Thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam

Từ năm 2005 trở về trước, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài không nổi bật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này có thể giải thích do hoạt động chưa đạt mức độ tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán, cũng như giai đoạn nằm ngang kéo dài quá lâu của chỉ số chứng khoán đã khiến cho không chỉ rất nhiều nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng không đánh giá cao về tiềm năng hồi phục và phát triển của giá cả cổ phiếu.

Tuy nhiên, năm 2006 lại thực sự là một năm “bản lề” đối với nhà đầu tư nước ngoài. Riêng trong năm nay, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng vọt gấp gần ba lần, từ 6% lên 17%. Đến đầu tháng 3/2007, tỷ lệ này lên đến 19% và cho đến tháng 5/2007, có tính toán cho biết tỷ lệ này đã lên đến 20-25%.Như vậy, so sánh hai mốc thời điểm đầu năm 2006 với những tháng đầu năm 2007, tỷ lệ sở hữu giá trị cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng gấp gần 4 lần.

Tính đến ngày 1/4/2009, đã có 12.865 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã giao dịch chứng khoán. Trong đó có 937 nhà đầu tư tổ chức và 11.928 nhà đầu tư cá nhân. trong đó có một số nhà đầu tư quốc tế lớn như: JP Morgan, Merrill Lynch, Citigroup.

 

doc11 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1. Sự tham gia của các NĐTNN trên TTCK: Từ năm 2005 trở về trước, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài không nổi bật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này có thể giải thích do hoạt động chưa đạt mức độ tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán, cũng như giai đoạn nằm ngang kéo dài quá lâu của chỉ số chứng khoán đã khiến cho không chỉ rất nhiều nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng không đánh giá cao về tiềm năng hồi phục và phát triển của giá cả cổ phiếu. Tuy nhiên, năm 2006 lại thực sự là một năm “bản lề” đối với nhà đầu tư nước ngoài. Riêng trong năm nay, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng vọt gấp gần ba lần, từ 6% lên 17%. Đến đầu tháng 3/2007, tỷ lệ này lên đến 19% và cho đến tháng 5/2007, có tính toán cho biết tỷ lệ này đã lên đến 20-25%.Như vậy, so sánh hai mốc thời điểm đầu năm 2006 với những tháng đầu năm 2007, tỷ lệ sở hữu giá trị cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng gấp gần 4 lần. Tính đến ngày 1/4/2009, đã có 12.865 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã giao dịch chứng khoán. Trong đó có 937 nhà đầu tư tổ chức và 11.928 nhà đầu tư cá nhân. trong đó có một số nhà đầu tư quốc tế lớn như: JP Morgan, Merrill Lynch, Citigroup... 2. Tình hình đầu tư của các NĐTNN trong năm 2008 Do ảnh hưởng của cuộc khùng hoảng kinh tế toàn cầu, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu không tích cực nhất là vào giai đoạn cuối năm. Nếu như những tháng đầu năm, khối lượng mua vào luôn áp đảo lượng bán ra, thì càng về cuối năm nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đẩy mạnh bán chứng khoán, đặc biệt là trái phiếu. Tính đến tháng 12/2008, giá trị danh mục đầu tư của NĐTNN trên thị trường chứng khoán chỉ còn tương đương 4.6 tỷ USD, giảm gần một nửa so với thời điểm đầu năm. Đó là hệ quả của việc thị trường chứng khoán giảm gần 70%, các NĐTNN cơ cấu lại danh mục đầu tư và chuyển sang các lĩnh vực đầu tư khác. Mức độ rút vốn gắn liền với suy giảm của thị trường qua các tháng khác nhau (lúc tăng, lúc giảm) và so với tổng dự trữ ngoại tệ quốc tế quy mô đầu tư gián tiếp cũng không lớn do NĐT đã rút một phần và do giá thị trường giảm. Khả năng rút vốn cũng bị hạn chế vì vấn đề giá cả, tính thanh khoản, khả năng chuyển đổi USD. Ngoài ra, 2/3 danh mục do các quỹ đóng nắm giữ nên sức ép thanh lý sẽ thấp hơn quỹ mở. 3. Ảnh hưởng hiện nay của các NĐT NN Hiện nay thị trường đã có nhiều sự thay đổi. Giai đoạn trước đây NĐTNN thường có xu hướng đầu tư dài hạn, tuy nhiên hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều "vận động viên lướt sóng" không mang quốc tịch VN tham gia. Trên thị trường chứng khoán, họ đã rút một lượng vốn đáng kể trong thời gian qua và giảm cả về ảnh hưởng hiện tại cũng như sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào xu thế ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài. Quy mô vốn trên TTCK của NĐT nước ngoài hiện nay không còn nhiều, chỉ khoảng 25%. II. LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT CÁC NĐT NN VÀO TTCK: 1. Lợi thế - Tình hình kinh tế xã hội và triển vọng của TTCK Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam trong những năm gần đây đã nổi lên là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới. Mới đây, Standard Chartered đã đưa ra nhận định kinh tế Việt Nam có dấu hiệu tốt và tin vào viễn cảnh tăng trưởng trong trung hạn của Việt Nam. Dựa vào sự phát triển của các nền kinh tế khác trong khu vực châu Á, các chuyên gia của Standard Chartered cho rằng sức tiêu dùng của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi trong 6-7 năm tới. Không những vậy, Standard Chartered còn đưa ra nhận định Việt Nam là đích đến của các doanh nghiệp quốc tế vì Việt Nam có một hệ thống chính trị ổn định và chi phí sản xuất thấp. Triển vọng của TTCK VN Gần đây, CTCK VNDirect (VNDS) cho rằng: “Cùng với những chuyển biến tích cực hơn của kinh tế vĩ mô trong các quý tới, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi để trở về với mức định giá hợp lý xoay quanh P/E năm 2009 từ 12x đến 15x, tương đương với VN-Index xoay quanh 380-460 điểm trong vòng 12 tháng tới”. - Luật chứng khoán có hiệu lực và những tác động tích cực đến TTCK. Luật chứng khoán đã ra đời với bước đầu đi vào hoạt động vào ngày 1/1/2007. Luật chứng khoán là văn bản cao nhất về chứng khoán và TTCK. Luật chứng khoán ra đời thúc đẩy TTCK và tăng khả năng hội nhập. Điều này đảm bảo một TTCK hoạt động có tổ chức, hiệu quả và quản lý một cách chặt chẽ. - So với các TTCK mới nổi khác, TTCK Việt Nam rất thuận lợi cho việc tiếp cận của NĐT nước ngoài + Thuế nhà thầu thấp, khoảng 0,1% cho tiền lãi và gốc vào ngày nhận lãi và 0,1% cho tổng giá trị bán trái phiếu. Ở các nước khác trong khu vực, thuế có thể lên tới 20% của lãi suất nhận được. + Cơ chế quản lý ngoại hối cho việc chuyển vốn vào và ra khỏi Việt Nam cũng rất thuận lợi, cho phép họ có thể chuyển vốn vào và ra khỏi Việt Nam bất cứ khi nào họ muốn. Ở một số nước, nhà đầu tư nước ngoài phải giữ vốn trong một khoảng thời gian nhất định trước khi được chuyển ra. - Chính sách khuyến khích đầu tư gián tiếp Nhà đầu tư nước ngoài vẫn sẽ là đối tượng mà Chính phủ Việt Nam khuyến khích tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm huy động nguồn vốn gián tiếp của nhóm nhà đầu tư này. - Ra đời thị trường giao dịch trái phiếu chuyên biệt và thị trường Upcom + Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động vào ngày 2/6/2008, thị trường trái phiếu chuyên biệt đã thể hiện rõ tầm quan trọng của mình với khối lượng và giá trị giao dịch luôn chiếm từ 50% tổng giao dịch của HASTC trở lên. + Giữa tháng 6 thị trường UpCOM sẽ chính thức vận hành. Sẽ có khoảng hơn 70 công ty chứng khoán có kết nối giao dịch từ xa tham gia. 2. Bất lợi - Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay đến VN Việt Nam ngày càng biểu hiện rõ dấu hiệu của suy thoái kinh tế khi doanh số bán hàng, các đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp bị sụt giảm, lượng hàng tồn kho tăng cao. IMF đánh giá triển vọng tăng trưởng của Việt Nam năm 2009 chỉ đạt 5%. Standard Chartered cũng đưa ra dự đoán về kinh tế Việt Nam rằng kinh tế sẽ tăng trưởng 4,2% năm 2009 và 5% năm 2010, thấp hơn nhiều so với những năm trước đó. Bên cạnh đó, tổ chức Standard & Poor’s công bố Việt Nam là 1 trong 3 nước có khả năng bị đánh tụt hạng tín nhiệm mà nguyên nhân từ sự bất ổn của kinh tế vĩ mô và rủi ro của hệ thống Ngân hàng. Tạp chí The Economist thậm chí đã đưa ra một nhận định hết sức bi quan là: Tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ tăng 0,3% trong 2009 Ngoài ra, trước tình hình thế giới lâm vào khủng hoảng chung, giá các cổ phiếu tại thị trường quốc tế trở nên rẻ hơn so với thị trường Việt Nam, các tổ chức nước ngoài có xu hướng bảo toàn vốn rút về nước hoặc chuyển sang đầu tư ở những nước có mặt bằng giá cổ phiếu rẻ hơn. - TTCK VN lên xuống thất thường TTCK hiện nay có quy mô còn nhỏ, hàng hoá còn ít chưa thật phong phú. Thị trường còn trong tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu, sự hoạt động không ổn định của TTCK thứ cấp, giá cả luôn biến động… dẫn đến hoạt động đầu tư của các NĐTNN gặp nhiều khó khăn Ngày 24/2/2009, kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN Index lập đáy ở mức 235,5 điểm. Nhưng sau đấy chỉ số này đã có đà tăng trường đáng kinh ngạc lên đến 347,81 điểm vào ngày 14/4, đà thăng tiến mà nhiều người cho bắt nguồn từ tâm lý đám đông và cả sự đầu cơ. Xong cũng kể từ đó, chỉ số này lại không vượt được mức 350 điềm và lại bắt đầu xuất hiện xu hướng giảm điểm. - Thị trường trái phiếu Việt Nam đang trong giai đoạn sơ khai + Hàng hoá chủ yếu là TP chính phủ, vẫn chiếm tới 80% tổng lượng TP phát hành, trong khi đó TP Cty mới là yếu tố quyết định sự sôi động và sức hấp dẫn của thị trường này.. Cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp trong thị trường trái phiếu Việt Nam còn rất khiêm tốn (chỉ chừng 10%, trong số đó chủ yếu là các tổng công ty lớn như Vinaconex, EVN, Vinashin, Sông Đà…). + Các nhà đầu tư chủ yếu mua và giữ trái phiếu tới khi đáo hạn, các dịch vụ liên quan hầu như chưa có, một số chuẩn mực kế toán quốc tế quan trọng chưa được ban hành… + Chưa có những tổ chức định mức tín dụng tốt để đảm bảo niềm tin của các nhà đầu tư vào các loại trái phiếu trên thị trường. + Các doanh nghiệp VN chưa mạnh dạn với cơ chế thị trường, còn trông chờ nhiều các nguồn vay ưu đãi, chưa thật sự chủ động huy động vốn qua TTCK. Nhà đầu tư lo ngại khả năng thanh toán của các tổ chức phát hành và tính thanh khoản của trái phiếu. Hơn nữa, số lượng các tổ chức phát hành còn khá nhỏ, vì thế các nhà đầu tư ít có cơ hội lựa chọn hàng hoá trên thị trường. Vì vậy, khả năng thu hút các NĐTNN vào trái phiếu doanh nghiệp bị hạn chế. - Việc quảng bá hình ảnh về TTCK Việt Nam ra thế giới còn quá mờ nhạt: Chưa tiếp thị một cách đúng mức với nhà ĐTNN, đặc biệt là các tổ chức đầu tư lớn trên thế giới. TTCK Việt Nam cần được các nhà ĐTNN biết đến nhiều hơn nữa. Việc quảng bá phát triển hình ảnh của thị trường nên được thực hiện đồng bộ từ cấp quản lý nhà nước đến chính các công ty niêm yết. - Cơ chế chính sách chưa hoàn thiện Chính sách của các cơ quan quản lý nói chung và UBCK nói riêng trên phương diện điều hành thị trường trong năm qua có thể thấy, phạm vi và mức độ hiệu quả quản lý nhà nước chưa tương xứng với mức độ phát triển của TTCK Việt Nam - Yếu kém ở cổ phần hóa, các CTCP và các đơn vị kiểm toán Tiến độ cổ phần hóa và IPO các doanh nghiệp lớn khá chậm. Năm 2008 được đánh giá là một năm cổ phần hóa hụt hơi. Theo số liệu của Bộ Tài chính công bố thì trong 11 tháng đầu năm 2008, cả nước đã sắp xếp được 121 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 73 doanh nghiệp chỉ đạt 28% kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt trước đó. Trong khi đó, một số CTCP niêm yết đã bộc lộ những yếu kém trong quản trị, đầu tư không hiệu quả. Những báo cáo tài chính của các công ty tham gia thị trường thường không đảm bảo độ chính xác, thiếu minh bạch, rất dễ làm cho các nhà đầu tư thiếu hiểu biết có những quyết định sai lầm. Chất lượng kiểm toán chưa có độ tin cậy cao, đã làm ảnh hưởng đến lòng tin của công chúng. Điển hình là vi phạm của Bông Bạch Tuyết. Theo báo cáo tài chính năm 2006 được công bố trước kia thì CTCP Bông Bạch Tuyết có lãi 2,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm toán lại mới đây, sau khi hồi tố các khoản mục bất hợp lý thì trong năm 2006 công ty lỗ gần 8,5 tỷ đồng - Nhà đầu tư nước ngoài vẫn bị trói tay Việc hạn chế dòng vốn "đầu cơ" nước ngoài trên TTCK là cần thiết và quản lý ngoại hối là việc hết sức bình thường đối với bất kỳ quốc gia nào. Dòng vốn đầu cơ có đặc điểm lớn và thời hạn đầu tư ngắn nên khi đồng loạt rút khỏi thị trường dễ dàng dẫn đến sự sụp đổ. Tuy nhiên việc làm như thế nào là vấn đề cần phải cân nhắc Hiện tại, Luật Chứng khoán đã có hiệu lực nhưng các văn bản hướng dẫn vẫn đang trong quá trình dự thảo, các quy định quản lý về thị trường, giao dịch còn lỏng lẻo, thể hiện nhiều bất cập và cần phải sửa đổi phù hợp, do vậy, chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu về tính ổn định, rõ ràng, minh bạch. - Tỷ lệ được phép đầu tư của NĐTNN còn hạn chế, đã làm giảm khả năng thu hút vốn, công nghệ của các NĐTNN. Nhà nước vẫn còn nắm giữ tỷ lệ lớn ở các doanh nghiệp cổ phần không thuộc những ngành nhạy cảm, chỉ mới từ bỏ quyền nắm cổ phần chi phối ở những công ty có quy mô nhỏ và lợi nhuận thấp. Các DNNN CPH, nhất là những công ty mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối, vẫn còn hoạt động ỳ ạch và ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân do vấn đề về môi trường kinh doanh nên rất ngại minh bạch hóa các báo cáo tài chính. Đó là những cản ngại rất lớn trong việc thu hút dòng vốn FII. - Chứng khoán Việt Nam chưa thu hút được các quỹ lớn Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có công ty niêm yết nào có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua được cổ phần. Chỉ có 5 công ty niêm yết có giá trị vốn hóa trên 500 triệu USD và vẫn còn chỗ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những cổ phần này chỉ phù hợp với các quỹ đầu tư nhỏ. - Những thông tin cơ bản chưa được cung cấp bằng tiếng Anh. Thực tế, hầu hết các công ty niêm yết khi tổ chức đại hội đồng cổ đông đều không chuẩn bị tài liệu bằng tiếng Anh, ngay cả khi công ty có cổ đông là người nước ngoài. Các CTCK cũng vậy. Cho tới nay, hầu như CTCK không xây dựng trang thông tin bằng tiếng Anh trên website của mình, hoặc nếu có, cũng chưa được đầy đủ thông tin cần thiết cho nhà ĐTNN. Riêng trang web của TTGDCK thì đã nhiều năm nay không được cập nhật. Ngoài ra, các văn bản pháp luật cũng cần nhanh chóng có bản tiếng Anh để nhà ĐTNN tham khảo. III. GIẢI PHÁP THU HÚT NĐT NN TRÊN TTCK VN 1. Về sở hữu cổ phần, cổ phiếu của các NĐTNN cũng cần được tháo gỡ. Mở room đối với một số lĩnh vực không cần hạn chế: Ưu điểm - Mặt tích cực của vấn đề này là họ có thể giúp công ty làm ăn hiệu quả hơn, bằng việc đầu tư trực tiếp trang thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại vào doanh nghiệp. Việc mở room sẽ giúp một số công ty tốt được quản trị chuyên nghiệp thay đổi vóc dáng, diện mạo nhanh trong vòng 3-5 năm nữa, trở thành hạt nhân của nền kinh tế, đủ sức vươn ra quốc tế, tiếp thị một hình ảnh về Việt Nam phát triển, thịnh vượng. Các nhà đầu tư theo xu hướng “đóng cửa” cho rằng duy trì tỉ lệ 49% hiện nay, Việt Nam vẫn có hai cái lợi. Thứ nhất, Việt Nam tận dụng được nguồn vốn, công nghệ và tư vấn của nước ngoài trong khi nước ngoài vẫn có chân trong hội đồng quản trị, có đầy đủ quyền lợi tham gia tiến trình ra quyết định đến các doanh nghiệp. Thứ hai, Nhà nước và nhà đầu tư trong nước vẫn còn quyền làm chủ, vẫn có quyền ra quyết định cuối cùng. - Khi room được nâng lên, nếu các cổ đông lớn trong nước muốn giữ vị thế của mình trước nhà đầu tư ngoại thì cần phải tìm biện pháp nâng cao năng lực quản lý để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh. - Tăng sự sôi động cho thị trường niêm yết hiện nay, để tiến trình IPO các doanh nghiệp lớn, tổng công ty được trôi chảy, đúng tiến độ. Việc bán bớt cổ phần trong các doanh nghiệp giúp ngân sách nhà nước có thêm vốn để đầu tư, xây dựng thêm nhiều nhà máy, công ty khác. Nhược điểm - NĐTNN sẽ chỉ nhắm tới những công ty làm ăn hiệu quả, có chiến lược kinh doanh tốt hoặc cổ phiếu của công ty tiềm năng, có tính thanh khoản cao. Mở room nhưng mặt bằng chung về quản trị, tài chính của các công ty niêm yết chưa chắc được nâng cao. - Doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhỏ, nếu mở room 100% thì các quỹ đầu tư nước ngoài có thể thôn tính nhiều doanh nghiệp. Các hậu quả xã hội trong trung, dài hạn chưa lường trước được khi lao động Việt Nam trở thành "người làm thuê" ngay trên chính quê hương của mình. - Khung pháp lý cho việc mở room chưa hoàn thiện, nhất là trong trường hợp một công ty hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực - Nếu tỷ lệ này được nâng cao hơn nữa, nhà đầu tư ngoại còn có thể tha hồ "làm mưa làm gió" trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Nhà đầu tư nước ngoài thường chỉ mua các cổ phiếu thanh khoản cao. Các cổ phiếu lớn, thanh khoản cao sẽ lại nhanh chóng được lấp đầy room. Nhóm cổ phiếu nhỏ vẫn không nhận được gì hơn. - Việc mở room có thể mang lại xu hướng tăng ngắn hạn, nhưng sức mạnh nội tại của nền kinh tế mới có tiếng nói quyết định với sự phát triển của thị trường. Hơn nữa, so sánh với các thị trường chứng khoán phát triển hơn VN, tỷ lệ 49% là rất "thoáng", thậm chí cao hơn phần lớn các thị trường trong khu vực. Tại Trung Quốc tỷ lệ này chỉ là 10%. Hướng giải quyết: Cần nghiên cứu tính chất dòng vốn vào Việt Nam để có căn cứ khoa học xây dựng các chính sách quản lý thị trường phù hợp, có lộ trình cho việc tăng tỉ lệ sở hữu của NĐTNN Việc chúng ta đánh đồng tất cả doanh nghiệp niêm yết (trừ ngân hàng) đều bị chi phối bởi tỉ lệ 49% xét về mặt nào đó đúng là không công bằng, thậm chí còn có thể dẫn đến việc ngăn chặn cơ hội huy động vốn và công nghệ từ bên ngoài của khối doanh nghiệp tư nhân. Với những lĩnh vực bình thường, không ảnh hưởng gì đến an ninh, chính trị thì rõ ràng ta nên mở tối đa để tạo thêm động lực phát triển kinh tế. Riêng các ngành huyết mạch của nền kinh tế như điện lực, viễn thông, dầu khí, ngân hàng... không nên nâng tỉ lệ sở hữu lên 100%. Diễn biến gần đây - Kể từ ngày 1/6/2009, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng thay cho tỷ lệ cũ là 30%. Thông tin tỷ lệ sở hữu cổ phần của các NĐT nước ngoài trong công ty cổ phần đại chúng chưa niêm yết được tăng từ 30% lên 49% đã không tạo được "cú hích" cho TTCK. Tác động lâu dài Tác động trong ngắn hạn của quyết định này đến thị trường có thể chưa rõ nét do vai trò của nhà đầu tư nước ngoài đã giảm sút khá nhiều, nhất là trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay. Về dài hạn quyết định này sẽ có tác động tăng đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam vì về lâu dài các nhà đầu tư nước ngoài vẫn quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Nới room ngành ngân hàng Xu hướng trong ngành ngân hàng Sau trào lưu đối tác chiến lược thì việc bán bớt dần phần vốn "nội" tại các NHTM cho các đối tác ngoại lại đang trở thành một xu hướng được các ngân hàng chọn lựa. Cuối tháng 4/2008, Standard and Chartered đã nâng tổng số vốn đầu tư vào Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) từ 8,84% cổ phần và 8,76% trái phiếu chuyển đổi lên lần lượt là 15% và 15,86%. Như vậy, Standard Chartered đã sở hữu tỷ lệ tối đa của một nhà đầu tư ngoại khi đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam. Tiếp đó, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank) cũng đã được Ngân hàng nhà nước cho phép bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng Societe Genorale S.A với mức 15% vốn điều lệ. Gần đây nhất, HSBC đã trở thành tổ chức nước ngoài đầu tiên được cho phép nâng tỷ lệ sở hữu tại Techcombank lên mức 20% vốn điều lệ sau khi đã lần lượt tiếp cận mức 10% vào tháng 12/2005 và 15% vào tháng 7/2007. Ngoài ra, VPBank cũng có kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ cho bán thêm 5% vốn điều lệ cho tập đoàn tài chính lớn thứ 3 Singapore OCBC, nâng tỷ lệ sở hữu từ 15% lên 20%. Ưu điểm: - Đối với bản thân các ngân hàng TMCP trong nước, họ đều mong muốn có từ hai đến ba nhà đầu tư nước ngoài trong danh sách cổ đông của mình nhằm nhận được những hỗ trợ nhất định cho hoạt động của ngân hàng mình. Nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không chỉ làm tăng tỷ lệ huy động vốn của nhóm đối tượng này vào lĩnh vực ngân hàng, tăng cung cho TTCK mà còn tăng quy mô các quỹ nước ngoài vào thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Khi tỷ lệ sở hữu của các tổ chức trong nước và nước ngoài tăng lên thì quản trị doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể, đồng thời những tổ chức này sẽ đóng vai trò nòng cốt trong các chương trình huy động vốn của ngân hàng - Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra sâu sắc hơn thì sức đề kháng của các NH khác nhau mới bộc lộ rõ. Theo báo cáo của Nhóm công tác NH tại Diễn đàn DN Việt Nam tháng 12 vừa qua, cả nước hiện có 80 NH đang hoạt động, trong đó 20 NH hàng đầu thâu tóm hầu hết các hoạt động kinh doanh. Khoảng 25% NH xếp hạng cuối đều gặp khó khăn và hầu hết trong tình trạng thiếu vốn, khó có thể trụ vững. VN đang có quá nhiều NH so với quy mô thị trường và nhóm NH xếp hạng cuối là mối đe dọa đối với sự phát triển ổn định của hệ thống do tính bất ổn và thiếu khối lượng khách hàng tối thiểu. Do đó, đối với các NHTMCP nhỏ, thậm chí đang ốm yếu, "dặt dẹo" thì việc mở room cho NĐTNN sẽ giúp các NH đó tăng năng lực vốn. Nhược điểm - Ngân hàng lại là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, nên một sự tổn hại dù nhỏ trong mối quan hệ "hợp tác" này cũng có thể gây xáo trộn đáng kể toàn hệ thống - Khi "đổ bộ" vào bất kỳ một DN Việt Nam nào thì đối tác nước ngoài hẳn nhiên đặt kỳ vọng vào hiệu quả kinh doanh cao với khoản đầu tư của họ. Kinh nghiệm quản lý, điều hành, mở rộng thị trường và các quan hệ kinh doanh luôn sẵn sàng được chia sẻ, đặc biệt với các đối tác hoạt động cùng ngành. Cũng chính vì những lợi ích kỳ vọng mang lại khi tăng tỷ lệ đầu tư tại các NHTM Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài luôn đòi hỏi có sự can thiệp sâu hơn vào bộ máy quản lý điều hành thông qua số lượng người của họ tại Hội đồng Quản trị hoặc Ban điều hành. Điều này có thể khiến các nhà quản lý đứng trước nguy cơ mất quyền điều hành, hay trầm trọng hơn là nguy cơ "bị thôn tính" nếu không tỉnh táo và khôn ngoan. Giải pháp Cả phía các ngân hàng Việt Nam và nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đều phải tìm hiều kĩ về đối tác của mình, xác định rõ những bước đi trong dài hạn ngay từ trước lúc sắp đặt các mối quan hệ hợp tác chiến lược cũng như những lúc quyết định nâng tỷ lệ nắm giữ của phía nước ngoài, chú trọng tới tính khả thi và mức độ đóng góp của các bên ngoài phần vốn bằng tiền mặt. 3. Tăng cường số lượng và chất lượng của các chứng khoán niêm yết trên thị trường Tăng nguồn cung chứng khoán là một biện pháp chính sách không thể thiếu trong quá trình phát triển TTCK và thu hút đầu tư qua TTCK. Chính phủ cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước và gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán; thúc đẩy những doanh nghiệp đã cổ phần hóa đủ điều kiện phải thực hiện niêm yết. Việc IPO các tập đoàn, công ty lớn trong các lĩnh vực chủ chốt của Việt Nam, bao gồm dầu khí, viễn thông và ngân hàng, nếu được tổ chức tốt, sẽ thu hút mức độ quan tâm rất cao từ các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc đẩy mạnh niêm yết CK của các doanh nghiệp trong nước, UBCKNN cần sớm hướng dẫn các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã chuyển thành công ty cổ phần hoàn chỉnh hồ sơ để hoàn thành thủ tục niêm yết cổ phiếu trên TTGDCK. Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp này sẽ góp phần làm phong phú hàng hoá cho thị trường, đồng thời tạo nên chủng loại hàng hoá hoàn toàn mới cho các NĐT đặc biệt là các NĐTNN. 4. Thị trường vốn phải phát triển theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc, được quản lý giám sát bởi nhà nước và có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế. Cần sớm hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt nhằm tạo kênh huy động vốn; hình thành và phát triển thị trường giao dịch tương lai cho các công cụ phái sinh (quyền chọn mua, bán chứng khoán, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, các sản phẩm từ chứng khoán hóa tài sản và các khoản nợ…); thị trường chứng khoán hóa các khoản cho vay trung, dài hạn của ngân hang… hay việc phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều loại hình doanh nghiệp. - Tập trung vào việc xây dựng thị trường OTC hiện đại, trong đó thị trường giao dịch các cổ phiếu đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) là một hệ thống trong khối này. - Phát triển, đa dạng thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu quốc tế. + Do trái phiếu niêm yết trên TTGDCK hiện nay chủ yếu là trái phiếu chính phủ, còn thiếu vắng rất nhiều trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường. Bộ Tài chính cũng đã đưa ra một số định hướng phát triển cho trái phiếu doanh nghiệp như: khuyến khích doanh nghiệp huy động vốn trực tiếp trên thị trường, hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào việc cấp vốn qua kênh tín dụng; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Tới đây, các cơ quan chức năng sẽ khuyến khích việc đưa ra các sản phẩm mới; nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, việc hình thành và phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ cho thị trường trái phiếu như tổ chức định mức tín nhiệm, định giá trái phiếu; đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế… cũng đã được tính đến. Trước mắt, Nhà nước cần khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động có hiệu qủa vay nợ thông qua phát hành- niêm yết trái phiếu nhằm tăng cung trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường, như các ngân hàng thương mại; các công ty bảo hiểm; tổng công ty 90,91… Điểm nhấn gần đây nhất là sự kiện hôm 23-4, Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance) đã công bố hoàn tất việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp thời hạn 5 năm có tổng trị giá 3.500 tỉ đồng của tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Giao dịch đã được đăng ký mua hết ngay sau 3 ngày chào bán. Đây là đợt phát hành trái phiếu đồng Việt Nam lớn nhất trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam từ trước tới nay, và có thể coi là dấu hiệu tích cực về sự tái hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp bằng đồng Việt Nam + Bên cạnh đó, Chính phủ cần triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế trên cơ sở dựa vào tiềm năng của thị trường trái phiếu nội địa. Kinh tế VN trên đà phát triển cao chính trị- xã hội ổn định. Đây là các yếu tố cơ bản để VN có thể gia nhập thị trường vốn quốc tế, thu hút vốn đầu tư vào VN, nâng cao uy tín và hình ảnh của Việt Nam đối với các NĐTNN. 5. Quảng bá hình ảnh TTCK VN ra thế giới Trong các chính sách đầu tư thì ngoài việc quản bá thu hút đầu tư, cải cách thủ tục đầu tư, giải ngân vốn đầu tư... thì đối với đầu tư gián tiếp phải có chính sách phối hợp với Bộ Ngoại giao để quảng bá nhiều hơn đến các nước khác. Bên cạnh đó cũng cần phải quan tâm đến những người Việt kiều, đó là những người “môi giới” cho thị trường chứng khoán Việt Nam những nhà đầu tư nước ngoài hiệu quả qua các mối quan hệ. 6. Thành lập các tổ ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuyet trinh nhom 6_ thu hut nha dau tu nuoc ngoai vao TTCK VN.doc