Tiểu luận Quan điểm của Lênin về nhà nước thông qua tác phẩm "Nhà nước và Cách Mạng", liên hệ thực tiễn Việt Nam

Trước khi viết tác phẩm "Nhà nước và Cách mạng", Lênin đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng và tập hợp một cách công phu các nguồn tài liệu từ các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác về Nhà nước, các công trình, các bài viết của những thủ lĩnh theo chủ nghĩa cơ hội, xét lại chủ nghĩa vô chính phủ với sự phân tích và phê phán sâu sắc. Toàn bộ những tài liệu ấy được Lênin sắp xếp thành một phần riêng và lấy tên là "Học thuyết của chủ nghĩa Mác về Nhà nước và những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cách mạng". Có thể nói đây là sự chuẩn bị một cách chi tiết nhất, tỉ mỉ nhất, rất đầy đủ và khoa học, phản ánh tinh thần làm việc, phong cách khoa học mẫu mực của Lênin. Tất cả những sự chuẩn bị ấy được Lênin ghi chép lại bằng chữ nhỏ trong một quyển vở bìa xanh với nhan đề "Chủ nghĩa Mác về vấn đề Nhà nước". Trong quyển vở ấy Lênin đã tập hợp các đoạn trích trong các sách tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen, cũng như các đoạn trích trong các sách và các bài viết của C.Cauxky, A.Pha-nê-cúc, N.I.Bu-kha-rin và E. Bécxtanh, kèm theo những nhận xét có phê phán, những kết luận và tổng kết của Lênin. Sau này khi bắt tay vào viết tác phẩm "Nhà nước và Cách mạng" Lênin đã yêu cầu đồng chí của mình gửi cuốn vở bìa xanh ấy sang Ra-dơ-líp cho Người và cùng với những sự thu thập thêm một số tài liệu khác nữa (những tác phẩm của Mác và Ph.Ăngghen mà Lênin chưa kịp tập hợp vào cuốn vở bìa xanh) đã thực sự là những tài liệu vô cùng cần thiết cho Lênin viết tác phẩm quan trọng này.

 

doc30 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 5348 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Quan điểm của Lênin về nhà nước thông qua tác phẩm "Nhà nước và Cách Mạng", liên hệ thực tiễn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Đề tài: QUAN ĐIỂM CỦA LấNIN VỀ NHÀ NƯỚC THễNG QUA TÁC PHẨM "NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG". LIấN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM Hà Nội - 2010 Lời mở đầu Trước khi viết tác phẩm "Nhà nước và Cách mạng", Lênin đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng và tập hợp một cách công phu các nguồn tài liệu từ các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác về Nhà nước, các công trình, các bài viết của những thủ lĩnh theo chủ nghĩa cơ hội, xét lại chủ nghĩa vô chính phủ với sự phân tích và phê phán sâu sắc. Toàn bộ những tài liệu ấy được Lênin sắp xếp thành một phần riêng và lấy tên là "Học thuyết của chủ nghĩa Mác về Nhà nước và những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cách mạng". Có thể nói đây là sự chuẩn bị một cách chi tiết nhất, tỉ mỉ nhất, rất đầy đủ và khoa học, phản ánh tinh thần làm việc, phong cách khoa học mẫu mực của Lênin. Tất cả những sự chuẩn bị ấy được Lênin ghi chép lại bằng chữ nhỏ trong một quyển vở bìa xanh với nhan đề "Chủ nghĩa Mác về vấn đề Nhà nước". Trong quyển vở ấy Lênin đã tập hợp các đoạn trích trong các sách tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen, cũng như các đoạn trích trong các sách và các bài viết của C.Cauxky, A.Pha-nê-cúc, N.I.Bu-kha-rin và E. Bécxtanh, kèm theo những nhận xét có phê phán, những kết luận và tổng kết của Lênin. Sau này khi bắt tay vào viết tác phẩm "Nhà nước và Cách mạng" Lênin đã yêu cầu đồng chí của mình gửi cuốn vở bìa xanh ấy sang Ra-dơ-líp cho Người và cùng với những sự thu thập thêm một số tài liệu khác nữa (những tác phẩm của Mác và Ph.Ăngghen mà Lênin chưa kịp tập hợp vào cuốn vở bìa xanh) đã thực sự là những tài liệu vô cùng cần thiết cho Lênin viết tác phẩm quan trọng này. Phần I  Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" được Lênin viết vào tháng 8, 9 năm 1917 và xuất bản thành sách riêng vào tháng 5 năm 1918. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh lịch sử với những nét tiêu biểu sau: Vào đầy thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ chủ nghĩa tư bản ự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền với hình thái lịch sử mới của nó là chủ nghĩa đế quốc. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự áp bức khủng khiếp của Nhà nước đối với quần chúng lao động ngày càng trở nên tàn khốc hơn, vì Nhà nước ngày càng liên kết chặt chẽ với các tập đoàn tư bản có quyền lực vô hạn. Nó làm cho đời sống của quần chúng lao động ngày càng trở nên tàn khốc hơn, vì Nhà nước ngày càng liên kết chặt chẽ với các tập đoàn tư bản có quyền lực vô hạn. Nó làm cho đời sống của quần chúng khốn khổ không thể chịu được và làm cho họ càng thêm căm phẫn. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, theo quy luật của nền kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, thời kỳ chủ nghĩa Đế quốc được đặc trưng bởi chủ nghĩa tư bản tài chính đã trở thành trùm sò tài phiệt, lũng đoạn Nhà nước. Giữa chính trị, pháp lý của giai cấp tư sản có khoảng cách rất xa với thực tiễn đời sóng và nền kinh tế tư bản hiện thời. Mâu thuẫn ấy đã bộc lộ ngày càng rõ rệt và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của quần chúng nhân dân.. Tình trạng ấy ngày càng tạo nên những xung đột mạnh mẽ trong lòng xã hội tư bản và càng khiến cho lòng căm phẫn và tinh thần cách mạng của quần chúng sôi sục hơn bao giờ hết. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản gay gắt đến tột độ. Sự phân chia không đồng đều thị trường thế giới, lợi ích từ các thị trường thuộc địa đã khiến các nước đế quốc cạnh tranh, giằng xé lẫn nhau. Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với các nước tư bản chính quốc ngày càng gay gắt và sâu sắc. Vấn đề giải phóng các dân tộc thuộc địa cũng đã trở thành vấn đề bức xúc và nổi bật. Quá trình đó đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình chín muồi của khủng hoảng cách mạng trong nhiều nước đế quốc. Chính vì vậy, Lênin gọi giai đoạn này là đêm trước của cuộc cách mạng vô sản. Cùng thời điểm này, những thủ lĩnh của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại trong Quốc tế II mà điển hình là Becxtanh và Cau-xky đã ra mặt chống lại chủ nghĩa Mác, chống lại quan điểm của Mác và Ăngghen về tính tất yếu lịch sử của cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản, chống lại việc dùng phương pháp cách mạng và sức mạnh của bạo lực cách mạng để lật đổ Nhà nước tư sản thay thế nó bằng Nhà nước vô sản. Họ ra sức bảo vệ lý luận phát triển hòa bình chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội - tức là từ bỏ con đường cách mạng vô sản thay thế nó bằng đường lối cải lương tư sản. Về thực chất, đây là sự phản bội chủ nghĩa Mác, rõ nhất là trong vấn đề Nhà nước và phương thức giành chính quyền Nhà nước. Cũng trong thời điểm này, bọn vô chính phủ chủ nghĩa thì lại theo lý luận chống lại bất kỳ một Nhà nước nào, kể cả hình thức Nhà nước của giai cấp công nhân cách mạng là nền chuyên chính vô sản. Tiêu biểu cho phái này là Bukharin và Bu-ca-nin. Trong hàng loạt các bài báo của mình, Bukharin đã công khai bênh vực các quan điểm nửa vô Chính phủ, phản Mác xít về vấn đề Nhà nước. Ba-cu-nin là nhà tư tưởng của chủ nghĩa vô Chính phủ và là kẻ thù điên cuồng chống lại chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội khoa học. Luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Ba-cu-nin là phủ nhận mọi Nhà nước, kể cả chuyên chính vô sản, phủ nhận vai trò lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản. Ba-cu-nin đưa ra tư tưởng "cân bằng" các giai cấp, thống nhất các "hiệp hội tự do" từ bên dưới. Theo ý kiến phái Ba-cu-nin thì tổ chức cách mạng bí mật bao gồm những nhân vật "xuất chúng" phải lãnh đạo những cuộc nổi dậy của nhân dân và phải làm gay, làm theo kiểu nổi dậy tức thời, khủng bố. Sách lược ấy là phiêu lưu, mạo hiểm và đối địch với học thuyết mác -xít về khởi nghĩa. Những khuynh hướng tư tưởng này khi thâm nhập vào phong trào công nhân và truyền bá sâu rộng trong xã hội sẽ gây tác động ngược chiều và gây ra hậu quả tiêu cực tai hại, có nguy cơ làm mất phương hướng chính trị của phong trào, đầu độc tư tưởng, ý thức công nhân… Do đó cần phải giải phóng tư tưởng, ý thức công nhân và nhận thức xã hội nói chung ra khỏi những độc tố tư tưởng đó, nhất là khi tình thế cách mạng đang tới gần. Cách mạng đang cần được dẫn dắt bổ những quan điểm đúng đắn, khoa học và cách mạng - thực tiễn lý luận chính trị bức xúc đó đã thôi thúc Lênin nghiên cứu lý luận về Nhà nước và cách mạng trên lập trường của chủ nghĩa Mác. Đặc điểm cách mạng Nga ở thời điểm này cũng rất phức tạp. Cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917 đã giành được thắng lợi, chính quyền Nga Hoàng đã bị lật đổ nhưng chính quyền ở Trung ương thì thuộc về tay giai cấp tư sản còn chính quyền thuộc về tay công nhân. Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1917 là thời kỳ rất căng thẳng. Cả những người Menxêvích là những người Bônxêvích còn đang chờ đợi, thăm dò lẫn nhau. Nhưng đến tháng 6 năm 1917, tại Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ nhất - phái Menxêvích đã ra lời tuyên bố giành nốt chính quyền và đàn áp công nhân - bộ mặt phản cách mạng của chúng đã bộc lộ rõ rệt. Từ tháng 7 đến trước tháng 10 là thời điểm nóng bỏng, Chính phủ Trung ương tuyên bố loại những người Bônxêvích ra khỏi pháp luật. Lênin - vị lãnh tụ của phái Bônxêvích những người đại diện cho giai cấp công nong phải lưu vong ra nước ngoài và đó cũng chính là thời điểm Lênin viết tác phẩm này. Phần II Kết cấu của tác phẩm Trong tác phẩm "Nhà nước và Cách mạng" gồm có 6 chương, chương thứ 7 Lênin mới viết bản thảo với tựa đề "Kinh nghiệm của cuộc cách mạng Nga 1905 - 1907" và trong lời cho xuất bản lần thứ nhất Lênin đã nói rõ lý do lý do không hoàn thành dự định này là do phải tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng giành chính quyền hồi đêm trước của cuộc cách mạng tháng 10 Nga. Nhưng chính Lênin bình luận rằng như thế chỉ có thể là đáng mừng thôi vì làm ra "kinh nghiệm của cách mạng" vẫn thích thú hơn và bổ ích hơn là viết về kinh nghiệm đó . Nội dung chủ yếu của tác phẩm thể hiện tập trung trong 6 chương với 25 tiết. Về mặt kết cấu, đây là một tác phẩm có kết cấu hoàn chỉnh, độc lập. Chương I, Lênin tập trung phân tích về xã hội có giai cấp và Nhà nước. Đây là chương quan trọng thể hiện một cách đầy đủ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước, ở chương này, Lênin đã trình bày và phân tích rất sâu sắc những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác về nguồn gốc, bản chất, đặc trưng của Nhà nước. Ba chương tiếp theo của tác phẩm tập trung bàn về Nhà nước và cách mạng từ kinh nghiệm đấu tranh cách mạng những năm 1848 - 1851 (Chương II), kinh nghiệm Công xã Pari 1817 (Chương III), những giải thích của Ăngghen (Chương IV), ở những chương này, bằng phương pháp lịch sử và phân tíc lịch sử Lênin đã chỉ rõ cách thức mà Mác và Ăngghen tổng hợp kinh nghiệm của các cuộc cách mạng trong những năm 1848 - 1851, đặc biệt là Công xã Pari để từ đó phát triển những tư tưởng của hai ông về Nhà nước, về chuyên chính vô sản. Chương V - Lênin tập trung phân tích những cơ sở kinh tế của Nhà nước tự tiêu vong. Lý luận về chuyên chính vô sản, về hai giai đoạn của hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa cũng được Lênin phân tích rất cụ thể và sâu sắc ở chương này. Vì vậy, đây cũng là chương quan trọng chứa đựng nhiều luận điểm cơ bản và mẫu mực. Chương VI - Lênin đã vạch rõ bọn theo chủ nghĩa cơ hội đã tầm thường hóa chủ nghĩa Mác như thế nào qua những cuộc luận chiến của chính các đại biểu, phe phái này với nhau. Luận điểm của Plê-kha-nốp chống bọn vô Chính phủ, luận điểm của Cau-xky chống bọn cơ hội chủ nghĩa và luận chiến của Cau-xky chống Pan-nê-cúc. Phần III Những nội dung của tác phẩm Đối với tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" được Lênin viết trong hoàn cảnh bão táp cách mạng, trong những cuộc luận chiến quyết liệt với các đại biểu, phe phái chống lại chủ nghĩa Mác. Vì thế, để bảo vệ được tính khoa học cách mạng của chủ nghĩa Mác về Nhà nước và cách mạng, cũng như vạch rõ sự xuyên tạc, những luận điệu sai trái của chủ nghĩa cơ hội, xét lại, của chủ nghĩa vô chính phủ, nội dung tác phẩm này phải trích lại rất nhiều luận điểm của cả Mác, Ăngghen cũng như các luận điểm xuyên tạc của các phe phái chống lại chủ nghĩa Mác. Chính Lênin ngay trong phần đầu của tác phẩm đã nói rõ rằng: "Trước tình hình việc xuyên tạc chủ nghĩa Mác trở thành một điều phổ biến chưa từng thấy, thì nhiệm vụ của chúng ta trước hết là phải khôi phục học thuyết chân chính của Mác vềnn. Muốn thế, cần phải có một loạt đoạn trích dẫn dài trong chính ngay những tác phẩm của Mác và Ăngghen. Tất nhiên là trong đoạn trích dẫn dài ấy sẽ làm cho bản trình bày thành nặng nề và khôg làm cho nó có tính chất đại chúng. Nhưng tuyệt đối không thể không trích dẫn… Phải trích dẫn cho thật đầy đủ để người đọc có thể tự mình có một ý niệm về toàn bộ quan điểm của những người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, về sự phát triển của những quan điểm ấy, và cũng là để chứng minh bằng tài liệu và vạch rõ việc "Chủ nghĩa Cau-xky" hiện đang giữ địa vị thống trị, đã xuyên tạc những quan điểm ấy như thế nào! Vì vậy, nội dung của tác phẩm "Nhà nước và Cách mạng" là rất phong phú và sâu sắc, khối lượng thông tin cũng rất đồ sộ. Những nội dung cụ thể được trình bày trong tác phẩm đều có sự phân tích của Lênin về các quan điểm chính thống của chủ nghĩa Mác cũng như các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các phần tử chống đối, bọn cơ hội chủ nghĩa . Từ đó Lênin đưa ra những đánh giá, kết luận xác đáng và thuyết phục. Trong sự phong phú và hết sức rộng kớn về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm "Nhà nước và cách mạng", như vậy, qua nghiên cứu có thể thấy những nội dung tư tưởng chính trị chủ yếu của tác phẩm như sau: 1. Lý luận về Nhà nước Với Nhà nước và cách mạng, lần đầu tiên học thuyết Mác - Lênin về Nhà nước được trình bày có hệ thống và đầy đủ nhất. Tất cả những luận điểm căn bản, được coi là cốt lõi về Nhà nước đều được thể hiện rất đầy đủ và sâu sắc trong tác phẩm. Chính vì vậy, cho đến nay những luận điểm ở đây vẫn được chúng ta sử dụng như những quan điểm chính thống, khoa học trong lý liận về Nhà nước, đó cũng là cơ sở vững chắc cho chúng ta có thể dựa vàod dó để phê phán những quan điểm xuyên tạc, phản mác xít về vấn đề Nhà nước. a. Về nguồn gốc của Nhà nước Bản thân Nhà nước với sự xuất hiện và tồn tại của nó đã là một vấn đề trung tâm của chính trị, nó trở thành mọt trong những dấu hiệu đặc trưng, một trong những dấu hiệu căn bản nhất để nhận diện xã hội chính trị đã ra đời như thế nào trong lịch sử. Trong tác phẩm "Nhà nước và Cách mạng" Lênin đã trích dẫn tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước của Ăngghen và nhấn mạnh rằng Ăngghen đã có sự phân tích rất sâu sắc và đầy thuyết phục về nguồn gốc của Nhà nước. Sau khi Ăngghen phân tích một cách chi tiết, đầy đủ về chế độ xã hội thời tiền sử với những quan hệ sản xuất - xã hội cụ thể, đặc biệt là sự nảy sinh, phát triển trong quan hệ gia đình, huyết thống, đã chỉ ra logic phát triển tất yếu cho sự ra đời Nhà nước thay thế cho tổ chức thị tộc, bộ lạc đã trở nên lỗi thời. Theo đó, ở thời đại dã man đó diễn ra hai cuộc pân công lao động xã hội. Cuộc phân công xã hội lớn đầu tiên là tách chăn nuôi ra thành một lĩnh vực sản xuất riêng và chiếm vị trí quan trọng dần lên theo tiến trình phát triển. Kết quả của sự phân công này là đã tạo ra một bộ phận xã hội có nhiều của cải hơn, hơn bộ phận còn lại trong xã hội. Cuộc phân công xã hội lớn thứ hai là tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp - kết quả của sự phân công là tạo ra của cải tăng lên nhanh chóng, nhưng với tư cách là của cải của cá nhân, từ đó trao đổi phát triển, thành thị và nông thôn ngày càng xa hơn, sự phân biệt giữa kẻ giàu và người nghèo càng cách xa. Cùng với sự phân công mới là sự phân chia mới, xã hội thành các giai cấp khác nhau. Đó là những nhân tố cơ bản đưa đến sự sụp đổ của chế độ thị tộc, đó là những lưỡi dao sắc bén được sản sinh từ bên trong lòng xã hội thị tộc, tự nó chọc thủng cái kết cấu xã hội bền chặt ấy. Qua hai cuộc đại phân công đó tạo cơ sở cho việc xác lập một hoạt động quan trọng - hoạt động trao đổi những người du mục và nhiều của cải hơn bộ phận còn lại của xã hội sẽ trao đổi những sản phẩm mà họ làm ra với bộ phận còn lại: đến khi tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp thì những sản phẩm riêng biệt làm ra càng nhiều thì trao đổi cũng đã trở thành tất yếu sống còn của xã hội. Đến thời đại văn minh đã củng cố và phát triển tất cả những hình thức phân công có trước đó, đồng thời thời đại văn minh còn bổ sung vào đó môtj sự phân công thứ ba, một sự phân công đặc trưng, có một ý nghĩa quyết định: tách thương nghiệp ra thành một lĩnh vực hoạt động riêng biệt. Sự phân công này sản sinh ra một giai cấp không còn tham gia sản xuất nữa, mà chỉ làm công việc trao đổi sản phẩm, đó là những thương nhân. ở đây, lần đầu tiên xuất hiện một giai cấp tuy khôn tham gia sản xuất một tý nào nhưng lại chiếm toàn quyền lãnh thổ sản xuất và bắt những người sản xuất phụ thuộc mình về mặt kinh tế, nó tự đứng ra làm kẻ trung gian không thể thiếu được giữa hai người sản xuất và bóc lột cả hai. Cứ thế phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất, sự ra đời của đồng tiền, sự chuyển hóa ruộng đất thành hàng hóa… thì giai cấp ấy, giai cấp có nhiều tiền ấy được người ta dành cho những vinh dự luôn luôn mới và một quyền thống trị ngày càng lớn đối với sản xuất. Như vậy là với sự mở rộng của thương mại với tiền và nạn cho vay nặng lãi, với quyền sở hữu ruộng đất và chế độ cầm cố, sự tích tụ và tập trung của cải trong tay một giai cấp ít người đó diễn ra nhanh chóng, cùng một lúc với sự bần cùng hóa ngày càng tăng của quần chúng và sự tăng thêm của đám đông dân nghèo. Lao động cưỡng bức, sự nô dịch trở thành phổ biến, điều ấy tất yếu dẫn đến mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau. Quá trình phân hóa càng nhanh thì mâu thuẫn, xung đột sẽ càng gay gắt. Đó là những yếu tố mới phát sinh mà chế độ thị tộc tỏ ra bất lực, không thể giải quyết được. Điều kiện kiên quyết của sự tồn tại của chế độ thị tộc là ở chỗ các thành viên của một thị tộc hoặc một bộ lạc là phải cùng nhau sống trên cùng một lãnh thổ mà chỉ có mình họ cư trú - điều kiện ấy đã bị chế độ thương nghiệp phá vỡ tan tành. Sự đảo lộn của những điều kiện của sản xuất và những biến đổi của cơ cấu xã hội do sự đảo lộn ấy gây nên, đã đẻ ra những nhu cầu mới và những lợi ích mới, không những xa lạ với chế độ đó về mọi phương diện - nhu cầu đòi hỏi phải có những cơ quan mới, những cơ quan mới đó phải hình thành ở bên ngoài tổ chức thị tộc, ở bên cạnh thị tộc và do đó đối lập với thị tộc. Nó đứng ra giải quyết những xung đột đạt tới mức độ gay gắt giữa người giàu và người nghèo, giữa chủ nợ và con nợ. Nó phân chia ra thành những kẻ giàu và đi bóc lột và những người nghèo khổ bị bóc lột. Nó tồn tại trong cuộc đấu tranh không ngừng và công khai giữa các giai cấp đó với nhau hoặc là tồn tại dưới sự thống trị như một lực lượng thứ ba, một lực lượng tựa hồ như đứng trên các giai cấp đang đấu tranh với nhau, dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy. Cơ quan ấy chính là Nhà nước, Ăngghen kết luận: "Tổ chức thị tộc đó lỗi thời. Nó đã bị sự phân công và hậu quả của sự phân công ấy, tức là sự phân chia cả xã hội thành giai cấp - phá tan. Nó đã bị Nhà nước thay thế". Trong tác phẩm "Nhà nước và Cách mạng", Lênin đã viện dẫn và phân tích kết luận của Ăngghen, "Nhà nước quyết không phải là một lực lượng được áp đặt từ bên ngoài vào xã hội…, Nhà nước là sản phẩm của xã hội trong một giai đoạn nhất định, Nhà nước là sự thừa nhận rằng xã hội đó bị giam hãm trong vòng mâu thuẫn với chính bản thân nó mà không sao giải quyết được; rằng nó bị phân chia thành những cực đối lập không điều hòa mà xã hội đó bất lực không sao thoát ra khỏi được. Nhưng muốn có những cực đối lập đó, những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó, không đi đến chỗ nuốt nhau và nuốt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích, thì cần phải có một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có thể làm dịu sự xung đột, giữ chợ xung đột đó nằm trong giới hạn của "trật tự" và lực lượng đó, nảy sinh ra từ xã hội, nhưng lại đặt mình lên trên xã hội và ngày càng trở nên xa lạ với xã hội - chính là Nhà nước". Lênin nhận xét rằng tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác về vai trò lịch sử và ý nghĩa của Nhà nước, đã được diễn đạt một cách hoàn toàn rõ ràng. Từ các luận điểm của Ăngghen đã viện dẫn, Lênin thâu tóm thành hai điểm quan trọng: "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì Nhà nước xuất hiện". Và "Sự tồn tại của Nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được". Đây là luận điểm căn bản của Lênin về nguồn gốc của Nhà nước. Có thể nói, đây là sự kế thừa và khái quát một cách cô đọng hơn, xúc tích hơn của Lênin đối với chủ nghĩa Mác. Luận điểm này cho đến nay vẫn được coi là luận điểm gốc, điển hình, mẫu mực và khoa học về nguồn gốc của Nhà nước. Do đó luận điểm này cũng là cơ sở để chúng ta nhận thức, phê phán các quan điểm sai trái về nguồn gốc của Nhà nước, như quan điểm tôn giáo về nguồn gốc của Nhà nước cũng chỉ là sản phẩm phản ánh ý niệm từ bên ngoài, sản phẩm từ bên ngoài áp đặt vào xã hội, sản phẩm làm theo ý Chúa, sản phẩm của Chúa. Hay quan điểm của các học giả tư sản cho rằng Nhà nước ra đời là sản phẩm của một khế ước được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có Nhà nước, nguồn gốc của Nhà nước là khế ước xã hội.. b. Về bản chất, đặc trưng của Nhà nước Bản chất của Nhà nước: Từ chỗ khẳng định tính chính xác khoa học và lôgic chặt chẽ về nguồn gốc của Nhà nước, tức Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp, Lênin đã chỉ ra bản chất của Nhà nước là mang bản chất giai cấp sâu sắc. Lênin đã viện dẫn quan điểm của Mác: "Nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác". Theo đó, Lênin cho rằng: "Nhà nước là cơ quan thống trị của một giai cấp nhất định, giai cấp này không thể nào điều hòa được đối với đối phương (với giai cấp chống lại nó) và "Nhà nước là một bộ máy đặc biệt phục vụ cho giai cấp này đàn áp giai cấp khác". Chính từ luận điểm căn bản và hết sức trọng yếu này, Lênin đã chỉ ra sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác của các nhà tư tưởng tư sản, tiểu thị dân. Họ đã xuyên tạc luận điểm của chủ nghĩa Mác về bản chất giai cấp của Nhà nước. Họ cho rằng, thiết lập Nhà nước tức là kiến tập một "trật tự", mà "trật tự" này hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức giai cấp bằng cách làm dịu xung đột giai cấp. Vì vậy, theo họ, "trật tự" ấy chính là điều hòa giai cấp chứ không phải là sự là sự áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác, và làm duỵ xung đột giai cấp là điều hòa chứ không phải là tước bỏ những phương tiện và thủ đoạn đấu tranh của giai cấp bị áp bức. Lênin chỉ ra sự xuyên tạc ấy bằng cách khẳng định luận điểm của Mác rằng "nếu có thể điều hòa được giai cấp thì Nhà nước không thể xuất hiện và cũng không thể đứng vững được". Thực ra, đây là cuộc luận chiến rất quyết liệt trong việc bảo vệ tính chính xác, khoa học của chủ nghĩa Mác về vấn đề Nhà nước. Các lý luận gia của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại cố tình xuyên tạc, làm khúc xạ đi, chệch đi điểm mấu chốt, quan trọng nhất về nguồn gốc, bản chất của Nhà nước là có ý định sâu xa. Bởi vì nguồn gốc kinh tế - xã hội cho sự ra đời của Nhà nước, bản chất giai cấp sâu sắc của Nhà nước. Là những điểm tựa, là những xuất phát điểm, tiền đề quan trọng liên quan đến hàng loạt các vấn đề lý luận nền tảng tiếp theo là vấn đề chuyên chính vô sản, vấn đề bạo lực cách mạng, vấn đề xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vấn đề có phá bỏ, đập tan Nhà nước tư sản đi hay không… Bởi vậy, với những lập luận xác đáng của mình, trong tác phẩm này Lênin đã khẳng định lại tính chính xác, khoa học của luận điểm của chủ nghĩa Mác, đồng thời đã vạch rõ sự sai trái, sự xuyên tạc, cố tình làm lệch lạc chủ nghĩa Mác theo ý đồ cá nhân của bọn chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Đặc trưng của Nhà nước: Trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước", chính Ăngghen đã khái quát thành hai đặc trưng cơ bản của Nhà nước là: Đặc trưng thứ nhất đó là quản lý dân cư theo lãnh thổ. Đặc trưng thứ hai của Nhà nước là sự thiết lập một quyền lực công cộng Với đặc trưng thứ nhất, Nhà nước ra đời đã quản dân cư theo lãnh thổ tức là "địa vị vẫn còn đó, nhưng những con người đã trở nên di động". Điều này khác hẳn với tổ chức thị tộc trước kia. Những liên minh thị tộc cũ do quan hệ dòng máu tạo thành và các thành viên của chúng phải gắn liền với một địa vực nhất định. Nhà nước ra đời lất sự phân chia theo địa vực làm điểm xuất phát nhưng những công nhân mà Nhà nước quản lý thì không kể họ thuộc thị tộc nào và bộ lạc nào. ở đặc trưng thứ hai của Nhà nước - đặc trưng nổi bật, chỉ gắn liền với nó được Ăngghen phân tích rất sâu sắc. Theo Ăngghen, khi Nhà nước ra đời nó gắn liền với sự xác lập một quyền lực công cộng, quyền lực Nhà nước, đó là đặc trưng nổi bật, có ý nghĩa quyết định, đặc trưng không thể có trong xã hội thị tộc: Xã hội thị tộc với tính chất nhân dân tự tổ chức ra lực lượng vũ trang của mình, thủ lĩnh quân sự của thị tộc, bộ lạc có quyền hành trực tiếp đối với mỗi thành viên của cộng đồng. Đến khi xuất hiện Nhà nước thì quyền lực công cộng đặc biệt đó là cần thiết, vì từ khi có sự phân chia xã hội thành giai cấp thì không thể có tổ chức vũ trang tự hoạt động của dân cư được nữa. Lúc này trong phạm vi một Nhà nước đã tồn tại ít nhất là hai giai cấp đối kháng trở lên, cùng những tầng lớp dân cư khác nữa, vì vậy để có thể bắt cả những công dân phải phục tùng thì một đội cảnh binh trở nên cần thiết. Quyền lực công cộng đó đều tồn tại trong mỗi Nhà nước, nó không chỉ gồm những người được vũ trang mà còn gồm những công cụ vật chất phụ thêm nữa, như nhà tù và đủ các loại cơ quan cưỡng bức mà tổ chức xã hội thị tộc không hề biết được việc thiết lập một quyền lực công cộng đã trở thành một yêu cầu bức thiết đối với Nhà nước vì lúc này không còn trực tiếp là dân cư tự tổ chức thành lực lượng vũ trang nữa. Và "để duy trì quyền lực công cộng đó, cần phải có sự đóng góp của công dân, đó là thuế má". Sự phân tích đầy tính thuyết phục về vấn đề này của Ăngghen được Lênin trích dẫn và phân tích ở luận điểm "Nắm được quyền lực công cộng và quyền thu thuế, bọn quan lại, với tư cách là những cơ quan của xã hội, được đặt lên trên xã hội.. Lênin đã dẫn lại những quan điểm căn bản ấy trong tác phẩm "Nhà nước và Cách mạng". Ông phân tích rất cặn kẽ và khẳng định rằng: "Quân đội thường trực và cảnh sát là những công vụ vũ lực chủ yếu của quyền lực Nhà nước". Lênin chỉ rõ rằng: "Xã hội được phân chia thành những giai cấp không thể điều hòa được… sự vũ trang "tự động" của những giai cấp ấy sẽ dẫn tới một cuộc xung đột vũ trang giữa họ với nhau. Nhà nước hình thành, mộ lực lượng đặc biệt, tức là những đội vũ trang đặc biệt được tạo ra, và mỗi cuộc cách mạng, khi phá huỷ bộ máy Nhà nước, đã chỉ ra cho ta thấy cuộc đấu tranh giai cấp lộ liễu, đã chỉ ra hết sức rõ ràng cho ta thấy giai cấp thống trị cố dựng lại những đội vũ trang đặc biệt phục vụ nó, còn giai cấp bị áp bức cố tạo ra một tổ chức nơi cùng một loại như thế, có thể phục vụ những người bị bóc lột, chứ không phục vụ bọn bóc lột". Từ đó Lênin đã vạch trần sự sai lầm của các học giả tư sản bằng cách đặt câu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu luan.doc