Thừa Thiên Huế - Những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội

Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra Chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 với ba khâu đột phá, gồm:

(i) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành

chính; (ii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất

lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân,

gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng

khoa học, công nghệ; và, (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng

bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và

hạ tầng đô thị lớn.

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện ba

đột phá chiến lược, tạo tiền đề tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô

hình tăng trưởng, gắn với thực hiện Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009

của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị

Huế đến 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các cấp, các ngành bám

sát Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và định hướng chỉ đạo

của Trung ương để nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, tập trung xây dựng

đồng bộ kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, đầu tư phát triển các lĩnh

vực văn hóa - du lịch, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công

nghệ xứng tầm là trung tâm của khu vực miền Trung và cả nước

pdf20 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thừa Thiên Huế - Những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập trung ước đạt 1.429 ha, giảm 4,2% so cùng kỳ; khai thác gỗ ước đạt 151.210 m3 gỗ quy tròn, tăng 2,8%, trong đó khai thác gỗ rừng trồng 149.379 m3, tăng 3,1%;... Tình hình vi phạm quy định quản lý bảo vệ rừng tám tháng đầu năm có 405 vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng, giảm 44 vụ, giảm 9,8%. Tổng diện tích nuôi trồng 8 tháng đầu năm đạt 6.326 ha, tăng 4,9% so cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng ước đạt 7.930 tấn, tăng 4,5%; sản lượng khai thác ước đạt 24.017 tấn, tăng 3%; trong đó khai thác biển 21.398 tấn, tăng 3,4%, khai thác sông đầm 2.619 tấn, giảm 0,1%... - Về lĩnh vực văn hóa: Nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đất nước, của Tỉnh và mừng Xuân Quý Tỵ nhiều hoạt động văn hóa thể thao được tổ chức rộng khắp, tiêu biểu như: kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản, 38 năm ngày giải phóng Thừa Thiên - Huế, 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chương trình nghệ thuật đêm Giao Thừa... 393 Đăng khai tổ chức nhiều cuộc thi, liên hoan thu hút lượng lớn khán giả, như: Hội thi “Tiếng hát dòng Hương” lần thứ nhất, Liên hoan dân ca khu vực Bắc Trung bộ, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh... Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2013, đã có nhiều hoạt động đặc sắc như: Triển lãm 80 mẫu dệt may độc đáo của năm châu lục, không gian thư pháp Huế, hội đua thuyền... góp phần xây dựng thương hiệu Thành phố Huế - Thành phố Festival. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc được tập trung. Tiếp tục công tác trùng tu tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế114; chống mối Làng cổ Phước Tích, chống xuống cấp các di tích lịch sử cách mạng... Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được duy trì; toàn tỉnh có 1.398 làng, thôn, bản, tổ dân phố được công nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 93,4% so với số lượng đăng ký. Thiết chế văn hóa cơ sở đang được cải thiện; toàn tỉnh có 670 nhà sinh hoạt cộng đồng trong tổng số 1.530 làng, thôn, bản, tổ dân phố (tỷ lệ 43,8%); 50 nhà văn hóa xã, phường trên tổng số 152 xã, phường (tỷ lệ 32,9%). - Hoạt động tài chính: Tổng thu ngân sách tám tháng đầu năm ước đạt 3.125,7 tỷ đồng, bằng 65,7% dự toán năm, bằng 91,3% so cùng kỳ; trong đó thu nội địa 2.533,9 tỷ đồng, bằng 65,2% dự toán, tăng 3,6%. Trong tổng thu nội địa: Thu doanh nghiệp nhà nước Trung ương đạt 99,8 tỷ đồng, bằng 58,7% dự toán, tăng 15,7% so cùng kỳ; thu doanh nghiệp nhà nước Địa phương 172,8 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ, bằng 54% dự toán; thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 939,2 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ, bằng 66% dự toán; thu ngoài quốc doanh 452,2 tỷ đồng, bằng 68,5% dự toán, tăng 41,8%; thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt 341,5 tỷ đồng, bằng 59,9% dự toán, tăng 12,8%. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 4.217,5 tỷ đồng, bằng 60,4% dự toán, tăng 14,5%. Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng đến cuối tháng 8/2013 ước đạt 19.850 tỷ đồng, tăng 6,6% so với đầu năm và tăng 1,1% so với đầu tháng; tổng dư nợ cho vay ước đạt 15.600 tỷ đồng, tăng 8% 114Các công trình được trùng tu: Thái Bình Lâu, Lăng Đồng Khánh, Lăng Gia Long, Đông Khuyết đài... 394 so với đầu năm và tăng 1,5% so với đầu tháng. Nợ xấu đến cuối tháng 8/2013 ở mức 432 tỷ đồng; chiếm 2,77% trong tổng dư nợ. - Tình hình đầu tư xây dựng: tổng vốn đầu tư trên địa 8 tháng đầu năm ước đạt 9.142 tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch năm, tăng 6,2% so cùng kỳ; trong đó vốn Trung ương quản lý 1.873 tỷ đồng, bằng 65,4% kế hoạch, tăng 63,8%, chiếm 20,5% tổng vốn; vốn Địa phương quản lý 7.269 tỷ đồng, bằng 62,5% kế hoạch, bằng 97,4% so cùng kỳ, chiếm 79,5%. Trong tổng vốn đầu tư: vốn thuộc ngân sách nhà nước đạt 2.323,1 tỷ đồng, bằng 65,9% kế hoạch, bằng 95,5% so cùng kỳ năm trước, chiếm 25,4% tổng vốn; vốn tín dụng 3.166,8 tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch, tăng 32,7%, chiếm 34,6%; vốn đầu tư của doanh nghiệp 1.194,2 tỷ đồng, bằng 68,7% kế hoạch, tăng 37,9%, chiếm 13,1%; vốn viện trợ 504,9 tỷ đồng, bằng 71,3% kế hoạch, bằng 96,7% so cùng kỳ, chiếm 5,5%; vốn đầu tư nước ngoài 980 tỷ đồng, bằng 50,3% kế hoạch, bằng 64,8%, chiếm 10,7%. Bên cạnh nguồn vốn ngoài nhà nước thuộc các dự án đầu tư của doanh nghiệp trong 8 tháng đầu năm 2013 được đẩy nhanh vượt tiến độ đề ra như: Dự án nâng cấp xây dựng Cảng Hàng không Phú Bài, Nhà máy Xi măng Đồng Lâm, v.v thì nhiều dự án nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện tiến độ chậm so với kế hoạch như: Chỉnh trang mở rộng đường Điện Biên Phủ, đường nối Phạm Văn Đồng đến đường Thủy Dương -Thuận An, cầu Tây Phú Phong Điền, tuyến đường chính trong khu quy hoạch An Đông, v.v - Tình hình phát triển doanh nghiệp đã có dấu hiệu khả quan, trong tháng 8/2013 có 43 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 43% so tháng 8/2012, với tổng vốn đăng ký 90 tỷ đồng, tăng 38,6%; nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký mới từ đầu năm đến nay đạt 289 doanh nghiệp, giảm 4,3% so cùng kỳ với tổng vốn đăng ký 1.112,8 tỷ đồng, giảm 0,76%. - Về quản lý tài nguyên môi trường: Hỗ trợ các địa phương lập Quy hoạch sử dụng đất. Đẩy nhanh và hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào năm 2013 theo Chỉ thị số 50/2012/CT-UBND ngày 395 28/12/2012; tính đến cuối tháng 8/2013 tỷ lệ diện tích được cấp Giấy chứng nhận đối với các tổ chức đạt 56,7%; hộ gia đình, cá nhân đạt 66,8%. Đã duy trì các chuyên mục bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng. Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm môi trường trên địa bàn được tăng cường. Trong tháng 8/2013 đã kiểm tra và phát hiện 18 vụ vi phạm về môi trường với 20 đối tượng vi phạm, đã xử lý 18 vụ với tổng số tiền xử phạt trên 57 triệu đồng. Tính từ đầu năm đến nay, phát hiện 129 vụ vi phạm về môi trường, đã xử lý 125 vụ với tổng số tiền hơn 304 triệu đồng. Nhìn chung, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2013 dự kiến không đạt được kế hoạch ở một số chỉ tiêu song vẫn có kết quả khá. Việc tiếp tục thực hiện “Năm Đô thị - 2013” và Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị đã góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt các đô thị. Hoạt động du lịch tăng là nỗ lực lớn trong điều kiện sân bay đóng cửa. Sản xuất nông nghiệp ổn định; năng suất, sản lượng lúa Đông Xuân cao nhất từ trước đến nay. Kim ngạch xuất khẩu tăng khá cao so kế hoạch đề ra. Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thông tin và truyền thông phát triển tốt. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định. 5. Một số nhiệm vụ trọng tâm 2014 và 2015 Bước sang năm 2014 và năm 2015 là những năm hết sức quan trọng trong tiến trình xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Tỉnh sẽ tiếp tục kiên định thực hiện những sách lược đổi mới của Trung ương, của Chính phủ. Mặt khác tiếp tục nỗ lực xây dựng và phát triển hệ thống đô thị; phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lấy dịch vụ làm nòng cốt; chú trọng thay đổi cơ cấu nội ngành của từng khu vực theo hướng nâng cao chất lượng và có hàm lượng công nghệ cao. Phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, nhất là các lĩnh vực • du lịch, y tế, giáo dục, văn hóa, tài chính, viễn thông, v.v... phấn đấu giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 13-14%/ 396 năm; Liên kết các địa phương trong vùng, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Hỗ trợ nhà đầu tư sớm đưa các dự án du lịch vào khai thác sử dụng; Tiếp tục kêu gọi đầu tư khai khai thác tuyến du lịch sinh thái biển - đầm phá. Tổ chức tốt các Festival Huế năm chẵn và Festival nghề truyền thống năm lẻ; Tuyên truyền quảng bá, mở rộng liên doanh, liên kết trong phát triển du lịch để tạo lập, mở rộng tour, nối tuyến, thu hút khách và phát triển thị trường; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch thông qua xã hội hoá hoạt động đào tạo và mở rộng các hình thức liên kết đào tạo. Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại gắn với • bảo vệ tài nguyên và môi trường; Khuyến khích, vận động đầu tư vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến tinh, các lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh học, điện tử, vật liệu mới, các ngành có lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ “sạch”, hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm; Hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ; Xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề gắn với quá trình đô thị hóa và bảo vệ môi trường; Hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trở thành các trung tâm thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 16-17%/năm. Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn • mới; Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao khoa học, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Thực hiện đề án “cánh đồng mẫu lớn”; khôi phục và phát triển nghề, làng nghề; tạo chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn; Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở khu vực nông thôn theo quy hoạch; phấn đấu đến năm 2015 có 28 xã đạt tiêu chí nông thôn mới. 397 Về nhiệm vụ xây dựng và phát triển đô thị, tiếp tục quán triệt Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 04-NQ-TƯ của Tỉnh ủy về Xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, các Chương trình và Kế hoạch hành động của UBND tỉnh đến cán bộ, đảng viên, nhân dân, tạo quyết tâm phấn đấu để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng và phát triển Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tập trung hoàn thành các quy hoạch, đề án phân loại, phân cấp đô thị; trong đó, chú trọng báo cáo Chính phủ, Bộ Chính trị và Quốc hội thông qua Đề án đề nghị công nhận Thừa Thiên - Huế là đô thị loại I và Đề án thành lập thành phố Thừa Thiên - Huế trực thuộc Trung ương. Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt chuẩn • đô thị, trong đó ưu tiên: một số tuyến giao thông kết nối đô thị động lực và các đô thị vệ tinh; đầu tư, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống giao thông nội thị thành phố Huế và các đô thị Hương Thủy, Hương Trà, Thuận An, Bình Điền; đôn đốc đẩy nhanh các công trình công cộng; phát triển hệ thống cây xanh khu vực nội thị các đô thị, cây xanh trên các trục đường, quảng trường, các vườn hoa, công viên; tạo thêm các điểm xanh trong các khu vực đô thị; hoàn thành các dự án chỉnh trang hai bên tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 49A; chỉnh trang, nạo vét các sông hồ..., tạo sự thay đổi rõ về cảnh quan, môi trường ở các khu vực đô thị. Xây dựng môi trường văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và bản • sắc văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống; nghiên cứu, từng bước hoàn thiện bản sắc văn hoá, đặc trưng văn hoá Huế; nâng cao chất lượng và hiệu quả các kỳ Festival, tăng cường các hoạt động đối ngoại để quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, văn hoá Huế; Hỗ trợ xây dựng các thiết chế của trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; tiếp tục cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất mạng lưới trường phổ thông đạt chuẩn Quốc gia; Hỗ trợ 398 xây dựng các thiết chế của Trung tâm Y tế chuyên sâu; tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở vất chất bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã; Chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học - công nghệ; mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học - công nghệ; xúc tiến xây dựng khu công nghệ cao Thừa Thiên - Huế và tìm nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Bảo tàng thiên nhiên Duyên hải miền Trung. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, sự giúp đỡ của các Ban, Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế quyết tâm nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thêm thế và lực mới để “xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao”, góp phần vào tiến trình xây dựng và phát triển đất nước hướng đến mục tiêu “Cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthua_thien_hue_nhung_no_luc_nguyen_van_cao_1135.pdf