Thiết kế WebSite đấu gi qua mạng Internet

Là một mạng máy tính toàn cầu trong đó các máy truyền thông với nhau theo một ngôn ngữ chung (TCP/IP) , không một ai làm chủ và điều khiển tất cả.

Là một liên mạng kết nối những mạng được điều hành và làm chủ một cách riêng lẻ lại cùng nhau.

Mỗi máy trên Internet được gọi là một Host. Mỗi host có khả năng như nhau về truyền thông tới máy khác trên Internet. Một số host được nối tới mạng bằng đường nối Dial-up tạm thời, một số host khác được nối bằng đường nối mạng thật sự 100% (như ethernet, token ring, .)

Ở các host trên Internet có sự kết hợp các chương trình Server và các chương trình Client, chúng cung cấp thông tin và những dịch vụ tới người sử dụng.

 

doc85 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thiết kế WebSite đấu gi qua mạng Internet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1 Tổng quan Internet & Intranet 1.1. Internet là gì ? Là một mạng máy tính toàn cầu trong đó các máy truyền thông với nhau theo một ngôn ngữ chung (TCP/IP) , không một ai làm chủ và điều khiển tất cả. Là một liên mạng kết nối những mạng được điều hành và làm chủ một cách riêng lẻ lại cùng nhau. Mỗi máy trên Internet được gọi là một Host. Mỗi host có khả năng như nhau về truyền thông tới máy khác trên Internet. Một số host được nối tới mạng bằng đường nối Dial-up tạm thời, một số host khác được nối bằng đường nối mạng thật sự 100% (như ethernet, token ring, ...) Ở các host trên Internet có sự kết hợp các chương trình Server và các chương trình Client, chúng cung cấp thông tin và những dịch vụ tới người sử dụng. 1.2. Intranet là gì ? Intranet dựa vào TCP/IP Network nhưng không nối kết tới Internet mà chỉ sử dụng chuẩn truyền thông Internet và các công cụ của nó dùng để cung cấp thông tin tới người sử dụng trên một mạng riêng. Ví dụ một công ty có thể cài đặt một Web server chỉ cho các thành viên của công ty trao đổi thư từ tin tức,thông tin thương mại...Các thành viên truy xuất thông tin bằng cách dùng các Web browser. 1.3. Mô HÌNH CliENt/SERVER Máy server ở trạng thái hoạt động và chờ yêu cầu của client. Khi client có yêu cầu, máy server đáp ứng yêu cầu đó. Chương trình Client: là chương trình trên một host có sử dụng các thông tin hay dịch vụ từ những chương trình khác trên Internet. Như vậy có thể nói client chính là những khách hàng. Ví dụ về một số chương trình client: web browser trình bày nội dung được cung cấp bởi những web server. Các chương trình Internet mail client mà người sử dụng dùng làm việc với các thông điệp mail được cung cấp bởi các Mail Server. FTP client lấy các tập tin từ FTP server. Các Chat client cho phép hội đàm với người khác qua Chat Server. Address Book cho phép tìm địa chỉ Internet Mail trong LDAP server, ... Chương trình Server: là chương trình trên một Host cung cấp thông tin hay dịch vụ được yêu cầu từ những chương trình client khác trên Internet. Server là những nhà sản xuất, nhà phục vụ. Những chương trình Server tập trung hóa các quá trình và các thông tin làm cho nó có thể được xử lý bởi các chương trình client. Máy Server Máy Client Một mô hình Client/Server đơn giản. Mô hình Client/Server rất có ích đối với tổ chức có đông người cần truy cập nhanh lượng dữ liễu lớn. Mạng Client/Server là phương pháp hiệu quả nhất để cung cấp : Khả năng quản lý và truy cập dữ liệu cho những chương trình ứng dụng như là: Bảng tính điện tử Kế toán Giao tiếp, truyền thông Quản lý tài liệu Quản lý mạng Lưu trữ tập tin tập trung Quản lý cơ sở dữ liệu là ứng dụng phổ biến nhất trong môi trường Client/Server vì thế sẽ tập trung trình bày càch thức vận hành của các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DMBS). Mô hình thực hiện của công nghệ Client/Server : SERVER CLIENT Request Database Web browser Response Mô hình Client/Server : Hầu hết mạng máy tính đều hoạt động theo mô hình Client/Server. Nói một cách đơn giản mạng Client/Server là mạng trong đó máy Client đưa ra yêu cầu, và một máy tính đóng vai trò máy Server sẽ đáp ứng yêu cầu đó. Qui trình hoạt động giữa Client/Server : Câu hỏi cơ sở dữ liệu được gởi từ máy Client nhưng được xử lý trên máy Server, chỉ có kết quả được trả về máy Client qua mạng. Toàn bộ tiến trình tiếp nhận và yêu cầu thông tin gồm 6 bước : Máy Client đưa ra yêu cầu cung cấp dữ liệu . Yêu cầu được dịch sang SQL. Yêu cầu SQL được gửi ngang qua mạng đến máy Server. Máy Server cơ sở dữ liệu tiến hành tìm kiếm trên máy tính nơi dữ liệu tồn tại. Dữ liệu tìm được theo yêu cầu được gởi trả lại máy Client. Dữ liệu được cung cấp cho người dùng. Trong môi trường Client/Server , có hai phần chính : Chương trình ứng dụng, thường gọi là Client. Bộ phục vụ cơ sở dữ liệu , thường được gọi là Server. Máy Server Máy Client Máy Client: Người dùng đưa ra yêu cầu tại Client. Máy Client chạy một chương trình ứng dụng có chức năng : Cung cấp giao diện cho người dùng. Định dạng yêu cầu cung cấp dữ liệu . Hiển thị dữ liệu nó nhận lại từ máy Server. Trong môi trường Client/Server, máy Server không chứa phần mềm giao diện người dùng. Máy Client có nhiệm vụ trình bày dữ liệu theo hình thức hữu ích. Chẳng hạn với giao diện người dùng và lập báo biểu. Chương trình ứng dụng trên máy Server tiếp nhận những chỉ thị từ người dùng, chuẩn bị chúng cho máy Server, rồi gởi một yêu cầu cung cấp thông tin cụ thể đến máy Server. Máy Server xử lý yêu cầu, định vị thông tin tích hợp, rồi gởi thông tin tìm được qua mạng đến máy Client. Máy Client sau đó sẽ “đẩy” thông tin ra giao diện để hiển thị thông tin trước người dùng. Máy phục vụ : Máy Server trong môi trường Client/Server chuyên dùng để lưu trữ và quản lý dữ liệu. Đây là nơi xảy ra hầu hết hoạt động thực của cơ sở dữ liệu. Máy Server tiếp nhận các yêu cầu có cấu trúc từ phía máy Client, xử lý chúng , rồi gởi trả thông tin được yêu cầu và trở lại máy Client qua mạng. 1.4. Personal Web Server là gì ? Personal Web Server (PWS) là một Web server chạy trong môi trường Windows 9x trên máy PC. Personal Web Server truyền tải thông tin bằng cách dùng Hypertext Transfer Protocol (HTTP), Personal Web Server cũng có thể dùng phương thức FTP. Nó có thể chạy trên Windows Workstation. Personal Web Server làm việc như thế nào ? Web là một hệ thống yêu cầu (Request) và đáp ứng (Response). Web browser yêu cầu thông tin bằng cách gửi một URL tới Web server, Web server đáp ứng lại bằng cách trả lại một trang HTML cho Web browser. HTML có thể là một trang Web tĩnh được lưu sẵn ở trên Web server hoặc có thể là một trang Web động mà server tạo ra khi đáp ứng yêu cầu của người sử dụng hoặc là một trang ở thư mục nào đó trên server. Web Browser URL Request Mỗi trang Web trên Intranet hoặc Internet có một URL duy nhất. Web browser yêu cầu một trang bằng cách gửi một URL tới một Web server. Web server sử dụng thông tin trong URL để xác định và cho hiển thị trang Web theo yêu cầu của Browser. Cú pháp URL là một chuỗi văn bản tuần tự gồm có : Protocol, Domain Name, và đường dẫn (Path) tới thông tin yêu cầu. Protocol là chuẩn truyền thông dùng để truyền tải thông tin như là : HTTP, FTP và Gopher. Domain Name chính là Domain Name System (DNS) của máy tính chứa thông tin. Path là đường dẫn tới thông tin yêu cầu trên máy tính. Ví dụ: Phương thức Tên Domain Đường dẫn (Path) Http:// Www.microsoft.com /backoffice Https:// (secure HTTP) Www.company.com /catalog/orders.htm Gopher:// Gopher.college.edu /research/astronomy/index.htm Ftp:// Orion.bureau.gov /stars/alpha quadrant/starlist.txt Một URL cũng có thể chứa thông tin mà Web server cần phải xử lý trước khi trả lại một trang, dữ liệu trong URL được gắn thêm vào cuối đường dẫn. Web server gửi dữ liệu này tới một chương trìng hay một Scirpt để xử lý và trả lại kết quả trong một trang web. Ví dụ: Request Type URL Static HTML page ISAPI application Internet Database Connector Common Gateway Interface (CGI) script Web Server Response Web server đáp ứng yêu cầu của Web browser bằng cách trả lại một trang HTML. Trang trả lại có thể là trang HTML tĩnh, trang HTML động hoặc là trang trong danh sách thư mục. Trang HTML tĩnh (Static Page) Một trang HTML tĩnh là trang đã được chuẩn bị sẵn cho các yêu cầu nhất định và được đặt sẵn trên Web server. Người sử dụng yêu cầu một trang HTML tĩnh bằng cách gõ trực tiếp URL hoặc là Click vào Hyperlink của URL nào đó, URL được gửi tới server. Server đáp ứng bằng cách trả lại trang HTML tĩnh. Trang động (Dynamic Page) Các trang động được tạo ra trong quá trình đáp ứng cho yêu cầu của người sử dụng. Một Web browser thu thập thông tin bằng cách thực hiện một trang có các Textbox, Menu, Checkbox... cho phép người sử dụng điền vào hoặc lựa chọn. Khi người sử dụng click vào một nút (button) trên Form và khi submit dữ liệu từ Form được gửi tới Web server. Server đưa dữ liệu này tới một Script hoặc một trình ứng dụng để xử lý. Sau đó server gửi lại kết quả cho browser bằng một trang HTML. Ưu, nhược điểm của PWS Cung cấp một môi trường phát triển tiện lợi và không đắt, không cần thêm phần cứng mạnh. Một bản sao của Web Server có thể lưu trên ổ cứng cục bộ và mọi thao tác sẽ thực hiện trên đó mà không ảnh hưởng đến trang Web thật trong thời gian thiết kế. Việc lưu lại và xem site trên ổ đĩa cục bộ cho phép người lập trình kiểm tra quá trình làm việc mà không phải lặp đi lặp lại việc truyền tập tin. Cuối giai đoạn phát triển, tất cả các mã chương trình sẽ được truyền bằng FTP hay HTTP, công việc truyền tập tin một lần này ít tốn kém về thời gian cũng như tài nguyên hơn các thao tác truyền tập tin nhiều lần. Tuy nhiên PWS không có độ tin cậy cao như mô hình NT Server/IIS, Win2000/IIS WinXP/IIS. 1.5. INTERNET INFORMATION SERVER LÀ GÌ ? IIS là Web Server chạy trên WinNT, Win 2000 và Win XP có thể quản lý các site thương mại. IIS hoạt động tương tự như PWS nhưng dưới quy mô lớn và có độ tin cậy hơn. CHƯƠNG 2 Active Server Pages 2.1. Giới thiệu Active Server Pages 2.1.1. Active Server Pages là gì? ASP là một ngôn ngữ kịch bản dùng để xây dựng các ứng dụng trên môi trường internet. Như tên gọi của nó, ASP giúp người xây dựng ứng dụng web tạo ra các trang web có nội dung linh hoạt. Với các người dùng khác nhau khi truy cập vào những trang web này có thể sẽ nhận được các kết quả khác nhau. Nhờ những đối tượng có sẵn (Built_in Object) và khả năng hổ trợ các ngôn ngữ script như VBScript và Jscript, ASP giúp người xây dựng ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng tạo ra các trang web chất lượng. Những tính năng trên giúp người phát triển ứng dụng nhanh chóng tiếp cận ngôn ngữ mới, điều này là một ưu điểm không nhỏ của ASP. Active Server Pages chạy trên các môi trường sau đây: - Microsoft Internet Information Server version 3.0 trở lên trên Windows NT, Win 2000 và WinXP. - Microsoft Peer Web Sevices version 3.0 trên Windows NT Workstation. - Microsoft Personal Web Server trên Windows 9x. 2.1.2. Hoạt động của một trang ASP Khi một trang ASP được yêu cầu bởi web browser, web server sẽ duyệt tuần tự trang ASP này và chỉ dịch các script ASP. Tùy theo người xây dựng trang web này quy định mà kết quả do web server dịch sẽ trả về lần lượt cho trình duyệt của người dùng hay là chỉ trả về khi dịch xong tất cả các script. Kết quả trả về này mặc định là một trang theo cấu trúc của ngôn ngữ HTML. 2.1.3. Mô hình của Active Server Pages Các Script của ASP chứa trong các text file có đuôi là .asp. Trong Script có chứa các lệnh của một ngôn ngữ script nào đó. Browser gửi một Request tới Server yêu cầu một file ASP. Khi Web Server nhận được request của browser, nó sẽ đọc từ đầu đến cuối file ASP sau đó thực hiện các lệnh script và trả lại kết quả cho browser dưới dạng file HTML. Thao tác giữa client và server trong một ứng dụng web có thể được thể hiện khái quát như sau: HTTP Mô hình ứng dụng Web thể hiện qua công nghệ ASP Trình duyệt Web CLIENT ADO ASP ODBC OLEDB DBMS SQL Server DB Server Web Server 2.2. Cách viết các file ASP Script Một file ASP có tên mở rộng .asp và là một file text như những file HTML khác. Một file .asp có thể chứa bất cứ sự kết hợp nào sau đây: Text HTML tag Các lệnh script của một ngôn ngữ script nào đó chẳng hạn VBScript hay JScript. Một script là một chuỗi các lệnh script thực hiện một công việc nào đó, nó có thể là: Gán trị cho biến Yêu cầu Webserver gửi thông tin đến Browser gọi là Output expression (ví dụ: ) Kết hợp các lệnh script thành các thủ tục hay hàm. Việc thi hành một script là quá trình gửi chuỗi các lệnh tới Scripting Engine, tại đây ASP sẽ thông dịch các lệnh này và thi hành nó. Script được viết bằng một ngôn ngữ với các luật được đặc tả nào đó, nếu ta muốn sử dụng một scripting language nào thì trên server phải chạy Scripting Engine cho ngôn ngữ đó. Ví dụ, VBScript là ngôn ngữ script mặc định cho Active Server Pages, vì vậy scripting engine cho VBScript được cài đặt thường trú trên server. ASP cũng cung cấp sẵn Scripting Engine cho JScript. Cú pháp của ASP ASP chỉ cung cấp một môi trường để xử lý các script mà ta chèn vào trong các file .asp chứ ASP không phải là một ngôn ngữ script. Tuy nhiên, ASP qui định việc chèn các script phải tuân theo cú pháp nhất định của ASP như sau: 2.2.1. Delimiter (dấu ngăn cách) Trong trang ASP ta sử dụng các dấu để ngăn cách phần văn bản HTML với phần script, bất cứ một phát biểu script nào cũng đều phải nằm giữa 2 dấu ngăn cách . Ví dụ: sẽ gán chuỗi “climbing” cho biến sport. Hoặc để xuất giá trị của biến sport ra Browser (biểu thức này được gọi là Output Expression) 2.2.2. Statement (câu lệnh) Một câu lệnh, trong VBScript hay trong ngôn ngữ Script khác là một cấu trúc dùng để thực hiện một thao tác, phát biểu phải được khai báo hoặc định nghĩa trong ngôn ngữ script mà ta sử dụng. Ví dụ: Đoạn script sau dùng câu lệnh If … Then … Else của VBScript. =#12:00:00 AM#) then greeting= “Good Morning” Else greeting= “Hello !” End If %> 2.2.3. Kết hợp HTML trong các câu lệnh Chúng ta có thể chèn HTML text giữa các phát biểu của script. Ví dụ: =#12:00:00 AM#) then%> Good Morning! Hello ! 2.2.4. Script tag và việc tạo thủ tục với ngôn ngữ Script Các thủ tục phải được đặt bên trong tag và , và cho phép ta sử dụng ngôn ngữ script khác với ngôn ngữ mặc định đã cài đặt trong môi trường ASP (là VBScript). Ví dụ: function MyFunction() { Response.Write (“MyFunction Called”) } Trong ví dụ trên hàm MyFunction được định nghĩa với ngôn ngữ JScript khác với ngôn ngữ mặc định là VBScript. 2.2.5. Include file Khi tạo một ứng dụng Web, bao gồm nhiều trang ASP, nếu như toàn bộ các trang này đều cần sử dụng những thông tin chung như các hằng, hyperlink, … để tránh việc định nghĩa lại các giá trị này ở mỗi trang ASP cho phép ta include file bằng cách sử dụng dẫn hướng tiền xử lý sau: Trong đó file được include phải có phần mở rộng là .inc, filename bao gồm cả đường dẫn và tên file. Tham số virtual chỉ định đường dẫn bắt đầu bằng một Virtual Directory. Tham số file chỉ định đường dẫn bắt đầu với tên thư mục chứa filename cần include. 2.3. Các Built-In Object của ASP ASP cung cấp sẵn 5 đối tượng (object) khi sử dụng không cần phải tạo ra các instance cho chúng, mỗi đối tượng thực hiện một số chức năng riêng khác nhau. Các đối tượng này được gọi là các Built-in-Object, bao gồm: Request: lấy thông tin từ một user Response: gửi thông tin tới một user Server: điều khiển môi trường hoạt động của ASP Session: lưu giữ thông tin về 1 session của user Application: chia sẻ thông tin giữa các user trong cùng một ứng dụng Cú pháp của các đối tượng Cú pháp của các đối tượng không phụ thuộc vào scripting language mà người lập trình sử dụng. Để truy xuất thông tin của một đối tượng ta dùng các phương thức (method) và các thuộc tính (property). Sử dụng các Method Một method là một procedure hoạt động trên một đối tượng nào đó. Cú pháp tổng quát của method là: Object.Method [parameters] parameter là các thông số của method Sử dụng các Property Một property là một tính chất được đặt tên của một đối tượng. Chúng định nghĩa các tính chất của đối tượng như kích thước, màu, vị trí trên màn hình hay thể hiện các trạng thái của đối tượng như được phép (enable) hay không được phép (disable). Cú pháp tổng quát của property là: Object.Property [parameters] parameter là các thông số của Property Parameter thường là các biến, dữ liệu, chuỗi ký tự, hoặc là một URL. 2.3.1. Request object Request Object lấy các giá trị mà client browser gởi lên server thông qua một HTTP request. Đây là cách mà các ứng dụng ASP lấy được thông tin gửi tới từ user, ví dụ: khi user Submit thông tin từ một FORM. Request Object cho phép truy xuất tới bất kỳ thông tin nào do user gởi tới bằng giao thức HTTP như: Các thông tin chuẩn nằm trong các biến Server (variable server) Các tham số được gửi tới bằng phương thức POST Các thông tin được gửi tới bằng phương thức GET Các cookies (là các thông tin của user được gửi kèm theo) tới từ Browser. Các Client Certificates Request Object có 5 collection sau: QueryString Nhận giá trị của các biến trong HTML querystring, đó là giá trị được gởi lên theo sau dấu chấm hỏi (?) trong HTML request. Form Nhận các giá trị của các phần tử trên FORM sử dụng POST method. Cookies Cho phép nhận những giá trị của cookies trong một HTML request ServerVariable Nhận các giá trị của các biến môi trường. ClientCertificate Nhận certificate fields từ request của Web browser. Cú pháp tổng quát khi sử dụng Request object là: Request.CollectionName(variable) Variable là tên biến trong Collection muốn truy xuất thông tin. Cũng có thể sử dụng cú pháp: Request(variable) Khi đó thứ tự tìm kiếm sẽ tuân theo danh sách các collection trên và khi gặp biến đầu tiên trùng tên thì trả về giá trị của biến đó. Vì thế nếu có nhiều hơn một biến với cùng một tên trong các collection khác nhau thì nên sử dụng dạng cú pháp tổng quát. Sau đây là một số ứng dụng của đối tượng Request: Lấy thông tin từ FORM HTML Form là cách thức thông thường để trao đổi thông tin giữa Web Server và user. HTML Form cung cấp nhiều cách nhập thông tin của user như: text box, radio button, check box, submit, reset, password, … và hai phương thức gửi thông tin là POST hoặc GET. Ứng dụng ASP có thể sử dụng Form để tạo ra sự liên lạc dữ liệu giữa các trang theo một trong ba cách: File .htm chứa các form và gửi (submit) giá trị của nó tới một file .asp File .asp có thể tạo Form và gửi giá trị tới một file .asp khác. File .asp có thể tạo Form và gửi thông tin tới ngay chính nó. Khi lấy thông tin từ Form, đối tượng Request có thể lấy các loại thông tin khác nhau, bằng cách: Sử dụng QueryString QueryString collection chứa toàn bộ thông tin được gửi tới từ Form bằng phương thức GET. Các giá trị gởi từ Form chứa trong một chuỗi query (query string) và được add vào URL (bắt đầu từ dấu chấm hỏi (?) trở về sau là phần query string được thêm vào). Điều này có thể thấy rõ khi quan sát hộp Address của Browser. Ví dụ: Name: Age: Khi user nhập giá trị Minh và 30 vào hai hộp Name và Age sau đó nhấn Submit thì hộp Address của browser sẽ có dạng như sau: Hạn chế của phương thức GET : Chiều dài tối đa của URL là 1000 ký tự, như vậy nếu gởi một loạt thông tin từ form, thông tin sẽ bị cắt bớt. Sử dụng Form collection Thay vì add thông tin gửi đi từ Form vào URL như một querystring, một phương thức khác là POST, đặt thông tin gửi đi vào bên trong HTTP header. Ví dụ: Name: Age: Khi user nhập giá trị vào 2 hộp Name và Age sau đó nhấn Submit thì hộp Address của browser sẽ trông có dạng như sau: Tại thời điểm này, các giá trị gửi từ Form không thể truy xuất bằng QueryString collection. Thay vào đó, Active Server Pages hiện thực một Form collection chứa toàn bộ thông tin gửi từ Form sử dụng phương thức POST. Gửi thông tin trong cùng một file .asp ASP cho phép một file .asp có chứa Form, khi user điền các giá trị vào Form rồi gửi (Submit) thì chính file .asp đó sẽ nhận các thông tin này và xử lý. Ví dụ: file examp.asp có nội dung như sau: <% If IsEmpty(Request(“Email”)) Then Msg= “Please enter your email address” Else If InStr(Request(“Email”), “@”)=0 Then Msg= “Please enter an email address in the form servername@location” Else Msg= “This script could process the valid email address now” End If %> Email: <INPUT TYPE=TEXT NAME=”Email” SIZE=30 VALUE = “ Khi user điền vào Form địa chỉ Email và Submit thì file examp.asp này sẽ nhận thông tin bằng phát biểu: VALUE = đoạn script sẽ tuỳ thuộc giá trị chuỗi ký tự nhận được có ký tự @ hay không để trả lời với user cũng chính bằng văn bản HTML nhúng trong examp.asp. Gửi thông tin giữa các file .asp Ví dụ: Form được để trong examp1.asp, các thông tin mà user sẽ submit lên server khi user đang ở trang examp1.asp sẽ được file examp2.asp nhận và xử lý. Để làm được điều này, trong trang examp1.asp có đoạn code HTML sau: Name: và đoạn code sau trong trang examp2.asp dùng để nhận các thông tin sẽ submit từ form1. <% name=“” +Request(“txtname”) %> Khi đó giá trị mà user đã gõ vào Form1 sẽ được lấy và lưu vào biến Name ở examp2.asp. 2.3.2. Response object Việc gửi thông tin tới cho user được thực hiện nhờ đối tượng Response qua việc gọi các phương thức sau: Response.Write : Gửi thông tin trực tiếp tới user Response.Redirect : Gửi thông tin trực tiếp tới user ở một URL khác với URL đã yêu cầu. Response.ContentType: Thay đổi kiểu của nội dung cần gửi. Response.Cookies : Thiết lập các giá trị cookies. Response.Buffer : Đệm thông tin xuất. Gửi văn bản tới user : Response.Write[variant] trong đó variant là dữ liệu bất kỳ mà ngôn ngữ script đang sử dụng chấp nhận. Chuyển hướng kết nối đến URL khác : Response.Redirect URL Thiết lập HTTP ContentType : Response.ContentType=ContentType Ví dụ: Browser sẽ hiển thị trang nhận được như một văn bản bình thường chứ không phải như một văn bản HTML. Sử dụng Cookies Collection Một cookies được coi như một dấu hiệu đi kèm theo user trong quá trình trao đổi thông tin giữa Web client và Web server. Các script của ASP có thể dùng Response để lấy hoặc thiết lập giá trị của cookies bằng cách sử dụng cookies colletion theo cú pháp: Response.Cookies(cookie)[(key)][.attribute] trong đó cookie là tên của cookie. key là thông số tùy chọn. Nếu key được đặc tả thì cookie là từ điển và key sẽ được thiết lập giá trị, .attribute là các thuộc tính của cookie đó. Bufferring Response Thuộc tính Buffer chỉ định rằng trang xuất (page out) có được đệm lại hay không. Khi một trang bị đệm lại thì server sẽ không gửi đáp ứng nào tới client cho đến khi tất cả các server script trong trang hiện hành đã được xử lý, hoặc là cho đến khi phương thức Flush hoặc End được gọi. Thuộc tính Buffer mặc định cho tất cả trang ASP là True trong ASP 3.0, trong khi ở các phiên bản trước mặc định là False. Để thiết lập trị Buffer gọi: 2.3.3. Session object Đối tượng Session dùng để lưu trữ các thông tin của một user-session. Các giá trị lưu trữ trong session sẽ không bị loại bỏ đi khi user chuyển từ trang này sang trang khác trong một ứng dụng và có thể nhìn thấy được bởi tất cả các trang ASP trong ứng dụng, chúng chỉ bị loại bỏ khi user session-end. Web server tự động tạo ra Session object khi một trang web trong ứng dụng được yêu cầu bởi một user mà user này chưa có một session. Server sẽ tự động hủy bỏ user-session khi nó hết hạn hoặc bị bỏ (abandon). Cú pháp: Session.Properties | Method Properties SessionID trả về số định danh session cho user. Mỗi session sẽ được server cho một số định danh duy nhất khi nó được tạo ra. Timeout chỉ thời gian sống của session object, nếu user không refresh hay request một trang trong khoảng thời gian qui định, session sẽ kết thúc. Method Abandon hủy bỏ một session. Events Session_OnStart xảy ra khi user request lần đầu tiên 1 trang của ứng dụng Session_OnEnd xảy ra khi session end, hoặc khi không có request nào trong khoảng timeout (mặc nhiên là 20 phút) Các thông tin lưu giữ trong Session được giữ nguyên trong suốt thời gian session tồn tại và có giá trị trong cả tầm vực của session. Ví dụ: 2.3.4. Application object Application dùng để chia xẻ thông tin giữa các user của một ứng dụng nào đó. Một ứng dụng ASP được định nghĩa là tất cả các file .asp trong một thư mục ảo và các thư mục con của nó. Bởi vì Application object có thể được chia xẻ bởi nhiều user, nên hai phương thức Lock và Unlock bảo đảm nhiều user không thể thay đổi một property đồng thời. Methods: Lock: Ngăn chặn các user khác bổ sung property của Application object. Method này sẽ khóa các client khác không cho thay đổi các biến được lưu trữ trong application object, đảm bảo tại một thời điểm chỉ có một user được phép thay đổi và truy xuất các biến của object này. Unlock: Cho phép các user khác bổ sung các biến của Application object. Events: Application_OnStart Event-procedure được thi hành trước khi một session mới được tạo ra. Application_OnEnd Event-procedure được thi hành khi thoát khỏi application, ngay sau Session_OnEnd event. 2.3.5. Server object Property ScriptTimeOut khoảng thời gian chạy của một script Methods CreateObject tạo một instance cho một server component Cú pháp: Server.CreateObject(ProgID), trong đó ProgID là tên của đối tượng cần tạo. HTMLEncode áp dụng sự mã hóa HTML lên một string được chỉ định MapthPath ánh xạ một đường dẫn tương đối hoặc virtual tới một thư mục vật lý trên server. URLEncode mã hóa một string thành dạng URL 2.4. Sử dụng các Component của ASP Ngoài các Built-in object, ASP còn cung cấp sẵn một số ActiveX Server component, được thiết kế để chạy trên các Web server như là một phần của các ứng dụng Web. Mỗi một server component là một thư viện các Class (hay Object) được thiết kế ở dạng Automation Server, thực hiện một nhóm công việc chung nhất cho một thao tác nào, ví dụ như việc truy xuất cơ sở dữ liệu, truy xuất file… nhờ đó ta không phải tạo lại các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQL14.doc
Tài liệu liên quan