Tiểu luận Một số thông tin cơ bản về phân tích kỹ thuật

 

Thị trường chứng khoán đang trở thành một điểm nóng thu hút sự quan tâm rất lớn của mọi đối tượng trong xã hội. Cùng với sự quan tâm đó, giới tham gia thị trường chứng khoán cũng bắt đầu quan tâm đến những kĩ thuật ứng dụng trong phân tích và đánh giá để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Hai hệ thống kĩ thuật phân tích được nói đến nhiều nhất là phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật. Trong khi đa số chúng ta đều ít nhiều có những kiến thức nhất định về phân tích cơ bản thì số lượng người hiểu và nắm về phân tích kĩ thuật còn hạn chế, hơn thế nữa khả năng ứng dụng và tính chính xác của nó còn là một vấn đề đang bàn cãi hàng trăm năm nay. Để các bạn có kiến thức nhất định về khía cạnh phân tích kĩ thuật, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin cơ bản về phân tích kỹ thuật.

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Một số thông tin cơ bản về phân tích kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán đang trở thành một điểm nóng thu hút sự quan tâm rất lớn của mọi đối tượng trong xã hội. Cùng với sự quan tâm đó, giới tham gia thị trường chứng khoán cũng bắt đầu quan tâm đến những kĩ thuật ứng dụng trong phân tích và đánh giá để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Hai hệ thống kĩ thuật phân tích được nói đến nhiều nhất là phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật. Trong khi đa số chúng ta đều ít nhiều có những kiến thức nhất định về phân tích cơ bản thì số lượng người hiểu và nắm về phân tích kĩ thuật còn hạn chế, hơn thế nữa khả năng ứng dụng và tính chính xác của nó còn là một vấn đề đang bàn cãi hàng trăm năm nay. Để các bạn có kiến thức nhất định về khía cạnh phân tích kĩ thuật, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin cơ bản về phân tích kỹ thuật. I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Lịch sử của Phân tích kỹ thuật bắt nguồn từ cách đây hơn 100 năm, từ một người tên là Charles H. Dow. Ông là người đã sáng lập lên tạp chí phố Wall (The Wall Street Journal). Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 1884 ông đưa ra chỉ số bình quân của giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mĩ thời gian đó. William Peter Hamilton là người thực sự mang lại sức sống cho những nghiên cứu của Dow bằng việc tiếp tục nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “The Stock Market Barometer” (Phong vũ biểu thị trường chứng khoán) vào năm 1922. Suốt những năm 1920 và 1930, Richard W. Schabacker là người đã đã đi sâu vào những nghiên cứu của Dow và Hamilton, Schabacker là người đã đưa ra khái niệm đầu tiên về Phân tích kỹ thuật. Schabacker từng là chủ biên của tạp chí Forbes nổi tiếng. Ông chỉ ra rằng những dấu hiệu mà lý thuyết Dow đưa ra được với chỉ số bình quân thị trường vẫn giữ nguyên giá trị và tầm quan trọng khi áp dụng vào đồ thị của từng cổ phiếu riêng lẻ. Điều này đã được ông thể hiện và chứng minh trong cuốn sách của mình: “Stock Market Theory and Practice, Technical Market Analysis and Stock Market Profit”. Như vậy những cơ sở đầu tiên của Phân tích kỹ thuật đã xuất hiện từ trong lý thuyết Dow, nhưng phải đến Schabacker – người cha của Phân tích kỹ thuật hiện đại tiếp đó là Edward và Magee với “Technical Analysis of Stock Trend” (cuốn sách đã được tái bản 8 lần) và ngày nay là John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring, … thì mới thực sự ra đời cái tên “Phân tích kỹ thuật ” và được nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tư trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Vậy phân tích kỹ thuật là gì? “Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu giá, với công cụ cơ bản là biểu đồ, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư…” II. CÁC CHỈ SỐ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 1. Chỉ số RSI. Năm 1978 J. Welles Wilder giới thiệu chỉ số RSI, từ đó đến nay RSI và trở thành một trong các chỉ số phổ biến và hiệu quả được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Đây là một chỉ số thuộc nhóm các phương pháp tương quan phản ánh tương quan sức mạnh sự tăng giá và giảm giá trong một thời kỳ. . Định nghĩa: Hiện nay RSI là một trong những chỉ số được các tay buôn chứng khoán sử dụng rộng rãi và thường xuyên xuất hiện trong các phần mềm phân tích kĩ thuật. Chúng tôi xin được giới thiệu những điều cơ bản nhất về chỉ số này. RSI trước hết là một chỉ số cho biết xu hướng biến động của một loại cổ phiếu hay hàng hóa hoặc chỉ số thị trường. Đây không phải là chỉ số đo lường mức độ khác biệt của một cổ phiếu hay chỉ số này so với một cố phiếu hay chỉ số thị trường khác. RSI chỉ đơn thuần so sánh một cổ phiếu với chính nó, cho thấy sự vận động qua thời gian. Nhìn chung, RSI được sử dụng phổ biến trong phân tích kĩ thuật cho thị trường chứng khoán, ít khi được sử dụng trong thị trường hàng hóa và thị trường tương lai. 1.2. Tính toán RSI: Trong đó: X là số phiên giao dịch liền trước phiên giao dịch hiện tại, được sử dụng để thu thập số liệu tính toán. RSI phản ánh mối quan hệ giữa sức tăng giá và sức giảm giá của một CP trong một thời kỳ xác định bằng cách lấy tỷ số giá trung bình của các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm trong thời kỳ đó. Gọi n là số các phiên trong thời kỳ xác định cần tính RSI. Gọi giá trung bình các phiên tăng trong n phiên là AIn = Tổng giá các phiên tăng / n Gọi giá trung bình các phiên giảm trong n phiên là ADn = Tổng giá các phiên giảm / n Chỉ số sức bền tương đối được tính bằng công thức: RSI = 100 – 100 / (1 + RS) (1) Trong đó: RS = AIn / ADn là tỷ số giá trung bình các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm Xét ví dụ về một phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng trung bình động. Giá CK trong 5 phiên đến ngày 18/05/2007 của Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai – Mã CK DNP Ngày Giá  Thay đổi %thay đổi  Khối lượng   18/05  76.000  2.000  2,70%  56.350  17/05  74.000  2.000  2,78%  36.190  16/05  72.000 -3.500  -4,64%  43.350  15/05  75.500  3.500  4,86%  30.550  14/05  72.000  3.000  4,35%  52.750 (Nguồn SSI)  Trung bình sự thay đổi giá các phiên tăng trong 5 phiên AG = (2.000 + 2.000  + 3.500 + 3.000) / 5 = 2.100 Trung bình sự thay đổi giá các phiên giảm trong 5 phiên AL = (3.500) / 5 = 700 Hệ số tương quan phản ánh giữa sức tăng và sức giảm giá là tỷ số AG/AL, quy chuẩn về thang 100 sẽ tính được RSI là: RSI = 100 – 100/ (1 + AG/AL) = 75 1.3. Ý nghĩa: RSI xác định tương quan sức mạnh giữa phe mua và phe bán bằng cách phản ánh tỷ số tăng giá và tỷ số tăng giá vào giá trị của RSI. Giá trị này nằm trong khoảng 0 đến 100. Giá trị 50 của RSI gọi là giá tị trung bình tại đây sức mua và bán có tương quan ngang bằng nhau. RSI lớn hơn 50 và càng lớn thì phản ánh sức mua càng lớn hơn sức bán, giá cả đang tăng. RSI nhỏ hơn 50 và càng nhỏ thì phản ánh sức bán càng lớn hơn sức mua, giá cả đang xuống. RSI có hai ngưỡng siêu mua và siêu bán là 70 và 30, nếu giá trị của RSI lớn hơn 70 thị trường đang ở trạng thái siêu mua với sự áp đảo của phe mua, nếu RSI nhỏ hơn 30 thị trường đang ở ngưỡng siêu bán và phe bán đang áp đảo Số phiên (giá trị của n) sử dụng để tính trung bình giá các phiên tăng và giá các phiên giảm càng lớn thì RSI càng chính xác theo ý nghĩa của công thức là phản ánh tương quan sức tăng và sức giảm của giá. (nguồn ảnh đồ thị: ) 1.4. Sử dụng RSI Như mọi loại máy hiển thị dao động kác, phân tích RSI dựa vào 3 ngưỡng: * Siêu mua: mọi giá trị RSI ≥ 70 được gọi là siêu mua. Wilder cũng đưa ra các giả thiết rằng khi RSI vượt qua mức 70, đây là thời điểm mà giá đang gần chạm đỉnh, hoặc ít nhất đó cũng là dấu hiệu cho thấy chắc chắn sẽ có những phản ứng đáng kể đối với xu hướng đi lên của thị trường (uptrend). * Siêu bán: mọi giá trị RSI ≤ 30 được gọi là siêu bán. Ngược lại, khi RSI giảm xuống mức dưới 30, những thay đổi với đáy của thị trường cũng như phản ứng đối với xu hướng đi xuống (downtrend) đang gia tăng. Điều này là đúng với cả các nghiên cứu định kì theo ngày hoặc theo  tuần. * Trung bình: Ngưỡng 50 được gọi là trung bình, RSI > 50 báo hiệu về sự thắng thế của phe mua, RSI < 50 báo hiệu sự thắng thế của phe bán. Trong số các khoảng thời gian được sử dụng để tính toán RSI, khoảng thời gian 14 ngày được sử dụng phổ biến nhất, và cũng chính là khoảng thời gian mà người khai sinh ra chỉ số RSI là Wilder sử dụng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà các con số thời gian khác có thể mang lại những kết quả tốt hơn. Hai khoảng thời gian khác cũng được sử dụng phổ biến là 9 ngày và 25 ngày. Khoảng thời gian càng dài thì các dấu hiệu có độ sai lệch càng thấp, tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới một độ trễ nhất định so với mức đỉnh điểm hay mức đáy của thị trường. Cũng như các chỉ số, các công cụ dự báo khác được sử dụng trong thị trường chứng khoán, RSI cũng chỉ đơn thuần là một công cụ. Trong một số trường hợp chỉ số này thực hiện vai trò khá tốt, nhưng trong những trường hợp khác thì ngược lại. Cần phải nhớ rằng, một danh mục đầu tư lành mạnh, được thiết lập dựa trên rất nhiều công cụ chứ không chỉ đơn thuần dựa trên một công cụ nhất định nào cả. 2. Dải Bollinger 2.1 Khái niệm Dải Bollinger trong phân tích kỹ thuật: là dải băng độ lệch chuẩn (standard deviation envelopes). Khái niệm này xuất phát từ quan sát thấy rằng dao động của giá cổ phiếu luôn biến đổi chứ không ổn định ở một tỉ lệ nào đó. 2.2 Đặc điểm: Dải Bollinger bao gồm 3 đường được vẽ tương quan với biểu đồ giá: đường biên trên (upper band), đường giữa thường là đường trung bình động (moving average) và đường biên dưới (lower band). Khoảng cách giữa hai đường biên và đường trung bình được xác định bằng độ lệch chuẩn của giá, thể hiện sự biến động của thị trường. Thị trường bình lặng, thì khoảng cách này càng thu hẹp và ngược lại, khi thị trường càng sôi động thì khoảng cách này càng rộng. 2.3. Nguyên tắc hoạt động Đi cùng với Bollinger là hai khái niệm %b và “band width – bề rộng của dải”. %b cho nhà đầu tư biết giá hiện đang ở vùng nào trong dải Bollinger. %b sẽ bằng 1 khi giá ở vùng biên trên và bằng 0 khi giá vùng ở biên dưới. “Band width” có ý nghĩa như chính cái tên của nó, thể hiện độ rộng của dải Bollinger so với mức dao động bình quân. Hầu hết các chuyên gia phân tích đều sử dụng đường trung bình đơn giản 20 ngày và hai đơn vị lệch chuẩn cho hai biên. Cụ thể hơn, biên trên được tính bằng cách lấy đường trung bình cộng với hai lần độ lệch chuẩn của giá trong 20 ngày gần nhất. Tương tự là phép trừ cho biên dưới. Sử dụng hai đơn vị lệch chuẩn nhằm đảm bảo 95% dữ liệu giá sẽ nằm trong phạm vi của dải Bollinger. Từ đó, thị trường được cho là rơi vào tình trạng bán tháo (oversold) khi giá chạm biên dưới của dải này. Thị trường sẽ mua quá (overbought) khi giá chạm biên trên của dải Bollinger. Cách sử dụng dải Bollinger đơn giản nhất là dùng hai biên của dải này làm mốc tín hiệu. Nói cách khác, nếu giá một cổ phiếu bật lên sau khi chạm biên dưới và cắt qua đường trung bình thì biên trên sẽ là thời điểm chốt lời thích hợp. Ngược lại, sự giao nhau của giá và đường trung bình theo chiều xuống thì biên dưới sẽ là cơ hội mua vào. Khi thị trường tăng mạnh, giá thường sẽ dao động trong khu vực tạo bởi biên trên và đường giữa. Trong tình huống này, việc giá đi xuống phía dưới đường trung bình sẽ là tín hiệu cho khả năng đảo chiều của thị trường. Cách sử dụng: Sự bật lại dải Bollinger Khi giá luôn có chiều hướng quay trở lại khu vựa giữa của dải Bollinger thì giá sẽ xuống Như hình vẽ tiếp theo, tỉ giá quay trở lại khu vực giữa của dải. Khi giá chạm vào các đường bollinger phía trên và dưới, chúng thường bị bật trở lại đó là vì dải Bollinger hoạt động như những mức hỗ trợ và kháng cự (support và resistance). Giá di chuyển phía trong dải Bollinger càng lâu bao nhiêu thì dải Bollinger này càng mạnh bấy nhiêu. Nhiều nhà giao dịch thiết lập cho mình cách chơi dựa trên đặc điểm bật lại của dải Bollinger, chiến thuật này được sử dụng tốt nhất khi thị trường bập bềnh (sideway) và không có xu hướng rõ ràng. Bollinger thắt chặt Khi dải Bolliger ép chặt lại, nó thường báo hiệu một dấu hiệu phá vỡ (beakout) sắp xảy ra. Nếu nến phá vỡ dải trên, giá thường sẽ tiếp tục lên cao, nếu nến phá vỡ dải phía dưới, giá thường tiếp tục xuống thấp. Nhìn biểu đồ trên, bạn thấy dải Bolinger thắt chặt lại. Tỉ giá vừa phá vỡ dải Bollinger phía trên, giá tiếp tục đi lên Đây là hiện tượng thường gặp sau một khoảng thời gian dải Bollinger bị thắt chặt. Ví dụ: Phiên giao dịch ngày 8/9/2010, chỉ số Vn-Index biến động khoảng 5 điểm (453,03 – 458,44 điểm) với khối lượng khớp 52,182 triệu cổ phiếu (tăng khoảng gần 1 triệu cổ phiếu so với phiên trước). Giá đóng cửa cũng chính là giá cao nhất. Vn-Index giảm xuống mức 453 – cũng chính là EMA 10 ngày thì bật lên lại, mức hỗ trợ này ngày 9/9 sẽ test lại nếu chạm mức này và bật lên lại, khả năng tăng điểm rất cao. Dự báo đường Bollinger Bands và mức giá Vn-Index: Giá trị dải dưới Bollinger Bands ngày 8/9 (425,78) có sự gia tăng so với ngày 7/9 (424,951), tín hiệu dự báo dải này có xu hướng đi ngang và hướng lên trên, không giảm xuống về mặt giá trị nữa. Giá trị dải trên của Bollinger Bands có sự giảm điểm từ mức 478,74 (7/9) xuống còn 476,48 (8/9), diễn tả dải này có xu hướng giảm xuống và đi ngang. Giá trị dải giữa Bollinger Bands có sự giảm rất nhẹ từ 451,845 (7/9) xuống còn 451,13 (8/9), diễn tả dải này có xu hướng đi ngang một thời gian ngắn rồi hướng lên. Khi một xu hướng bắt đầu đi lên sau khi chạm đáy, có lúc sẽ điều chỉnh và mức hỗ trợ nên xem xét mua vào tốt nhất là dải giữa Bollinger Bands (SMA 20) khoảng quanh 451-453. NDT cần quan sát trong các phiên tới: nếu 2 dải trên và dưới BB có xu hướng co lại và đi ngang, sẽ dự báo sắp tới đường giá có sự bứt phá tăng điểm mạnh, có thể sẽ vượt 470-475 trong vài phiên sắp tới. Ø Chiến lược mua vào: Vn-Index ngày 9/9 sẽ test lại mức giá thấp nhất ngày 8/9 khoảng quanh 453 và nếu chạm mức này bật lên đóng cửa cao hơn 453 – tín hiệu tăng giá rất mạnh sẽ hướng tới 470 trong 1-2 phiên tới. Đối với NDT lướt sóng: nếu Vn-Index giảm về vùng 453 nên mạnh dạn mua vào cổ phiếu có sẵn trong tài khoản, có thể xem xét bán ra trong phiên hoặc 1-2 phiên tới khi đó sẽ có lợi nhuận Đối với NDT đón con sóng lớn khi Vn-Index vượt 470 và cao hơn nên xem xét giải ngân các cổ phiếu có sự bật mạnh như: ORS, PTC, UDC, KKC,… 3. MACD - Chỉ số biến động chênh lệch hội tụ trung bình trượt. 3.1. Khái niệm: Đường trung bình di động hội tụ phân kỳ là một chỉ số dao động được phát triển bởi Gerald Appel. Nó chỉ ra khi nào động lực của một giao dịch thay đổi từ xu hướng lên tới xu hướng xuống và ngược lại. MACD là chỉ báo thị trường rất phổ biến khi sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật. Nó được cấu thành bởi 3 thành phần chính. 1. Đường MACD: EMA (12): Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất Trừ EMA (26): Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất 2. Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD 3. Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD 3.2. Cách xác định: a. Đường MACD nhanh Là chênh lệch giữa trung bình trượt mũ ngắn hạn và trung bình trượt mũ dài hạn của giá với hệ số làm trơn tương ứng với các chu kỳ 12/13 và 26 phiên của EMA thông thường. MACD nhanh = EMA (26) – EMA (13) Hệ số làm trơn ( Smoothing factor) = 2/n+1 Trong đó: n là số phiên Hệ số làm trơn n 0.20 9 0.15 12 0.075 26 Ví dụ: Hệ số làm trơn với chu kỳ 9 phiên là 0,2. EMA = [ Giá đóng cửa ngày i x Hệ số làm trơn] + [Trung bình trượt ngày i- 1 x ( 1- Hệ số làm trơn )] b. Đường MACD chậm Là chuyển động trung bình trượt mũ của đường MACD nhanh với hệ số làm trơn tương ứng với chu kỳ 9 phiên. MACD chậm = EMA (làm trơn 9) 3.3. Sử dụng: Chỉ báo MACD là công cụ rất có hiệu quả và nhiều tác dụng. Có 3 cách chính khi sử dụng chỉ báo  MACD: -   Sự giao cắt của đường trung bình giá. -   Biểu đồ MACD. -   Sự phân kỳ của MACD. MACD và sự giao cắt của đường trung bình giá (MA) Phương pháp sử dụng đầu tiên này là sự nghiên cứu hiện tượng giao cắt của các đường trung bình giá. -    Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm trên đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với đường MACD cắt và nằm trên đường zero. -    Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm phía dưới đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với MACD cắt và nằm phía dưới đường zero. Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường zero. Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán xuất hiện Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ. Nếu sử dụng sự giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện sớm và nhanh hơn. Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu của MACD. Tín hiệu bán: xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu của MACD. MACD và sự giao cắt của các đường trung bình là một trong những cách sử dụng kỹ thuật chỉ báo MACD. Sử dụng biểu đồ MACD và sự phân kỳ của MACD là 2 phương pháp quan trọng để đưa ra những cảnh báo đảo chiều. Biểu đồ MACD Biểu đồ MACD là 1 dạng khá đơn giản, nó nói lên sự khác biệt giữa đường MACD và đường tín hiệu của MACD Có 2 điều quan trọng nằm trong biểu đồ MACD: -    Hội tụ: Biểu đồ MACD co rút lại, điều này mang ý nghĩa là có sự thay đổi hướng đi của đường giá đang chậm lại. Đường MACD có khuynh hướng tiến gần với đường tín hiệu của MACD. -    Phân kỳ: Biểu đồ MACD giãn ra hoặc là tăng độ cao(không kể chiều âm hay dương), điều này mang ý nghĩa làm cho hướng đi của xu hướng giá tăng lên nhanh và chắc chắn. Khi đường giá di chuyển theo xu hướng giá một cách mạnh mẽ thì biểu đồ MACD sẽ tăng độ cao. Khi biểu đồ MACD không tăng độ cao nữa hoặc nó bắt đầu co rút lại thì thị trường lúc đó có khuynh hướng suy giảm nhẹ và cảnh báo có nhiều khả năng đường giá sẽ có đảo chiều trong thời gian sắp tới. Tín hiệu mua: Khi biểu đồ MACD nằm dưới đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường zero. Tín hiệu bán: Khi biểu đồ MACD nằm trên đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường zero. III.THỰC TẾ SỬ DỤNG PTKT Ở VIỆT NAM. Thời gian qua, các nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật gặp phải nhiều thất bại trong dự đoán thị trường. Nhiều người thậm chí còn cho rằng phân tích kỹ thuật không áp dụng được ở Việt Nam. Vậy đâu là nguyên nhân của những thất bại này và liệu phân tích kỹ thuật có thực sự không hiệu quả? Có ba nguyên nhân chính làm phân tích kỹ thuật chưa hiệu quả: đó là nền tảng của phân tích kỹ thuật không phải lúc nào cũng đúng, sự chậm trễ của các chỉ số và sự áp dụng máy móc của người sử dụng. Ÿ Giá chưa phản ánh hết hành động của thị trường Giá giao dịch tại mỗi thời điểm luôn là sự cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường. Nó phản ánh tất cả hành động của thị trường. Đây là nền tảng cơ bản của lý thuyết Dow và cũng chính là nền tảng quan trọng nhất của phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng ở các thị trường phát triển. Với quy mô giao dịch khổng lồ, tại mỗi thời điểm luôn tồn tại một số lượng lớn các nhà đầu tư với những lợi ích và sự kỳ vọng khác nhau về giá chứng khoán. Còn tại thị trường Việt Nam: + Quy mô giao dịch chưa lớn đủ để luôn tồn tại nhiều nhà đầu tư với các quyền lợi trái ngược nhau cần được đảm bảo. + Biên độ ngăn cản sự thể hiện giá. Khi cầu hoặc cung áp đảo, áp lực tăng giá hoặc giảm giá là rất lớn. Do giới hạn giá trần, các nhà đầu tư không thể tăng giá mua để đáp ứng kỳ vọng mong đợi của bên bán, xuất hiện tình trạng dư cầu và giá không đạt được sự cân bằng giữa cung và cầu. Với các đặc trưng này của thị trường, trong các trường hợp tranh mua/tranh bán và quy mô giao dịch nhỏ, giá không phản ánh đầy đủ mối quan hệ cung - cầu. Cũng có nghĩa là: giá không phải lúc nào phản ánh tất cả các hành động của thị trường. Nền tảng của phân tích kỹ thuật không phải lúc nào cũng đúng ở Việt Nam. Ÿ Sự chậm trễ quá mức của các chỉ số kỹ thuật Các chỉ số kỹ thuật vốn được xây dựng như là các công cụ hỗ trợ cho chiến lược giao dịch của nhà đầu tư. Chúng không phải là chủ đề chính của phân tích kỹ thuật. Đặc biệt là các chỉ số kỹ thuật thường chậm hơn sự biến động giá. Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, khi giá không phản ánh hết các hành động của thị trường, các chỉ số bị ảnh hưởng và còn tỏ ra chậm chạp hơn. Sự ảnh hưởng thể hiện qua các vấn đề sau: vấn đề khối lượng giao dịch: theo phân tích kỹ thuật, khối lượng giao dịch tăng sẽ củng cố cho xu hướng hiện tại (giá tăng hoặc giảm mạnh do các nhà đầu tư hoạt động mạnh hơn (mua, bán nhiều hơn) kéo theo khối lượng giao dịch tăng). Khi thị trường tăng hoặc giảm mạnh thường là thời điểm tranh mua hoặc tranh bán, khối lượng giao dịch có xu hướng thu hẹp. Sau đó, khi khối lượng giao dịch tăng mạnh thường là thời điểm phân phối (xả hoặc gom hàng), nó đặt ra nghi vấn cho sự tồn tại của xu hướng trước đó (liệu có một sự đảo chiều chăng?), chưa cho thấy ý nghĩa của sự củng cố xu hướng. Hậu quả của tình trạng này là các chỉ số kỹ thuật xây dựng dựa trên sự kết hợp giá và khối lượng giao dịch đều bị biến dạng. Các chỉ số On Balance Volume, Money Flow Index,... không đáng tin cậy trong nhiều trường hợp. Khi áp dụng ở Việt Nam các tín hiệu bán (sell signal), tín hiệu mua (buy signal) mà nhiều nhà giao dịch thường thực hiện theo phân tích kỹ thuật, trong một số trường hợp, đã là quá trễ để thực hiện mua/bán. Thị trường tranh mua hoặc tranh bán và không còn cơ hội cho nhà đầu tư theo sau. Ÿ Sự áp dụng máy móc của người sử dụng ở Việt Nam Do tính chất phân tích sự kỳ vọng/thất vọng của nhà đầu tư trong ngắn hạn, phân tích kỹ thuật đòi hỏi phải hiểu rõ và áp dụng hiệu quả các quy luật tâm lý, sử dụng nhiều công cụ để đo lường tâm lý và nhạy bén với thông tin. Việc sử dụng phân tích kỹ thuật là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi một quá trình nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm. Thế nhưng, với nhiều người Việt Nam, việc sử dụng phân tích kỹ thuật dường như là một câu chuyện hết sức đơn giản: sử dụng một phần mềm chuyên dụng; cập nhật dữ liệu giá và khối lượng giao dịch; vẽ các chỉ số kỹ thuật; quan sát các tín hiệu mua (buy signal), tín hiệu bán (sell signal). Nghi ngờ khi giá chứng khoán đi vào vùng mua quá mức (overbought), bán quá mức (oversold). Nhiều triển vọng, nhưng cần tránh lạm dụng Từ thực tế phát triển các thị trường, chúng ta sẽ càng thấy cơ hội để phân tích kỹ thuật phát triển rộng rãi ở Việt Nam trong thời gian tới là khá lớn. Nguyên nhân vì... đây là phương pháp phân tích khá dễ học và dễ dùng. Nhà đầu tư không cần phải mất nhiều năm học những chỉ số phân tích phức tạp, không cần học cách "đọc" các thông tin tài chính từ các báo cáo tài chính, không cần hiểu về lý thuyết danh mục đầu tư, không cần biết về chiết khấu dòng tiền... Những gì họ học là các kiểu mẫu hình đồ thị trực quan, dễ nhớ, những chỉ số có phần mềm tính sẵn, họ chỉ cần nhớ cách sử dụng khá đơn giản. Như vậy, nhìn về khía cạnh phát triển, xem ra phân tích kỹ thuật có nhiều cơ hội để "phát huy" ở Việt Nam, một phần do nó thật sự hữu ích, mặt khác, do nó dễ học. Nhưng, nếu lạm dụng phân tích kỹ thuật, cho rằng nó tốt hơn các kỹ thuật khác, có thể giúp dự đoán trước được thị trường thì rất nguy hiểm. Thật ra vì thị trường thường xuyên thay đổi các điều kiện về giao dịch, về kỹ thuật, về công cụ mới, những mẫu hình quá khứ sẽ bắt đầu sai lệch. Nếu nhà đầu tư không nhận ra điều này, họ sẽ dễ thất bại. Ngay bản thân các tài liệu về phân tích kỹ thuật mới hiện nay trên thế giới đang có những điều chỉnh đáng kể so với các phương pháp truyền thống, vì sự xuất hiện của nhiều công cụ như option, futures, các kỹ thuật giao dịch mới của các quỹ đầu tư đang tạo ra các dạng nhiễu và lực thị trường mới. Thị trường Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, và vì vậy, chỉ nên nhìn nhận phân tích kỹ thuật như nhiều phương pháp phân tích khác, sẽ bổ trợ lẫn nhau, và nên hiểu rằng, phân tích kỹ thuật có thể chỉ làm cho quyết định đầu tư trở nên dễ dàng hơn, không phải luôn luôn tốt hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_tich_ky_thuat.doc
Tài liệu liên quan