Tiến trình lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á

a. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân

đối với các nước Đông Nam Á

b. Phong trào đấu tranh giành độc lập của

nhân dân Đông Nam Á (từ giữa thế kỷ XIX -

1945)

pdf25 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiến trình lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á III. Tiến trình lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á 1.Thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc 2. Đông Nam Á từ sau chiến tranh giành độc lập dân tộc a. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân đối với các nước Đông Nam Á b. Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á (từ giữa thế kỷ XIX - 1945)  Sự khác biệt về trình độ và tốc độ phát triển của các nước Phương Đông so với châu Âu diễn ra khi nào? Tại sao?  => khi chủ nghĩa tư bản được xác lập. Tình trạng này càng sâu sắc hơn, khi các nước thực dân phương Tây xâm lược và đô hộ các nước phương Đông và biến các nước ở phương Đông làm thuộc địa.  Từ sau thế kỷ XV, nhiều nước ở Đông Nam Á đã là các quốc gia phong kiến phát triển  Các cuộc xung đột, nội chiến, đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt dẫn đến sự suy yếu nhanh chóng chế độ phong kiến  Từ những hoạt động buôn bán hay truyền giáo, thực dân phương Tây đã chuyển sang chính sách xâm lược  Indonesia là nước đầu tiên ở châu Á bị thực dân phương Tây đô hộ  Đầu tiên, thương nhân Bồ Đào Nha chiếm Malaca và lập một số thương điếm trên các đảo, chủ yếu là Amboa  Hà Lan sau đó chiếm Jakarta và đổi tên thành Batavia  Năm 1811, Indonesia rơi vào tay Anh. Sau chiến tranh Napoleon, năm 1814, Anh trả lại thuộc địa cho Hà Lan  Philippines – năm 1571, Tây Ban Nha dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm toàn bộ Philippines và xây dựng thành phố Manila. Sau đó, năm 1898, Hoa Kỳ tuyên chiến với Tây Ban Nha nhằm chiếm các thuộc địa tại đây, nhưng lại lấy danh nghĩa “bạn của Philippines giúp giải phóng ách độ hộ nước ngoài”. Sau khi đánh thắng Tây Ban Nha, Hoa Kì tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Philippines (1899-1902) và thiết lập sự thống trị của mình trên quần đảo này.  Miến Điện –Từ cuối thế kỷ XVII, Anh, Hà Lan, Pháp cạnh tranh mạnh mẽ ở vùng bán đảo Đông Dương, đặc biệt là Nam Miến Điện và Xiêm.  Cuộc xâm lược của Anh ở Miến Điện tiến hành qua 3 cuộc chiến tranh. ◦ Lần thứ nhất (1824-1826), Lần thứ 2 (1852), Lần 3 (11/1885): Anh chiếm Minla, Pagan rồi tiến về kinh đô Mandalay. Mandalay đầu hàng và vua Miến Điện bị đày sang Ấn độ. => Sau đó, toàn bộ Miến Điện trở thành 1 tỉnh của Ấn độ thuộc Anh. Miến Điện không còn được ghi trên bản đồ chính trị thế giới như là một quốc gia độc lập.  Xiêm (nay là Thái Lan) – Từ năm 1852, Xiêm kí nhiều hiệp ước với các nước thực dân  . Trên thực tế, Xiêm vẫn giữ được độc lập, nhưng đã phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, nhất là Anh.  năm 1887, Xiêm buộc phải ký với Pháp một hiệp định từ bỏ mọi quyền lợi của mình ở Campuchia.  ngày 15/1/1896, hiệp ước Anh- Pháp được kí kết, qui định Xiêm là quốc gia độc lập và trở thành khu đệm giữa các thuộc địa Anh – Pháp  Mã Lai –Từ nửa sau thế kỷ XIX, Anh đánh chiếm các tiểu bang nằm sâu trong nội địa Mã Lai.  Năm 1874, Anh gây ra bạo loạn ở Xelango và Xembilan để đặt sự bảo hộ ở 2 bang này.  Năm 1895, Anh hợp nhất 4 bang Perac, Xelango, Xembilan va Pahang thành liên bang Mã Lai, do một viên công sứ Anh cai trị.  Đến đầu thế kỷ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh dưới quyền 1 viên thống đốc, do vua Anh cử và trực thuộc Bộ thuộc địa Anh.  Lào – Năm 1886, Pavi với tư cách là phó lãnh sự tại Luông Phabang, bắt đầu thực hiện kế hoạch xâm lược Lào của chính phủ Pháp.  Với hiệp ước 1893, chế độ cai trị thực dân của Pháp được chính thức thiết lập trên đất Lào.  Năm 1897, Lào trở thành một xứ trong Liên bang Đông Dương. Campuchia  Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XIX, Pháp tiến sâu can thiệp mọi công việc nội bộ của Campuchia sau khi buộc triều đình Phnom Phenh công nhận sự bảo hộ của mình.  Với hiệp ước 17/6/1889, Pháp căn bản hoàn thành việc đặt nền bảo hộ ở Campuchia.  (1) Thời kỳ đấu tranh chống xâm lược – từ khi chủ nghĩa thực dân phương Tây bắt đầu xâm lược đến khi hoàn thành việc bình định về quân sự các nước ĐNA  (2) Thời kỳ đâu tranh giành độc lập – từ khi các nước thực dân thiết lập nền thống trị đến năm 1945  Indonesia là nước đầu tiên ở ĐNA bị xâm lược và cuộc đấu tranh chống ngoại xâm cũng bắt đầu sớm nhất ở đây, nổi bật là cuộc đấu tranh của nhân dân Giava, dưới sự lãnh đạo của Điponegro (1785- 1855)  Ở Việt nam, Lào, Campuchia, cuộc xâm lược của thực dân Pháp cũng vấp phải cuộc kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân ba nước. Trong cuộc đấu tranh này đã sớm hình thành liên minh Đông Dương.  Ở Miến Điện, thực dân Anh cũng vấp phải cuộc kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân ngay từ cuộc chiến tranh lần thứ nhất  Trong suốt mùa hè 1825, quân Anh bị bao vây ở Rangun và liên tiếp bị tiến công, song có ưu thé hơn về vũ khí và được tiếp viện, chúng đã đẩy lùi quân của Bandula. Ngày 1/4/1825, Bandula bị hy sinh, quân Miến Điện lùi về phía Bắc.  Ở Philippines, cách mạng 1896 được xem là mốc mở đầu cho giai đoạn đấu tranh dưới ảnh hưởng dân chủ tư sản. Nó có “ý nghĩa như sự kiện đầu tiên ở Đông Nam Á theo xu hướng mới – xu hướng dân chủ tư sản” + Năm 1898, chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha bùng nổ. Nhân dân Philippines lại vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, song sau khi Mĩ chiến thắng, Philippines lại rơi vào ách thống trị mới của đế quốc Mĩ. + Năm 1931, Mĩ trao trả quyền tự trị cho Philippines.  Ở Indonesia, vào năm 1911, giai cấp tư sản dân tộc khá lớn mạnh và tập hợp thành tổ chức chính trị riêng của mình –“Liên hiệp thương nhân Hồi giáo”  Cùng năm 1912, “Đảng Indonesia” được thành lập sau đổi tên thành “Đảng quốc dân” – đấu tranh cho sự bình đẳng với người Âu.  Năm 1926-1927, Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Xumatora nhưng bị thất bại  Năm 1927, người thanh niên yêu nước Acmet Xucacno thành lập “Đảng dân tộc”  Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng (12/1941), mở đầu chiến tranh Thái Bình Dương, tình hình Đông Nam Á thêm căng thẳng  Nét nổi bật ở thời kỳ này là sự ra đời các MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT, và xây dựng LỰC LƯỢNG VŨ TRANG của nhân dân mỗi nước => do tình hình cụ thể của thế giới và mỗi nước, đường lối cứu nước có khác nhau, song vấn đề dân tộc vẫn được đặt lên hàng đầu a. Thời kỳ hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập + Năm 1946, Philippines tuyên bố thành lập nước cộng hòa + Tháng 10/1947, Anh ký hiệp ước công nhận nền độc lập của Miến Điện. Ngày 11/1/1948, Liên Bang Miến Điện tuyên bố thành lập + Năm 1949, Hà Lan ký hiệp định Hague công nhận và trao chủ quyền toàn bộ lãnh thổ cho Indonesia.  Tháng 8/1957, Anh công nhân nền độc lập của Mã Lai, và ngày 31/8/1957, Mã Lai tuyên bố độc lập  Sau thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954, Pháp buộc phải ký Hiệp định Gionevo công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương  Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnom Penh được giải phóng. Ngày 2/12/1975, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập + INDONESIA:  1957-1965: chính phủ của tổng thống Xucacno đã tiến hành quốc hữu hóa một số đồn điền, nhà máy, ngân hàng của tư bản nước ngoài, thực hiện những cải cách kinh tế trong nước và thi hành rộng rãi các quyền tự do dân chủ.  Ngày 30/9/1965: đơn vị quân đội bảo vệ phủ tổng thống đã tiến hành cuộc đảo chính quân sự, cuộc đảo chính nhanh chóng bị dập tắt. Sau đó, chính phủ mới được thành lập với tổng thống là ông Xuhacto. Từ đây, Indonesia dần ổn định về chính trị và phát triển nhanh về kinh tế. + PHILIPPINES:  Thời kỳ đầu sau khi giành được độc lập, Mỹ lũng đoạn nền kinh tế Philippines với 50% tổng số vốn đầu tư nước ngoài ở Philippines.  Năm 1965, tổng thống Maccot đề ra những chính sách cải cách kinh tế với tên gọi “Chương trình xây dựng xã hội mới” nhằm chuyển kinh tế Philippines từ nông nghiệp nửa phong kiến sang kinh tế công nông nghiệp, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò trọng yếu. + THÁI LAN:  Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ nhất (1961-1966) và lần 2 (1966-1971) với phương châm khia thác và tận dụng các nguồn lực từ bên trong và bên ngoài để phát triển đất nước. Thời kỳ này được gọi là “thời kỳ vàng” của nền kinh tế Thái. + MALAYSIA:  Chính phủ Malaysia đề ra kế hoạch tập trung phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp.  Năm 1971-1990: hướng vào phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến hướng ra xuất khẩu và Malaysia đã đạt được sự cải thiện đáng kể về kinh tế- xã hội. SINGAPORE:  Năm 1965: nước cộng hòa Singapore non trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đường lối phát triển  thời kỳ đầu (1965-1970): Singapore tiến hành công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu nhằm hạn chế tình trạng thất nghiệp.  Năm 1979: chính phủ đề ra chiến lược phát triển kinh tế mới với nội dung cải tổ cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa công nghệ và sử dụng nhiều chất xám, được mệnh danh là “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai” ở Singapore. + BRUNEI:  Sau khi giành được độc lập (1/1/1984), chính phủ tập trung vào ngành khai thác dầu lửa và khí đốt  Năm 1987: Brunei đứng thứ hai về xuất khẩu hơi đốt hóa lỏng trên thế giới – chủ yếu đưa sang thị trường Nhật Bản + MYANMAR:  Mệnh danh: “nước xuất khẩu gạo số một” từ năm 1890 đến Chiến tranh thế giới thứ hai.  Sau cuộc đảo chính (2/3/1962): thời kỳ cầm quyền của ĐẢNG CƯƠNG LĨNH XÃ HỘI CHỦ NGHĨA MIẾN ĐIỆN (1962-1988). ◦ Sau 1988: đất nước đặt dưới sự điều hành của Hội đồng khôi phục trật tự và luật pháp quốc gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2017_9_2017m9_5h48m20_chuong_2_2_42.pdf