọng, tin tưởng vào những quy định của pháp luật Mục đích cảm xúc của phổ biến, GDPL bao gồm:+ Giáo dục tình cảm công bằng+ Giáo dục tình cảm trách nhiệm + Giáo dục tình cảm không khoan nhượng+ Giáo dục tình cảm pháp chế 2. Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luậta/Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức p.luật cho c.dân b/Hình thành lòng tin vào pháp luật c/Hình thành động cơ và hành vi tích cực theo pháp luật Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm hình thành, củng cố tình cảm tốt đẹp của con người với pháp luật, đồng thời ngày càng nâng cao sự hiểu biết của con người đối với các quy định của pháp luật và các hiện tượng pháp luật trong đời sống, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân.2. Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luậta/Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức p.luật cho c.dân b/Hình thành lòng tin vào pháp luật c/Hình thành động cơ và hành vi tích cực theo pháp luật (tt)Việc hình thành những thói quen của hành vi hợp pháp do giáo dục pháp luật mà có thường tồn tại dưới dạng cụ thể sau:+ Thói quen tuân thủ pháp luật (kiềm chế không làm những gì mà pháp luật cấm);+ Thói quen thực hiện nghĩa vụ pháp lý (dùng hành vi tích cực tiến hành những gì pháp luật bắt phải làm); 2. Mục đích của p.biến, g.dục p.luậta/Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức p.luật b/Hình thành lòng tin vào pháp luật c/Hình thành động cơ và hành vi tích cực theo pháp luật (tt)+ Thói quen sử dụng pháp luật (sử dụng quyền mà pháp luật cho phép).=> Sự hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật là kết quả cuối cùng của giáo dục pháp luật. Những mục đích về nhận thức và về tình cảm là phục vụ cho mục đích hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật. 3. Chủ thể trực tiếp phổ biến, giáo dục pháp luậta/ Cán bộ lãnh đạo, quản lý - Đây vừa là chủ thể tổ chức các hoạt động PBGDPL vừa là chủ thể trực tiếp tuyên truyền, PBGDPL - Bên cạnh vai trò là người lãnh đạo công tác này, cán bộ lãnh đạo, quản lý còn thường “vào vai” báo cáo viên.3. Chủ thể trực tiếp phổ biến, giáo dục pháp luậta/ Cán bộ lãnh đạo, quản lýb/ Báo cáo viên, tuyên truyền viên Công tác PBGDPL vừa đòi hỏi tính cơ bản, toàn diện vừa đòi hỏi sự cập nhật thường xuyên. Mặt khác, công tác này muốn có hiệu quả cao thì lại đòi hỏi tính chuyên nghiệp của những người trực tiếp PBGDPL. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên có chất lượng chính là điều kiện quan trọng để đạt được những yêu cầu đó. 3. Chủ thể trực tiếp phổ biến, GD pháp luậta/ Cán bộ lãnh đạo, quản lýb/ Báo cáo viên, tuyên truyền viênc/ Giáo viên, giảng viên - Giáo viên, giảng viên giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục trong đó có giáo dục pháp luật - Vai trò quyết định của giáo viên, giảng viên thể hiện ở việc họ là người cung cấp những tri thức mới, bồi dưỡng cách học và là tấm gương trong việc thực hiện pháp luật đối với người học. Muốn vậy, đội ngũ này cần nắm vững đối tượng giáo dục, nắm vững các tri thức pháp luật, có tình cảm pháp lý đúng mực và có phương pháp sư phạm tốt. 4. Bốn nhóm nội dung cơ bảna/ Các vấn đề lý luận về NN và pháp luậtNội dung này bao gồm các vấn đề cơ bản:- Bản chất, vai trò của NN và pháp luật;- Chức năng và bộ máy nhà nước;- Hình thức pháp luật và quy phạm p.luật;- Hệ thống pháp luật;- Quan hệ pháp luật;- Thực hiện pháp luật và vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý;- Ý thức pháp luật và pháp chế XHCN.4. Bốn nhóm nội dung cơ bản a/ Các vấn đề lý luận về NN và pháp luật b/ Các quy định pháp luật cụ thể Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niênPhổ biến kiến thức pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống, học tập của các em; chú trọng phổ biến, giáo dục các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em; pháp luật về giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội, nghĩa vụ quân sự.4. Bốn nhóm nội dung cơ bản a/ Các vấn đề lý luận về NN và pháp luật b/ Các quy định pháp luật cụ thể c/ Tình hình thực hiện pháp luật và vi phạm pháp luật- Các hoạt động triển khai văn bản pháp luật mới;- Sự tác động của từng văn bản pháp luật trong đời sống KT - XH đối với từng nhóm đối tượng, đồng thời phản ánh những nhu cầu, đề xuất của các tầng lớp dân cư, các chuyên gia pháp luật về việc thực hiện pháp luật;- Tình hình vi phạm pháp luật nói chung và một số vụ vi phạm điển hình;- Việc điều tra, xét xử hành vi vi phạm pháp luật;Các kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học về pháp luật và ý thức 4. Bốn nhóm nội dung cơ bản a/ Các vấn đề lý luận về NN và pháp luật b/ Các quy định pháp luật cụ thể c/ Tình hình thực hiện PL và vi phạm pháp luật d/ Kỹ năng thực hiện PL và áp dụng pháp luậtThực hiện pháp luật là quá trình tổ chức để đưa pháp luật vào cuộc sống.Vì vậy, một trong những nội dung quan trọng của PBGDPL chính là giáo dục các kỹ năng thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật5. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luậta/ Khái niệm hình thức. Hình thức là cái chứa đựng hoặc biểu hiện nội dung; là cách thể hiện, cách điều hành một hoạt động.Hình thức giáo dục được hiểu là các hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa người giáo dục và người được giáo dục Hình thức giáo dục pháp luật là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức quá trình giáo dục pháp luật, để thể hiện nội dung giáo dục pháp luật.5. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luậta/ Khái niệm hình thứcb/ Các hình thức phổ biến, GD pháp luật Một số hình thức PBGDPL cơ bản là:- Tuyên truyền miệng về pháp luật;- PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng;- Giảng dạy pháp luật trong chương trình chính khoá và các hoạt động NGLL ở nhà trường;Tổ chức các hình thức thi tìm hiểu pháp luật;PBGDPL thông qua sinh hoạt của các CLB p.luật;5. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luậta/ Khái niệm hình thứcb/ Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật (tt) Một số hình thức PBGDPL cơ bản là:- Xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật;- PBGDPL thông qua hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp;- PBGDPL thông qua hoạt động hòa giải cơ sở;- PBGDPL thông qua các loại hình văn hóa, văn nghệ đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống. 6. Đối tượng PBGDPL trong ngành giáo dụcĐối tượng PBGDPL trong ngành giáo dục có thể được phân thành hai nhóm chính: người học và cán bộ, công chức, người lao động.Quá trình phát triển từ trẻ em mầm non, mẫu giáo đến học sinh tiểu học, trung học, sinh viên đại học, cao đẳng là một quá trình phát triển lâu dài liên tục về thể chất cũng như tư duy nhận thức, kinh nghiệm sống cùng với việc ngày càng mở rộng các quan hệ xã hội. 6. Đối tượng PBGDPL trong ngành giáo dục Họ chịu sự quản lý giám sát, ảnh hưởng của gia đình; chịu sự tác động giáo dục của nhà trường mà trực tiếp thông qua các thầy cô giáo với những chương trình giáo dục cũng như sự ảnh hưởng của môi trường xã hội mà người học sống và học tập. PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG TÍCH HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRUNG HỌC CƠ SỞ Bài 1 – lớp 6: Tự chăm sóc, rèn luyện sức khỏe 1. Địa chỉ tích hợp: Mục A2. Nội dung Kiến thức: - Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế.- Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho mọi người. Văn bản pháp luật: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 – Điều 1 xem lạiBài 3 – lớp 6: TIẾT KIỆM 1. Địa chỉ tích hợp: Mục b2. Nội dung 2.1. Kiến thức Mọi công dân có trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.2.2. Kĩ năng HS biết sử dụng tiết kiệm tài sản của gia đình, nhà trường và xã hội.2.3. Thái độ Có ý thức chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.Văn bản pháp luật: Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998Bài 5 – lớp 6 TÔN TRỌNG KỈ LUẬT1. Địa chỉ tích hợp: Mục a2. Nội dung2.1. Kiến thức Tôn trọng kỉ luật là cơ sở để hướng tới tôn trọng pháp luật2.2. Kĩ năng Biết tôn trọng kỉ luật và tôn trọng pháp luật qua các biểu hiện cụ thể.2.3. Thái độ Tôn trọng kỉ luật và có ý thức tôn trọng pháp luật.Bài 7 – lớp 6: YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN 1. Địa chỉ tích hợp: Mục c2. Nội dung2.1. Kiến thức Chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là biểu hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.2.2. Kĩ năng Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên.2.3. Thái độ Chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.Bài 3 – lớp 7: TỰ TRỌNG1. Địa chỉ tích hợp: Mục a2. Nội dung2.1. Kiến thức Người có tính tự trọng là người biết chấp hành pháp luật, không để người khác phải nhắc nhở.2.2. Kĩ năng Biết chấp hành các quy định của pháp luật phù hợp với lứa tuổi.2.3. Thái độ Tự giác chấp hành pháp luật.Văn bản luật: 1/ Luật Giao thông đường bộ năm 2008 2/ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 3/ Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) 4/ Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)Bài 3 – lớp 7: TỰ TRỌNGBài 9 – lớp 7 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA1. Địa chỉ tích hợp: Mục b2. Nội dung2.1. Kiến thức - Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, trong đó có nghĩa vụ chấp hành pháp luật là tiêu chuẩn của một gia đình văn hóa. - Thành viên gia đình văn hóa không sa vào các tệ nạn xã hội.2.2. Kĩ năng Biết chấp hành pháp luật để góp phần xây dựng gia đình văn hóa.2.3. Thái độ Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật để góp phần xây dựng gia đình văn hóa.Văn bản luật: 1/ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 2/ Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) 3/ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người năm 2006Bài 9 – lớp 7 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓABài 2 – lớp 8: LIÊM KHIẾT1. Địa chỉ tích hợp: Mục 12. Nội dung 2.1. Về kiến thức Người sống liêm khiết luôn chấp hành đúng pháp luật về sử dụng tiền bạc, tài sản của Nhà nước và của tập thể.2.2. Kĩ năng Phân biệt được hành vi liêm khiết với hành vi không liêm khiết.2.3. Thái độ: Kính trọng những người sống liêm khiết; phê phán những hành vi tham nhũng.Văn bản luật: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007) Bài 5 – lớp 8: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT1. Địa chỉ tích hợp: Mục 1, 4, 52. Nội dung2.1. Kiến thức - Pháp luật là quy tắc xử sự chung, bắt buộc chung đối với mọi người. - Pháp luật tạo điều kiện cho xã hội phát triển trong vòng trật tự.2.2. Kĩ năng - Biết chấp hành và biết nhắc nhở mọi người xung quanh cùng chấp hành pháp luật.2.3. Thái độ - Tôn trọng các quy định của pháp luật. - Đồng tình, ủng hộ những hành vi đúng pháp luật; phê phán những hành vi làm trái pháp luật.Bài 9 – lớp 8: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ1. Địa chỉ tích hợp: Mục 2, 42. Nội dung2.1. Kiến thức Chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình, về bảo vệ môi trường, về phòng, chống tệ nạn xã hội là góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.2.2. Kĩ năng Biết tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật hôn nhân và gia đình, bảo vệ môi trường và phòng, chống tệ nạn xã hội.2.3. Thái độ Đồng tình, ủng hộ và tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, bảo vệ môi trường và phòng, chống tệ nạn xã hội.Văn bản luật: 1/ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 2/ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 3/ Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008)Bài 9 – lớp 8: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯBài 2 – lớp 9: TỰ CHỦ1. Địa chỉ tích hợp: Mục 12. Nội dung2.1. Kiến thức - Người có tính tự chủ luôn biết điều chỉnh hành vi của mình, làm đúng quy định của pháp luật. - Mỗi người cần rèn luyện tính tự chủ đế trong mọi trường hợp đều phải xử sự đúng pháp luật.2.2. Kĩ năng Biết làm chủ bản thân, không làm trái pháp luật.2.3. Thái độ Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong việc chấp hành pháp luật.Bài 18 – lớp 9: SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT1. Địa chỉ tích hợp: Mục 1, 2, 42. Nội dung2.1. Kiến thức - Thực hiện đúng quy định pháp luật là tuân theo pháp luật. - Người tuân theo pháp luật là người sống có đạo đức.2.2. Kĩ năng Biết thực hiện đúng pháp luật.2.3. Thái độ Tự giác tuân theo pháp luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptnoi_dung_tich_hop_pl_hoan_chinh_7768.ppt
Tài liệu liên quan