Tiểu luận Đánh giá chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của KFC

KFC là cụm từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICHKEN – Thịt gà rán Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum! Restaurant Internation (Hoa Kỳ). Đây là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước trên thế giới. Hiện Yum! Restaurant đã có tới 34.000 nhà hàng trên toàn cầu. Thị trường châu Á, đang là thị trường tiềm năng, phát đạt nhất của Yum! Restaurant.

Trong hai năm 2005-2006, khi dịch Sars và đại dịch cúm gia cầm hoành hành ở nhiều nước khiến thị phần của KFC giảm sút nghiêm trọng, nhiều thị trường gà rán KFC có chứa một số phẩm mầu, hàm lượng gây Cholesterol và béo phì cho người sử dụng. gây tổn thất không nhỏ đến doanh thu, kế hoạch phát triển thị trường KFC.

Nhưng bằng chiến lược kinh doanh phù hợp, sản phẩm đã trở nên quen thuộc với nhiều thị trường, Restaurant đã nhanh chóng lấy lại hình ảnh, thương hiệu của mình, đặc biệt là thị trường châu Á. Có thể nói năm 2006 là năm châu Á của gà rán KFC. Chỉ tính riêng tại thị trường Trung Quốc, hiện số cửa hàng của KFC đã lên đến cón số hơn 5000. Doanh thu năm qua của Restaurant tại Trung Quốc lên hơn 200 triệu USD, vượt xa đối thủ cùng thị trường là L'etoile (Pháp), có mặt ở đây nhiều năm nay. Sau thành công ở Trung Quốc, thương hiệu gà rán KFC tiếp tục, mở rộng phát triển ra thị trường nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Bước chân vào Việt Nam từ năm 1998, tuy nhiên có thể nói, từ năm 2006 đến nay mới là thời gian thương hiệu gà rán KFC tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh trở nên sôi động, đắt khách, người dân "đua" nhau tìm đến các nhà hàng KFC để thưởng thức sản phẩm của thời công nghiệp, đặc biệt là lớp trẻ. Sự tăng đột biến của lượng khách hàng, khiến KFC phải mở thêm nhiều cửa hàng mới tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng như một số tỉnh khác, trong đó phải kể đến sự kiện gà rán KFC thành lập cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội, đánh dấu sự kiện KFC tiến chân ra Bắc. "Cuộc chơi" của KFC tại Việt Nam thực sự bắt đầu.

Mười hai năm cho một thị trường, 12 năm cho một thương hiệu, trong kinh doanh thật không phải là ngắn, cũng không phải là dài cho một thương hiệu muốn làm quen và thống lĩnh một thị trường hấp dẫn. "Đắt sắt nên miếng" câu thành ngữ đó luôn đúng trong kinh doanh, với một thị trường tiềm năng, rộng lớn, hơn 80 triệu dân, lại vừa ra nhập WTO, đủ để thương hiệu gà rán KFC làm nên mọi chuyện ở đây.

Chiến lược kinh doanh phù hợp, sự tiên đoán chính xác, sản phẩm uy tín, chất lượng đang làm nên thương hiệu gà rán KFC ở thị trường Việt Nam.

Một thương hiệu nổi tiếng thế giới, và những chiến lược đem đến sự thành công của thương hiệu đó tại thị trường Việt Nam là những lí do khiến nhóm chọn đề tài “Đánh giá chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của KFC” cho bài nghiên cứu môn Marketing quốc tế của mình.

 

doc30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của KFC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ KFC là cụm từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICHKEN – Thịt gà rán Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum! Restaurant Internation (Hoa Kỳ). Đây là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước trên thế giới. Hiện Yum! Restaurant đã có tới 34.000 nhà hàng trên toàn cầu. Thị trường châu Á, đang là thị trường tiềm năng, phát đạt nhất của Yum! Restaurant. Trong hai năm 2005-2006, khi dịch Sars và đại dịch cúm gia cầm hoành hành ở nhiều nước khiến thị phần của KFC giảm sút nghiêm trọng, nhiều thị trường gà rán KFC có chứa một số phẩm mầu, hàm lượng gây Cholesterol và béo phì cho người sử dụng... gây tổn thất không nhỏ đến doanh thu, kế hoạch phát triển thị trường KFC. Nhưng bằng chiến lược kinh doanh phù hợp, sản phẩm đã trở nên quen thuộc với nhiều thị trường, Restaurant đã nhanh chóng lấy lại hình ảnh, thương hiệu của mình, đặc biệt là thị trường châu Á. Có thể nói năm 2006 là năm châu Á của gà rán KFC. Chỉ tính riêng tại thị trường Trung Quốc, hiện số cửa hàng của KFC đã lên đến cón số hơn 5000. Doanh thu năm qua của Restaurant tại Trung Quốc lên hơn 200 triệu USD, vượt xa đối thủ cùng thị trường là L'etoile (Pháp), có mặt ở đây nhiều năm nay. Sau thành công ở Trung Quốc, thương hiệu gà rán KFC tiếp tục, mở rộng phát triển ra thị trường nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Bước chân vào Việt Nam từ năm 1998, tuy nhiên có thể nói, từ năm 2006 đến nay mới là thời gian thương hiệu gà rán KFC tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh trở nên sôi động, đắt khách, người dân "đua" nhau tìm đến các nhà hàng KFC để thưởng thức sản phẩm của thời công nghiệp, đặc biệt là lớp trẻ. Sự tăng đột biến của lượng khách hàng, khiến KFC phải mở thêm nhiều cửa hàng mới tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng như một số tỉnh khác, trong đó phải kể đến sự kiện gà rán KFC thành lập cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội, đánh dấu sự kiện KFC tiến chân ra Bắc. "Cuộc chơi" của KFC tại Việt Nam thực sự bắt đầu. Mười hai năm cho một thị trường, 12 năm cho một thương hiệu, trong kinh doanh thật không phải là ngắn, cũng không phải là dài cho một thương hiệu muốn làm quen và thống lĩnh một thị trường hấp dẫn. "Đắt sắt nên miếng" câu thành ngữ đó luôn đúng trong kinh doanh, với một thị trường tiềm năng, rộng lớn, hơn 80 triệu dân, lại vừa ra nhập WTO, đủ để thương hiệu gà rán KFC làm nên mọi chuyện ở đây. Chiến lược kinh doanh phù hợp, sự tiên đoán chính xác, sản phẩm uy tín, chất lượng đang làm nên thương hiệu gà rán KFC ở thị trường Việt Nam. Một thương hiệu nổi tiếng thế giới, và những chiến lược đem đến sự thành công của thương hiệu đó tại thị trường Việt Nam là những lí do khiến nhóm chọn đề tài “Đánh giá chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của KFC” cho bài nghiên cứu môn Marketing quốc tế của mình. 1.2. MỤC TIÊU Phân tích tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội Việt Nam, thực trạng tình hình phát triển thị trường Thức ăn nhanh Việt Nam nhằm có những đánh giá chính xác về quy mô thị trường, tốc độ phát triển và mức độ cạnh tranh trên thị trường. Phân tích thế mạnh và động thái của KFC trước và sau khi thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam. Đánh giá những thành công cũng như hạn chế trong chiến lược Marketing-Mix của KFC trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số ý kiến để KFC tiếp tục giữ vững vị thế tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới. CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ KFC 2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KFC KFC Corporation, có trụ sở tại Louisville, Kentucky, là chuỗi nhà hàng chuyên về gà nổi tiếng nhất thế giới, đặc biệt về Original Recipe®, Extra Crispy®, Kentucky Grilled Chicken™ and Original Recipe. Mỗi ngày, hơn 12 triệu khách hàng được phục vụ tại nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. KFC đưa hơn 5.200 nhà hàng ở Hoa Kỳ và hơn 15.000 đơn vị trên toàn thế giới vào hoạt động. KFC là nổi tiếng thế giới về công thức rán gà Original Recipe® - được tạo bởi cùng một công thức pha trộn bí mật của 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau do Đại tá Harland Sanders hoàn thiện hơn nửa thế kỷ trước. Khách hàng trên toàn cầu cũng có thể thưởng thức hơn 300 sản phẩm khác nhau - từ món Kentucky Grilled Chicken tại Hoa Kỳ tới bánh sandwich cá hồi tại Nhật Bản. KFC là một phần của Yum! Brands, Inc., công ty lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng với hơn 36,000 chi nhánh trên thế giới. Công ty này được xếp hạng 239 trong danh sách Fortune 500, với doanh thu hơn 11 tỷ USD trong năm 2008. Từ những năm 1950 KFC đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của mình từ một nhà hàng trên đường xa lộ thành chuỗi nhà hàng chuyên về gà lớn nhất thế giới. Thế nhưng điều này sẽ không xảy ra nếu như không có sự kiên trì bền bỉ của một người đàn ông – Colonel Harland D. Sanders. Quá trình phát triển của thương hiệu KFC gắn liền với cuộc đời của người đàn ông nổi tiếng này. Điểm qua những mốc son trên chặng đường hình thành và phát triển thương hiệu KFC: Năm 1890: Colonel Sanders chào đời ở ngoại thành Henryville, Indiana. Cha ông qua đời khi ông vừa 6 tuổi thế nên mẹ ông đã phải bươn chải để nuôi sống cả gia đình. Năm 1930: Khi bước vào tuổi 40, với vị trí là nhà quản lý của một của hàng dịch vụ tại Corbin, Kentucky, Colonel đã hướng tình yêu của mình vào công việc nấu nướng và bắt tay vào chế biến, cung cấp thức ăn cho thực khách, chủ yếu là những người đi quãng đường dài trên xa lộ. Harland Sanders mở nhà hàng đầu tiên của mình trong một căn phòng nhỏ phía trước của một trạm xăng tại Corbin, Kentucky. Tại đây Sanders làm việc với tư cách là nhà điều hành trạm, đầu bếp chính, thủ quỹ và quản lý khu vực ăn uống "Sanders Court & Café". Khi số lượng thực khách tăng lên và bắt đầu tạo nên hàng dài thì ông đã chuyển sang bên kia đường và mở một nhà hàng đặt tên là “Sander’s court” với 142 chỗ ngồi trong một nhà nghỉ. Cũng chính trong thời gian đó, ông đã phát minh ra một loại công thức đặc biệt dành cho gà rán- công thức bí mật là sự pha trộn của 11 loại hương liệu và gia vị, cùng là một loại công thức được sử dụng ở tất cả các nhà hàng KFC trên toàn thế giới hiện nay, được gọi là “Original Recipe®”. Năm 1936: Nhà hàng của ông đã trở nên nổi tiếng đến nỗi Harland Sanders đã được thống đốc bang Kentucky trao huân chương “Colonel” để ghi nhận sự đóng góp của ông cho nền ẩm thực của bang. Năm 1939: Không lâu sau đó, The Sanders Court & Café bị thiêu trụi trong đám cháy và đã nhanh chóng được xây dựng và đưa vào hoạt động trở lại. Khi nồi áp suất được ra đời, Sanders đã nhanh chóng sử dụng chúng trong việc chế biến và tạo ra những món gà tươi giòn với thời gian nhanh hơn rất nhiều. Năm 1952: Sau đó Colonel đến tham quan một nhà hàng độc lập và dạy cho người chủ cách chế biến món gà đặc biệt này. Sau khi hoàn tất, Colonel vào phòng ăn của nhà hàng và thực hiện điều mà ông gọi là “Coloneling” – phải chắc chắn rằng khách hàng thật sự thoải mái và hài lòng với món gà và dịch vụ mà họ nhận được. Sau cùng khi việc kinh doanh ngày càng lớn mạnh vượt qua khả năng quản lý của mình, Colonel đã bán nó. Công việc nhượng quyền kinh doanh gà rán được chủ động tiến hành lần đầu từ khi đó. Tiệm KFC nhượng quyền đầu tiên được trao cho Pete Harman, Salt Lake City với thỏa thuận mức doanh thu mà Sanders nhận được là một đồng niken cho mỗi phần gà được bán ra. Năm 1955: Một đường cao tốc nối các bang được xây dựng vòng qua Corbin, Kentucky. Sanders đã bán tất cả các trạm dịch vụ của mình và cùng ngày ông nhận được tiền phúc lợi xã hội $105. Sau khi trả hết tất cả cá khoản nợ thì ông chính thức phá sản và quyết định bán công thức bí mật của mình cho các nhà hàng khác. Năm 1957: Kentucky Fried Chicken chính thức được ra mắt. Năm 1960: Đến năm 1960 có 190 nhà nhượng quyền và 400 chi nhánh nhượng quyền của KFC tại Mỹ và Canada. Năm 1964: Kentucky Fried Chicken đã có hơn 600 cửa hàng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ, Canada và các cửa hàng đầu tiên ở châu lục khác. Năm 1965: Colonel Sanders nhận giải thưởng Horatio Alger Award của American Schools and Colleges Association. Năm 1969: Kentucky Fried Chicken được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán New York. Năm 1971: Hơn 3.500 công ty nhượng quyền và nhà hàng thuộc sở hữu của công ty đang hoạt động trên toàn thế giới khi Heublein Inc mua lại Công ty KFC. Năm 1979: Hiện có khoảng 6.000 nhà hàng KFC trên toàn thế giới với doanh số bán của hơn 2 tỷ USD. Năm 12/16/1980: Colonel Harland Sanders, người trở thành biểu tượng chất lượng trong ngành công nghiệp thực phẩm của Mỹ, qua đời sau một thời gian chống chọi với bệnh bạch cầu. Cờ được treo tại các của hàng, trụ sở của KFC tại các bang đã được hạ trong 4 ngày. Năm 1982: Kentucky Fried Chicken sẽ trở thành một công ty con của RJ Reynolds Industries, Inc (nay là RJR Nabisco, Inc) khi Heublein, Inc được mua lại bởi Reynolds. Năm 1986: PepsiCo, Inc mua lại KFC từ RJR Nabisco, Inc. Năm 1997: PepsiCo, Inc công bố bộ ba nhà hàng thức ăn nhanh - KFC, Taco Bell và Pizza Hut - thành Tricon Global Restaurants, Inc., hệ thống nhà hàng lớn nhất thế giới với hơn 30,000 KFC, Taco Bell và Pizza Hut tại hơn 100 vùng quốc gia và lãnh thổ. Năm 2002: Tricon Global Restaurants, Inc, công ty nhà hàng lớn nhất thế giới, thay đổi tên công ty thành YUM! Brands, Inc Ngoài KFC, công ty sở hữu Nhà hàng A&W ®, All-American Food ®, Long John Silvers ®, Pizza Hut và Taco Bell ®. Năm 2007: KFC tự hào giới thiệu một công thức mới vẫn lưu giữ gia vị “finger-lickin’ ”, công thức cũ của Sanders nhưng chứa thêm Zero Grams of Trans Fat per có trong loại dầu ăn mới. Năm 2009: KFC lọt vào top 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới do Millward Brown Optimor đánh giá căn cứ vào các số liệu tài chính Bloomberg và quan điểm của khách hàng khi sử dụng. Việc định giá một thương hiệu dựa trên 3 tham số: doanh thu nhờ thương hiệu, giá trị thương hiệu đóng góp và giá trị tiềm năng của thương hiệu. 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG 2.2.1. Lĩnh vực kinh doanh – Sản phẩm KFC là nhà hàng thức ăn nhanh chuyên về gà. Các sản phẩm tuy có cùng nguyên liệu nhưng lại được đa dạng hóa tốt tạo nên nhiều nhóm, loại và món ăn khác nhau. KFC chia thực đơn ra thành 10 mục với các món gà, cơm và rau trộn... đa dạng phong phú. Các món gà: Đây chính là thứ đã làm cho Colonel và KFC nổi tiếng. Từ những phần truyền thống cho đến những cải biến thì đều có đủ loại cho mọi người. Plated meals: Món ăn phục vụ theo kiểu gia đình Flavors & snacks: Phần gà rán có phủ sốt chua cay tao nên sực khác biệt với các món truyền thống. Bowls: thức ăn đựng trong tô: Sandwiches: Nếu bạn không có đủ thời gian đề thưởng thức tại quán và muốn dung trên đường đi, hãy thử một phần sandwish ngon tuyệt. Desserts: Sau khi thỏa mãn cơn đói theo kiểu gia đình, hãy tự thưởng cho mình một bữa tráng miệng theo phong cách của KFC. Sides: KFC không chỉ phục vụ một chủng loại thức ăn duy nhất mà còn cung cấp các loại khác nhau cũng như những mòn kèm theo cho bữa ăn của thực khách thêm đa dạng và phong phú. Ví dụ: Thức ăn cho trẻ con Salads: Đôi khi cũng cần chút “xanh” cho bữa ăn thêm dinh dưỡng. Món rau trộn làm đa dạng thêm một hương vị mới cho thực đơn của KFC Các loại hộp phần khác nhau: Với những món chính yếu như trên, khẩu phần và hương vị của món ăn sẽ được thay đổi theo từng quốc gia với từng phong tục tập quán cũng như văn hóa khác nhau. 2.2.2. Cơ cấu tổ chức KFC là công ty kinh doanh lĩnh vực nhà hàng thức ăn nhanh hoạt động theo hình thức nhượng quyền thương mại. Ngày nay KFC có hơn 10,000 đơn vị hoạt động trên hơn 79 quốc gia, doanh thu của hệ thống KFC tại Mỹ là khoảng 4 triệu USD. USA International World Wide Company 1,633 1,129 2,762 Franchised 3,441 3,619 7,060 Licensed 58 61 119 Joint venture - 482 482 Total 5,132 5,291 10,423 (Nguồn: Website KFC) 2.2.3. Triết lý Kinh doanh “To be the leader in western style quick service restaurants through friendly service, good quality food and clean atmosphere” - “Trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực phục vụ thức ăn nhanh theo kiểu Tây phương thông qua dịch vụ thân thiện, thức ăn chất lượng cao và không gian trong lành thoáng đãng”. Mục tiêu: Xây dựng một tổ chức với sự tận tâm vượt trội. Luôn mang lại chất lượng cao và giá trị trong các sản phẩm và dịch vụ Duy trì cam kết cải tiến liên tục cho sự đổi mới và phát triển, phấn đấu luôn là nhà lãnh đạo trong thị trường thường xuyên thay đổi. Tạo được nguồn tài chính và lợi nhuận vững chắc cho chủ đầu tư cũng như nhân viên của công ty. Giá trị: Tập trung mọi nguồn lực cho việc hoạt động nhà hàng vì đây là nơi mà chúng tôi phục vụ khách hàng. Khen thưởng, trân trọng và ghi nhận các đóng góp của mỗi cá nhân tại KFC. Mở rộng và cập nhật chương trình đào tạo liên tục và trở thành điều tốt nhất chúng tôi có thể và hơn thế nữa . Cởi mở, trung thực và trực tiếp trong mọi giao dịch. Cam kết bản thân công ty các tiêu chuẩn cao nhất để luôn là một thể thống nhất và chuyên nghiệp. Khuyến khích những ý tưởng mới và sáng tạo, vì đây là mấu chốt trong cạnh tranh. Cam kết sự tăng trưởng lâu dài trong doanh số, lợi nhuận và quy mô của tổ chức. Luôn hoạt động như một thể thống nhất. CHƯƠNG 3 THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH Ở VIỆT NAM 3.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VIỆT NAM THÔNG QUA PHÂN TÍCH P E S T 3.1.1. P – Các yếu tố thể chế, luật pháp Là một quốc gia phát triển theo định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về mức độ ổn định chính trị xã hội. Về công tác quản lý và điều hành vĩ mô, chính phủ Việt Nam đã cho thấy sự nhạy bén, quyết tâm và hiệu quả trong việc đề ra nhiều chính sách đồng bộ phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, từng bước khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu, phát triển một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việt Nam đang hoàn thiện và củng cố bộ máy chính quyền và cơ chế tổ chức hành chính theo hướng minh bạch, công khai và đơn giản hóa thủ tục, khâu, các giai đoạn để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Hệ thống luật pháp của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện dần, đáp ứng các nhu cầu của quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sự ra đời của quy định về nhượng quyền thương mại (2003) cũng mở ra cơ hội rất lớn cho việc đầu tư vào thị trường Việt Nam của các tập đoàn lớn trên thế giới. Việc Việt Nam gia nhập WTO, và trở thành thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cũng như tích cực ký kết các Hiệp định thương mại song phương, đa phương càng nâng cao vị thế Việt Nam trên trường thế giới và mở ra cơ hội cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn khi các các hàng rào thuế quan được gỡ bỏ dần. Nền chính trị ổn định được các nhà đầu tư đánh giá rất cao trên thế giới thực sự là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư thâm nhập và phát triển thị trường tại Việt Nam ở tất cả các ngành hàng. 3.1.2. E - Các yếu tố kinh tế Nền kinh tế Việt Nam trong thập niên 1990 đã có nhiều chuyển biến tích cực: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nền kinh tế được thị trường hóa, cơ chế mệnh lệnh hành chính dần dần giảm đi. Từ một nước nhập khẩu lương thực, Việt Nam bắt đầu sản xuất đủ cung cấp, có dự trữ và xuất khẩu gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, nhiều hơn và đa dạng hơn. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm. Lạm phát được kiềm chế dần dần. Thời kỳ 1993-1997 là giai đoạn kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát đồng thời tăng trưởng nhanh chóng. Từ năm 1991, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có những khởi sắc với tốc độ tăng trưởng 8,7% và đạt mức cao nhất vào năm 1995 với tốc độ tăng trưởng là 9,5%. Sáu năm liên tục (1991-1996), Việt Nam đạt mức tăng trưởng trên 8%. Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực năm 1997, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giảm xuống 5,8% năm 1998 và 4,8% năm 1999. Kiều hối trong giai đoạn này cũng có sự tăng trưởng vượt bậc, từ mức 250 triệu USD (1994) lên mức 1200 (1999) (Nguồn: Tổng cục Thống kê). Trong các nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam, vốn ODA chiếm tỷ trọng lớn và được duy trì ở mức ổn định trong giai đoạn này. Nguồn vốn ODA giải ngân đạt trên dưới 4% GDP hàng năm và chiếm khoảng 33,4% trong tổng đầu tư của nhà nước. Trong thời kỳ 1991-1995, vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tăng mạnh (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế - xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước. Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông). Tóm lại, mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế, nhưng với những nỗ lực của chính phủ và toàn dân, Việt Nam vẫn được các chuyên gia đánh giá là một quốc gia đang phát triển đầy tiềm năng trong tương lai. 3.1.3. S - Các yếu tố văn hóa xã hội Giai đoạn 1998 – 1999, Việt Nam là một trong những quốc gia đông dân trên thế giới với hơn 76 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, chủ yếu tập trung ở nông thôn. Trình độ học vấn trong giai đoạn này tương đối thấp. Về mặt tôn giáo, Việt Nam thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng và là đất nước đa tôn giáo. Về văn hóa, là một quốc gia theo phong tục Á Đông, người Việt Nam có xu hướng thích nấu ăn tại nhà và coi trọng không khí đầm ấm gia đình. Tuy nhiên một khi nền kinh tế phát triển mạnh, với yêu cầu của cuộc sống hiện đại, xu hướng hòa nhập vào thế giới và bản chất thích nghi cao, đồng thời với sự hình thành một bộ phận người tiêu dung trẻ, người Việt Nam sẽ thay đổi dần quan điểm trên. Cuộc sống hối hả đòi hỏi họ phải cắt giảm thời gian sinh hoạt cho gia đình, dành nhiều thời gian hơn cho công việc, đề cao sự tiện lợi, nhanh chóng trong sinh hoạt. Không loại trừ tư tưởng sính ngoại của tầng lớp thanh niên trẻ sẽ làm gia tăng nhu cầu của người Việt Nam về hàng nước ngoài. Khi kinh tế - xã hội phát triển, vấn đề bình đẳng nam nữ đã giải phóng phụ nữ khỏi công việc nội trợ, người phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong xã hội và gia đình. Vì thế, nhu cầu ăn uống bên ngoài ngày càng có xu hướng gia tăng. 3.1.4. T – Các yếu tố công nghệ Là một nền kinh tế đang phát triển, mặc dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên chính phủ Việt Nam đã có chủ trương đầu tư cho khoa học – công nghệ thông qua nhiều hình thức ưu đãi như giảm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao; ký các Hiệp định khung về hợp tác khoa học công nghệ với các nước trên thế giới; thành lập các trường đại học, các viện nghiên cứu, xây dựng các chương trình KHCN, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển... Năm 2001, Việt Nam bắt đầu thực hiện Luật KH&CN, hàng năm Nhà nước dành 2% tổng chi ngân sách để đầu tư cho KH&CN. Do sự tăng trưởng kinh tế ổn định của đất nước trong gần 10 năm qua, mức chi ngân sách cho KH&CN cũng tăng tương ứng (ví dụ năm 2007 đã đạt gần 400 triệu USD). 3.2. THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN NHANH Ở VIỆT NAM Việt Nam – một quốc gia được xếp vào hàng những nước đông dân trên thế giới, với cơ cấu dân số trẻ và những tiềm năng tăng trưởng kinh tế được đánh giá là một thị trường hấp dẫn đối với các tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh (fast food). Theo ước tính của công ty khảo sát thị trường Euromonitor, doanh thu của khu vực fast food ở Việt Nam còn khiêm tốn, từ chỗ 12,5 tỉ đồng năm 1999 tăng lên 19,6 tỉ năm 2002, giảm còn 13,5 tỉ đồng năm 2004 và từ 16 tỉ đồng năm 2007 lên đến khoảng 20.1 tỉ năm 2009. Chỉ khoảng 10% dân số có thói quen sử dụng fast food. Con số này quá ít so với các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, ấn Độ có hơn 70% người tiêu dùng ăn thức ăn nhanh ít nhất 1 lần/tháng. Và số lượng khoảng 90% người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với thức ăn nhanh sẽ là cơ hội để các nhà kinh doanh khai thác. Ông Leo Maglasang, người quản lý đại diện cho Tập đoàn Jollibee tại Việt Nam nói: "Chúng tôi đánh giá đây là thị trường tiềm năng và sẽ tăng trưởng rất tốt trong thời gian sắp tới nên đích thân tập đoàn sẽ đầu tư vốn lớn hàng triệu USD, tổ chức các lớp học bài bản, đưa người Việt Nam ra nước ngoài huấn luyện để chuẩn bị mở hàng loạt cửa hàng thức ăn nhanh tại các tỉnh và thành phố lớn trên toàn Việt Nam". Tuy nhiên văn hóa fast food ở Việt Nam không giống như các nước phát triển trên thế giới. Ở những điểm bán fast food, phong cách công nghiệp dường như giảm hẳn, khách hàng không cần "tự phục vụ" mà các nhân viên sẽ mang thức ăn, thức uống tận bàn. Sự thay đổi này ở một khía cạnh nào đó, đã làm cho phong cách fast food - với 15 giây 1 ổ bánh mì, khoai tây và nước không còn nữa. Có một lý do khá bất ngờ, mà theo người quản lý các cửa hàng fast food, làm cho thị trường fast food Việt Nam phát triển chậm hơn so với các nước châu Á khác, là do giao thông bằng xe gắn máy không thuận tiện và không tạo cơ hội cho người tiêu dùng có thể vừa lái xe, vừa dùng thức ăn nhanh. Nhà kinh doanh hy vọng, với tốc độ đô thị hóa, các phương tiện giao thông công cộng phát triển sẽ tạo đà cho thị trường fastfood tăng trưởng nhanh hơn. Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng sẽ là những nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của fast food và tính cạnh tranh của thị trường này. 3.3. PHÂN TÍCH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH 3.3.1. Mức độ cạnh tranh (Degree of Rivalry) Trong giai đoạn khi KFC có ý định thâm nhập thị trường Việt Nam, các hãng kinh doanh thức ăn nhanh tại đây vẫn còn đếm trên đầu ngón tay. Một số đối thủ đáng kể trong ngành tại thời điểm này có Jollibee, Lotteria, Chicken Town… Mức độ cạnh tranh trong ngành tại giai đoạn này chưa thực sự gay gắt khi chỉ có một vài ông lớn bắt đầu hiện diện ở Việt Nam, trong khi đó các doanh nghiệp trong nước thực sự “bỏ ngỏ” thị trường tiềm năng này. Tuy nhiên, nếu xét theo triển vọng tăng trưởng ngành tại thị trường Việt Nam, cùng với sự phát triển một bộ phận dân cư trẻ, thích nghi cao với cuộc sống hiện đại và yếu tố sính ngoại, tương lai sẽ có nhiều đại gia dòm ngó vào miếng bánh béo bở này, vì vậy tính cạnh tranh của ngành sẽ ngày càng trở nên gay gắt. Do đó, KFC với lợi thế là một hãng truyền thống thức ăn nhanh từ lâu đời, đã có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm nhập thị trường, đồng thời với khả năng thích ứng nhanh nhạy, hãng cần tìm hiểu kỹ nhu cầu của thị trường Việt Nam, chiếm lĩnh vị trí dẫn dầu trong ngành thực phẩm thức ăn nhanh, khởi tạo và duy trì xu hướng tiêu dùng mới cho giới trẻ. Bên cạnh đó, KFC cần tiếp tục mở rộng thị phần và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với chiến lược thâm nhập của các đối thủ khác trong tương lai. Thị trường thức ăn nhanh được dự đoán sẽ sôi động và mang tính cạnh tranh cao khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. 3.3.2. Nguy cơ Thay thế (Threat of Substitutes) Việt Nam là một nước nông nghiệp, lại có văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng vì thế nguy cơ từ nhóm sản phẩm có khả năng thay thế này không phải là nhỏ đối với các hãng thức ăn nhanh. Có thể kể đến nhiều loại sản phẩm như: cơm, các loại bánh làm từ bột gạo … và đặc biệt phải kể đến phở và bún – những món ăn không những được người Việt Nam mà cả thế giới biết đến sau khi phở 24 thực hiện hình thức Franchise - một hình thức mà ngay cả KFC cũng đang áp dụng. Con người Việt Nam vốn ưa chuộng ẩm thực cho nên nền ẩm thực Việt Nam cũng rất phát triển với rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và bắt mắt. Trong khi người Miền Bắc rất ưa thích các món ăn như phở, bánh cuốn nóng, bánh cốm hay bánh phu thê thì người Miền Trung lại thích những món cay và đặm đà như bánh bèo – Huế, mỳ quảng – Quảng Nam, nem – Thanh Hóa, Cháo lươn – Nghệ An …. Người Miền Nam lại ưa thích hương vị ngọt với các món ăn truyền thống như canh chua, lẩu mắm, cá kho tộ… Bên cạnh đó còn có rất nhiều món ăn xuất hiện ở cả 3 miền và có sự đặc trưng riêng ở từng miền như bún, bánh xèo, lẩu … tất cả đã tạo nên một nền ẩm thực đầy màu sắc. Có thể thấy áp lực từ sản phẩm thay thế đối với sản phẩm thức ăn nhanh là thực sự rõ ràng và cũng không hề nhỏ. Để làm giảm áp lực từ nhóm này các hãng thức ăn nhanh nên biết cách phát huy điểm mạnh của mình đồng thời liên kết với nhau nếu cần để tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam. 3.3.3. Sức mạnh của khách hàng (Buyer Power) Khách hàng l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVanLuong.BlogSpot.Com_KFC.doc
  • pptVanLuong.BlogSpot.Com_KFC.ppt