Tiếng Việt lớp 3 - Luyện từ và câu

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ quê hương.

- Củng cố mẫu câu : Ai làm gì?

2. Kĩ năng :

- HS biết cách phân loại các từ ngữ về quê hương, dùng từ cùng nghĩa thích hợp để thay thế cho từ quê hương.

- HS đặt được câu theo mẫu Ai làm gì? với các từ ngữ chỉ quê hương.

3. Thái độ :

- Chăm ngoan, tích cực học tập

- Yêu quê hương.

 

docx3 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tiếng Việt lớp 3 - Luyện từ và câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG GIÁO ÁN Môn : Tiếng Việt Phân môn : Luyện từ và câu Lớp : 3/1 Bài : Mở rộng vốn từ : Quê hương. Ôn tập câu câu Ai làm gì? Giáo viên dạy : Trần Thị Oanh Sinh viên kiến tập : Hồ Thị Diệu Hương. Tuần 11, ngày 4/11/2015 Mục tiêu : Kiến thức : Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ quê hương. Củng cố mẫu câu : Ai làm gì? Kĩ năng : HS biết cách phân loại các từ ngữ về quê hương, dùng từ cùng nghĩa thích hợp để thay thế cho từ quê hương. HS đặt được câu theo mẫu Ai làm gì? với các từ ngữ chỉ quê hương. Thái độ : Chăm ngoan, tích cực học tập Yêu quê hương. Đồ dùng dạy học : Giáo viên : Bài tập viết sẵn trên bảng Các thẻ ghi các từ trong bài 1/89, từ ngữ cần thay thế trong phần ngoặc đơn bài 2/89. Học sinh : Bút , vở, sgk. Các phương pháp dạy học : Thuyết trình, giảng giải – minh họa, vấn đáp, thực hành. Quy trình dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ôn định lớp (1p’) Kiểm tra bài cũ (2p’) Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập 2 của tiết 10 (trang 80 ) Gọi lần lượt 3 HS trả lời. Yêu câu hs nhận xét bài của các bạn. Nhận xét, chốt đáp án. Bài mới: Giới thiệu bài (1p’) Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Hướng dẫn bài tập. Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ : Quê hương (16p’). Bài tập 1 Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập 1. Hướng dẫn cách làm : bài tập yêu cầu xếp các từ ngữ chỉ quê đã cho sẵn vào nhóm thích hợp. Ví dụ,nhóm thứ nhất chỉ sự vật ở quê hương như từ : cây đa ; Nhóm thứ hai chỉ tình cảm đối với quê hương, ví dụ như từ gắn bó. Trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Nêu luật chơi : Lớp chia làm 2 đội, mỗi đội cử 4 bạn chơi. Các bạn trong đội chơi lần lượt tiếp nối nhau dùng thẻ ghi sẵn các từ ngữ gắn vào nhóm thích hợp. Tiêu chí đánh giá : đúng, đẹp, nhanh. Chốt đáp án. Nhận xét, biểu dương. Liên hệ : giáo dục tình yêu quê hương. Bài tập 2 Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. Yêu câu 1HS đọc các từ trong ngoặc đơn. Giải thích nghĩa các từ : + Giang sơn : là đất có người dân sinh sống và sự cai quản đứng đầu là vị vua. + Nơi chôn rau cắt rốn : nơi sinh ra, lớn lên và sinh sống của mỗi người, là nơi chứa đựng tình cảm thiêng liêng, là nơi ta luôn muốn quay vê. + Quê quán : là nơi chỉ nguồn gốc của gia đình, dòng họ. Yêu câu HS chọn từ thích hợp nhất. Gọi 2 HS lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng. Chốt đáp án. Ôn tập mẫu câu Ai làm gì? (14p’) Bài tập 3 Yêu cầu HS đọc đề bài. Hỏi : Bài tập yêu câu làm gì ? Yêu câu 2 HS làm trên bảng. Quan sát, hướng dẫn. Yêu câu HS nhận xét bài trên bảng. Nhận xét cho điểm. Bài tập 4 Gọi HS đọc đề bài. Yêu cầu HS suy nghĩ đặt câu với từ nông dân. Gọi 5 HS đọc bài làm. Nhận xét. Củng cố, dặn dò (2p’) Yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa học. Chuẩn bị thêm các từ ngữ chủ điểm Quê hương, ôn mẫu câu Ai làm gì? Hát . Đọc yêu cầu 3 HS trả lời lần lượt, mỗi HS 1 câu. Đáp án: Tiếng suối với tiếng đàn. Tiếng suối với tiếng hát. Tiếng chim kêu với tiếng xóc những rổ tiền đồng. Đọc . Làm vào vở bài tập hoặc làm nháp 2 đội cử người chơi Tham gia chơi khi nghe hiệu lệnh bắt đầu, cả lớp cổ vũ. Đáp án: Nhóm từ ngữ chỉ sự vật quê hương : dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường. Nhóm từ ngữ chỉ tình cảm đối với quê hương : thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào. Đọc lại các từ trong hai nhóm. 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc đoạn văn. Đọc. Lắng nghe 2 HS làm trên bảng, HS khác làm vào vở. Đáp án : Tây Nguyên là nơi chôn rau cắt rốn của tôi. 1HS đọc Trả lời. 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. Nhận xét bài của bạn. Đọc Làm bài 5 HS đọc bài làm. Nhắc lại. Lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluyen_tu_va_cau_491.docx