Thẻ thanh toán và kỳ phiếu

Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán.

doc21 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thẻ thanh toán và kỳ phiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẺ THANH TOÁN VÀ KỲ PHIẾU Phần I - THẺ THANH TOÁN I. Khái niệm và cấu tạo 1. Khái niệm và đặc điểm a. Khái niệm Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán. b. Đặc điểm - Thẻ không qui định thời hạn xuất trình và chủ thẻ có quyền sử dụng nó nhiều lần cho đến khi nào sử dụng hết số tiền trên tài khoản. - Thẻ thanh toán là loại thẻ đích danh, không thể chuyển nhượng bằng thủ tục kí hậu như séc. - Thẻ thanh toán làm bằng nhựa theo mẫu riêng của từng tổ chức phát hành. - Tính tiện ích: thẻ được coi là công cụ thanh toán ưu việt nhất trong số các công cụ thanh toán phi thương mại. - Tính an toàn và nhanh chóng: thông qua hệ thống chuyển tiền điện tử EFTS và hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng CHIPS - Tính linh hoạt: thẻ thanh toán phát hành rất đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau thích hợp với mọi đối tượng trong xã hội. 2. Cấu tạo - Đặc điểm chung: Chất liệu: Plastic Kích cỡ tiêu chuẩn: 5.5cm*8.5cm Các thông tin cần có trên thẻ: Nhãn hiệu thương mại của thẻ, số hiệu của thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ và ngày hiệu lực. - Các thông tin chi tiết ở mặt trước và sau của thẻ: Mặt trước của thẻ Thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế Loại thẻ Tên tổ chức ngân hàng phát hành thẻ Biểu tượng của thẻ Số thẻ Ngày hiệu lực của thẻ Họ và tên chủ thẻ Ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành Mặt sau của thẻ Giải từ tính Băng chữ ký Loại thẻ Tên tổ chức phát hành thẻ Số thẻ Chủ thẻ Ngày hiệu lực của thẻ II. Phân loại Các loại thẻ thanh toán có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau như công nghệ sản xuất, tính chất thanh toán, mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng. Trong các cách phân loại đó, cách phân loại thẻ thanh toán phổ biến nhất hiện nay là phân loại dựa trên tính chất thanh toán của thẻ. Theo cách phân loại này, các loại thẻ mang các đặc điểm khác nhau được phân ra thành: Thẻ tín dụng (Credit Card) Khái niệm Thẻ tín dụng là loại thẻ được phát hành bởi một tổ chức (là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng) để cho người tiêu dùng vay tiền để trả cho người bán hàng. Về mặt bản chất, thẻ tín dụng là một tổ hợp đặc biệt của mua bán và vay nợ. Bên bán cung cấp cho bên mua hàng các hàng hóa hay dịch vụ như thông thường, nhưng bên mua thanh toán cho bên bán hàng bằng thẻ tín dụng. Theo cách này, bên mua đang thanh toán bằng các khoản vay từ các tổ chức phát hành thẻ tín dụng, thường là các ngân hàng. Ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác phát hành thẻ tín dụng cho mọi người mua với sự cho phép một số lượng khoản vay nào đó đạt tới một giá trị tích lũy nhất định. Sau khi mua sắm bằng thẻ tín dụng, người tiêu dùng phải hoàn trả lại sau khoản chi tiêu đó cộng với chi phí là tiền lãi. Đặc điểm - Tổ chức phát hành: các ngân hàng địa phương hay các tổ chức tín dụng - Các loại phí khi dùng thẻ tín dụng gồm: Phí phát hành thẻ Phí thường niên. Khi dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt tại các máy ATM, máy POS, chủ thẻ sẽ bị ngân hàng tính phí trên số tiền đó với tỷ lệ từ 3-5% tuỳ theo thương hiệu thẻ và nơi rút tiền. Ngoài ra, số tiền này còn bị tính lãi vay theo lãi suất ngân hàng công bố kể từ ngày rút tiền đến ngày thanh toán hết nợ; và có thể có phí chuyển đổi tiền tệ. Hàng tháng, đến ngày kết sổ, ngân hàng sẽ tổng kết số tiền chi tiêu bằng thẻ tín dụng của khách hàng và gửi đi 1 sao kê ghi số tiền đã sử dụng trong tháng. Khách hàng phải thanh toán số tiền này trong vòng 1 số ngày quy định. Nếu quá thời hạn, khách hàng sẽ phải trả lãi cho ngân hàng trên số tiền chậm trả và chịu một mức phạt, thường là 3-4% trên số tiền chậm trả - Gồm 2 loại: thẻ tín dụng quốc tế và thẻ tín dụng nội địa Thẻ tín dụng quốc tế là thẻ do các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, MasterCard phát hành Thẻ tín dụng nội địa là các thẻ tín dụng được các ngân hàng nhằm mục đích sử dụng trong phạm vi nội địa - Chủ thẻ phải đảm bảo khả năng thanh toán của mình, có 2 hình thức đảm bảo thanh toán phổ biến là ký quỹ và không ký quỹ. Với hình thức ký quỹ, khách hàng phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán thẻ từ 110% hạn mức tín dụng yêu cầu trở lên (số tiền trong tài khoản đảm bảo thanh toán sẽ được hưởng lãi) hoặc thế chấp sổ tiết kiệm hoặc phong tỏa một số tiền trong tài khỏan thanh toán của khách hàng tại ngân hàng cung cấp thẻ để đảm bảo thanh toán thẻ . Với hình thức không ký quỹ, khách hàng phải cung cấp các giấy tờ chứng minh thu nhập khác cho ngân hàng như bản sao hợp đồng lao động, giấy xác nhận công tác, giấy xác nhận mức lương… c. Ưu điểm và nhược điểm - Ưu điểm: Được chậm trả những khoản tiền bạn dùng để mua sắm. Ngân hàng ứng trước một hạn mức cho thẻ tín dụng của bạn để thực hiện thanh toán trong một tháng, và sau đó bạn có 1 số ngày theo quy định để thanh toán những khoản tiền đã chi tiêu mà không bị tính lãi. Được sử dụng số tiền lớn hơn số tiền mình có, tùy thuộc vào hạn mức tín dụng của thẻ Sử dụng thẻ sẽ an toàn, thuận tiện hơn mang theo tiền mặt, giúp tiết kiệm thời gian. Không sợ rủi ro khi phải mang quá nhiều tiền mặt trong người khi đi công tác, du học, du lịch... trong và ngoài nước. Thêm vào đó, tính năng an toàn của thẻ rất cao, mất thẻ không có nghĩa là mất tiền nếu chủ thẻ thông báo kịp thời cho đơn vị cấp thẻ. Tiện dụng trong thanh toán và rút tiền. Có thể sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các đại lý chấp nhận thẻ, có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt khi cần tại các máy rút tiền ATM. Ngoài ra, thẻ tín dụng còn là phương thức tối ưu đặt hàng qua thư hay điện thoại và thực hiện các dịch vụ trên mạng Internet. Thuận tiện cho việc đặt phòng khách sạn, thanh toán tiền hội nghị, hội chợ, các chuyến du lịch trước khi đi nước ngoài. Riêng đối với thẻ quốc tế, những tiện ích này có thể sử dụng được trên toàn thế giới, tiện lợi với những người hay ra nước ngoài. - Nhược điểm Thẻ tín dụng đang “tiềm tàng nguy cơ” gây vỡ nợ cho nhiều người và còn nhiều vấn đề bất ổn khác phát sinh. Đa phần những người có nguy cơ vỡ nợ là giới trẻ, họ dùng thẻ tín dụng chi tiêu một cách hoang phí trong cuộc sống hàng ngày mà không để ý đến thực tế mình có bao nhiêu tiền trong tài khoản. Đây chính là một gánh nặng cho xã hội khi chính phủ phải bao cấp cho những người này các khoản tài chính khá lớn. Thẻ ghi nợ (Debit Card) Khái niệm Thẻ ghi nợ là loại thẻ do Ngân hàng phát hành cho người có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng cho phép chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán cho chủ hàng toàn bộ hay một phần số dư của tài khoản. Việc thanh toán này được tiến hành trên cơ sở chuyển khoản tiền từ tài khoản của chủ thẻ sang tài khoản của người bán hàng. Đặc điểm: - Tổ chức phát hành: các ngân hàng địa phương hay các tổ chức tín dụng - Hình thức: thẻ ghi nợ thường là một miếng nhựa đặc biệt có chứa bản ghi điện tử về tài khoản của bên mua hàng với ngân hàng của họ. - Tiếp cận: thẻ ghi nợ cho phép bên mua hàng có thể tiếp cận mọi khoản tiền gửi trong tài khoản của mình mà không cần phải đem tiền mặt theo bên mình. - Đảm bảo khả năng thanh toán: chủ thẻ được chi tiêu trong phạm vi mình có, nhưng để gia tăng tính cạnh tranh sản phẩm thẻ của mình, các Ngân hàng có thể cấp cho chủ thẻ một mức thấu chi. - Mức độ an toàn: Tài khoản thẻ bị mã khoá và chỉ có thể tiếp cận tài khoản này nếu nhập đúng mã số pin, trong khi đó thì séc thì rất dễ bị mất. - Tại Việt Nam hiện nay tồn tại 2 loại thẻ: Thẻ ghi nợ quốc tế và Thẻ ghi nợ nội địa. + Thẻ ghi nợ quốc tế có các thương hiệu như: Visa Debit Card, Visa Electron Card, MasterCard Dynamic, MasterCard Electronic, Master MTV Debit Card, … + Thẻ ghi nợ nội địa là tất cả các loại thẻ mà chúng ta thường gọi là thẻ ATM (thật ra do thói quen chứ tên này không chính xác, như đã trình bày thì có nhiều loại thẻ có thể sử dụng tại máy ATM) do các Ngân hàng Việt Nam phát hành với chính thương hiệu của Ngân hàng đó, ví dụ : VCB Connect 24, Đông Á Bank, Techcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, … Ưu, nhược điểm - Ưu điểm: Sử dụng thẻ sẽ an toàn, thuận tiện hơn mang theo tiền mặt, giúp tiết kiệm thời gian. Không sợ rủi ro khi phải mang quá nhiều tiền mặt trong người khi đi công tác, du học, du lịch... trong và ngoài nước. Thêm vào đó, tính năng an toàn của thẻ rất cao, mất thẻ không có nghĩa là mất tiền nếu chủ thẻ thông báo kịp thời cho đơn vị cấp thẻ. Tiện dụng trong thanh toán và rút tiền. Có thể sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các đại lý chấp nhận thẻ, có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt khi cần tại các máy rút tiền ATM. Ngoài ra, thẻ tín dụng còn là phương thức tối ưu đặt hàng qua thư hay điện thoại và thực hiện các dịch vụ trên mạng Internet. Thuận tiện cho việc đặt phòng khách sạn, thanh toán tiền hội nghị, hội chợ, các chuyến du lịch trước khi đi nước ngoài. Riêng đối với thẻ quốc tế, những tiện ích này có thể sử dụng được trên toàn thế giới, tiện lợi với những người hay ra nước ngoài. Không gây nợ nần đối với chủ thẻ - Nhược điểm Chủ thẻ chỉ được sử dụng số tiền đúng bằng số dư tài khoản của mình tại Ngân hàng Mua bán hàng hóa đuợc tiến hành theo phương thức trả ngay Thẻ rút tiền mặt (thẻ ATM) a, Khái niệm Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, dùng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại … từ máy rút tiền tự động (ATM). Loại thẻ này cũng được chấp nhận như một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm thanh toán có chấp nhận thẻ. Tại Việt Nam thẻ ATM thường được hiểu là thẻ ghi nợ, hay còn gọi là thẻ ghi nợ nội địa, là loại thẻ có chức năng rút tiền dựa trên cơ sở ghi nợ vào tài khoản. Thẻ ATM trong thực tế còn là tên gọi khái quát, chung nhất cho các loại thẻ sử dụng được trên máy giao dịch tự động (ATM), bao gồm trong nó cả các loại thẻ tín dụng (như thẻ Visa, MasterCard, thẻ American Express). b, Chức năng của thẻ ATM Thẻ ATM dùng để rút tiền trên các máy ATM. Phối hợp với máy ATM, thẻ ATM khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng cho chi tiêu hàng ngày. Ngoài ra, nó còn được dùng tại rất nhiều các thiết bị POS mà ngân hàng phát hành triển khai tại các điểm chấp nhận thanh toán nó thông qua hợp đồng chấp nhận thẻ đó. Các điểm chấp nhận thanh toán này có thể là khách sạn, nhà hàng, siêu thị, cửa hàng xăng dầu, sân bay … c, Ưu nhược điểm của thẻ thanh toán ATM Ưu điểm Sự xuất hiện của thẻ ATM đã tạo ra một bước phát triển mới, làm cho công việc thanh toán trở nên dễ dàng hơn. Ưu điểm đầu tiên có thể kể đến là tính tiện dụng của ATM. Vì ATM tích hoạt rất nhiều chức năng khác nhau: bao gồm chức năng thanh toán, rút tiền, chuyển tiền…Vì vậy không cần mang một số tiền mặt quá lớn khi thanh toán, rất bất tiện, chúng ta vẫn có thể thanh toán được khi đi mua sắm, hay thanh toán các hóa đơn điện, nước, điện thoại, internet… hàng tháng mà không cần đến tận nơi để thanh toán các hóa đơn này. Tính tiện dụng còn thể hiện ở việc chuyển tiền và rút tiền. Nhờ có thẻ ATM, khoảng cách địa lý đã được rút ngắn lại. Người ở xa hoàn toàn có thể chuyển tiền cho gia đình, người thân mà không cần quan tâm đến khoảng cách và số tiền được chuyển. Cùng với chức năng chuyển tiền và rút tiền, khách hàng có thể nhận lương, học bổng hay các khoản trợ cấp từ các tổ chức, công ty nơi mình học tập, làm việc thông qua ATM. Tuy nhiên dịch vụ này còn chưa phổ biến ở Việt Nam. Thêm nữa, với sự ra đời của hệ thống liên ngân hàng tại Việt Nam, khách hàng có thẻ ATM ở một ngân hàng có thể rút tiền ở những máy ATM của bất kỳ ngân hàng nào khác. Ưu điểm thứ hai là tính an toàn. Vì không phải mang một số tiền quá lớn theo người khi đi thanh toán, nên ATM hạn chế được những sự cố như cướp, rơi, mất cắp. Khi mất thẻ, người khác không thể rút tiền trong tài khoản của bạn vì không có mã PIN, hoặc biết mã PIN nhưng khách hàng đã báo khóa tài khoản ở ngân hàng. Thẻ ATM có thể được làm lại trong trường hợp bị mất. Nhược điểm ATM là một công cụ thanh toán chuyển tiền hiện đại, nhờ hệ thống máy ATM. Vì vậy nó cũng chứa đựng những nhược điểm nhất định. Thứ nhất, việc thanh toán sẽ bị ngừng trệ nếu như hệ thống máy ATM hay máy tính ở ngân hàng gặp trục trặc. Ngay cả khi chỉ có một máy gặp sự cố kỹ thuật cũng có thể kéo theo ngừng hoạt động của toàn bộ máy trong hệ thống. Điều này hoàn toàn không xảy ra nếu người tiêu dùng thanh toán bằng tiền mặt. Thứ hai, rút tiền từ thẻ ATM có những hạn chế nhất định. Về số tiền, khách hàng chỉ có thể rút một số tiền giới hạn (giới hạn mỗi lần rút là 2 triệu đồng, nếu muốn số tiền lớn hơn phải rút làm nhiều lần). Về yếu tố kỹ thuật, việc rút tiền không thể thực hiện nếu máy ATM hết tiền. Trong trường hợp khách hàng không nhớ mã PIN, hay chưa biết cách sử dụng có thể máy ATM sẽ nuốt thẻ và không cho rút tiền. Khi gặp sự cố này, khách hàng phải đến ngân hàng để làm lại thẻ. Tại một số ngân hàng, rút tiền, gửi tiền, hay thanh toán qua thẻ sẽ bị trừ phí. Thẻ thanh toán a, Khái niệm       Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ. b, Chức năng      Thẻ thanh toán thường được sử dụng để mua bán hàng hoá có giá trị tương đối nhỏ, như xăng dầu ở các trạm bán xăng tự động, gọi điện thoại, thanh toán phí cầu đường… c, Ưu và nhược điểm của thẻ thanh toán Ưu điểm Dễ sử dụng, thuận tiện trong thanh toán. Rủi ro thấp vì mệnh giá của thẻ thanh toán thường không quá lớn. Nhược điểm Chỉ sử dụng để mua bán hàng hóa có giá trị tương đối nhỏ (mua xăng dầu, gọi điện thọai…). Không đựơc sử dụng rộng rãi như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc thẻ rút tiền mặt. Phạm vi thanh toán của loại thẻ này thường bị giới hạn ở một số loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. III. Qui trình thanh toán của các hình thức thẻ 1. Thẻ tín dụng a. Trường hợp 1: Thanh toán trực tiếp tại cửa hàng, siêu thị… Khi khách hàng mua hàng sẽ yêu cầu thanh toán bằng thẻ của mình. Cửa hàng sẽ quẹt (swipe) thẻ của bạn vào một chiếc máy đọc (gọi là EDCT - Electronic Data Capture Terminal). EDCT đọc các thông tin về thẻ của khách hàng ghi trên băng từ và contact ngân hàng của cửa hàng (Merchant's Bank) thông qua modem, đường điện thoại hoặc ISDN line, gửi kèm theo yêu cầu về số tiền cần thanh toán, ngân hàng này kiểm tra trong CSDL của VISA xem thẻ của khách hàng có phải là thẻ hết hạn hoặc bị mất cắp hay không, số tiền muốn trả có vượt quá hạn mức không, nếu không, ngân hàng sẽ báo lại ngay trong vài giây về EDCT là giao dịch được phê duyệt (approved), khi đó EDCT sẽ in ra một tờ giấy nhỏ ghi rõ số tiền, mã số giao dịch để bạn ký vào đó (Sale Slip). Khách hàng được giữ bản chính của sale slip, Merchant sẽ giữ bản sao và gửi về ngân hàng để nhận tiền sau này. Nhận được sale slip Merchant's bank sẽ ghi có (credit) ngay số tiền giao dịch vào tài khoản của Merchant đồng thời gửi thông báo qua mạng của thẻ tín dụng yêu cầu ngân hàng của khách hàng/ người cầm thẻ (Cardholder's Bank) thanh toán số tiền. Cardholder's bank sẽ thanh toán tiền cho Merchant's Bank và debit số tiền vào tài khoản của bạn. Chi tiết về giao dịch sẽ được ghi trong Statement kế tiếp gửi đến cho bạn. b. Trường hợp 2: Thanh toán trực tuyến Cách phổ biến nhất trong thanh toán trực tuyến hiện nay là sử dụng thẻ tín dụng Credit card của các hãng Visa, Master, American Express, JBC...được các ngân hàng phát hành (Issuer). Người mua có thẻ tín dụng (Cardholder) khi quyết định mua hàng sẽ nhập các thông tin về thẻ tín dụng của mình như: số thẻ, mã số an toàn, thời hạn của thẻ, họ và tên chủ sở hữu, địa chỉ thanh toán trên website, những thông tin này sẽ được chuyển đến cho ngân hàng hay nhà dịch vụ cung cấp payment gateway là các Acquirer. Acquirer sẽ gửi thông tin về thẻ tới dịch vụ cung cấp thẻ và ngân hàng phát hành thẻ để kiểm tra tính hợp lệ của thẻ và kiểm tra khả năng thanh toán của thẻ. Nếu mọi điều kiện đều phù hợp, ngân hàng phát hành thẻ sẽ gửi thông tin ngược trở về cho Acquirer, thông tin được giải mã gửi về cho người bán và việc thanh toán được thực hiện. Tiền sẽ được chuyển từ thẻ tín dụng của người mua tới tài khoản bán hàng merchant account trên Acquirer, sau đó sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng của người bán. 2. Thẻ ghi nợ Debit card thực hiện theo phương thức “mua ngay, trả ngay” bằng cách trừ thẳng vào tài khoản sau mỗi lần giao dịch. Việc thanh toán được tiến hành trên cơ sở chuyển khoản tiền từ tài khoản của chủ thẻ sang tài khoản của người bán hàng. Khách hàng không cần một khoản tiền ký quỹ trước, mà chỉ cần có tài khoản ở ngân hàng thì sẽ được cấp thẻ. Số dư trên tài khoản sẽ được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Thẻ ghi nợ cũng là phương tiện thanh toán hàng hoá, dịch vụ không dùng tiền mặt. Song, khác với thẻ tín dụng, khách hàng chi tiêu và rút tiền trực tiếp trên tài khoản tiền gửi của mình mở tại Ngân hàng, Khi trong tài khoản của họ không có tiền, họ không thể sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán hay rút tiền. Hay, nói cách khác, thẻ ghi nợ không có tính chất "tín dụng". Chủ thể được chi tiêu trong phạm vi mình có, tuy nhiên để gia tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm thẻ của mình, các Ngân hàng có thể cấp cho chủ thẻ một mức thấu chi, tính theo ngày hoặc tháng. Khách hàng có thể chi tiêu quá số dư trong tài khoản của mình với điều kiện họ có thu nhập ổn định. Khách hàng cũng có thể thanh toán hàng hoá, dịch vụ cũng như rút tiền mặt tại các điểm rút tiền và các máy rút tiền tự động ATM với hạn mức chi tiêu, mua sắm không hạn chế, tuỳ vào số dư trên tài khoản của khách hàng. Đối với giao dịch rút tiền mặt tại ATM, lượng tiền rút phụ thuộc vào hạn mức ngày của thẻ. 3. Thẻ rút tiền mặt Để thực hiện giao dịch, khách hàng thao tác trên các phím trên bàn phím của máy và các nút ở bên cạnh màn hình, các nút này tương ứng với các dòng chữ hiện trên màn hình.  Các phím chức năng cơ bản trên bàn phím: - Phím “ENTER” hoặc “OK”: Thực hiện lệnh - Phím “CANCEL”: Huỷ bỏ việc thực hiện lệnh - Phím “CLEAR” : Xoá   Đổi PIN      + Mã số cá nhân (Personal Identification Number - PIN) là mã số bí mật khách hàng sẽ nhập vào máy để thực hiện giao dịch. Khách hàng phải ghi nhớ số PIN để sử dụng thẻ ATM. Khi nhận thẻ khách hàng sẽ nhận kèm một thông báo mật mã cá nhân trong đó Ngân hàng cung cấp số PIN ban đầu. Để đảm bảo an toàn, trong lần giao dịch đầu tiên, khách hàng cần phải thay đổi ngay thành số PIN của riêng mình. Trong quá trình sử dụng thẻ, nếu nghi ngờ bị lộ số PIN, khách hàng hãy đổi PIN ngay lập tức.      + Cách đổi PIN      - Đưa thẻ vào máy theo chiều mũi tên.      - Chọn ngôn ngữ: Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh.      - Nhập số PIN cũ (là số PIN ban đầu nếu khách hàng sử dụng thẻ lần đầu).      - Nhấn phím ENTER để thực hiện lệnh.      - Gõ số PIN mới (gồm 6 chữ số không trùng với PIN cũ) nhấn phím ENTER để thực hiện lệnh.      - Gõ lại số PIN mới để xác nhận, nhấn phím ENTER để thực hiện lệnh.      - Màn hình hiện lên thông báo đổi PIN thành công.      - ATM trả thẻ cho khách hàng.       Rút Tiền      Khách hàng thực hiện giao dịch rút tiền tại máy ATM như sau:      - Đưa thẻ vào máy theo chiều mũi tên.      - Chọn ngôn ngữ: Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh.      - Nhập PIN.      - Nhấn Enter để thực hiện lệnh.      - Chọn giao dịch : Rút tiền.     - Chọn số tài khoản (trường hợp khách hàng có nhiều tài khoản liên kết đến thẻ).      - Chọn số tiền: khách hàng có thể chọn một trong các số tiền gợi ý hiện ra trên màn hình hoặc chọn số khác và nhập số tiền cụ thể khách hàng muốn rút vào. Lưu ý là số tiền khách hàng rút phải là bội số của 10.000VNĐ.      - Máy sẽ thông báo số dư tài khoản sau khi rút tiền. - Khách hàng nhận lại thẻ, sau đó nhận tiền và hoá đơn (trong trường hợp chọn in hoá đơn).        Vấn tin số dư      Giao dịch vấn tin số dư thông báo cho khách hàng biết số tiền hiện tại có trong tài khoản của khách hàng. Khách hàng thực hiện giao dịch vấn tin số dư như sau:      - Đưa thẻ vào máy theo chiều mũi tên.      - Chọn ngôn ngữ: Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh.      - Nhập số PIN.      - Nhấn Enter để thực hiện lệnh.      - Chọn giao dịch: Vấn tin số dư      - Chọn số tài khoản (trường hợp có nhiều tài khoản liên kết đến thẻ).      - Nhấn Enter để thực hiện lệnh.      - Máy thông báo số dư tài khoản đến thời điểm hiện tại trên màn hình      -  Khách hàng nhận hoá đơn (trong trường hợp chọn in hoá đơn)      Đối với thẻ ATM được ngân hàng duyệt cấp hạn mức thấu chi, màn hình ATM sẽ hiển thị số dư khả dụng (số dư có thể sử dụng) của khách hàng, bằng tổng số tiền hiện có trong tài khoản và hạn mức thấu chi.        In sao kê rút gọn      Giao dịch in sao kê rút gọn giúp khách hàng in ra một bản sao kê gồm 5 giao dịch gần nhất và số dư tài khoản, giúp khách hàng quản lý tài chính hiệu quả hơn. Các bước thực hiện giao dịch in sao kê rút gọn như sau:      - Đưa thẻ vào máy theo chiều mũi tên.      - Chọn ngôn ngữ: Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh.      - Nhập số PIN.      - Nhấn Enter để thực hiện lệnh.      - Chọn giao dịch : In sao kê rút gọn.      - Chọn số tài khoản (trường hợp có nhiều tài khoản liên kết đến thẻ).      - Nhấn Enter để thực hiện lệnh.      - Máy thông báo 5 giao dịch gần nhất và số dư tài khoản trên màn hình      - Khách hàng nhận sao kê.        Chuyển khoản      Khách hàng có thể chuyển khoản giữa các tài khoản của mình (trường hợp có nhiều tài khoản liên kết đến thẻ) hoặc sang tài khoản của người khác trong cùng hệ thống ngay tại máy ATM. Việc chuyển khoản sẽ được ghi nhận trên tài khoản chuyển và tài khoản nhận ngay sau khi thực hiện giao dịch. Các bước thực hiện giao dịch chuyển khoản:      - Đưa thẻ vào máy theo chiều mũi tên      - Chọn ngôn ngữ: Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh.      - Nhập số PIN.      - Chọn dịch vụ: Chuyển khoản.     - Chọn số tài khoản chuyển tiền (trường hợp Quý khách có nhiều tài khoản liên kết đến thẻ)      - Nhập tài khoản nhận tiền: nếu chuyển khoản giữa các tài khoản của mình, khách hàng chọn một trong các tài khoản liên kết đến thẻ của mình. Nếu chuyển khoản sang tài khoản của người khác trong cùng hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển, khách hàng chọn Số khác.      - Nhấn Enter để thực hiện lệnh.      - Kiểm tra số tài khoản và tên chủ tài khoản nhận.      - Nhập số tiền cần chuyển đi.      - Xác nhận việc thực hiện giao dịch chuyển khoản.      - Máy thông báo số dư tài khoản sau khi chuyển khoản.      - Khách hàng nhận hoá đơn (trong trường hợp chọn in hoá đơn).       Yêu cầu in sao kê tài khoản      Giao dịch yêu cầu in sao kê tài khoản giúp khách hàng yêu cầu một bản sao kê gồm các giao dịch và số dư của tài khoản mà khách hàng lựa chọn trong khoảng thời gian theo ý muốn. Tuỳ theo lựa chọn của khách hàng, bản sao kê sẽ được gửi bằng đường bưu điện hoặc khách hàng đến bàn quầy của chi nhánh ngân hàng nơi khách hàng mở tài khoản để nhận. Các bước thực hiện:      - Đưa thẻ vào máy theo chiều mũi tên.      - Chọn ngôn ngữ: Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh.      - Nhập số PIN.      - Nhấn Enter để thực hiện lệnh.      - Chọn giao dịch: Yêu cầu in sao kê tài khoản.      - Chọn một trong các khoảng thời gian sao kê trên màn hình hoặc chọn Số khác và nhập khoảng thời gian cụ thể khách hàng muốn in sao kê vào (tính theo tháng).      - Chọn số tài khoản (trường hợp có nhiều tài khoản liên kết đến thẻ). - Nhấn Enter để thực hiện lệnh. - Lựa chọn phương thức nhận bản sao kê:      + Tại ngân hàng : Sao kê sẽ sẵn sàng giao cho khách hàng sau 03 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng đặt lệnh yêu cầu.      + Bằng đường bưu điện: Sao kê sẽ được gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh đến địa chỉ đăng ký của khách hàng. Một khoản phí chuyển phát nhanh sẽ được tính vào tài khoản liên kết đến thẻ.      - Xác nhận việc thực hiện giao dịch.      - Máy thông báo giao dịch thành công.      - Khách hàng nhận hoá đơn (trong trường hợp chọn in hoá đơn).        Yêu cầu phát hành sổ séc      Giao dịch yêu cầu phát hành sổ séc giúp khách hàng yêu cầu phát hành một quyển sổ séc.Tuỳ theo lựa chọn của khách hàng, sổ séc sẽ được gửi bằng đường bưu điện hoặc hoặc khách hàng đến bàn quầy của chi nhánh ngân hàng nơi khách hàng mở tài khoản để nhận. Các bước thực hiện giao dịch như sau:      - Đưa thẻ vào máy theo chiều mũi tên.      - Chọn ngôn ngữ: Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh.      - Nhập số PIN.      - Nhấn Enter để thực hiện lệnh.      - Chọn giao dịch: Yêu cầu phát hành sổ séc.      - Chọn số tài khoản (trường hợp có nhiều tài khoản liên kết đến thẻ).      - Nhấn Enter để thực hiện lệnh.     - Lựa chọn phương thức nhận số séc: +Tại Ngân Hàng: Sổ séc sẽ sẵn sàng giao cho khách hàng sau 03 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng đặt lệnh yêu cầu. + Bằng đường Bưu điện: Sổ séc sẽ được gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh đến địa chỉ đăng ký của quí khách hàng. Một khoản phí chuyển phát nhanh sẽ được tính vào tài khoản liên kết đến thẻ.      - Xác nhận việc thực hiện giao dịch.      - Máy thôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthe_thanh_toan_va_ki_phieu_3113.doc