Tham vấn thanh thiếu niên

Giai đoạn sau của tuổi thanh thiếu nieân, với việc chấp nhận thân thể mới

trưởng thành về sinh lý và tính dục, có sự chuyển dần, nơi phần lớn các em

bé, tới các mối quan hệ khác phái. Theo Colarusso (1992), ở giai đoạn sau

của lứa tuổi thanh thiếu nieân nhiều trẻ đã sẵn sàng về tâm lý cho cuộc sống

tính dục tích cực kể cả giao hợp. Ở giai đoạn này một số trẻ có thể bắt đầu

tìm hiểu sở thích tính dục của mình và giải quyết về đồng tính luyến ái. Vì

xã hội nói chung có xu hướng dị ứng với đồng tính luyến ái, neân những

phát hiện ấy có thể gây âu lo, đặc biệt nếu quyết định là chọn một bạn tình

cùng giới tính (Mabey and Sorensen, 1995). Về sự phát triển tính dục, một

số em gặp khó khăn trong bước tiến từ giai đoạn ban đầu sang giai đoạn sau.

Đây có thể vì các em không tách được tính dục của rieâng các em ra khỏi

cha mẹ. Kết quả là các em có thể rơi vào những tưởng tượng tính dục vô bổ,

khiến các em không thể hướng tới những bạn tình ngoài vòng loạn luân

(Colarusso, 1992).

pdf276 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tham vấn thanh thiếu niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy ngón chân và bàn chân và để cho nó thư giãn”. (Bây giờ nhà tham vấn nói “thư giãn” khi em thở ra vài hơi). “Bây giờ hãy lưu ý bàn chân. Hãy ngọ ngoạy ngón chân, và hãy để nó thư giãn trong khi em thở. Hãy chú ý chân em. Làm căng nhẹ các cơ trong chân. Trong khi em thở nhớ tự nói thầm “hãy thư giãn”, hãy để cho chân thư giãn. Hãy để cảm giác thư giãn chuyển dần từ chân xuống bàn chân, xuống sàn nhà”. “Hãy chú ý phần dưới lưng và dạ dày của em. Hãy căng nhẹ các cơ beân trong, và trong khi thở, nhớ tự nói thầm “hãy thư giãn” và để cho các cơ thư giãn”. “Hãy để cảm giác thư giãn từ dạ dày lan xuống qua phần dưới lưng, xuống chân, bàn chân và xuống sàn nhà”. “Hãy thư giãn, hãy thư giãn, hãy thư giãn” (Nói thầm cùng lúc thở). “Hãy chú ý tới ngực và cánh tay của em, hãy căng nhẹ các cơ beân trong, rồi để nó thư giãn cùng hơi thở. Hãy để cho cảm giác thư giãn lan từ tay, từ ngực xuống chân, bàn chân, rồi xuống sàn nhà”. “Hãy chú ý tới bàn tay, hãy căng nhẹ các cơ, rồi để nó thư giãn và để cho thư giãn truyền từ bàn tay, qua cánh tay, qua thân, xuống chân rồi xuống sàn nhà”. “Hãy để mình chìm sâu hơn vào túi đậu, chú ý tới hơi thở, nói thầm ‘hãy thư giãn’ mỗi khi em thở ra”. “Hãy căng nhẹ cơ đầu và cổ, hãy để mình thư gian khi em thở ra, hãy chú ý để cảm giác thư giãn từ đầu xuống thân, xuống chân và xuống sàn nhà”. 151. “Em có thể tiếp tục thư giãn bằng cách nói ‘thư giãn’ mỗi khi em thở ra”. Bây giờ nhà tham vấn có thể dành ít thì giờ cho bạn trẻ cảm thấy được thư giãn và cần nói : “Cô sẽ không nói gì trong hai hoặc ba phút. Cô để yeân cho em chú ý tới hơi thở và tự nói thầm ‘hãy thư giãn’. Nếu có ý tưởng nào xen vào đầu, chớ băn khoăn, cứ tập trung chú ý vào hơi thở”. Một lúc sau, nhà tham vấn có thể nói : “Đã đến lúc em có thể chuyển sang chấm dứt bài tập thư giãn. Cô muốn em bắt đầu tự chuẩn bị để trở lại nhanh nhạy và tích cực”. Rồi ngưng một lúc, nhà tham vấn tiếp tục nói : “Thay vì chú ý tới hơi thở và nói hãy thư giãn, hãy biết rằng em đang ngồi treân túi đậu”. “Hãy xoay quanh một chút treân túi đậu để có ý thức về nó”. “Hãy cử động đầu và cổ, và hãy mở mắt ra”. “Hãy nhìn quanh và chú ý tới những gì đang có trong phòng với chúng ta”. “Khi em đã sẵn sàng, hãy thận trọng đứng leân, nhớ rằng em đã thư giãn, cho neân đứng dậy đột ngột là không tốt”. Sau khi dạy thư giãn, điều hợp lý là nói cho bạn trẻ biết rằng em có thể cảm thấy thư giãn hơn bình thường, và vì vậy không neân tham gia ngay vào hoạt động nào đòi hỏi mức linh hoạt cao. Chẳng hạn như nếu thanh thiếu nieân rất thư giãn, thì không neân để em đi xe đạp trong luồng giao thông treân đường đông đúc, bởi vì em không đủ linh hoạt để phản ứng thích hợp. Điều này có thể dẫn tới tai nạn. Một khi bạn trẻ đã học thư giãn, điều hữu ích là cần giúp em thể hiện rộng rãi hành vi thư giãn này trong những hoàn cảnh gây âu lo hoặc căng thẳng. Điều này có thể thực hiện bằng cách để thanh thiếu nieân đứng thẳng leân, rồi nhắc em thở sâu (đừng thở nhanh thất thường). Trong khi thở sâu, nhắc em để thân thể thư giãn. Như vậy, trong thế đứng, em học thư giãn tay, cánh tay, cổ, vai, thân và chân, để cho dù đang đứng em vẫn thư giãn nhờ thở sâu. Khả năng thư giãn trong thế đứng này có thể hữu ích cho em khi em gặp những hoàn cảnh căng thẳng. TƯỞNG TƯỢNG Bốn cách quan trọng để sử dụng sự tưởng tượng là : 1 Thay đổi nhận thức về bản thân. 2 Tạo lập mô hình hành vi và tình cảm mới. 3 Tái cấu trúc những ký ức tieâu cực. 4 Thực hiện cuộc du hành tưởng tượng. Khi đạt được những mục đích treân, trí tưởng tượng giúp cho thanh thiếu nieân thay những ký ức cũ bằng những ký ức mới hữu ích hơn và thích nghi hơn. 152. Sử dụng trí tưởng tượng để thay đổi nhận thức về bản thân. Những nhận thức về bản thân của bạn trẻ phát sinh từ lúc ấu thơ nhưng sẽ thay đổi và phát triển trong tuổi thanh thiếu nieân. Đáng tiếc là những nhận thức đã qua về bản thân vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới cách thanh thiếu nieân suy nghĩ về bản thân và ảnh hưởng tới mối quan hệ của các em với những người khác. Những kinh nghiệm bị lạm dụng và/hoặc gây chấn thương trong tuổi thơ và tuổi thanh thiếu nieân thường dẫn tới những nhận thức loạn chức năng và không hữu ích. Chẳng hạn như các thanh thiếu nieân đã bị lạm dụng có thể tin rằng các em không còn đáng được ưa thích, không xứng đáng với tình thương, bất lực, vô giá trị và không đáng tin cậy. Những nhận thức tieâu cực ấy về bản thân có thể khiến các em tiếp tục xử sự theo những cách nhất quán và hỗ trợ cho những niềm tin tieâu cực này. Trí tưởng tượng có thể được sử dụng để giúp thanh thiếu nieân thay đổi những nhận thức và những niềm tin ấy. Bước đầu tieân, khi sử dụng sự tưởng tượng để thay đổi nhận thức, là làm cho các em chú ý đầy đủ tới ảnh hưởng của những niềm tin vô ích ấy. Điều này được thực hiện bằng cách thảo luận về những hành vi hiện tại và cách thức trong đó chúng bị tác động bởi sự suy nghĩ kieân trì ấy. Nhà tham vấn cũng cần nâng cao ý thức của thanh thiếu nieân về những hành vi được sử dụng để tránh né những ý nghĩ đau đớn về bản thân. Chẳng hạn như bạn trẻ có thể phô ra bộ mặt rắn rỏi và mạnh mẽ, nhưng bề ngoài này có thể chỉ là cách để che giấu những cảm nghĩ bất lực và tổn thương. Một khi những nhận thức tieâu cực và nguồn gốc của chúng đã được xác định, sự tưởng tượng có hướng dẫn có thể được sử dụng để tạo sự thay đổi. Thanh thiếu nieân được khuyến khích nhớ lại những kinh nghiệm tieâu cực đã qua (chẳng hạn như khi em có thể cảm thấy mình lâm nạn hoặc bất lực). Sau đó, trong sự tập luyện về tưởng tượng có hướng dẫn, em được khuyến khích sống lại với những kinh nghiệm ấy, nhưng thay đổi cách cư xử để em cảm thấy yeân thấy an tâm về bản thân. Quá trình được sử dụng như sau : Trước hết, nhà tham vấn sử dụng bài tập thư giãn để giúp bạn trẻ thư giãn. Khi đã thư giãn, thanh thiếu nieân được yeâu cầu nhớ lại kinh nghiệm tieâu cực trong quá khứ. Tiếp theo, trong khi tiếp tục ở trong trạng thái thư giãn, mắt nhắm, em được yeâu cầu mô tả quang cảnh và những sự kiện mà em hình dung từ quá khứ. Thứ nữa, nhà tham vấn yeâu cầu bạn trẻ đề nghị những cách thức trong đó em có thể thay đổi bức tranh, hoặc những sự kiện, để cho những cảm nghĩ của em và những kết quả có thể khác đi. Tiếp đó bạn trẻ được yeâu cầu trở lại bước đầu của kịch bản tưởng tượng và sửa lại bản thảo, để cho các sự kiện diễn ra khác đi với kết quả tích cực và thế là em trải qua những cảm nghĩ tốt về bản thân. Trong bài tập như thế, thanh thiếu nieân có thể tưởng tượng những sự kiện trong quá khứ trong đó em bị bắt nạt nơi sân chơi khi còn bé bởi nhiều đứa trẻ lớn con hơn và nhiều tuổi hơn. 153. Trong khi nếm lại những ký ức này, nhà tham vấn có thể khuyến khích thanh thiếu nieân thay những hành vi gây hấn và thô bạo của những kẻ bắt nạt bằng những hành vi chứng tỏ rằng bạn trẻ được chấp nhận và đánh giá cao bởi các em đồng trang trong sân chơi. Điều này sẽ cho phép thanh thiếu nieân tiếp xúc với những đặc tính tích cực của mình như tình thân hữu, tính giúp đỡ, ý thức hài hước và lòng trung thành. Rồi nhà tham vấn có thể neâu bật những đặc tính này, làm cho nó đáng chú ý, và giúp thanh thiếu nieân tạo dựng một nhận thức mới, khác và tích cực về bản thân. Nhận thức mới này, trong tương lai, sẽ giúp cho thanh thiếu nieân gắn bó với những mối quan hệ xã hội tích cực. Sử dụng tưởng tượng để thiết lập những mô hình hành vi và tình cảm mới. Đây là phương pháp trị liệu hành vi tình cảm hợp lý (Dryden và DiGiuseppe, 1990). Đôi khi các thanh thiếu nieân bị buồn phiền bởi những thất bại trong quá khứ. Đây có thể là những kinh nghiệm vừa mới đây hoặc là những kinh nghiệm đã xảy ra khá lâu. Chẳng hạn như một thanh thiếu nieân có thể nhớ tới một giai đoạn xảy ra trong nhà trường. Thanh thiếu nieân có thể trải qua một kinh nghiệm trong sân chơi, lieân quan tới 3 hoặc 4 học sinh khác, dẫn tới sự đôi co thô bạo. Kết quả là bạn trẻ bị gọi leân phòng giám hiệu, cùng với các học sinh lieân can và vị giáo vieân chứng kiến sự kiện. Trong cuộc thảo luận tại phòng giám hiệu, thanh thiếu nieân không tìm được cơ hội để giải thích những nhận thức của mình về sự kiện. Em có thể bị ngăn cản, bằng sự cắt ngang, những chỉ thị của các thành vieân mạnh thế hơn trong cuộc họp và sự thiếu hiểu biết của em về thể thức cuộc họp, em không thể neâu quan điểm của mình. Cuộc chạm trán này có thể để lại nơi bạn trẻ cảm giác bất lực, bất kính và bất xứng. Để thay đổi các cảm nghĩ của bạn trẻ về sự kiện, trước hết nhà tham vấn sử dụng bài tập thư giãn. Trong khi thư giãn, bạn trẻ có thể được yeâu cầu tưởng tượng về sự kiện như nó thực sự đã xảy ra và hãy nói về các sự kiện đó như đã được hình dung trong tưởng tượng. Rồi nhà tham vấn có thể yeâu cầu bạn trẻ để câu chuyện tái hiện trong trí tưởng tượng và mô tả câu chuyện để cho các sự kiện diễn ra khác đi và theo cách thỏa đáng đối với bạn trẻ. Bằng cách tái hiện câu chuyện sửa đổi nhiều lần, hy vọng rằng thanh thiếu nieân sẽ thấy bớt phiền hà với ký ức đã qua. Thanh thiếu nieân cũng có thể bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn và tin tưởng rằng trong tương lai em sẽ có những kỹ năng để đối phó với những hoàn cảnh tương tự theo một cách thức mạnh mẽ và thích hợp. Sử dụng tưởng tượng để tái cấu trúc ký ức tieâu cực Thường thường thanh thiếu nieân đã bị chấn thương đều gặp khó khăn trong việc sắp xếp câu chuyện theo trình tự hợp lý đối với các em. Đây có thể vì những mẫu thông tin bị mất đi trong ký ức các em. Sự đứt đoạn của các câu chuyện ngăn các em cảm nhận tính toàn vẹn của các kinh nghiệm, tạo neân sự lo lắng. Ngoài ra, do các câu chuyện của các em bị gián đoạn, các em có thể cảm thấy mình không kiểm soát được các sự kiện vì các sự kiện không được ghi nhớ theo một trình tự hợp lý và có thể hiểu được. Các em có thể cũng bị phiền muộn với những cảnh thoáng hiện do những nguyeân nhân đột ngột rất khó nhận diện. Nếu 154. các sự kiện gây chấn thương có thể được tái cấu trúc để các em theo dõi một trình tự đầy đủ có thể hiểu biết trọn vẹn, thì có thể đạt được ý thức tự chủ, và các yếu tố châm ngòi sẽ được xác định và giảm sức mạnh. Ngoài ra, các cách xử lý những phản ứng đối với các yếu tố châm ngòi có thể được tìm ra. Cách tốt nhất để giúp các bạn trẻ ấy tái cấu trúc câu chuyện, để nó có ý nghĩa đối với các em, là giúp các em tưởng tượng về câu chuyện trong khi thư giãn, và nói về nó đúng như em đã tưởng tượng, để cho câu chuyện tuôn ra từ đầu tới cuối. Theo cách này bạn trẻ có thể thấy ý nghĩa điều gì đã xảy ra. Tuy nhieân, ta cần nhớ rằng câu chuyện thuật lại có thể thực sự không chính xác hoàn toàn, mà có thể có cả tình tiết theâm thắt vào. Bước thứ nhất trong quá trình này là nhà tham vấn yeâu cầu thanh thiếu nieân thư giãn, và trong khi thư giãn, gợi lại trong trí cái kinh nghiệm gây chấn thương. Trong khi thanh thiếu nieân hồi tưởng lại, nhà tham vấn có thể đẩy mạnh việc tìm hiểu sự kiện bằng cách neâu những câu hỏi như : “Khi nhớ lại điều đã xảy ra, em có thấy hình ảnh gì trong trí em không ?”, “Em ăn mặc ra sao ?”, “Em có chú ý tới âm thanh, mùi vị hoặc hoạt động gì quanh em không?”. Mục đích các câu hỏi ấy là để giúp thanh thiếu nieân tiếp xúc với những thành phần của kinh nghiệm về giác quan, bởi vì các yếu tố gây bùng nổ lieân hệ với vụ việc gây chấn thương lieân quan đến những kinh nghiệm thuộc các giác quan. Một khi các yếu tố gây bùng nổ đó được nhận ra, có lẽ thanh thiếu nieân có thể xử lý nó tốt hơn. Sau bài tập này, thanh thiếu nieân được khuyến khích nhận diện bất cứ thông tin mới mẽ hoặc làm sáng tỏ nào có thể thay đổi những nhận thức ban đầu của em về sự kiện ấy. Những tri thức mới này có thể giúp thanh thiếu nieân thấy ý nghĩa vụ chấn thương ban đầu. Sử dụng tưởng tượng để thực hiện cuộc hành trình tưởng tượng Những cuộc hành trình tưởng tượng có thể được sử dụng để đưa thanh thiếu nieân vào một nơi thích thú mà các em có thể thích đến thăm trong trí tưởng của mình sau này, hoặc để giúp các em tiếp xúc với những kỹ niệm phiền toái đã qua. Tiếp xúc với một nơi thích thú. Để giúp bạn trẻ tiếp xúc với một nơi thích thú, bài tập thư giãn được tiếp tục bằng cách yeâu cầu bạn trẻ, dùng trí tưởng tượng, đi vào một nơi mà em thấy thích thú và vui vẻ. Như vậy, em có cơ hội để chọn nơi chốn mà đối với em sẽ là thoải mái và thích thú. Khi tưởng tượng ra nơi thích thú, nhà tham vấn có thể yeâu cầu bạn trẻ nói về kinh nghiệm tưởng tượng của mình trong khi tiếp tục nhắm mắt để hình dung quang cảnh ấy. Tiếp xúc với những kinh nghiệm phiền toái đã qua. Khi cuộc hành trình tưởng tượng được sử dụng để giúp bạn trẻ tiếp xúc với những kinh nghiệm đã qua có thể là đầy phiền toái, nhà tham vấn đưa em vào cuộc hành trình tưởng tượng nó dẫn em đến một nơi vào thời điểm xảy ra các sự kiện. Bạn trẻ có thể được yeâu cầu tưởng tượng theo trình tự rằng : 155. 1 Em đang nhìn vào cảnh gây phiền hà từ quá khứ. 2 Em là thành phần của quang cảnh ấy. 3 Em có thể nói bất cứ điều gì tùy thích với những người nào đó trong cảnh ấy và nghe những người đó trả lời, và làm bất cứ điều gì em thích làm vào thời điểm của sự kiện thật. 4 Em có thể hoàn tất cuộc hành trình tưởng tượng bằng cách làm hoặc nói bất cứ điều gì em muốn làm hoặc nói trước khi rời khỏi cuộc hành trình. 5 Cuối cùng, em được yeâu cầu rời khỏi cuộc hành trình tưởng tượng và hoàn toàn nhận biết hoàn cảnh thật của em trong phòng tham vấn. Sau khi cuộc hành trình hoàn tất và bạn trẻ được yeâu cầu mở mắt ra và rời khỏi cuộc hành trình, có thể yeâu cầu em vẽ hoặc phác thảo sơ bằng bút dạ màu, bất cứ điều gì đến trong trí em lieân quan tới cuộc hành trình. Khi bản vẽ hoàn tất, bạn trẻ có thể được yeâu cầu nói về bức tranh em đã vẽ. Nhà tham vấn có thể đưa ra những nhận định về bức tranh như : “Cô để ý thấy có một vệt đỏ lớn ở chỗ này” hoặc “Cô thấy có một khoảng trống ở chỗ này của bức tranh”. Như thế, bằng cách đưa ra những nhận xét thật sự về bức tranh mà không giải thích, bạn trẻ được yeâu cầu tiết lộ thông tin về bức tranh, nếu em muốn, mà không bị quấy rầy bởi những câu hỏi đường đột. Một cách khác nữa là sử dụng cuộc hành trình tưởng tượng cởi mở hơn và ít theo cấu trúc, để cho bạn trẻ có tự do lựa chọn đi đến nơi nào trong trí tưởng tượng của mình. Chẳng hạn như nhà tham vấn có thể gợi ý với bạn trẻ rằng em đang đứng trước một cái cửa và khi em mở cửa em sẽ thấy một quang cảnh mà em nhớ ra. Cách này cung cấp một lịch trình rất mở, nhưng người ta thường thấy rằng cảnh được nhớ lại có ý nghĩa thật to lớn. Trình tự đánh số mô tả ở treân có thể được sử dụng để bạn trẻ được yeâu cầu nhìn vào quang cảnh, bước vào đó, nói với những người trong quang cảnh và làm bất cứ điều gì em muốn làm trước khi rời khỏi quang cảnh ấy. Khi rời quang cảnh, điều quan trọng là bạn trẻ được yeâu cầu rời khỏi quang cảnh, theo trí tưởng tượng của em, giống như cách em đã vào. Như thế, em được yeâu cầu trở về qua cái cửa, đóng cửa lại và rời xa. Làm như thế, trong trí tưởng tượng của em, em đã hoàn tất cuộc hành trình và có thể trở lại cuộc đời trong hoàn cảnh tham vấn chứ không phải được mời ở lại trong hoàn cảnh tưởng tượng. Cuộc hành trình có thể được xử lý bằng cách vẽ tranh như đã mô tả ở treân. Có lẽ khi nhà tham vấn xử lý kinh nghiệm về việc thực hiện cuộc hành trình tưởng tượng theo cách này, thanh thiếu nieân sẽ tiết lộ thông tin về những hoàn cảnh sống thật. Cách này cung cấp dễ dàng cơ hội để chia sẻ thông tin của cá nhân. CÔNG VIỆC VỀ GIẤC MƠ Phần lớn các thanh thiếu nieân rất chú ý đến những giấc mơ của mình. Các em có vẻ bị các giấc mơ kích thích, và thường gán cho chúng ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Đôi khi các em tin rằng những giấc mơ của các em có tính tieân tri cho neân các em muốn các giấc mơ ấy 156. được giải thích. Chúng tôi nghĩ rằng người duy nhất có thể hiểu và giải thích giấc mơ của thanh thiếu nieân chính là thanh thiếu nieân. Chính sự giải thích của em mới là quan trọng. Như đã thảo luận ở mục viết Nhật ký, thanh thiếu nieân muốn làm việc với những giấc mơ của mình có thể được khuyến khích để ghi lại giấc mơ, và việc ghi chép phải thực hiện ngay khi thức dậy. Tuy nhieân, đôi khi thanh thiếu nieân đến với phieân tham vấn không mang theo nhật ký, nhưng nhớ giấc mơ thật đầy đủ và muốn thảo luận về nó. Hai cách khác nhau về xử lý các giấc mơ sẽ được thảo luận : thứ nhất là qua sử dụng nghệ thuật, và cách kia là phương pháp trị liệu Gestalt hoặc kịch tâm lý (có sự trùng lắp đáng kể giữa kịch tâm lý và phép trị liệu Gestalt). Dùng nghệ thuật để xử lý các giấc mơ Khi sử dụng nghệ thuật, bạn trẻ được yeâu cầu vẽ hoặc phác thảo sơ một bức tranh về giấc mơ của mình, bằng bút dạ màu. Bức tranh này có thể là tranh tượng trưng hoặc có thể là tranh trừu tượng chỉ có đường nét và màu sắc. Đôi khi, trong lúc đang vẽ tranh, thanh thiếu nieân sẽ tự nhieân nói về giấc mơ. Vào những lúc khác, thân chủ sẽ vẽ trong im lặng, và sau khi bức tranh hoàn tất, nhà tham vấn có thể nói : “Hãy nói cho cô biết về bức tranh”. Câu này có thể được nối tiếp bằng một câu khác thật hữu dụng “Hãy kể theâm cho cô nghe”, nó khuyến khích bạn trẻ suy nghĩ sâu hơn và tiết lộ thông tin quan trọng vừa được em chú ý đến. Việc xử lý về sau có thể diễn ra do nhà tham vấn yeâu cầu thanh thiếu nieân tưởng tượng em là một đồ vật hoặc là một người trong bức tranh. Là vật hoặc người trong bức tranh, bạn trẻ có thể được yeâu cầu mô tả em đã cảm nhận như thế nào và suy nghĩ gì. Có thể em cũng được yeâu cầu nói bất cứ điều gì em muốn với tư cách là đồ vật hoặc con người ấy. Trong khi tưởng rằng em là đồ vật hoặc con người, bạn trẻ có thể được yeâu cầu nói điều gì đó với đồ vật, con vật hoặc người nào đó trong bức tranh. Rồi em có thể được yeâu cầu tưởng tượng em là đồ vật, con người hoặc con vật và đáp ứng lại điều đã nói. Như thế, cuộc đối thoại có thể tạo ra giữa hai phần của bức tranh. Cuộc đối thoại này thường khơi dậy thông tin mới và bất ngờ để thanh thiếu nieân có thể đóng góp suy nghĩ về sự kiện hoặc vấn đề đang gây phiền toái. Xử lý giấc mơ bằng kịch tâm lý. Trong phương pháp kịch tâm lý để xử lý những giấc mơ, trước hết thanh thiếu nieân được yeâu cầu mô tả giấc mơ. Kế tiếp em được yeâu cầu chọn những chiếc gối để tượng trưng cho những việc hoặc những người quan trọng trong giấc mơ. Sau đó, câu chuyện được kể lại với những chiếc gối được đặt treân sàn nhà trong cách sắp xếp tạo thành bức tranh của giấc mơ. Rồi thanh thiếu nieân được yeâu cầu chọn vị trí bằng cách đứng sau những chiếc gối tương ứng. Khi đứng gần chiếc gối, thanh thiếu nieân được yeâu cầu cho biết kinh nghiệm về sự việc, sự vật hoặc con người trong giấc mơ như thế nào, và nói leân thay cho sự việc, sự vật hoặc con người ấy. Bằng sự dời chỗ từ chiếc gối này sang chiếc gối khác, cuộc đối thoại được tạo neân giữa các thành phần khác nhau trong giấc mơ. Trong khi quá trình kịch tâm lý diễn ra, nhà tham vấn cần quan sát và cung cấp sự phản hồi lieân quan đến hành vi bằng lời và không bằng lời. Bằng cách cung cấp sự phản hồi, sự chú ý của bạn 157. trẻ về tình cảm và các ý tưởng đa dạng sẽ được khơi leân và những điều này có thể được xử lý. TÓM TẮT Một số các chiến lược sáng tạo đã được mô tả có thể được sử dụng để giúp các bạn trẻ tìm hiểu những sự việc xử lý các cảm nghĩ và thực hiện những thay đổi. Tất cả những chiến lược sáng tạo này đòi hỏi hoạt động thuộc về phần của thanh thiếu nieân, và vì vậy phải được lựa chọn cho thích hợp với khả năng và nhu cầu của bạn trẻ. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng điều chính yếu là dành cho các bạn trẻ quyền lựa chọn về việc tham gia vào các hoạt động trong khi tham vấn. Với tất cả các chiến lược đã thảo luận, kỹ thuật tự nó chỉ có giá trị hạn chế trừ khi việc làm được xử lý thích hợp bằng cách tìm hiểu tư tưởng, tình cảm, thái độ và niềm tin xuất hiện trong quá trình. 158. 12 CÁC CHIẾN LƯỢC VỀ HÀNH VI VÀ HÀNH VI NHẬN THỨC Trong các Chương 10 và 11 chúng ta đã nhìn vào những chiến lược sáng tạo và tượng trưng, có thể giúp cho thanh thiếu nieân hiểu và đạt được kiến thức về bản thân và thay đổi hành vi bằng cách trở neân có ý thức đầy đủ hơn về những tình cảm phiền toái và những sự việc căn bản. Các chiến lược sáng tạo và tượng trưng cũng hữu dụng trong việc giúp thanh thiếu nieân xác định, hiểu biết và thay đổi những niềm tin và những giá trị, và kết quả là những thay đổi về hành vi sẽ thường xảy ra. Trong Chương này, chúng ta sẽ thảo luận về những chiến lược về hành vi và hành vi nhận thức. Những phương pháp này dựa treân các cách tiếp cận theo cấu trúc và hướng về mục đích dựa treân sự hợp tác giữa nhà tham vấn tích cực và thanh thiếu nieân tích cực và nhấn mạnh về những sự việc hiện thời (Kutcher và Marton, 1990). Các chiến lược về hành vi và hành vi nhận thức đặc biệt nhắm vào các hành vi, trong khi các chiến lược sáng tạo và tượng trưng tác động đến gián tiếp tới các hành vi. Trong việc trực tiếp nhắm tới các hành vi, có sự đồng thuận rằng khi hành vi thay đổi, tình cảm cũng sẽ được tác động một cách tích cực. Các chiến lược về hành vi và hành vi nhận thức đã thành công, ở những mức độ khác nhau, khi làm việc với các thanh thiếu nieân âu lo, trầm cảm, quá khích, phản kháng và thiếu năng động, và với những thanh thiếu nieân gặp khó khăn với những kỹ năng về xã hội và giao tiếp (Valliant và Antonowicz, 1991; Finch và các tác giả khác, 1993; Wilkes và các tác giả khác, 1994; Biswas và các tác giả khác, 1995). Các chiến lược về hành vi và hành vi nhận thức có thể được sử dụng để giải quyết những chức năng tham vấn chính (xem Hình 8.1) như được neâu trong hình 12.1. Ta sẽ thấy trong Hình 12.1 rằng những chiến lược này hữu dụng nhất cho những chức năng tham vấn chính lieân quan tới việc giải quyết vấn đề. Nó ít thích hợp nhất để sử dụng kết hợp với các chức năng tham vấn chính lieân quan đến phát triển mối quan hệ. Thật thích thú khi so sánh Hình 12.1 với Hình 10.1 và 11.1, khi ta thấy rằng những chiến lược sáng tạo và tượng trưng có thể được sử dụng để giải quyết một phạm vi rộng lớn những chức năng tham vấn chính. Các chiến lược về hành vi và hành vi nhận thức sẽ được thảo luận dưới những tieâu đề sau đây : sự tự chủ • những niềm tin tự hủy hoại đầy thách thức • xử lý cơn giận • rèn luyện tính quả quyết • đề ra những mục đích của cuộc sống lập quyết định • 159. SỰ TỰ CHỦ Có 4 giai đoạn lieân quan đến việc học tự làm chủ hành vi : 1 Nhận diện hành vi có vấn đề 2 Quan sát hành vi 3 Đánh giá hành vi 4 Neâu hậu quả cho hành vi Khi những vấn đề về tự chủ cần được giải quyết, điều hữu ích đối với nhà tham vấn là mô tả những giai đoạn này cho thanh thiếu nieân để có thể cùng nhau hoạch định chương trình cho sự thay đổi hành vi. Nhận diện hành vi có vấn đề Trong tham vấn, thanh thiếu nieân có thể nhận diện một hoặc nhiều hành vi đã tạo ra vấn đề. Chẳng hạn như bạn trẻ … (Ngưng ở trang 155) 160. Chiến lược về hành vi Tự chủ Thách Điều Rèn Đặt mục Đưa ra hoặc hành vi nhận thức khiển sự luyện tieâu về quyết thức những nóng tính phong định Chức năng niềm tin giận quyết cách sống tham vấn chính tự hủy đoán hoại Tạo mối quan hệ Tìm hiểu thanh thiếu nieân và các cấu trúc của thanh thiếu nieân trong mối quan hệ Đánh giá vấn đề Đánh giá và tìm hiểu trạng thái tình cảm, các cấu trúc, quan niệm về bản thân, niềm tin, nhận diện các vấn đề và chủ đề Giải quyết vấn đề Làm thay đổi hành vi bằng cách tìm hiểu và thúc đẩy sự thay đổi trong niềm tin nội tâm, sự tăng trưởng cá nhân và các mối quan hệ giữa nhiều người, thử nghiệm bằng các hành vi Thích hợp nhất Thích hợp Ít thích hợp nhất Hình 12.1 Tính thích hợp của các chiến lược về hành vi và hành vi nhận thức để hoàn : thành các chức năng tham vấn chính 161. ------- có thể đánh nhau với em mình và gặp rắc rối do hậu quả của việc này. Thanh thiếu nieân có vấn đề thuộc loại này trước hết có thể than phiền về hành vi của em mình và đổ lỗi cho em về việc đã xảy ra. Trách nhiệm của nhà tham vấn tích cực là giúp bạn trẻ nhận biết rằng em không thể nào làm thay đổi hành vi của người khác. Để giúp bạn trẻ nhận biết điều này, nhà tham vấn có thể neâu những câu hỏi như : “Em nghĩ rằng em của em có thay đổi không?” và/hoặc “Em nghĩ rằng em có thể làm thay đổi hành vi của bé ấy sao?” Kết quả của những câu hỏi này, vốn thách thức những niềm tin của bạn trẻ, có thể bạn trẻ sẽ nhận ra rằng những hành vi mà em thay đổi được chỉ là hành vi của chính em. Quan sát hành vi Nếu thanh thiếu nieân muốn thay đổi hành vi, điều đầu tieân các em cần làm là quan sát những hành vi hiện thời của mình để các em có thể hiểu những hành vi ấy và các hậu quả của nó. Thông thường, chỉ cần quan sát khi nào hành vi ngoài ý muốn xảy ra và khi nào hành vi ấy không xảy ra, việc quan sát này đưa đến sự thay đổi trong hành vi đó. Ví dụ, một thanh thiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftham_van_thanh_thieu_nien_3963.pdf
Tài liệu liên quan