Thiên 23: nhiệt bệnh

Chứng bệnh Thiên khô làm cho 1 bên mình không còn hoạt động được và bị đau,

lời nói chưa thay đổi, chí chưa loạn, đó là bệnh còn ở nơi phận nhục và tấu lý[1].

Nên dùng kim cự châm để châm[2]. Đó là ích cho (chính khí) đang bất túc, tổn bớt

tà khí đang hữu dư, được vậy thì (chính khí) m ới có thể hồi phục được[3].

Phì khí gây nên bệnh làm cho thân thể không đau đớn, tứ chi không còn co duỗi

theo ý nữa, trí vẫn chưa loạn nặng lắm, tiếng nói nhỏ, ta biết bằng bệnh đó còn trị

được[4]. Nếu bệnh nặng thì không nói được, bệnh này không chữa được[5]. Nếu

bệnh trước hết khởi lên ở Dương, về sau lại nhập vào âm, như vậy, trước hết ta

phải trị ở phần dương, rồi sau mới trị đến phần âm, làm sao cho ngoại tà theo phần

phù biểu ra ngoài[5].

Nhiệt bệnh trong 3 ngày, nhưng mạch khí khẩu còn tĩnh, còn mạch Nhân nghênh

thì táo, nên thủ huyệt ở các đường kinh Dương theo lối ‘ngũ thập cửu’, nhằm tả đi

cái nhiệt tà, làm cho xuất mồ hôi, làm thực cho âm, tức là bổ cho âm đang bất

túc[6]. Nếu thân mình bị nhiệt nặng, mạch âm dương đều tĩnh, trường hợp này

không nên châm[7]. Còn như xét thấy có thể châm được thì nên châm ngay, dù cho

không có ra mồ hôi, nhưng tà khí vẫn có thể tiết ra ngoài[8]. Khi nói rằng không

nên châm có nghĩa là mạch đang có triệu chứng chết[9].

Nhiệt bệnh trong 7 ngày, 8 ngày, mạch Mạch khẩu đóng, suyễn và hơi thở ngắn,

nên châm ngay, tức thì mồ hôi sẽ tự ra, châm cạn huyệt nằm ở trong khoảng ngón

tay cái[10].

Nhiệt bệnh trong 7 ngày, 8 ngày, mạch vi tiểu, người bệnh tiểu ra máu, trong

miệng khô, chết trong 1 ngày rưỡi, nếu mạch đại thì 1 ngày chết[11].

Nhiệt bệnh có khi đã ra mồ hôi mà mạch vẫn còn táo, suyễn, có khi bị nhiệt trở lại,

không nên châm ở phu biểu, nếu như bị suyễn nặng hơn, nhất định phải chết[12].

Nhiệt bệnh trong 7 ngày, 8 ngày, mạch không táo, hoặc dù táo mà không tán, vả lại

còn thêm sác, chờ trong 3 ngày sẽ có mồ hôi ra; nếu như trong 3 ngày mà không có

mồ hôi thì ngày thứ 4 sẽ chết[13]. Vả lại, nếu chưa từng ra mồ hôi thì ta cũng châm

phần (phu) tấu[14].

Nhiệt bệnh, trước hết là đau ở phần bì phu, mũi bị nghẹt sưng lên đến mặt, nên thủ

huyệt châm ở ở bì, dùng kim số 1 theo phương pháp ‘ngũ thập cửu’[15]. Nếu mũi

bị tình trạng hà chẩn tỵ thì ta nên tìm quan hệ giữa bì và Phế, nếu không kết quả, ta

tìm ở Hỏa, Hỏa tức là Tâm vậy[16].

pdf4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thiên 23: nhiệt bệnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 23: NHIỆT BỆNH Chứng bệnh Thiên khô làm cho 1 bên mình không còn hoạt động được và bị đau, lời nói chưa thay đổi, chí chưa loạn, đó là bệnh còn ở nơi phận nhục và tấu lý[1]. Nên dùng kim cự châm để châm[2]. Đó là ích cho (chính khí) đang bất túc, tổn bớt tà khí đang hữu dư, được vậy thì (chính khí) mới có thể hồi phục được[3]. Phì khí gây nên bệnh làm cho thân thể không đau đớn, tứ chi không còn co duỗi theo ý nữa, trí vẫn chưa loạn nặng lắm, tiếng nói nhỏ, ta biết bằng bệnh đó còn trị được[4]. Nếu bệnh nặng thì không nói được, bệnh này không chữa được[5]. Nếu bệnh trước hết khởi lên ở Dương, về sau lại nhập vào âm, như vậy, trước hết ta phải trị ở phần dương, rồi sau mới trị đến phần âm, làm sao cho ngoại tà theo phần phù biểu ra ngoài[5]. Nhiệt bệnh trong 3 ngày, nhưng mạch khí khẩu còn tĩnh, còn mạch Nhân nghênh thì táo, nên thủ huyệt ở các đường kinh Dương theo lối ‘ngũ thập cửu’, nhằm tả đi cái nhiệt tà, làm cho xuất mồ hôi, làm thực cho âm, tức là bổ cho âm đang bất túc[6]. Nếu thân mình bị nhiệt nặng, mạch âm dương đều tĩnh, trường hợp này không nên châm[7]. Còn như xét thấy có thể châm được thì nên châm ngay, dù cho không có ra mồ hôi, nhưng tà khí vẫn có thể tiết ra ngoài[8]. Khi nói rằng không nên châm có nghĩa là mạch đang có triệu chứng chết[9]. Nhiệt bệnh trong 7 ngày, 8 ngày, mạch Mạch khẩu đóng, suyễn và hơi thở ngắn, nên châm ngay, tức thì mồ hôi sẽ tự ra, châm cạn huyệt nằm ở trong khoảng ngón tay cái[10]. Nhiệt bệnh trong 7 ngày, 8 ngày, mạch vi tiểu, người bệnh tiểu ra máu, trong miệng khô, chết trong 1 ngày rưỡi, nếu mạch đại thì 1 ngày chết[11]. Nhiệt bệnh có khi đã ra mồ hôi mà mạch vẫn còn táo, suyễn, có khi bị nhiệt trở lại, không nên châm ở phu biểu, nếu như bị suyễn nặng hơn, nhất định phải chết[12]. Nhiệt bệnh trong 7 ngày, 8 ngày, mạch không táo, hoặc dù táo mà không tán, vả lại còn thêm sác, chờ trong 3 ngày sẽ có mồ hôi ra; nếu như trong 3 ngày mà không có mồ hôi thì ngày thứ 4 sẽ chết[13]. Vả lại, nếu chưa từng ra mồ hôi thì ta cũng châm phần (phu) tấu[14]. Nhiệt bệnh, trước hết là đau ở phần bì phu, mũi bị nghẹt sưng lên đến mặt, nên thủ huyệt châm ở ở bì, dùng kim số 1 theo phương pháp ‘ngũ thập cửu’[15]. Nếu mũi bị tình trạng hà chẩn tỵ thì ta nên tìm quan hệ giữa bì và Phế, nếu không kết quả, ta tìm ở Hỏa, Hỏa tức là Tâm vậy[16]. Nhiệt bệnh, trước hết thân mình trì trệ, nóng, phiền muộn, môi miệng cổ họng đều khô, thủ huyệtở bì, dùng kim số 1 theo phương pháp ‘ngũ thập cửu’[17]. Nếu bì phu trướng, miệng khô, ra mồ hôi lạnh, nên tìm quan hệ giữa mạch và Tâm, nếu vẫn không kết quả, nên tìm ở thủy, thủy tức là ở Thận vậy[18]. Nhiệt bệnh, cổ khô, uống nhiều nước, thường hay kinh sợ, nằm xuống không ngồi dậy nổi, thủ huyệt chữa vùng phu nhục, dùng kim số 6 theo phép ‘ngũ thập cửu’[19]. Nếu như thấy khoé mắt xanh nên tìm quan hệ giữa nhục và Tỳ, nếu vẫn không kết quả, nên tìm ở Mộc, Mộc tức là Can vậy[19]. Nhiệt bệnh, mặt xanh, não đau, tay chân bồn chồn không yên, thủ huyệt ở vùng cân cốt, dùng kim số 4 theo phép chữa ‘tứ nghịch’[20]. Nếu bị vặn gân không đi được hoặc bị chảy nước mắt đầm đìa, nên tìm quan hệ giữa cân và Can, nếu không kết quả, nên tìm ở Kim, Kim tức Phế vậy[21]. Nhiệt bệnh, nhiều lần kinh sợ, cân bị khiết túng và cuồng, thủ huyệt chữa vùng mạch, dùng kim số 4, châm tả phần huyết hữu dư[22]. Nếu bị chứng mạch điên tật làm cho lông và tóc bị rụng, nên tìm quan hệ giữa huyết và Tâm, nếu không kết quả, nên tìm ở thủy, thủy tức là Thận vậy[23]. Nhiệt bệnh, thân thể nặng nề, xương bị đau, tai điếc, thích ngủ, thủ huyệt chữa vùng cốt, dùng kim số 4 theo phép’ ngũ thập cửu’ để châm cốt[24]. Nếu bị bệnh mà không ăn được, cắn răng lại, tai màu xanh, nên tìm quan hệ ở cốt và Thận, nếu không kết quả, tìm ở Thổ, Thổ tức là Tỳ vậy[25]. Nhiệt bệnh, không biết đau nhức chỗ nào, tai điếc, (tay chân) không hoạt động co duỗi được, miệng khô, Dương nhiệt nặng, có khi Âm khí làm cho hàn, đó là nhiệt ở tại tủy, sẽ chết, không trị được [26]. Nhiệt bệnh, đầu đau, từ huyệt Não Không xuống đến mắt miệng như đang bị đắng, còn mạch hệ bị đau, thường hay chảy máu mũi, đó là Quyết nhiệt bệnh, dùng kim số 3, nên quan sát sự hữu dư và bất túc để trị, nó gây thành chứng hàn nhiệt trĩ [27]. Nhiệt bệnh tay chân nặng nề, đó là trường bị nhiệt, dùng kim số 4 châm các du huyệt và các huyệt ở các ngón chân dưới, tìm quan hệ khí ở các lạc của vị (là) nơi đắc khí vậy[28]. Nhiệt bệnh, vùng rốn đau rất kịch liệt, ngực và hông sườn đau, thủ huyệt Dũng tuyền và Âm Lăng tuyền, dùng kim số 4, châm huyệt trong cổ họng[29]. Nhiệt bệnh, mồ hôi vẫn ra mà lại mạch thuận, có thể châm cho ra mồ hôi, nên thủ huyệt Ngư Tế, Thái Uyên, Đại Đô, Thái Bạch, châm tả các huyệt này sẽ làm cho nhiệt giảm bớt, châm bổ thì mồ hôi ra[30]. Nếu mồ hôi ra quá nặng, nên thủ huyệt nằm ở mạch giao ngang ở trên mắt cá trong để dứt mồ hôi[31]. Nhiệt bệnh, đã có mồ hôi, nhưng mạch còn táo thịnh, đó là Âm mạch đang cực, sẽ chết[32]. Khi có mồ hôi mà mạch còn tĩnh, thì sống[33]. Nhiệt bệnh, mạch vẫn táo mà không có mồ hôi, đó là Dương mạch đang cực, sẽ chết[34]. Mạch thịnh táo, có mồ hôi, tĩnh, sẽ sống[35]. Nhiệt bệnh không thể châm gồm có 9 trường hợp [36] : - Một là: Mồ hôi không ra, 2 gò má ửng đỏ, ói, chết[37]. - Hai là: Tiêu chảy mà bụng bị đầy nặng, chết[38]. - Ba là: Mắt không còn sáng, nhiệt không giảm, chết[39]. - Bốn là: Người già, trẻ con khi bị nhiệt mà bụng đầy, chết[40]. - Năm là: Mồ hôi không ra, ói, tiêu ra huyết, chết[41]. - Sáu là: Cuống lưỡi bị nhiệt đến như nát lưỡi không dứt, chết[42]. - Bảy là: Ho mà ra máu mũi, mồ hôi không ra, mồ hôi ra mà không đến chân, chết[43]. - Tám là: Tủy bị nhiệt, chết[44]. - Chín là: nhiệt là giật cong người, chết, thắt lưng gãy, khiết túng, răng cắn chặt[45]. Phàm 9 trường hợp nói trên, không thể châm[46]. Điều gọi là ‘Ngũ Thập Cửu thích’ gồm có [47]: - Hai bên mép ngoài và trong của 2 tay, mỗi bên gồm 3 huyệt, tất cả có 12 huyệt[48]. - Trong khoảng 5 ngón tay, mỗi nơi 1 huyệt, gồm có 8 huyệt, ở chân cũng giống như thế [49]. - Ở trên đầu, phần sâu vào trong mí tóc 1 thốn, bên cạnh 3 phân, mỗi nơi 3 huyệt, tất cả có 6 huyệt[50]. Đi sâu vô trong mí tóc 3 thốn, mỗi bên 5 huyệt, gồm 10 huyệt[51]. - Ở trước và sau tai, dưới miệng, mỗi nơi 1 huyệt, giữa cổ gáy 1 huyệt, gồm tất cả 6 huyệt[52]. - Đỉnh đầu 1 huyệt, Tín Hội 1, mí tóc 1, Liêm Tuyền 1, Phong Trì 2, Thiên Trụ 2 [53]. Khi nào khí bị đầy, giữa ngực phát suyễn, thủ huyệt nằm ở đầu ngón chân cái cách móng chân như lá hẹ, thuộc kinh túc Thái âm, nếu hàn thì lưu kim lâu, nhiệt thì châm nhanh, khi nào khí đi xuống mới thôi[54]. Bệnh Tâm sán đau dữ dội, thủ các huyệt thuộc kinh túc Thái âm, Quyết âm, châm cho xuất hết huyết lạc[55]. Bệnh cổ họng bị tý, lưỡi bị cuốn, trong miệng khô, Tâm phiền, Tâm thống, mép trong cánh tay đau, tay không đưa được lên đến đầu, nên thủ huyệt ở ngón tay áp út phía ngón út, cách móng tay như lá hẹ[56]. Giữa mắt bị đau, đỏ, bắt đầu đau từ khoé mắt trong, nên thủ huyệt Âm kiểu [57]. Bị chứng Phong kinh làm cho thân mình bị vặn gãy ra sau, trước hết nên thủ huyệt của kinh túc Thái dương ở giữa kheo chân, châm xuất huyết ở huyết lạc[58]. Nếu trung khí có hàn khí, nên thủ huyệt Tam Lý [59]. nếu bị bí tiểu, nên thủ huyệt Âm kiểu và thủ huyệt nằm ở chòm lông Tam mao, xuất huyết lạc[60]. Con trai bị bệnh cổ độc, con gái như bị tử, thân thể, thắt lưng, cột sống như bị rã rời, không muốn ăn uống, trước hết nên thủ huyệt Dũng Tuyền, châm cho ra máu, nên xem kỹ vùng trên bàn chân, nếu bị thịnh, nên châm cho xuất huyết cho hết mới thôi[61].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthien_23_0859.pdf
Tài liệu liên quan