Thực trạng về mối quan hệ giữa phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thế giới đang biến đổi với tốc độ nhanh chóng và vô cùng phức tạp. Chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề tự nhiên xã hội ngày càng có tính chất toàn cầu. Vài năm trước đây chúng ta còn nhắc đến toàn cầu hóa như một sự kiện mới mẻ hay là nói đến sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội sau tan rã ở Liên Xô và các nước Đông Âu vv thì nay chúng ta đã xây dựng được nhiều kế hoạch và biện pháp để đón nhận những biến động này. Chủ nghĩa tư bản đang từng bước thay đổi, hạn chế những khuyết điểm và phát huy hơn nữa những ưu điểm để thực hiện âm mưu toàn cầu hóa. Tuy nhiên xã hội tư bản vẫn chứa đựng trong nó những mâu thuẫn sâu sắc mà sớm muộn sẽ là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng trong xã hội.

Chủ nghĩa xã hội đã bước qua khủng hoảng sau sự kiện chấn động tan rã thể chế xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu và đổi mới, khôi phục nền kinh tế. Đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay đã mở ra tương lai đầy hứa hẹn cho chủ nghĩa xã hội.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ cổ vũ cho phong trào hội nhập của mọi quốc gia dân tộc vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, Việt Nam đã tìm ra được con đường giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản. Chánh cương và sách lược vắn tắt của Đảng khi Đảng ra đời năm 1930 và Luận cương chính trị của Đảng đã vạch ra con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn những năm qua đã chứng minh cho sự lựa chọn đúng đắn của chúng ta. Cách mạng Việt Nam khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội mới củng cố nền độc lập dân tộc mới mang lại tự do ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Đứng trước tình hình mới, Việt Nam cần có sự đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của toàn nhân loại nhưng không vì thế mà chúng ta xa rời con đường con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn để đi theo chủ nghĩa tư bản. Những luận điệu của các nhà chính khách, tư tưởng phương Tây về một thế giới đại đồng, tư sản do toàn cầu hóa kinh tế mang lại phần nào làm nản lòng giới trẻ Việt Nam. Nhưng thực chất thì chủ nghĩa tư bản chỉ che đậy cho bản chất bất bình đẳng và áp bức bóc lột. Chủ nghĩa thực dân mới sẽ xuất hiện.

Ngoài việc chống lại những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải không ngừng đổi mới xây dựng củng cố đất nước ngày càng phát triển hơn, có vị trí và tiếng nói trên thế giới. Để thực hiện được điều này Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực nhằm tận dụng được mặt tích cực của toàn cầu hóa với các nước. Toàn cầu hóa kinh tế là một hiện tượng khách quan và sẽ làm thay đổi bộ mặt thế giới bởi các cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Chúng ta một mặt dựa vào sức mình là chính, một mặt thúc đẩy mạnh hợp tác giao lưu quốc tế. Với đường lối như vậy chúng ta kết hợp được một cách hiệu quả sức mạnh nội lực và ngoại lực trong quá trình xây dựng đất nước.

 

doc22 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thực trạng về mối quan hệ giữa phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng về mối quan hệ giữa phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay MỤC LỤC Lời nói đầu Chương 1: Mối quan hệ giữa phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực ở nước ta. 1.1 Phát huy nội lực là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của đất nước 1.2 Tranh thủ nguồn lực bên ngoài để thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển 1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực. Chương 2: Thực trạng vấn đề phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực ở Việt Nam hiện nay. 2.1 Thực trạng vấn đề kết hợp phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. 2.2 Giải pháp cho vấn đề phát triển nội lực và ngoại lực ở nước ta. Danh mục tài liệu tham khảo LỜI NÓI ĐẦU Thế giới đang biến đổi với tốc độ nhanh chóng và vô cùng phức tạp. Chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề tự nhiên xã hội ngày càng có tính chất toàn cầu. Vài năm trước đây chúng ta còn nhắc đến toàn cầu hóa như một sự kiện mới mẻ hay là nói đến sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội sau tan rã ở Liên Xô và các nước Đông Âu…vv thì nay chúng ta đã xây dựng được nhiều kế hoạch và biện pháp để đón nhận những biến động này. Chủ nghĩa tư bản đang từng bước thay đổi, hạn chế những khuyết điểm và phát huy hơn nữa những ưu điểm để thực hiện âm mưu toàn cầu hóa. Tuy nhiên xã hội tư bản vẫn chứa đựng trong nó những mâu thuẫn sâu sắc mà sớm muộn sẽ là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng trong xã hội. Chủ nghĩa xã hội đã bước qua khủng hoảng sau sự kiện chấn động tan rã thể chế xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu và đổi mới, khôi phục nền kinh tế. Đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay đã mở ra tương lai đầy hứa hẹn cho chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ cổ vũ cho phong trào hội nhập của mọi quốc gia dân tộc vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, Việt Nam đã tìm ra được con đường giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản. Chánh cương và sách lược vắn tắt của Đảng khi Đảng ra đời năm 1930 và Luận cương chính trị của Đảng đã vạch ra con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn những năm qua đã chứng minh cho sự lựa chọn đúng đắn của chúng ta. Cách mạng Việt Nam khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội mới củng cố nền độc lập dân tộc mới mang lại tự do ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đứng trước tình hình mới, Việt Nam cần có sự đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của toàn nhân loại nhưng không vì thế mà chúng ta xa rời con đường con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn để đi theo chủ nghĩa tư bản. Những luận điệu của các nhà chính khách, tư tưởng phương Tây về một thế giới đại đồng, tư sản do toàn cầu hóa kinh tế mang lại phần nào làm nản lòng giới trẻ Việt Nam. Nhưng thực chất thì chủ nghĩa tư bản chỉ che đậy cho bản chất bất bình đẳng và áp bức bóc lột. Chủ nghĩa thực dân mới sẽ xuất hiện. Ngoài việc chống lại những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải không ngừng đổi mới xây dựng củng cố đất nước ngày càng phát triển hơn, có vị trí và tiếng nói trên thế giới. Để thực hiện được điều này Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực nhằm tận dụng được mặt tích cực của toàn cầu hóa với các nước. Toàn cầu hóa kinh tế là một hiện tượng khách quan và sẽ làm thay đổi bộ mặt thế giới bởi các cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Chúng ta một mặt dựa vào sức mình là chính, một mặt thúc đẩy mạnh hợp tác giao lưu quốc tế. Với đường lối như vậy chúng ta kết hợp được một cách hiệu quả sức mạnh nội lực và ngoại lực trong quá trình xây dựng đất nước. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT HUY NỘI LỰC VÀ TRANH THỦ NGOẠI LỰC Ở NƯỚC TA Phát huy nội lực là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của đất nước Tại Đại hội Đảng IX, Đảng ta đã khẳng định rằng: “Trước mắt, nhân dân ta có cả cơ hội lớn và thách thức lớn”. Những cơ hội của chúng ta đó chính là “thế” và “lực” đã có nhiều lớn mạnh hơn so với những năm trước nhờ có sự trang bị của khoa học công nghệ. Bên cạnh đó đất nước ta còn có nhiều tiềm năng về tài nguyên, con người. Nếu chúng ta có thể phát huy được những nguồn nội lực ấy thì đất nước ta sẽ càng có thêm nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Về tài nguyên thiên nhiên nước ta, điều kiện địa lý chúng ta có nhiều thuận lợi. Nước Việt Nam nằm gần trung tâm Đông Nam Á, cửa ngõ ra Thái Bình Dương của một số nước trong khu vực như: Lào, Campuchia, Trung Quốc…vv. Do vậy nước ta là đầu mối giao thông của nhiều tuyến hàng hải quốc tế. Đây chính là cơ hội thuận lợi để chúng ta thực hiện một nền kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và thế giới. Đường bờ biển dài bao gồm có đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Việt Nam có toàn quyền thăm dò, khai thác, quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa. Trên thềm lục địa Việt Nam có gần 4000 đảo với nhiều đảo như Cát Bà, Cát Hải, đảo Bạch Long Vĩ…ở miền Bắc, đảo Hòn Mát, Cù Lao Chàm, Cù Lao Xanh, Hòn Tre…ở miền Nam. Ngoài ra còn có quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu. Đây là tiềm lực lớn cho ngành du lịch Việt Nam trong những năm tới khi mà cơ cấu các ngành của chúng ta đã dành nhiều chính sách ưu đãi cho việc phát triển ngành công nghiệp không khói. Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực gió mùa Đông Nam Á. Khí hậu nắng lắm mưa nhiều tạo nhiều điều kiện cho các loài thực vật phát triển. Chúng ta có thể tiến hành thâm canh, xen canh, tăng vụ để tăng năng suất, gieo trồng quanh năm. Các loại cây nhiệt đới như cà phê, chè, lúa, dứa…ưa nhiệt độ ẩm cũng phát triển rất nhanh. Đất đai hàng năm đều được cung cấp đạm và nước từ lượng mưa lớn trên hầu hết diện tích cả nước. Giữa miền bắc và miền nam nước ta khí hậu hoàn toàn khác nhau. Miền bắc khí hậu có mùa đông lạnh và khí hậu thay đổi rõ rệt theo từng mùa, rất thích hợp cho các loại cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Khí hậu miền nam với các đặc điểm thổ nhưỡng phì nhiêu thích hợp cho trồng lúa gạo và các loại cây nhiệt đới cận xích đạo như: cao su, cà phê, bông…vv. Sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng miền trên đất nước ta tạo ra những thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa canh quanh năm thích hợp với trồng trọt và chăn nuôi nhiều loại thực vật, động vật phong phú đa dạng. Nước ta cũng có nhiều loại tài nguyên khoáng sản quý hiếm. Dầu khí là một trong những nguồn nhiên liệu có giá trị hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Trữ lượng dầu của chúng ta ước tính trên 5 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác công nghiệp xác định trên 150 triệu tấn. Các mỏ khai thác dầu ở nước ta gồm có Bạch Hổ, Đại Hùng…vv. Dầu thô Việt Nam được xếp vào loại từ 2-5/9 theo bảng xếp loại dầu thế giới. Tài nguyên thứ hai của chúng ta là than đávới mỏ than lớn ở Quảng Ninh chiếm 98% tổng trữ lượng than ở Việt Nam. Vùng than này đã thu hút nhiều nhà máy nhiệt điện lớn chạy bằng tua bin than, tạo thành vùng nhiên liệu năng lượng lớn của Việt Nam. Ngoài vùng than Quảng Ninh chúng ta còn có nhiều mỏ than mỡ, than nâu, than bùn…ở một số nơi khác trên cả nước. Các loại khoáng sản kim loại khác như: sắt, đồng, chì, thiếc, kẽm, nhôm…rải rác khắp cả nước. Mỏ sắt Thái Nguyên cung cấp nguyên liệu cho xí nghiệp liên hợp gang thép nổi tiếng cả nước.Các mỏ thiếc ở Cao Bằng, Vĩnh Phúc, quặng nhôm ở Cao Bằng, Lạng Sơn…cũng là nơi thuận lợi để hình thành các khu công nghiệp luyện kim. Về khoáng sản phi kim loại chúng ta có nhiều quặng apatit, pirit, graphit, cao lanh…vv, các loại vật liệu xây dựng làm nguyên liệu phong phú cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tài nguyên đất nông nghiệp và nước của nước ta cũng khá phong phú và góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế đất nước. Nguồn nước ngọt dồi dào đảm bảo cho sự phát triển của các ngành giao thông đường thủy, thủy điện, nông nghiệp, chế biến nuôi trồng thủy sản, phục vụ sinh hoạt của con người. Đất nông nghiệp được sử dụng trong phục vụ trồng trọt và chăn nuôi. Toàn bộ diện tích đất của nước ta là 33,1 triệu ha trong đó tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm phần lớn. Ta có nhiều loại đất thích hợp với phát triển cây lương thực và cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Trên các miền núi cao và cao nguyên, đất được sử dụng trồng cây công nghiệp nhiệt đới. Bên cạnh đó nước ta có hơn 263,5 ngìn ha đồng cỏ chăn nuôi gia súc và 118,3 nghìn ha ao hồ, đầm để thả cá. Mặc dù trong nhiều năm trở lại đây tài nguyên “rừng vàng biển bạc” của Việt Nam đã phần nào bị suy giảm nhưng rừng là tài nguyên có thể phục hồi được. Chúng ta đã có nhiều chính sách về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng biển. Rừng cung cấp cho ta trữ lượng gỗ lớn phục vụ các ngành xây dựng, thủ công…Ngoài ra còn cung cấp những nguyên liệu để làm thuốc qúy hiếm, những loại cây có giá trị thương phẩm lớn trên thế giới như đinh, lim, sến …Rừng còn là nới cư trú của nhiều loại chim thú đặc sắc, có giá trị kinh tế cao. Ở Tây Nguyên còn có nhiều voi, bò tót, tê giác…và nhiều loại chim thú qúy. Rừng vừa cung cấp nguyên liệu vừa là địa điểm tham quan du lịch thu hút nhiều khách du lịch. Biển Việt Nam rất thuận lợi cho việc đánh cá, nuôi trồng thủy hải sản. Từ biển không chỉ có các loại cá có giá trị cao mà còn có các loại đồi mồi, hải sâm, ngọc trai…làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ trang sức mỹ nghệ. Chúng ta có thể tận dụng rất nhiều sản vật từ biển như : cá. muối, khoáng sản, du lịch… Như vậy có thể nói rằng tài nguyên khoáng sản của nước ta là rất phong phú và đa dạng. Tiềm năng vốn có này tạo nhiều điều kiện để chúng ta có thể phát triển nhiều mặt trong lĩnh vực kinh tế, từ đó thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội. Do vậy Đảng và Nhà nước ta cần phải có chính sách khai thác và sự dụng tài nguyên một cách hợp lý sao cho nguồn tài nguyên không bị rơi vào tình trạng cạn kiệt. Đối với những tài nguyên có thể tái tạo được cần phải thực hiện những biện pháp tái tạo, phát triển bền vững để thế hệ sau có thể sử dụng được, phục vụ cho mục đích xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Về khoa học kỹ thuật, chúng ta nhận thấy rằng khoa học kỹ thuật là một mảng không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nó góp phần đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của đất nước do chúng ta có thể áp dụng khoa học kỹ thuật để cải tiến phương thức sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động sản xuất. Tuy nước ta là một nước nghèo, lạc hậu chậm phát triển nhưng trong đánh giá kết quả 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng VIII (1996-2000), Đảng ta đã đánh giá rằng: khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực. Trong đó khoa học xã hội và nhân văn đã cũng cấp được nhiều các luận cứ khoa học để phục vụ cho yêu cầu hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Các nghiên cứu đã được áp dụng vào trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Đặc biệt là trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất dịch vụ đã được nâng cao đáng kể. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu cũng được quan tâm chú ý đúng mức. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ được chú ý đào tạo chuyên sâu và đồng bộ, nâng cao trình độ chuyên môn. Khoa học và công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó là quốc sách hàng đầu, là nền tảng động lực để chúng ta đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá. Việc phát triển kinh tế không thể tách rời phát triển khoa học kỹ thuật. Công nghệ cũng gắn liền với giáo dục, an ninh quốc phòng…vv. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đã đạt trung bình 7,5% và phát triển ổn định, các chỉ số về phát triển con người được cải thiện tương đối nhanh, nhưng nền kinh tế của chúng ta vẫn chưa thể so sánh với khu vực và thế giới. Thu nhập của chúng ta chỉ là 500$/người/năm còn ở các nước phát triển là từ 20000-30000$/người/năm. Dù đặt sự tăng trưởng ở mức độ cao nhất thì Việt Nam cũng chỉ đạt được thu nhập bằng một phần ba các nước phát triển mà thôi. Do vậy nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ là một yêu cầu cấp bách trong việc phát triển nguồn lực nội sinh của nước ta. Có như vậy chúng ta mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật làm tăng sản phẩm dịch vụ và đem lại nhiều lợi ích cho đất nước, tạo việc làm cho xã hội, tăng nhanh chuyển dịch cơ cấu, tăng thu nhập trong gia đình…vv. Trong việc phát huy thế mạnh nội lực của nước ta quan trọng nhất phải kể đến nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực với tư cách là nơi cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp nguồn nhân lực được hiểu là nhóm dân cư trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Theo nghĩa rộng “nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất va tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội …tạo thành năng lực của con người và của cộng đồng người. Năng lực đó khi được sử dụng, phát huy sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội”.[Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học]. Việt Nam là nước có dân số trẻ, trong đó tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và biết chữ cao. Theo con số thống kê năm 1999, nước ta có xấp xỉ 76,5 triệu người, trong đó có 49% là nam, 51% là nữ.. Hàng năm có khoảng 1,5 đến 1,7 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động. Điều này chứng tỏ số lượng lao động ở Việt Nam khá dồi dào. Đây là một trong số những nhân tố thuận lợi nếu chúng ta biết sử dụng một cách có hiệu quả, hợp lý. Tuy nhiên nếu như chính sách của chúng ta không tận dụng được những lợi thế về nguồn nhân lực thì chúng có thể lại là yếu tố làm cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước. Đối với các nước chậm phát triển nguồn nhân lực đông thường không phải là yếu tố động lực cho sự phát triển vì không phải người lao động nào cũng sử dụng hợp lý tối đa khả năng lao động của mình.Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy rằng số người trong độ tuổi lao động chiếm 51% nhưng chỉ có 7,6% có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Những con số này cho thấy một hiện thực là nguồn nhân lực của chúng ta tuy dồi dào, trẻ nhưng chưa có chuyên môn kỹ thuật cao, do đó chưa phát huy được hết tiềm năng.Vấn đề phát triển nguồn nhân lực còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của xã hội như: trình độ phát triển của giáo dục đào tạo, trình độ xã hội hóa các mặt đời sống xã hội, mức sống nguồn thu nhập, giới tính, độ tuổi..vv Nguồn nhân lực Việt Nam tuy cần cù lao động song dễ thỏa mãn và còn mang nặng tâm lý hưởng thụ. Chúng ta có ưu thế thông minh, sáng tạo nhưng chỉ trong tầm ngắn hạn và thiếu chủ động. Những ưu điểm của người Việt Nam là: ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh chóng các tri thực mới, tiết kiệm, yêu hòa bình và nhẫn nhịn. Tuy nhiên chúng ta lại thiếu tự tin, óc phê phán, bệnh hình thức, thể lực kém, thiếu tác phong công nghiệp, thiếu thực tế…Những điều ấy tạo thành rào cản lớn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Nhất là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta cần phải tích cực hơn nữa trong việc phát huy các thế mạnh và hạn chế các nhược điểm. Một nhà xã hội học người Mỹ đã nói : “Anh nông dân sau khi gieo lúa xong có thể nhậu lai rai, ngủ dài dài và chờ đến thời điểm nhổ cỏ, bón phân mới làm tiếp. Mà việc này có thể làm muộn vài ngày cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì đến hòa hình thế giới. Nhưng một người công nhân đứng máy luôn luôn phải đúng giờ, có thao tác chính xác tuyệt đối và tinh thần kỷ luật cao. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây tác hại đến cả dây chuyền.” [] Trong việc phát huy nội lực, yếu tố quan trọng nhất chính là yếu tố nguồn nhân lực bởi chỉ có con người mới có thể quyết định cho việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, khai thác tối ưu giá trị của nguồn tài nguyên đất nước. Đồng thời cũng chỉ có con người mới có thể phát huy sức mạnh sáng tạo của mình, sử dụng các phát minh khoa học công nghệ mới để làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Hơn nữa cũng chỉ có thể đánh giá vai trò quyết định của nguồn nhân lực con người khi đặt nó trong mối quan hệ với các nguồn lực khác. Đó là vị trí địa lý tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, khoa học kỹ thuật, nguồn vốn trong nước và nguồn vốn có thể tranh thủ được từ nước ngoài. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta cần có những chính sách hợp lý trong việc sử dụng và phát triển nguồn nội lực đầy tiềm năng để đưa đất nước theo kịp với sự phát triển của toàn cầu. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát huy các nguồn lực trong nước và quốc tế. Đường lối có đúng đắn thì sức mạnh của nguồn nhân lực mới được phát huy hiệu quả và từ đó quyết định đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác. Như vậy có thể thấy là ngay trong vấn đề phát triển nguồn lực nội sinh đã cần phải quán triệt tinh thần biện chứng để đánh giá vai trò cũng như có chính sách đầu tư hợp lý, kết hợp đa dạng trong thống nhất nhằm tận dụng tối đa sức mạnh nội tại cũng như đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. 1.2 Tranh thủ nguồn lực bên ngoài để thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển Đảng ta đã nhận định rằng: “Thế kỷ XX là thế kỷ khoa học và công nghệ tiến nhanh chưa từng thấy, giá trị sản xuất vật chất tăng hàng chục lần so với thế kỷ trước; kinh tế phát triển manh mẽ xen lẫn những cuộc khủng hoảng lớn của chủ nghĩa tư bản thế giới và sự phân hóa gay gắt về giàu nghèo giữa các nước, các khu vực.”[Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, tr 61.]. Điều này được chứng minh bởi các thành tựu khoa học kỹ thuật vĩ đại của thế kỷ như: sáng tạo giải phóng năng lượng hạt nhân tạo ra bước nhảy vọt trong việc tìm ra nguồn năng lượng mới cho loài người; cuộc cách mạng sinh học như “Cách mạng xanh”, “Cách mạng trắng”..tạo ra những giống mới nhằm phát triển nền nông nghiệp. Ngoài ra còn có các thành tựu giải mã gen người, sinh sản vô tính…làm thay đổi cuộc sống của con người. Các cuộc cách mạng về vật liệu mới tạo ra những chất liệu siêu bền, đa tính năng phục vụ cho sinh hoạt của con người. Bên cạnh đó là cuộc cách mạng về công nghệ vũ trụ với việc phóng vệ tinh nhân tạo, đưa con người lên mặt trăng….Khoa học phục vụ y tế cũng phát triển mạnh. Đặc biệt cuộc cách mạng thông tin với sự ra đời của máy ảnh, điện thoại, vô tuyến truyền hình và Internet đã làm cho trái đất xích lại gần nhau hơn. Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ với nhiều thành tựu lớn tạo ra cơ hội lớn cho chúng ta trong việc vận dụng các thành tựu đó vào trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy việc tận dụng, tranh thủ ngoại lực là một yêu cầu bức thiết trong chính sách phát triển của Việt Nam. Chỉ có kết hợp phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực thì nước ta mới có thể tránh được nguy cơ tụt hậu, tiến nhanh theo kịp các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Như vậy chúng ta cần phải mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như là xu thế tất yếu của lịch sử, nước ta cần có những chính sách đối ngoại hợp lý sao cho ta có thể hòa nhập nhưng không hòa tan. Nguồn lực bên ngoài quan trọng nhất chính là các thành tựu khoa học kỹ thuật và vốn đầu tư của các nước. Với mục tiêu “phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt” chúng ta mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại, thu hút đầu tư…nhằm tăng thêm tiềm lực của nước nhà phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nền kinh tế của chúng ta được xây dựng theo phương châm : “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, chủ động về lộ trình, nắm bắt được thời cơ, hạn chế những thiếu sót và phát huy nhữg ưu điểm…Chúng ta tranh thủ ngoại lực bằng cách tiếp thu những thành tựu khoa học mới trong sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và các loại mặt hàng trên thị trường. Việt Nam với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ưu tiên cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế, hiệu quả hợp tác quốc tế, tăng nhanh tích lũy nội bộ, tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu và tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA tính đến năm 2005 thu hút giải ngân từ 10 đến 11 tỷ USD. 1.3 Mối quan hệ giữa phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực Về thực chất trong quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta không thể thiếu mối quan hệ biện chứng giữa phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực. Nền kinh tế muốn phát triển nhanh, bền vững có hiệu quả phải gắn liền với việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó là việc phát triển nguồn nhân lực Việt Nam với yêu cầu ngày càng cao. Muốn như vậy nhà nước cần có chính sách vận hành thông suốt, có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đảm bảo hiệu quả. Đồng thời chúng ta cũng phải tranh thủ được những nguồn lực từ bên ngoài để giúp quá trình phát triển của chúng ta nhanh đạt đến đích hơn. Đại hội đại IX đã xác định mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng và an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị trí của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.”[Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần lần thứ IX, tr89,90] Như vậy là xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ về đường lối chính sách phải gắn liền với việc phát huy các nguồn lực trong nước, kết hợp với tập trung thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Có phát triển nguồn nhân lực mới tao ra nhân tố để phát triển và ứng dụng các nguồn lực khoa học tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn lực bên ngoài. Các nguồn lực tự nhiên ở nước nào cũng có nhưng nếu như con người không biết cách khai thác thì đất nước sẽ ngày một trở nên nghèo nàn, tài nguyên cạn kiệt. Trong khi đó với cách sử dụng hợp lý, con người biết khai thác và bảo vệ thiên nhiên thì nó sẽ trở thành yếu tố làm cho đất nước thêm giàu mạnh. Vốn và tiền cũng là nhân tố quan trọng không kém trong sự nghiệp phát triển của bất cứ quốc gia nào. Thế nhưng tiền chỉ có giá trị thông qua lao động của con người. Vốn thu hút từ nước ngoài chỉ thực sự phát huy giá trị của nó khi con người sử dụng nguồn vốn đó một cách hợp lý cho sự phát triển. Và cũng như vậy đối với khoa học kỹ thuật. Con người với sự sáng tạo của mình có thể tạo ra những phát minh cải tạo chính cuộc sống, nhưng cũng có thể sử dụng chính những phát minh ấy để hủy hoại cuộc sống, phá hủy môi trường sinh thái, gây chiến tranh…vv. Vấn đề cốt yếu chính là con người tạo ra và sử dụng khoa học kỹ thuật ấy như thế nào. Nguồn lực con người có vai trò quyết định bởi so với các nguồn lực khác thì chỉ có con người mới có khả năng sáng tạo, trí tuệ. Con người biết sử dụng, tạo ra và cải thiện cuộc sống của mình trong sự thay đổi của lịch sử. Những tiềm năng của con người là vô tận mà cho đến tận ngày nay chúng ta vẫn còn chưa khám phá ra. Trong thời đại ngày nay con người không chỉ sử dụng thiên nhiên, vốn, khoa học để phục vụ cho những nhu cầu của mình mà ngay cả con người cũng trở thành đối tượng được quan tâm để cải thiện chính cuộc sống của con người. Sự hỗ trợ của các nhân tố khác sẽ góp phần cho sự phát triển và tạo nhiều cơ hội thuận lợi để cho nguồn nhân lực được trang bị và hỗ trợ các phương tiện để thực hiện sự thúc đẩy lẫn nhau. Trong việc xây dựng và thực hiện các đường lối chính sách của Đảng ta cũng không thể xa rời quan điểm kết hợp đồng bộ và phát triển các nguồn lực trong nước và quốc tế. Mặc dù vẫn là đựa vào sức mình là chính nhưng trong điều kiện thế giới mở rộng hợp tác chúng ta không thể “đóng kín” mọi quan hệ. Có như vậy chúng ta mới có thể tranh thủ được sức mạnh ngoại lực, phát huy nội lực, làm cho đất nước ngày càng phát triển, theo kịp các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Các nhân tố nội lực hay ngoại lực đều có ý nghĩa vai trò nhất định trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Sự kết hợp biện chứng giữa các yếu tố đó trong phát triển sẽ luôn tạo ra kết quả cao hơn so với việc kết hợp chúng một cách máy móc, hay theo những phép cộng giản đơn. Sự tác động của nhân tố cơ bản có vai trò thúc đẩy các nhân tố khác cùng phát triển. Sự thiếu hụt nhân tố nào đó có thể gây nên hậu quả tiêu cực. Do vậy sự kết hợp giữa phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực là không thể không có nếu một đất nước muốn phát triển. Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHÁT HUY NỘI LỰC VÀ TRANH THỦ NGOẠI LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 2.1 Thực trạng vấn đề kết hợp phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước Đánh giá kết quả 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng VIII cho thấy chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế tăng trưởng khá do có sự kết hợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCNXH01..doc
Tài liệu liên quan