Thuốc bôi ngoài da (kỳ 3)

+ Là dạng thuốc bôi ngoài da quan trọng và phổ biến nhất.

+ Tá dược là các chất béo (vaseline, lanonine.),tỉ lệ bột hoạt chất<30%.

+ Thuốc mỡ làm tăng khả năng hấp thu của da, ngấm sâu hơn các dạng

thuốc khác nhiều, mềm da, nhưng , làm trở ngại sự bài tiết của da ,gây bít da, hạn

chế bốc mồ hôi, gây xung huyết.

Không dùng dạng thuốc mỡ trên các tổn thương đang ở giai đoạn cấp tính

hoặc chảy nước.Thường dùng dạng thuốc mỡ cho tổn thương giai đoạn mãn tính.

Các tá dược thường dùng là:

-Mỡ lợn (axonge) : dễ dàn mỏng, dễ ngấm, ít gây kích thích da,để lâu trở

thành toan có mùi khó chịu, bảo quản bằng cách cho thêm axit benzoic.

-Mỡ len cừu(lanoline) : màu trắng ngà vàng, có mùi đặc biệt, chảy ở 40

o

C,

có ái tính với nước, hấp thụ một khối lượng nước lớn, rất dễ ngấm qua da, thường

trộn với vaselin để thuốc mềm và dễ dàn lên da hơn.

-Vaselin: là chất thông dụng nhất, chiết xuất từ cặn cất dầu hoả, màu trắng,

trong suốt, mềm, chảy ở 35

o

C, không có mùi vị, trung tính, không bị axit và kiềm

phá huỷ, không bị ảnh hưởng của không khí, độ ẩm, không tan trong nước, vaselin

không hút nước,vì vậy khi pha chếloại thuốc mỡ có hoạt chất hoà tan trong nước,

phải trộn lẫn vaselin với lanoline.

-Tỉ lệ bột hoạt chất trong công thức mỡ < 30 %.

+ Ví dụ về thuốc mỡ:

-Mỡ whitfield (còn gọi mỡ benzosali):

axit benzoic 6 gam.

axit salicylic 3 gam.

Vaselin vừa đủ 100 gam.

Có tác dụng bong sừng, diệt nấm.

-Mỡ arievitch:

axit salicylic 6 gam.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Thuốc bôi ngoài da (kỳ 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUỐC BÔI NGOÀI DA (Kỳ 3) BS Bùi Khánh Duy 4.2.3. Thuốc mỡ ( pommade,oitment): + Là dạng thuốc bôi ngoài da quan trọng và phổ biến nhất. + Tá dược là các chất béo (vaseline, lanonine...),tỉ lệ bột hoạt chất<30%. + Thuốc mỡ làm tăng khả năng hấp thu của da, ngấm sâu hơn các dạng thuốc khác nhiều, mềm da, nhưng , làm trở ngại sự bài tiết của da ,gây bít da, hạn chế bốc mồ hôi, gây xung huyết. Không dùng dạng thuốc mỡ trên các tổn thương đang ở giai đoạn cấp tính hoặc chảy nước.Thường dùng dạng thuốc mỡ cho tổn thương giai đoạn mãn tính. Các tá dược thường dùng là: - Mỡ lợn (axonge) : dễ dàn mỏng, dễ ngấm, ít gây kích thích da,để lâu trở thành toan có mùi khó chịu, bảo quản bằng cách cho thêm axit benzoic. - Mỡ len cừu(lanoline) : màu trắng ngà vàng, có mùi đặc biệt, chảy ở 40oC, có ái tính với nước, hấp thụ một khối lượng nước lớn, rất dễ ngấm qua da, thường trộn với vaselin để thuốc mềm và dễ dàn lên da hơn.. - Vaselin: là chất thông dụng nhất, chiết xuất từ cặn cất dầu hoả, màu trắng, trong suốt, mềm, chảy ở 35oC, không có mùi vị, trung tính, không bị axit và kiềm phá huỷ, không bị ảnh hưởng của không khí, độ ẩm, không tan trong nước, vaselin không hút nước,vì vậy khi pha chế loại thuốc mỡ có hoạt chất hoà tan trong nước, phải trộn lẫn vaselin với lanoline. -Tỉ lệ bột hoạt chất trong công thức mỡ < 30 %. + Ví dụ về thuốc mỡ: - Mỡ whitfield (còn gọi mỡ benzosali): axit benzoic 6 gam. axit salicylic 3 gam. Vaselin vừa đủ 100 gam. Có tác dụng bong sừng, diệt nấm. - Mỡ arievitch: axit salicylic 6 gam. axit lactic 12 gam. Vaselin vừa đủ 100 gam. Có tác dụng tiêu sừng, diệt nấm, băng vào móng bị nấm. 4.2.4. Thuốc hồ (pâtes). + Thành phần gồm hoạt chất và mỡ (vaselin và lanolin) nhưng có nhiều bột hơn, thường tỉ lệ bột trong công thức hồ là 30%- 50%, các loại bột thường dùng để pha chế thuốc hồ là: oxyt kẽm, amidon, kaolin, canxi cácbonat, magiê cácbonat. + Tác dụng thoáng da hơn thuốc mỡ, không ngấm sâu bằng thuốc mỡ, làm giảm viêm, giảm xung huyết, chống ngưng tụ huyết, làm khô da, không hạn chế sự bài tiết và bốc hơi ở da, thường dùng cho tổn thương da ở giai đoạn bán cấp. + Ví dụ: - Hồ Brocq: Kẽm oxyt 30 g. Lanoline 30 g. Vaseline 40 g. -Hồ saloxil 3% dùng trong eczema bán cấp. Ichtyol 3 gam. axit salicylic 3 gam. oxyt kẽm 15 gam. Bột tacl 15 gam. Vaseline vừa đủ 100 gam. 4.2.5. Thuốc kem (cremes,cream): + Có thể coi kem là một loại thuốc mỡ có thêm glycerin và nước. Thành phần gồm vaselin, lanolin, glycerin, stearat. Có tác dụng mát da, bảo vệ da, độ ngấm vừa phải.Thường dùng dạng thuốc kem cho tổn thương da giai đoạn bán cấp. + Ví dụ: kem dalibour sát khuẩn da. Kẽm Sunfat 0,03 g. Đồng Sunfat 0,0 6 g. Kẽm oxyt 5 gam. Lanolin 5 gam. Nước vôi 10 gam. Vaselin 10 gam. 4.2.6. Thuốc dầu (huiles,oil). + Chất pha trong tá dược là dầu olivơ, dầu lạc trung tính, dầu đu đủ tía, dầu vừng, có thể thêm bột 30- 40%. + Tác dụng nông, dịu da. Dùng trong tổn thương cấp tính hoặc tổn thương nông. + Ví dụ: dầu kẽm. Oxyt kẽm 40 gam. Dầu lạc 60 gam. Có thể cho thêm rivanol 1%, hoàng đằng 3% để tăng tác dụng sát khuẩn. 4.2.7. Ngâm tắm (bain): Sử dụng các dung dịch nói ở phần trên. Ngâm: thường dùng cho các tổn thương ở đầu chi, mỗi ngày ngâm 1-2 lần. Tắm cho trường hợp tổn thương toàn thân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuoc_boi_ngoai_da_ky_3_8929.pdf
Tài liệu liên quan