Thiên 81: ung thư

Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói Trường Vị đón nhận cốc khí[1]. Thượng tiêu làm

xuất ra vệ khí, nhằm làm ấm vùng phận nhục, làm nuôi dưỡng các cốt tiết, làm

thông tấu lý[2]. Trung tiêu làm xuất doanh khí như mưa móc, lên trên nó rót

vào các vùng khê cốc, thấm nhập vào các khổng mạch, làm cho tân dịch được

hòa điệu, rồi biến hóa thành màu đỏ để được huyết[3]. Khi huyết được hòa thì

các khổng mạch trước hết bị đầy và tràn để rồi từ đó rót vào các lạc mạch, lạc

mạch đã đầy, nó lại rót vào các kinh mạch, thế là huyết khí, Âm Dương đều

được sung túc, nó sẽ theo con đường hô hấp để vận hành toàn chu thân[4]. Sự

vận hành đều có độ số, vòng vận hành tròn cũng có con đường riêng của nó, tất

cả đều hợp và đồng với sự vận hành của Thiên đạo, không bao giờ ngừng

nghỉ[5]. Muốn điều hòa ta phải chẩn mạch, ta phải theo đúng để trừ cái h ư tà,

theo đúng để đuổi cái thực tà, bởi vì nếu không cẩn thận, ta dùng tả pháp 1

cách quá độ sẽ làm tổn thương đến nguyên khí, còn nếu đợi đúng lúc tà khí

đến, ta dùng phép tả 1 cách nhanh chóng thì có thể làm suy giảm khí thế của tà

khí, còn nếu ta dùng phép lưu kim lâu mà không biết gì đến phép tả đúng thời

mà tà khí đến, thì bệnh tình trước sau vẫn như nhau không thuyên giảm

được[6]. Ta cũng có thể dùng phương pháp làm cho chính khí sung thực để nó

tiêu trừ được tà khí hư nhược, nhưng trường hợp bệnh tà chưa hết hẳn, nếu ta

dùng phép bổ thái quá, sẽ có thể trợ thêm cho khí thế của tà khí[7]

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thiên 81: ung thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIÊN 81: UNG THƯ Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói Trường Vị đón nhận cốc khí[1]. Thượng tiêu làm xuất ra vệ khí, nhằm làm ấm vùng phận nhục, làm nuôi dưỡng các cốt tiết, làm thông tấu lý[2]. Trung tiêu làm xuất doanh khí như mưa móc, lên trên nó rót vào các vùng khê cốc, thấm nhập vào các khổng mạch, làm cho tân dịch được hòa điệu, rồi biến hóa thành màu đỏ để được huyết[3]. Khi huyết được hòa thì các khổng mạch trước hết bị đầy và tràn để rồi từ đó rót vào các lạc mạch, lạc mạch đã đầy, nó lại rót vào các kinh mạch, thế là huyết khí, Âm Dương đều được sung túc, nó sẽ theo con đường hô hấp để vận hành toàn chu thân[4]. Sự vận hành đều có độ số, vòng vận hành tròn cũng có con đường riêng của nó, tất cả đều hợp và đồng với sự vận hành của Thiên đạo, không bao giờ ngừng nghỉ[5]. Muốn điều hòa ta phải chẩn mạch, ta phải theo đúng để trừ cái hư tà, theo đúng để đuổi cái thực tà, bởi vì nếu không cẩn thận, ta dùng tả pháp 1 cách quá độ sẽ làm tổn thương đến nguyên khí, còn nếu đợi đúng lúc tà khí đến, ta dùng phép tả 1 cách nhanh chóng thì có thể làm suy giảm khí thế của tà khí, còn nếu ta dùng phép lưu kim lâu mà không biết gì đến phép tả đúng thời mà tà khí đến, thì bệnh tình trước sau vẫn như nhau không thuyên giảm được[6]. Ta cũng có thể dùng phương pháp làm cho chính khí sung thực để nó tiêu trừ được tà khí hư nhược, nhưng trường hợp bệnh tà chưa hết hẳn, nếu ta dùng phép bổ thái quá, sẽ có thể trợ thêm cho khí thế của tà khí[7]. Mục đích chính của bổ tả là nhằm làm cho huyết khí được điều hòa, nhờ đó mà hình và khí mới giữ vững được sự sống chính thường của mình[8]. Ta đã biết rõ tình huống huyết khí bình hay không bình, nhưng ta chưa biết được chứng UNG THƯ sinh ra từ đâu, sự hình thành hoặc ác hóa, sự sống còn hay chết chóc, mỗi tình huống đều có lẽ gần xa của nó, ta dùng tiêu chuẩn nào để đo lường được ? Ta có thể nghe thầy giải thích về những vấn đề đó hay không ?”[9]. Kỳ Bá đáp : "Kinh mạch lưu thông và vận hành không ngừng nghỉ, cùng khớp với độ số của Thiên, cùng hợp với địa hình của Địa[10]. Cho nên, tinh tú của Thiên vận hành thất thường sẽ thành nhật thực và nguyệt thực[11]; Địa hình của Đất làm cho các con sông trôi chảy thất thường sẽ làm cho đường thủy đạo chảy tràn khắp nơi, cây cỏ bị khô héo không sinh trưởng được, ngũ cốc bị mất mùa[12]. Cũng ví như những đường ngay thẳng không còn thông nữa thì người dân không qua lại với nhau được, họ chỉ còn tụ họp nơi ngõ hẻm, nơi thôn ấp, như vậy tức là họ bị chia nhau để ở rải rác khắp nơi[13]. Huyết khí của con người cũng thế, Thần xin nói rõ nguyên nhân giống nhau giữa quan hệ của Thiên Địa Nhân[14]. Ôi ! Huyết mạch, doanh vệ luôn luôn vận hành khắp chu thân mà không ngừng nghỉ[15]. Bên trên, nó ứng với tinh tú, bên dưới nó ứng với sự trôi chảy của các con sông[16]. Khi hàn tà ở khách nơi kinh lạc, nó sẽ làm cho huyết bị khấp, khí huyết bị khấp thì không còn thông nữa, nơi nào không thông thì vệ khí cũng sẽ quay về nơi đó để tụ lại mà không còn vận hành theo sự thông sướng, phục rồi phản nữa, do đó mà thành nơi ung thũng[17]. Hàn khí sẽ hóa thành Nhiệt, Nhiệt thắng thì sẽ làm hủ nát cơ nhục, cơ nhục bị hủ nát sẽ thành mủ[18]. Mủ mà không được tả sạch thì sẽ làm mềm nát đến cân[19]; Cân bị mềm nát sẽ làm thương đến cốt[20]; Cốt bị thương thì tủy sẽ tiêu dần, không sung vào nơi giao nhau của cốt tiết nữa, do đó mà nhiệt tà không chỗ thoát tả ra, huyết sẽ bị khô và hao tổn, vì thế cân, cốt, cơ nhục không còn làm tươi cho nhau nữa, kinh mạch sẽ bị bại hoại, hàng trăm lỗ nhỏ sẽ đưa nước độc của bệnh sang ngũ tạng, ngũ tạng bị thương, sẽ chết”[21]. Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về các loại hình của ung thư và các tên gọi của nó”[22]. Kỳ Bá đáp : "Mục ung nào: · Phát ra ở cổ họng, gọi tên là Mãnh thư[23]. Mãnh thư nếu không trị, nó sẽ hóa ra mủ, mủ nếu không được tả, nó sẽ làm tắc nghẽn cổ họng, trong nửa ngày phải chết[24]. Nếu nó đã hóa thành mủ thì trong lúc chảy mủ, ta có thể phối hợp để ăn mỡ heo và thức ăn lạnh, 3 ngày sẽ khỏi[25]. · Phát ra ở cổ, gọi tên như Yểu thư[26]. Mục ung của Yểu thư to mà màu đỏ đen sậm, nếu không kịp trị cho nhanh thì nhiệt khí sẽ chạy xuống nhập vào trong hố nách, phía trước nó sẽ làm thương đến mạch Nhậm, bên trong nó sẽ chưng cất Can Phế[27]. Nếu nó đã chưng cất Can Phế thì trong hơn 10 ngày sẽ chết[28]. · Dương tà đại phát thịnh lên, làm tiêu và đốt não bộ để sinh ra ở cổ gáy, tên gọi là Não thước[29]. Sắc diện của người bệnh không vui, cổ gáy đau như có kim đâm vào, làm cho Tâm bị bứt rứt, đó là tử chứng, không trị được[30]. · Phát ra ở vai và cánh tay, gọi tên là Tỳ ung[31]. Hình trạng của nó màu đỏ đen sậm, nên chữa trị cho nhanh, làm thế nào để cho người bệnh phải ra mồ hôi cho đến dưới chân, nhờ đó mà cho hại đến ngũ tạng[32]. Nếu như mục ung này phát ra khoảng 4 đến 5 ngày, mau mau thực hiện phép cứu[33]. · Phát ra ở dưới nách mà màu đỏ cứng, gọi tên là Mễ thư[34]. Phép trị là phải dùng biếm thạch, miếng đá biếm thạch phải nhỏ mà dài, biếm nhằm làm cho sơ tán, sau đó dùng mỡ heo bôi lên, trong 6 ngày thì khỏi, nhớ là đừng băng kín lại[35]. Nếu như mục ung này cứng mà không vỡ ra, đó là thuộc loại Mã đao hiệp anh, nên trị cho nhanh[36]. · Phát ở ngực, gọi tên là Tỉnh thư[37]. Hình trạng của nó giống như hạt đậu to, nếu trong 3 đến 4 ngày đầu mà ta không sớm lo trị liệu, nó sẽ đi xuống dưới bụng, như vậy là bất trị, trong 7 ngày phải chết[38]. · Phát ra ở vùng 2 bên ngực, gọi tên là Cam thư[39]. Mục này màu xanh, hình trạng của nó như hạt lúa (hạt trái cấu), như hạt quát lâu, thường bị phát sốt rét, nên trị gấp, chủ yếu là trừ được chứng sốt rét, nhưng dù sao thì 10 năm sau cũng phải chết, khi chết thì nơi đó mới vỡ mủ[40] · Phát ra ở hông sườn, gọi tên là Bại tỳ[41]. Chứng Bại tỳ là chứng của phái nữ[42]. Ta dùng phép cứu sai lầm sẽ thành ra ung mủ[43]. Phép trị ta nên chú ý đến trong ấy có khối thịt sống, to như hạt đậu đỏ, nên dùng rễ của Lăng, Kiều thảo, mỗi thứ 1 thăng, cho vào 1 đấu 6 thăng để sắc, sắc cạn còn 3 thăng, ráng mà uống trong lúc còn nóng, uống xong nên mặc quần áo dầy hơn, ngồi lên trên 1 cái chảo đang nóng, đợi khi nào mồ hôi ra đến chân, bệnh sẽ khỏi[44]. · Phát ra ở đùi vế và cẳng chân, gọi tên là Cổ hĩnh thư[45]. Hình trạng của nó không thay đổi nhiều lắm, nhưng bên trong ung mủ tấn công cho đến vùng cốt, nếu không trị cho nhanh, sẽ chết trong vòng 30 ngày[46]. · Phát ra ở xương cùng đít, gọi tên là Nhuệ thư[47]. Hình trạng của nó đỏ, cứng và to, nên trị cho nhanh, nếu không trị, chết trong vòng 30 ngày[48]. · Phát ra vùng đùi non, gọi tên là Xích thi[49]. Nếu không trị gấp, chết trong vòng 60 ngày[50]. Nếu bệnh xảy ra bên trong đùi, đó là bất trị, chết trong 10 ngày[51]. · Phát ra ở đầu gối, gọi tên là Tỳ ung[52]. Hình trạng của nó to, mầu mục ung không biến đổi, sốt rét, cứng như đá[53]. Không nên dùng biếm thạch đâm vỡ mủ, nếu như đã lỡ dùng đá biếm thạch để trừ mủ thì phải chết[54]. Phải đợi khi nào tình trạng của nó mềm hơn, sau đó mới dùng đá biếm thạch để đâm cho vỡ mủ, như vậy thì cứu sống được[55]. · Các loại ung thư nào mà phát ra ở các nơi quan tiết 1 cách cân xứng (giữa trên dưới, trái , phải ) đều thuộc loại không thể trị được[56]. Nếu phát ra ở vùng Dương phận thì 100 ngày sẽ chết, nếu phát ra ở vùng Âm phận thì trong 30 ngày sẽ chết[57]. · Phát ra ở vùng cẳng chân, gọi tên là Thổ niết[58]. Hình trạng của nó đỏ mà sâu vào đến cốt, nên trị cho nhanh, nếu không trị thì tai hại cho người bệnh[59]. · Phát ra ở mắt cá trong, gọi tên là Tẩu hoãn[60]. Hình trạng của nó giống như ung, mầu sắc không thay đổi[61], Nên dùng đá biếm thạch biếm nơi sưng thũng, nhằm trừ được chứng Hàn nhiệt, không chết[62]. · Phát ra ở phần dưới của chân, gọi tên là Tứ dâm[63]. Hình trạng của nó như mục ung lớn, nên trị cho nhanh, nếu không sẽ chết trong khoảng 100 ngày[64]. · Phát ra ở cạnh bàn chân, gọi tên là Lệ ung[65]. Hình trạng của nó không to, lúc đầu như ngón chân út phát ra, nên trị gấp, trừ được phần có mầu đen, nếu không tiêu trừ được phần này, nó sẽ nặng thêm lên, không trị được, chết trong vòng 100 ngày[66]. · Phát ra ở các đầu ngón chân, gọi tên là Thoát ung[67]. Hình trạng của nó là màu đỏ đen, phải chết, không trị được[68]; Nếu không thuộc màu đỏ đen thì không chết[69]. Nếu thấy tà khí không suy giảm, nên chặt bỏ ngón chân ngay, nếu không sẽ không tránh được cái chết”[70]. Hoàng Đế hỏi: "Thầy đã có nói về bệnh UNG và THƯ, làm thế nào để phân biệt được?”[71] Kỳ Bá đáp : "Khí doanh và vệ bị ngưng lại, lưu lại ở trong khoảng kinh mạch, ắt sẽ làm cho huyết bị khấp ( đọng lại mà không vận hành nữa), ắt vệ khí sẽ theo đó mà không thông, bị ủng tắc, bị ngăn chận để rồi cũng không vận hành được, cho nên sẽ sinh ra tình trạng Nhiệt[72]. Khi Nhiệt tăng lớn lên không ngừng thì Nhiệt sẽ thắng, ắt nhục bị thối nát, nhục bị thối nát ắt thành mủ[73]. Tuy nhiên, chứng này không làm cho nơi bệnh bị hãm xuống, cốt tủy cũng không vì đó mà thành tiêu khô, ngũ tạng không vì đó mà bị làm thương, cho nên gọi là UNG”[74]. Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là THƯ ?”[75]. Kỳ Bá đáp : "Nhiệt khí bị thuần thịnh lên, nó sẽ làm cho cơ nhục bị hãm lõm xuống, làm cho cốt tủy bị khô, bên trong nó liên hệ đến ngũ tạng, làm cho huyết khí bị kiệt, ngay dưới nơi bị ung thối, cân cốt và lương nhục (thịt còn trong tình trạng tốt) đều không còn nữa, cho nên gọi là THƯ[76]. THƯ là loại bệnh mà trên mặt bì (da) có màu xám sậm mà cứng, trên mặt như da ở cổ con trâu[77]. UNG là loại bệnh mà trên mặt bì (da) mỏng mà nhẵn bóng[78]. Đó là tất cả sự biểu hiện của (UNG và THƯ) vậy”[79].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthien_81_2096.pdf
Tài liệu liên quan