Tiểu luận Bàn về các chế độ sở hữu

Hiện nay trong các nước XHCN đang tiến hành cải tổ và đổi mới, đang nghiên cứu một cách sâu sắc nguyên nhân của những tích cực và tiêu cực, và đã rút ra một trong những nguyên nhân quan trọng nhất: có sự sai lầm và biến dạng trong lĩnh vực sở hữu.

 

Xét cả về mặt lý luận và thực tiễn, vấn đề sở hữu là một trong những đề then chốt, cơ bản nhất, đồng thời cũng rất phức tạp. Do đó việc cải tổ, đổi mới và phát triển các quan hệ sở hữu (QHSH) là khâu chủ yếu trong đổi mới lĩnh vực kinh tế, cũng như các lĩnh vực xã hội khác của xã hội XHCN.

 

Khi phát hiện ra những sai lầm và biến dạng trong lĩnh vực sở hữu, việc tiến hành cải tổ và đổi mới các QHSH gặp những trở ngại, khó khăn lớn bởi những lý do sau đây:

 

- Sự phức tạp nhiều mặt của chính các QHSH

- Sự phức tạp của cấu trúc các chủ thể và khách thể sở hữu.

- Tính đa dạng, tính đa cấp độ của quá trình xã hội hóa (XHH) thực tế nền sản suất phản ánh lên các loại, các hình thức sở hữu.

- Sự biến dạng không chỉ là hình thức, mà còn mang tính bản chất của QHSH, từ đó tác động lên lực lượng sản xuất (LLSX), kiến trúc thượng tầng (KTTT), cơ cấu nền kinh tế quốc dân.

- Bản thân những vấn đề líý luận nền tảng của học thuyết về CNXH, xây dựng CNXH một thời gian dài bị hiểu một cách giáo điều, đơn giản, siêu hình, thiên về coi CNXH là một chân lý sẵn có, đã hòan chỉnh, chỉ việc áp dụng. Tất cả các QHSH: toàn dân, tập thể, cá nhân, nhóm hiệp hội , các quá trình XHH thực tế đều không được nghiên cứu nghiêm túc; giữa lý luận và thực tiễn có một khoảng cách rất xa, nhất là việc áp đặt thực tiễn đi theo một lý luận giáo điều. Sự biến dạng của thực tiễn lại dưới tác động của lý luận giáo điều làm cho thực tiễn lại càng biến dạng hơn . Tính hợp của hai biến dạng đó đưa lại những hậu quả nặng nề nhiều mặt.

 

- Ngày nay khi nhìn ra những sai lầm, những biến dạng trong lĩnh vực sở hữu, việc khắc phục và đổi mới còn khó khăn bới chính các chủ thể sở hữu cũng đã bị biến dạng, và các khách thể sở hữu (hệ thống kinh tế- xã hội ) đã trở thành một hệ thống có cả những lợi ích cá nhân, cục bộ - trở thành vật cản cho quá trình đổi mới.

 

Tuy nhiên chính cuộc sống, chính công cuộc đổi mới CNXH đang đặt ra đòi hỏi phải cải tổ, đổi mới thực sự các QHSH.

 

doc21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Bàn về các chế độ sở hữu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bàn về các chế độ sở hữu Phần I: Một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu các quan hệ sở hữu Hiện nay trong các nước XHCN đang tiến hành cải tổ và đổi mới, đang nghiên cứu một cách sâu sắc nguyên nhân của những tích cực và tiêu cực, và đã rút ra một trong những nguyên nhân quan trọng nhất: có sự sai lầm và biến dạng trong lĩnh vực sở hữu. Xét cả về mặt lý luận và thực tiễn, vấn đề sở hữu là một trong những đề then chốt, cơ bản nhất, đồng thời cũng rất phức tạp. Do đó việc cải tổ, đổi mới và phát triển các quan hệ sở hữu (QHSH) là khâu chủ yếu trong đổi mới lĩnh vực kinh tế, cũng như các lĩnh vực xã hội khác của xã hội XHCN. Khi phát hiện ra những sai lầm và biến dạng trong lĩnh vực sở hữu, việc tiến hành cải tổ và đổi mới các QHSH gặp những trở ngại, khó khăn lớn bởi những lý do sau đây: - Sự phức tạp nhiều mặt của chính các QHSH - Sự phức tạp của cấu trúc các chủ thể và khách thể sở hữu. - Tính đa dạng, tính đa cấp độ của quá trình xã hội hóa (XHH) thực tế nền sản suất phản ánh lên các loại, các hình thức sở hữu. - Sự biến dạng không chỉ là hình thức, mà còn mang tính bản chất của QHSH, từ đó tác động lên lực lượng sản xuất (LLSX), kiến trúc thượng tầng (KTTT), cơ cấu nền kinh tế quốc dân. - Bản thân những vấn đề lí‎ luận nền tảng của học thuyết về CNXH, xây dựng CNXH một thời gian dài bị hiểu một cách giáo điều, đơn giản, siêu hình, thiên về coi CNXH là một chân lý sẵn có, đã hòan chỉnh, chỉ việc áp dụng. Tất cả các QHSH: toàn dân, tập thể, cá nhân, nhóm hiệp hội , các quá trình XHH thực tế đều không được nghiên cứu nghiêm túc; giữa lý luận và thực tiễn có một khoảng cách rất xa, nhất là việc áp đặt thực tiễn đi theo một lý luận giáo điều. Sự biến dạng của thực tiễn lại dưới tác động của lý luận giáo điều làm cho thực tiễn lại càng biến dạng hơn ... Tính hợp của hai biến dạng đó đưa lại những hậu quả nặng nề nhiều mặt. - Ngày nay khi nhìn ra những sai lầm, những biến dạng trong lĩnh vực sở hữu, việc khắc phục và đổi mới còn khó khăn bới chính các chủ thể sở hữu cũng đã bị biến dạng, và các khách thể sở hữu (hệ thống kinh tế- xã hội ) đã trở thành một hệ thống có cả những lợi ích cá nhân, cục bộ - trở thành vật cản cho quá trình đổi mới. Tuy nhiên chính cuộc sống, chính công cuộc đổi mới CNXH đang đặt ra đòi hỏi phải cải tổ, đổi mới thực sự các QHSH. I - Cần tiếp cận các QHSH từ những giác độ nào ? Khi nói đến vấn đề cải tổ và đổi mới các QHSH, điều đầu tiên cần đề cập tới là xem xét các QHSH từ những giác độ nào? Bởi vì, nếu không có một xuất phát điểm nhất quán để xem xét vấn đề này, có thể dẫn tới những cách đánh giá cực đoan, phiến diện, sẽ không có đầy đủ căn cứ để khẳng định những luận giải đưa ra. Phải chăng nên tiếp cận vấn đề sở hữu từ những phương diện sau đây: l . Chế độ sở hữu với tư cách là nền tảng của chế độ xã hội: Chế độ sở hữu với tư cách là nền tảng của chế độ xã hội, góp phần quyết định bản chất của chế độ xã hội. Do vậy cải tổ và Đổi mới QHSH XHCN là để có nhiều CNXH hơn, chứ không phải là xa rời những nguyên tắc của CNXH, xa rời bản chất của xã hội XHCN. Tuy nhiên khi khẳng định như vậy, đồng thời chúng ta cũng phải nhận thức sâu sắc rằng: a) Chúng ta chưa có một CNXH hoàn chỉnh, chúng ta đang xây dựng nó, rằng chúng ta đang ở chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH, rằng CNXH cũng như bất kỳ một hình thái xã hội nào khác phải có quá trình trưởng thành (kể cả về bản chất), đo đó không thể xem xét các QHSH một cách ảo tưởng, thoát ly thực tế (như là đã có CNXH thuần khiết). b) CNXH xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu, thì cũng cần hiểu đây là một quá trình lâu dài, đặc biệt đối với những nước kém phát triển như nước ta. Điều này không hoàn toàn giống như Mác khẳng định việc quá độ từ CNTB sang CNXH (điều này rất hay bị lãng quên). 2. Cần phải xem xét, xây dựng các QHSH từ phương diện hiệu quả kinh tế: Tính hiệu quả của các loại, các hình thức sở hữu không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với cấp độ sở hữu (theo tính chất xã hội mà ta hay gọi). Thực tế ở các nước XHCN đều xuất hiện khuynh hướng sau: quốc doanh kém tập thể, tập thể thua cá thể, xét về phương diện hiệu quả kinh tế. Nói chung, quy mô càng to thì hiệu quả càng thấp. ở nước ta TBCN cũng có bức tranh tương tự Như thế, việc nâng cao tính hiệu quả có khi sẽ mâu thuẫn với các mục tiêu xã hội của CNXH. Do đó khi xác lập hệ thống các QHSH phải tính tới hiệu quả của mỗi thành phần kinh tế, của mỗi loại, hình thức sở hữu cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vấn đề bảo đảm tính năng động, tính hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân đồng thời tuân thủ theo những giá trị XHCN trong thời kỳ quá độ (TKQĐ) là một việc không dễ dàng. ở đây đã từng rơi vào 2 cực đoan: để khẳng định tính chất XHCN: quốc doanh hoá, tập thể hoá triệt để, không tính tới các điều kiện, tiền đề kinh tế khách quan, dẫn đến hiệu quả lại phi quốc doanh hoá, phi tập thể hoá một cách tràn lan, làm tổn hại đến các mục tiêu của XHCN. Do đó việc đổi mới và hoàn thiện chế độ sở hữu phải nhìn thấy biện chứng sâu sắc của 2 mặt đó. Phải từ tính hiệu quả để lực chọn các hình thức quy mô sở hữu cho phù hợp, bảo đảm được những mục tiêu định hướng cơ bản của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 3 . Tiếp cận từ phương diện lợi ích: Quan hệ sở hữu về thực chất là quan hệ lợi ích một hệ thống các QHSH phù hợp chính là bảo đảm sự hài hoà giữa các lợi ích : xã hội, tập thể, địa phương, các thành phần kinh tế khác nhau, các nhóm; các tầng lớp xã hội khác nhau, các cá nhân. Vấn đề mấu chốt là tạo nên động lực ở mỗi cá nhân con người cũng như của toàn xã hội . Nếu ở mỗi con người mất đi động lực, thì động lực của toàn xã hội cũng không có. Lợi ích đó phải thể hiện ở cả quyền sở hữu, quyền điều tiết và sử dụng TLSX cũng như kết quả lao động (sản phẩm). Nói tới quyền sở hữu mà không nói tới lợi ích, không nói tới quyền làm chủ thì đó không phải là một quyền sở hữu đích thực. Trong một xã hội còn kém phát triển thì lợi ích đó không chỉ phản ánh ở nguyên tắc phân phối theo lao động, mà còn ở những hình thức phân phối khác (ví dụ theo cổ phần), và điều đó phải được phản ánh trong các QHSH. 4. QHSH phải được xem xét trong mối tương quan với trình độ XHH thực tế của LLSX, của nền sản xuất xã hội (đặc biệt là sự phát triển của công cụ lao động, của KHKT): Khi hình thức sở hữu phù hợp với trình độ XHH của nền sản xuất (trình độ XHH thực tê) thì nền sản xuất mới có hiệu quả. Tức là phải xét QHSH trên cở sở những vật yếu kinh tế - kỹ thuật, chính những mối liên hệ kinh tế - kỹ thuật khách quan mới đan kết nền sản xuất xã hội với nhau, gắn các chủ sở hữu với nhau ở những cấp độ khác nhau. Những chủ thể sản xuất tự cung, tự cấp nói chung, không cần có hình thức sở hữu tập thể. Trong quá trình phát triển và xã hội hoá nền sản xuất ta thấy diễn ra hai khuynh hướng sau đây: - Tập trung hoá, liên kết hoá. - Phân tán hoá, chuyên sâu hoá. Hai khuynh hướng đó không hề triệt tiêu nhau, mà lại bổ trợ cho nhau. Rõ ràng, xã hội hoá không chỉ là tập trung hoá, mà với sự phát triển vũ bão của KHKT đã tạo ra những công cụ, kỹ thuật hiện đại cho phép ở quy mô sở hữu nhỏ vẫn có hiệu quả cao: Ví dụ các máy công cụ canh tác đa năng nhỏ hợp với các hộ gia đình, bên cạnh các xí nghiệp lớn, sản xuất tập trung, ra đời các xưởng vệ tinh gia đình (do công cụ tinh vi, rẻ, từng gia đình có thể trang bị được và sản xuất có hiệu quả lớn). Mặt khác, khi trình độ của công cụ sản xuất thấp, năng suất và hiệu quả không cao mà lại đẩy tới những hình thức sở hữu cao, quy mô to, thì đó chỉ là xã hội hoá mang tính hình thức. Quá trình XHH không phải là tập thể hoá một chiều, mà xã hội hoá còn đẩy mạnh cả sự cá thể hoá, cả sự độc lập hoá và tương tác lẫn nhau. Xây dựng hệ thống QHSH phải thấy hết những khuynh hướng khách quan này. 5 . Loại và hình thức sở hữu phải xem xét trong sự tương hợp với tính đặc thù của lĩnh vực sản xuất - kinh doanh: Có những lĩnh vực sản xuất mà trong đó các khâu của quy trình sản xuất có thể được chuyên môn hoá, quy trình hoá, tiêu chuẩn hoá một cách cao độ(nhue trong sản xuất công nghiệp hiện đại), lại có lĩnh vực khó có thể cắt đoạn, tiêu chuẩn hoá một cách rạch ròi, máy móc được (như linh vực sản xuất nông nghiệp). Trong lĩnh vực nông nghiệp, qua thực tế lâu năm của nhiều nước, người ta đã rút ra một điều có tính quy luật là: Hợp tác hoá ở những khâu càng xa quá trình sinh học bao nhiêu thì càng tốt (có nghĩa là HTH chủ yếu ở những khâu dịch vụ, chế biến). Rõ ràng những tính đặc thù của mỗi lĩnh vực sản xuất - kinh doanh phải được tính tới trong quá trình xây dựng các QHSH. 6. Phải có quan điểm lịch sử khi xem xét vấn đề sở hữu: Tính chất triệt để của một cuộc cách mạng chính trị - xã hội không hoàn toàn trùng hợp với tính chất triệt để của cách mạng QHSH cả về quy mô, hình thức, thời gian và cấp độ, tuy rằng giữa chúng có quan hệ bản chất với nhau. QHSH có sự kế thừa, bảo lưu (cả những mặt tốt và những nét lạc hậu, tiêu cực, mà nếu xoá vội đi có khi đưa đến một hậu quả tiêu cực hơn: như muốn xoá nhanh sở hữu tư nhân, cá thể, kinh tế gia đình). Cuộc cách mạng về QHSH còn lâu dài và chưa thể nói là đã hoàn tất công cuộc cải tạo XHCN. Quan điểm lịch sử còn đòi hỏi xem xét không chỉ các QHSH đã có ở nước ta và sự ảnh hưởng của chúng, mà còn phải nghiên cứu kỹ các bước đã đi qua của các nước anh em, của quá trình phát triển chế độ sở hữu ở các nước TBCN (mà ta không trải qua), bởi vì ngoài phương tiện bản chất xã hội ra, trong QHSH còn chứa đựng những đặc trưng kinh tế - kỹ thuật khách quan phản ánh quá trình xã hội nền sản xuất, phản ánh quá trình khách quan thay đổi hình thức và quy mô sở hữu. Các QHSH cũng có những hình thức và bước đi lịch sử tất yếu. 7. Phải có quan điểm hệ thống khi xem xét các QHSH: - Các QHSX mà trong đó mấu chốt là QHSH trong bất kỳ phương thức sở hữu nào cũng tồn tại như một hệ thống. Không một QHSH nào có thể tổn tại tự nó bên ngoài các mối liên hệ với các QHSX khác, trước hết là quan hệ phân phối và quan hệ quản lý. Có thể ví các QHSH như một bộ xương của một cơ thể, còn quan phân phối là hệ tuần hoàn, quan hệ quản lý là hệ thần kinh. Dù bộ xương có vững chắc, nhưng hệ tuần hoàn, hệ thần kinh không phù hợp thì vẫn cứ cứ là một cơ thể còm cõi, không sức sống của một nền kinh tế, không đủ để chứng minh tính ưu việt của một chế độ xã hội. - Trong thành phần quốc doanh và mỗi thành phần kinh tế khác đều có một phần kinh tế tương tác mang tính đặc thù giữa chế độ sở hữu, chế độ phân phối, chế độ quản lý. Sự tương tác tổng hợp trên toàn bộ nền kinh tế là một chế độ sở hữu mang tính tỗn hợp, cơ chế quản lý cũng vậy và cơ chế phân phối cũng vậy, mặc dù nó có tính chủ đạo của nó là tính XHCN. Sự phức tạp chính là xác định cơ chế này. - Các QHSH và các QHSX tạo nên một hệ thống mở tương tác với 2 hệ thống khác: + Hệ thống kiến trúc thượng tầng. + Hệ thống lực lượng sản xuất. Sự tương tác này khôg đơn trị một chiều. QHSH đã hình thức, thì sự biến dạng ở kiến trúc thượng tầng với cơ chế quan liêu bao cấp lại càng đẩy tới sự biến dạng của QHSH và ngược lại. Còn đối với lực lựợng sản xuất thì các QHSH nói riêng (và các QHSX nói chung) có vai trò liên kết, các yếu tố LLSX thành một hệ thống tối ưu nhất. Chất kết dính trước hết là cơ chế lợi ích. Điều đặc biệt ở đây là: Con người vừa là trung tâm của các QHSX, QHSH, lại vừa là một yếu tố cấu thành có tính quyết định của LLSX. Những hình thức sở hữu không bảo đảm lợi ích cho con người, cho mỗi tập thể lao động sẽ tự làm nó suy sụp bằng việc làm mất tính hệ thống của LLSX, làm cho LLSX bị suy yếu đi, (điều này chúng ta thấy rất rõ trong cả thành phần kinh tế quốc doanh và cả các HTX nông nghiệp). Rõ ràng, con người - những người lao động cụ thể với những lợi ích cụ thể là trung tâm của các QHSH (dù là sở hữu toàn dân, sở hữu quốc doanh, sở hữu tập thể hay sở hữu cá thể). Khi ta nói CNXH sẽ xoá bỏ chế độ tư hữu, thì luôn cần nhớ rằng không phải là xoá đi chính sách nhân, cá thể, tính làm chủ, ý thức độc lập, khát vọng vươn tới sự sáng tạo, sự khẳng định mình trong tập thể, cộng đồng. Ngược lại đó lại là những mục tiêu cần vươn tới. Cải tổ các QHSH phải hướng tới đó. II. Những biến dạng của các quan hệ sở hữu và hậu quả của những biến dạng đó. Thực tiễn ở các nước XHCN cũng như ở nước ta đã chỉ rõ: không thể phủ nhận những thành tựu của chế độ sở hữu mới - sở hữu XHCN. Song cũng cần phải nhìn nhận một cách khách quan, khoa học những biến dạng của các quan hệ sở hữu và những hầu quả của chúng. Có thể nêu lên một số nội dung biến dạng chủ yếu sau: l . Thay sở hữu toàn dân (SHTD) bằng sở hữu Nhà nước (SHNN) hay coi SHNN là SHTD đề cao tuyệt đối vai trò của nó trong toàn bộ hệ thống kinh tế XHCN, là làm suy yếu địa vị của những người lao động, của các tập thể lao động, của các nhóm, các tầng lớp xã hội thực tế là ngày càng tách những người lao động ra khỏi QHSH, trên thực tế thay thế chức năng của những người sở hữu (Nhà nước và những người lao động) bằng chức năng được nhân cách hoá của các các cơ quan chức năng quản lý điều tiết các TLSX. 2. Quyền sở hữu xã hội của Nhà nước ở cấp cao ngày càng bị vi phạm do quá trình nảy sinh và phát triển tính địa phương chủ nghĩa, cục bộ ngành, biến các cơ quan quản lý ngành từ chỗ vốn là các khâu của cơ chế quản lý thành các chủ thể của các QHSH, có quyền định đoạt tất cả, điều tiết các nguồn dự trữ xã hội, TLSX, thực hiện phân phối và phân phối lại cho các đơn vị sản xuất dưới quyền không theo đúng tính chất xã hội của QHSH, gây thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội, vi phạm nghiêm trọng quyền làm chủ của người lao động (vốn là đồng chủ sở hữu). Vi phạm tính hệ thống của cơ chế quản lý tập trung dân chủ trên toàn bộ nền kinh tế. 3 . Nhà nước hoá đơn điệu các HTX, trên thực tế tồn tại quá trình biến nó thành đơn vị quốc doanh, thực hiện kế hoạch hoá pháp lệnh từ các cơ quan Nhà nước (huyện, xã), không còn giữ được là một hình thức kinh tế tập thể, tính chất của sở hữu tập thể. 4. Tuyệt đối hoá SHQD, SHTT, trên thực tế có khuynh hướng xoá bỏ các loại sở hữu khác (hoặc Nhà nước hoá nó - như hệ thống HTX tín dụng). các hình thức sở hữu của các tổ chức xã hội, của các cá nhân, tư nhân, sản xuất nhỏ, tiểu chủ kể cả kinh tế gia đình một thời gian dài bị coi là mầm mống " hằng ngày hằng giờ đẻ ra CNTB", là đối tượng của cuộc đấu tranh giai cấp "ai thắng ai" cần xoá bỏ nhanh, tận gốc. Nhưng thực tế cuộc sống đã đưa ra câu trả lời ngược lại. 5. Hạn chế các hình thức sở hữu quá độ, sở hữu hỗn hợp giữa các loại QHSH, và nếu có để tồn tại thì luôn luôn có xu thế Nhà nước hoá nó. Do đó một thời gian dài các hình thức sở hữu như: công ty hợp doanh, Nhà nước - tập thể, tập thể - cá nhân đều không có điều kiện phát triển, hoặc tồn tại rất hình thức, diễn tướng dưới 2 dạng: hoặc bị Nhà nước hoá, hoặc bị tư nhân hoá, đội lốt tập thể. 6. Làm nghèo đi và đơn giản hoá hệ thống quan hệ sở hữu XHCN (chỉ còn "ta với ta"). Những biến dạng trên dẫn đến điều gì? 1. Làm biến dạng chính ngay các quan hệ sở hữu: sở hữu trở nên bị tha hoá theo hai hướng: - TLSX, tài nguyên, lao động bí vô chủ hoá, bị sử dụng kém hiệu quả, lãng phí. - Bị chiếm đoạt, bị lợi dụng làm của riêng. 2. Làm tha hoá lao động: - Phát triển thái độ vô chủ, thờ ơ, đầu óc tư hữu, vụ lợi đối với SHNN, SHTT, mang nặng tư tưởng của người làm công. - Kìm hãm năng lực sáng tạo, khát vọng vươn lên. 3. Làm nặng thêm chủ nghĩa bình quân. 4. Phát sinh những hiện tượng kinh tế ngầm và các tệ nạn khác. 5. Hệ thống quản lý mệnh lệnh tập trung, quan liêu lại được coi là dấu hiệu tập trung dân chủ (quản lý theo kiểu này dễ nhất). 6. Sự biến dạng của QHSH đã phá hoại cơ chế tương tác giữa LLSX và QHSH, ảnh hưởng tiêu cực đến trạng thái và tính năng động của LLSX, nảy sinh cơ chế kìm hãm. Sự đứt đoạn của QHSH khỏi quan hệ biện chứng các mặt của phương thức sản xuất biểu hiện dưới hai hình thức: a) Sự phát triển không đúng hướng của LLSX (thiên về quy mô to, vĩ đại), nảy sinh quan điểm kỹ trị đối với việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội, hạ thấp vai trò của con người trong sự phát triển xã hội (phần để lại cho lĩnh vực xã hội là phần còn lại sau khi giành cho sản xuất) đó là một trong những nguyên nhân làm cho con người lao động xa lánh đối với lao động, làm giảm ý thức sáng tạo của người lao động. (Xin lưu ý là ở các nước TBCN lại lợi dụng rất nhiều nhân tố con người). Việc coi thường lợi ích cá nhân chính đáng (gắn với sở hữu, gắn với lao động) đã kìm hãm sự hình thành nhân cách của người lao động mới (chứ không phải ngược lại). - Nảy sinh và phát triển khuynh hướng sản xuất không nhằm vào lợi ích thực tế và nhu cầu của con người: + Sản xuất theo kế hoạch của cấp trên; + Sản xuất bằng bất cứ giá nào; + Độc quyền áp đặt người tiêu đùng, sản phẩm tốt xấu cũng được. Sản xuất không đối thoại với thị trường, với người tiêu dùng mà vì chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. b) Mặt khác, lại có khuynh hướng tuyệt đối hoá các QHSH. + Đơn giản hoá các mối quan hệ của các hình thức kinh doanh (giao nộp là dễ dàng nhất): + QHSH tách khỏi động thái thực tế của LLSX, khỏi trình độ XHH nền sản xuất. Trình độ của QHSH đồng nhất với quy mô to. Không thấy sự phát triển đa dạng, nhiều cấp độ của LLSX quy định tính đa dạng của các hình thức và cấp độ sở hữu, đã dẫn tới khuôn mẫu hoá, đơn điệu hoá, đơn điệu hoá các hình thức của đời sống kinh tế, làm nghèo đi, đơn giản hoá cơ cấu kinh tế của CNXH (chỉ còn lại "ta với ta", chỉ có một kiểu xí nghiệp quốc doanh, chỉ có một kiểu HTX). Tuyệt đối hoá tập trung trong quản lý kinh tế. - Các bộ các ngành với cơ chế quan liêu, với tính cục bộ đã trở thành chướng ngại vật đối với sự phát triển của các lĩnh vực liên ngành, của tiến bộ KHKT và nhiều lĩnh vực khác của khách quan đòi hỏi. Ta hãy lấy ví dụ về nhập khẩu thiết bị : người có nhu cầu, người duyệt, người cấp kinh phí, người báo giá, người liên hệ với bạn hàng nước ngoài, người ký kết, người chuyên chở,vv.. mỗi 'ông" đều có quyền định đoạt số phận của thiết bị nhập. Rõ ràng sự biến dạng, sự đứt đoạn của các quan hệ sở hữu (dù rằng trong ngạch một loại sở hữu) đã triệt tiêu, đã ngăn trở động lực phát triển. Việc xây dựng các QHSH không tính đến trình độ XHH thực tế của LLSX, của những điều kiện kinh tế - kỹ thuật cụ thể, của những ngành cụ thể đã phải trả giá đắt như thế nào. Rõ ràng như là trong lĩnh vực nông nghiệp của các nước XHCN, việc áp dụng kiểu sản xuất công nghiệp, không tính đến quá trình sinh họ, không tính đến yếu tố phi kinh tế (như tình yêu của người nông dân với ruộng đất) đã dẫn đến sự suy thoái của nền nông nghiệp mà phải nhiều năm mới khôi phục được. III- Nguyên nhân của của sự biến dạng QHSH Vậy thì tại sao lại có những biến dạng về QHSH? đâu là nguyên nhân chủ quan? đâu là nguyên nhân khách quan? Phải chăng có thể nêu lên một số nguyên nhân chính sau đây: 1. Trước hết là nguyên nhân về nhận thức luận, xuất phát từ nhận thức giản đơn, giáo điều về CNXH, về quá trình xây dựng CNXH: + CNXH là công hữu hoá, là tập thể hoá thoát ly khỏi tất yếu kinh tế - xã hội, là làm chung hưởng chung; + Tổ đổi công là mầm mống CNXH; + HTX bậc thấp là l/2 CNXH; + HTX bậc cao là CNXH. Đã "quốc doanh" là tất yếu có nhiều tính XHCN, dù làm ăn thua lỗ triền miên. 2. Những nguyên nhân biến dạng phải nhìn nhận chính trong quá trình phát triển của các QHSH (ở đây khó có thể đồng tình với quan niệm cho rằng QHSH khi mới hình thành đã có ngay đầy đủ mọi cuộc tình bản chất của nó). a) Tính toàn dân của sở hữu chỉ đạt được sự hoàn thiện khi trong việc chiếm hưũ TLSX và kết quả lao động, phát triển văn hoá và tinh thần có sự tham gia trực tiếp, bình đẳng của mỗi con người cụ thể, mỗi tập thể, và toàn xã hội nói chung. Thực tế để đạt được tính hoàn thiện đó còn là một quá trình lâu dài. SHTD không thể tồn tại "trừu tượng" mà phải rất cụ thể đối với mỗi người. Rõ ràng, về mặt khách quan, do chưa hoàn thiện về XHH nền sản xuất, đặc biệt như nước ta, lao động chưa là lao động xã hội trực tiếp nên SHXH thực tế bị phân chia giữa các cấp chủ thể, quyền điều hành, phân phối thuộc về các cấp quản lý bên trên trong cơ cấu kinh tế chung, chính điều đó đã dẫn đến sự vi phạm các mối quan hệ trực tiếp giữa con người và TLSX (như SHTD đòi hỏi). Đó là lý do khách quan làm cho SHTD chưa thể đạt tới sự hoàn thiện, mà được biểu hiện dưới dạng SHNN. b) SHTD (hay SHNN) không đảm bảo được tính toàn dân còn do sự độc quyền hoá TLSX và sản phẩm lao động của cơ quan quản lý. Việc phân phối cho ai, trên cơ sở nào, ở mức độ nào nhiều khi do sự độc quyền điều tiết, chính các quan hệ độc quyền này đã quyết định địa vị các nhóm, các tầng lớp, các tập thể và mỗi con người trong nền sở hữu xã hội và trong toàn bộ hệ thống các quan hệ kinh tế - xã hội; do địa vị khác nhau đó đối với TLSX, làm cho thái độ làm chủ đối với TLSX, đối với lao động của họ không giống nhau, không đạt tới mức cần có đối với SHTD, thể hiện sự không bình đẳng hoàn toàn giữa xã hội, các tập thể, nghĩa là có sự sai lệch đối với nội dung khách quan của quan hệ SH XHCN. Trên thực tế Nhà nước thay mặt giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân thuân với sự đa dạng của các lợi ích, với sự khác biệt về trình độ XHH nền sở hữu của các lực lượng sản xuất khác nhau. 3 . Có khuynh hướng tuyệt đối hoá vai trò của kinh tế tập trung (KTTT), trong việc xây dựng QHSH, dùng mệnh lệnh hành chính để thực hiện quá trình tập trung hoá, XHH một cách phi kinh tế. Nhà nước hoá các quan hệ sở hữu các hoạt động xã hội khác (Nhà nước hoá chứ không phải pháp chế hoá - là cái mà ta cần có). Nhà nước trực tiếp đứng ra điều tiết tất cả từ mọi quan hệ vĩ mô đến con người cụ thể. Trên thực tế tạo nên SHNN. 4. Để cho SHNN trở thành SHTD thì Nhà nước ít nhất phải : - Đại diện một cách công bằng và bình đẳng lợi ích giống nhau và lợi ích riêng của các giai cấp, các tập thể và mỗi cá nhân. - Sử dụng một cách công bằng và bình đăng toàn bộ tiềm năng của đất nước vào sản xuất. Có nghĩa là mọi thành viên trong xã hội phải có quyền như nhau trong các QHSH. Nhưng trong trình độ hiện nay, các điều kiện ấy đều chưa ở mức hoàn thiện. Rõ ràng điều kiện khách quan đó đòi hỏi phải có sự phân cấp sở hữu thành nhiều cấp độ và hình thức cho phù hợp. Từ đây đòi hỏi phải nghiên cứu xem xét cấu trúc của hệ thống các chủ thể hệ thống các chủ thể sở hữu: Nhà nước, các tập thể lao động, cá nhân, các vùng, địa phương, xí nghiệp, hợp tác xã. Như vậy do chưa đạt tới trình độ XHH cần thiết của nền sản xuất của TLSX, chưa đạt tới độ chính muồi của SH XHCN mà tồn tại mâu thuẫn khách quan sau: mâu thuẫn giữa SHTD, SHNN. SHTT với việc phát huy tính năng động, tính hiệu quả của nền sản xuất đòi hỏi phải trao quyền tự chủ cho mỗi đơn vị, mỗi khâu, mỗi cá nhân trong quá trình sản xuất: nghĩa là phi tập trung hoá - trong quản lý kinh tế ở một mức độ cần thiết phù hợp với trình độ xã hội hoá của LLSX. Tức là làm sao liên kết tính toàn dân, tính XHCN với từng đơn vị cơ sở, với mỗi con người cụ thể. Không giải quyết tốt mâu thuẫn này, nền sản xuất xã hội bị suy thoái, bị rối loạn từ bên trong, từ các quan hệ cơ sở của nó. Giải quyết mâu thuẫn này phải bằng con đường tìm ra một kết cấu sở hữu (gồm nhiều loại, nhiều hình thức, nhiều cấp độ) phù hợp, cho phép kết hợp hài hoà các lợi ích khác nhau, định hướng theo XHCN. 5. Hệ thống lý luận về vấn đề sở hữu còn rất non yếu, một thời gian dài lại không được lưu ý nghiên cứu đúng mức cho nên những giải pháp thực tiễn về QHSH đã không được trợ giúp một cách kịp thời và có căn cứ khoa học, những hình thức và quan hệ kinh tế mới chậm được tổng kết để nâng lên thành lý luận chỉ đạo thực tiễn. Hơn nữa trong thực tiễn lại chưa có một hệ thống đầy đủ luật về các QHSH nên dễ bị các chủ thể lợi dụng mưu cầu lợi ích cá nhân cục bộ, làm cho các QHSH lại càng biến dạng hơn. IV. Một số vấn đề đang đặt ra. Rõ ràng thực tiến đòi hỏi giải quyết vấn đề sở hữu không thể chỉ bằng kinh nghiệm, bằng quá trình phát triển tự phát, mà phải thông qua việc giải đáp những vấn đề lý luận cơ bản. ở đây việc dùng lý luận khoa học để tổng kết, để phân tích những quá trình thực tiễn là hết sức quan trọng (đặc biệt là những QHSH bị biến dạng đang gây ra sự rối loạn, trì trệ trong nền kinh tế - xã hội), từ đó đưa ra những kiến nghị có căn cứ để chỉ đạo thực tiễn. Mặt khác do tất yếu khách quan trong thực tế đang ra đời nhiều loại, hình thức QHSH mới mà gắn với chúng là các hình thức, các tổ chức kinh tế cụ thể, có hiệu quả. Khoa học phải luận chứng cho các quá trình này. 1. Trước hết phải nghiên cứu làm rõ cơ chế của chế độ SH CNXH. Nền kinh tế nhiều thành phần và sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải đoạn tuyệt với quan niệm SHTD, SHNN, SHTT tồn tại biệt lập với các loại sở hữu với nhau trên tất cả các phương diện của QHSH, tạo nên các hình thức sở hữu hỗn hợp rất phong phú. Có thể coi đây là chế độ sở hữu quá độ lên CNXH (các thành phần kinh tế CNXH cũng chưa đạt tới độ trưởng thành của nó, các thành phần kinh tế khác không tồn tại dưới dạng nguyên nghĩa). Toàn bộ các dòng TLSX, vốn, vật tư, lao động, công nghệ, thông tin đang vận động "xuyên qua” nhiều chủ thể sở hữu ở nhiều cấp độ khác nhau, do đó tính chất CNXH của chế độ sở hữu này được quyết định không chỉ bởi các thành phần kinh tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4769_ban_ve_cac_che_do_so_huu.doc