Tiểu luận Tâm lý quản trị

Tâm lý học quản trị kinh doanh có nhiệm vụ góp phần đặt cơ sở khoa học cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình quản lý. Do đó một số nhiệm vụ cơ bản được đặt ra cho tâm lý học quản trị kinh doanh là:

- Nghiên cứu những cơ sở hiện tượng tâm lý của những con người diễn ra trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, lãnh đạo cũng như việc nâng cao năng suất lao động của những người thực hiện.

- Nghiên cứu những quy luật tâm lý của con người trong kinh doanh như: quy luật nhu cầu, diễn biến tâm trạng và ý chí đáp ứng cho việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ quản lý , lao động và những người thực hiện.

- Nghiên cứu các cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý diễn ra trong quản trị nhằm đưa ra những biện pháp tâm lý – sư phạm để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phát triển toàn diện nhân cách của cán bộ , công nhân , viên chức , phát triển quan hệ xã hội tốt đẹp trong tập thể lao động cũng như trong tập thể lãnh đạo

 

doc23 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Tâm lý quản trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN TÂM LÝ QUẢN TRỊ MỤC LỤC I)Giới thiệu chung. Khái niệm tâm lý học. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, hoạt động quản lý đã xuất hiện rất sớm cùng với sự hình thành các cộng đồng người. Từ xa xưa, các nhà quản lý và các nhà tư tưởng đã thấy vai trò của nhân tố con người trong hoạt động này. Thực tiễn cho thấy, bất kể hoạt động quản lý nào, dù là quản lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý khoa học kỹ thuật… muốn thực hiện tốt mục đích đề ra thì phải nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo khoa học về nhân tố con người. Con người trong hoạt động quản lý luôn luôn là chủ thể của thế giới nội tâm phong phú , với những thuộc tính muôn màu, muôn vẻ. Từ đó tâm lý học về con người ra đời, nó không chỉ là khoa học về con người mà đã trở thành một trong những cơ sở khoa học quan trọng của toàn bộ quá trình quản lý. Vậy tâm lý học là gì ? Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về tâm lý con người, nó nghiên cứu cái chung trong tâm tư của con người và những quan hệ tâm lý của con người với nhau. Tâm lý học quản trị kinh doanh là gì? Tâm lý học quản trị kinh doanh là môn khoa học chuyên ngành được ứng dụng vào hoạt động quản trị kinh doanh như một nghệ thuật tác động vào tính tích cực của người lao động , thúc đẩy họ làm việc vừa vì lợi ích cá nhân vừa vì lợi ích của tập thể và lợi ích của toàn xã hội, tạo nên bầu không khí vui tươi đoàn kết trong doanh nghiệp. Việc nghiên cứu ứng dụng khoa học tâm lý có tác dụng to lớn giúp các nhà quản trị thành đạt trong hoạt động kinh doanh. Nhiệm vụ của tâm lý học quản trị kinh doanh. Tâm lý học quản trị kinh doanh có nhiệm vụ góp phần đặt cơ sở khoa học cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình quản lý. Do đó một số nhiệm vụ cơ bản được đặt ra cho tâm lý học quản trị kinh doanh là: Nghiên cứu những cơ sở hiện tượng tâm lý của những con người diễn ra trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, lãnh đạo cũng như việc nâng cao năng suất lao động của những người thực hiện. Nghiên cứu những quy luật tâm lý của con người trong kinh doanh như: quy luật nhu cầu, diễn biến tâm trạng và ý chí… đáp ứng cho việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ quản lý , lao động và những người thực hiện. Nghiên cứu các cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý diễn ra trong quản trị nhằm đưa ra những biện pháp tâm lý – sư phạm để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phát triển toàn diện nhân cách của cán bộ , công nhân , viên chức , phát triển quan hệ xã hội tốt đẹp trong tập thể lao động cũng như trong tập thể lãnh đạo… Vai trò của tâm lý học quản trị kinh doanh. Vận dụng tâm lý học trong công tác quản lý nhân sự. Vận dụng tâm lý học trong việc hoàn thiện các quy trình sản xuất , cải tiến các thao tác lao động. Vận dụng tâm lý học trong việc giải quyết những vấn đề tâm lý học xã hội trong tập thể lao động. Vận dụng tâm lý học để hoàn thiện nhân cách , năng lực quản lý của bộ máy quản lý của doanh nghiệp và của bản thân người lãnh đạo. Giới thiệu chung về xu hướng. Khái niệm: là sự hướng tới một mục tiêu , một đối tượng nào đó . Đó là hệ thống các nhân tố thúc đẩy bên trong quy định tính tích cực của con người trong hoạt động của mình. Biểu hiện của xu hướng : xu hướng có 5 biểu hiện sau: + Nhu cầu . + Thế giới quan. + Hứng thú. + Lý tưởng . + Niềm tin . Dưới đây là phân tích các biểu hiện của xu hướng. Xu hướng. Lý tưởng. Khái niệm. Trong cuộc sống , ai cũng có lý tưởng sống cho riêng mình và mỗi người có những lý tưởng khác nhau . Ví dụ: một đứa trẻ học Tiểu học có lý tưởng là : em cố gắng học chăm để luôn luôn là học sinh giỏi xuất sắc, ngoan ngoãn để được ông bà, bố mẹ, thầy cô và bạn bè yêu quý. Lớn lên, em muốn trở thành một bác sĩ tài giỏi để cứu giúp người nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Như vậy lý tưởng là gì? Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực , tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới. Đặc điểm. + Lý tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn. Có tính hiện thực vì hình ảnh lý tưởng bao giờ cũng được xây dựng từ nhiều chất liệu trong hiện thực, có sức thúc đẩy con người hoạt động để đạt được mục đích hiện thực. Đồng thời lý tưởng còn có tính lãng mạn, vì mục tiêu của lý tưởng bao giờ cũng là cái gì đó có thể đạt được trong tương lai , trong một chừng mực nào đó, nó đi trước cuộc sống, phản ánh xu thế phát triển của con người. Lý tưởng còn mang tính xã hội – lịch sử. + Lý tưởng là biểu hiện tập trung của xu hướng nhân cách, nó có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân, là động lực thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển của mỗi cá nhân. Vai trò. Đối với cá nhân: Khuyến khích mọi người nên sống có lý tưởng cao đẹp, thiết thực. Giúp mọi người có định hướng để lên kế hoạch thực hiện. Đối với nhà lãnh đạo:các nhà lãnh đạo phải là những tấm gương sáng trong cuộc sống, vừa ra sức chú ý nâng cao trình độ trí tuệ, đạo đức của những người dưới quyền, bồi dưỡng lý tưởng chân chính của họ. Đối với xã hội: mỗi cá nhân, tổ chức hướng tới thực hiện lý tưởng tốt đẹp, giúp xã hội ngày càng phát triển văn minh, bền vững. 2)Nhu cầu Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu. Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa. Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs) Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v. Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng... Tháp nhu cầu của Maslow: Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ. 5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow: Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi… Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo. Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng. Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt. 3)Hứng thú Hứng thú là sự xuất hiện sự chú ý đặc biệt của con người đến một đối tượng nào đó, là sự khao khát của con người muốn tiếp cận đến đối tượng nhu cầu để đi sâu tìm hiểu. Hứng thú là biểu hiện của xu hướng về mặt nhận thức của cá nhân đối với sự vật và hiện tượng xung quanh. Hứng thú giúp cho con ngườI hăng say làm việc, quên mệt mỏi, là một nhân tố kích thích hoạt động của con người, kích thích khả năng tìm tòi sáng tạo. *Muốn cho nhân viên có hứng thú làm việc phải: Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích của công việc đối với công ty và với bản thân họ. Làm cho họ hiểu rõ cách thức thực hiện công việc đó *Vai trò của hứng thú: -Tạo ra khát vọng đi tìm hiểu đói tượng,từ đó điều chỉnh mọi hành vi,cử chỉ…theo một hướng xác định -Là động lực thúc đẩy con người hoạt động đạt hiệu quả *Điều kiện ảnh hưởng đến hứng thú -Khách quan:có cường độ kích thích mạnh gây sự chú ý của con người -Chủ quan:tùy thuộc vào con người,cá nhân có ý thức đầy đủ,rõ ràng hiểu được ý nghĩa của nó đối với điều kiện riêng của mình 4)Niềm tin -Là kết tinh của các quan điểm tri thức tình cảm,ý chí được con người thử nghiệm và trở thành chân lý của mỗi cá nhân,tạo cho con người động lực để thành công -Giữ vai trò kim chỉ nam cho mỗi con người,nhờ nó mà con người vượt qua khó khăn,sống và hi vọng cho tương lai *Điều kiện ảnh hưởng đến niềm tin:khi bạn muốn giữ được niềm tin của người khác thì bạn nên: -Hãy nói thật:mọi lời nói thật có thể khiến mọi người không thích nhưng họ sẽ không thấy bị phản bội khi cuối cung sự thật dược bộc lộ -Biết giữ lời hứa:bạn nói được và làm được là lời nói chân thánh nhất,hãy giữ lời hứa và bạn sẽ dươc lòng tin -Nghĩ tới mối quan tâm của người khác trước khi nghĩ tới bản thân -Hãy cư xử đúng đạo -Thay đỏi người quản lý để tạo đươc niềm tin tứ nhân viên 5)Thế giới quan -Là hệ thống các quan điểm về tự nhiên xã hội và bản thân xác định phương trâm hoạt động của con người,giúp con người giải quyết các câu hỏi:tôi là ai,sống vì cái gì…vì thế nó là biều hiện rất quan trọng của xu hướng -Thế giới quan quyết định quan hệ của mọi người đối vơi thế giới xung quanh,quyết định đến phẩm chất va xu hướng phát triển của nhân cách -Trong lãnh đạo việc lắm được thế giới quan của con người sẽ giup ta biết được họ là người như thế nào và sử dụng họ ra sao? II)Liên hệ thực tế Các biểu hiện của xu hướng đối vớ nhà quản trị 1)DAVID THAI Cạnh tranh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng trở lên gay gắt có để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải thích ứng kịp thời với những thay đổi của không ngừng của môi trường. Để làm được điều đó thì vai trò của nhà quản trị là rất cần thiết. Trên thế giới đã và đang có rất nhiều nhà quản trị giỏi với rất nhiêu những bài học kinh nghiệm đáng để kể tới. Với các nhà quản trị Việt Nam cungc có thể kể ra rất nhiều tấm gương đáng để học hỏi. Một trong số đó là nhà quản trị David Thai – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Việt Thái quốc tế. Đầu năm 2009, David vinh hạnh được vinh danh là một trong hai người Việt Nam nhận giải thưởng Lãnh đạo Toàn cầu Trẻ - Young Global Leaderdo Diễn đàn Kinh tế Thế giới bình chọn. Sơ lược qua tiểu sử David Thái sinh năm 1972 tại miền Nam Việt Nam trong gia đình người Bắc. Năm 1978, gia đình anh đến sinh sống tại Seattle. Anh đã học triết học và kinh doanh tại Mỹ vàTốt nghiệp với bằng xuất sắc. 1996 – Trở lại Hà Nội, Việt Nam. David theo học một năm về tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. 1998 – Là Việt Kiều đầu tiên đăng ký thành lập công ty tư nhân Việt Nam. 2000 – Là công ty tư nhân đầu tiên đăng ký hoạt động dưới hình thức một công ty cổ phần. Tung ra sản phẩm cà phê rang xay đóng gói thương hiệu “Highlands Coffee” thông qua các khách sạn cao cấp và hệ thống siêu thị. 2002 – Quán cà phê Highlands Coffee đầu tiên tại Thành Phố Hồ Chí Minh được khai trương tại tòa nhà Metropolitan, đối diện nhà Thờ Ðức Bà. Một tuần sau đó, quán cà phê đầu tiên tại Hà Nội cũng ra đời đánh dấu những bước phát triển không ngừng của công ty. 2006 – Quán Highlands Coffee tại Saigon Center ra mắt với một diện mạo mới, mở ra một tương lai của việc đầu tư quy mô. 2007 – 70 quán trên khắp Việt Nam là mục tiêu đặt ra đến cuối năm, sẽ bao gồm luôn cả những “điểm nóng” như Nhà Hát Lớn Hà Nội. Đến nay, Công ty Cổ phần Việt Thái quốc tế đã có 1.700 nhân viên, trong đó có 25 người nước ngoài, quán xuyến hệ thống nhiều điểm cà phê Highlands Coffee ở nhiều thành phố. 1.Nhu cầu 1.1. Với nhu cầu cá nhân: Xuất phát từ tâm nguyện của một người con xa xứ, David Thai đã có ý định trở về Việt Nam từ rất lâu rồi. Mặc dù đã được tìm hiểu quê hương qua những lời kể của gia đình, nhưng anh vẫn không cảm thấy hài lòng, vẫn chưa thực sự hiểu hết về con người Việt, đất Việt. Trong suốt 23 năm theo học ở Seattle, Mỹ, anh đã nhận ra rằng chỉ có giáo dục, lối sống và giọng nói của mình là Mỹ, còn bản thân vẫn là một người Á Đông chính gốc. Vì vậy mà David đã quyết định học thêm về triết học với mục đích trả lời câu hỏi “ tồn tại hay không tồn tại”. Anh bắt đầu nghĩ về Việt Nam và thấy không thoả mãn với hai tiếng mỗi ngày tiếp cận với nền văn hóa Việt ở nhà. Những gì ba mẹ giải thích về Việt Nam không làm anh thấy hài lòng và anh quyết định, chỉ có về Việt Nam, sống trong văn hoá Việt với con người Việt, anh mới có thể tìm lại con người mình. 1.2. Với nhu cầu xã hội: Khi về Việt Nam với một xuất học bổng tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, anh đã gặp rất nhiều khó khăn để tự lập, vừa học vừa kiếm sống. Với công việc làm công tác viên cho Báo Time, anh đã kiếm được 6 USD/ ngày, đủ để trang trải cho việc sinh hoạt hàng ngày. Và cũng chính từ đây, anh đã nhận thấy một nhu cầu mới cho việc kinh doanh cà phê. Chỉ vài tháng đến Việt Nam, nhờ công việc trợ lý cho các tổng giám đốc (CEO) của tạp chí Time trong chương trình "Time News Tour" tại Hà Nội, David Thái đã được một số CEO gợi ý cho một dự án kinh doanh ở Việt Nam và quán café Âu Lạc nằm ven bờ hồ Hoàn Kiếm chính là kết quả của ý tưởng này. Quán cà phê do một công ty ở Hà Nội đứng tên, David Thái làm chân chạy bàn nhưng mọi ý tưởng từ địa điểm, nội thất, pha chế cà phê đến phong cách phục vụ đều do anh thiết kế. Hơn một năm sau, khi quán cà phê bắt đầu sầm uất, phía công ty đứng tên yêu cầu thu lại quán và đề nghị anh đảm nhiệm chức “tư vấn viên”. Và sau đó, anh quyết tâm làm lại từ đầu quyết định ở lại để giúp một người bạn thân thiết của anh - chính là người rửa cốc chén ở quán cà phê Âu Lạc (sau này là phó Tổng Giám đốc của công ty Việt Thái) lập nghiệp Hồi còn ở quán cà phê đầu tiên anh đã quan sát thấy một điều, ca sáng thường ít khách nhưng ca tối lại rất nhiều. Một điều đặc biệt nữa là, buổi sáng thường chỉ thấy một ông Tây ngồi một bàn nhâm nhi cà phê nhưng buổi tối thì một bàn có đến bốn năm người, có khi sáu bảy người. Anh thấy người Việt Nam có thói quen đi cà phê là rủ nhau, đến quán cà phê nhiều khi chỉ là cái cớ, họ đến quán cà phê để gặp gỡ hàn huyên là chính. Và như thế thì chủ đầu tư rất có lợi, tiết kiệm được diện tích, một nhân viên có thể phục vụ được nhiều khách. Điều này quả là tuyệt vời. Và như thế thì David đã nghĩ rằng không có lý do gì mà mình không tạo cho khách hàng một điểm để gặp gỡ, trò chuyện tốt nhất, lý tưởng nhất. Vì vậy mà ý tưởng kinh doanh cà phê của anh lại bắt đầu được hình thành. Vậy với nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội, David Thái đã xây dựng ý tưởng kinh daonh cho mình. Anh không chỉ thành công trong việc xây dựng Highlands mà còn thành công trong các lĩnh vực thực phẩm, đồ uống 2. Niềm tin Một nhà quản trị muốn thực hiện tốt công việc quản lý của mình thì việc tạo niềm tin cho nhân viên là hết sức quan trọng. Và với một nhà quản trị giỏi, để tạo được niềm tin, trước tiên phải đảm bảo trình độ chuyên môn của mình, khả năng lãnh đạo. David Thái đã làm được điều đó. Xuất phát từ ngành quản trị kinh doanh, anh đã sớm bộc lộ khả năng kinh doanh của mình. Điều đó được thể hiện ở việc, khi về Hà Nội, với việc mở quán cà phê Âu Lạc ở Hoàn Kiếm do một công ty ở Hà nội đứng tên, mọi ý tưởng từ địa điểm, nội thất, cách pha chế cà phê đến phong cách phục vụ đều do anh thiết kế. Và chỉ hơn một năm sau, quán cà phê đã trở nên sầm uất. Qua đó đã chứng tỏ khả năng kinh doanh của anh. Thứ hai, nhà quản trị cần phải tin tưởng nhân viên để khuyến khích, động viên nhân viên lao động một cách hiệu quả. Chính vì vậy mà David đã coi việc đào tạo con người là điểm mấu chốt của sự thành công. Theo anh, cần phải đào tạo con người từ người vun luống cà phê, người tách lựa từng hạt cà phê cho đến người bưng ly cà phê phục vụ… làm sao phải lĩnh hội và thấm thía sâu sắc triết lý sống còn “serving people – not serving coffee” của thương hiệu. Trong niềm tin của mình, anh luôn nghĩ rằng mỗi con người đều có một chìa khóa mở cửa mọi tiềm năng, vì thế anh không tiếc công sức và tiền của xây dựng một trung tâm đào tạo nhân lực riêng của Highlands với quyết tâm xây dựng một nguồn lực con người đạt tiêu chuẩn quốc tế trong tư duy và phong cách làm việc nhưng tâm hồn vẫn thấm đẫm văn hóa Việt. Nhân viên của Highlands được hưởng mọi chế độ bảo hiểm, phúc lợi tốt nhất… để làm sao mỗi người coi công ty như gia đình của mình và từ đó họ quay lại phục vụ khách hàng và cộng đồng một cách tốt nhất có thể. David Thái nói, mỗi khoảng 5 triệu lượt bước chân đi vào Highlands trên cả Việt Nam và mục tiêu mà anh hướng đến chính là đưa Highlands trở thành một tiếng nói tác động đến cộng đồng nhỏ này bằng những hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới, giúp đỡ trẻ em nghèo đến trường, xóa bỏ định kiến ở các nhóm kỳ thị… Chính những điều đó đã tạo được niềm tin cho nhân viên, người lao động của công ty và đã thu hút được ngày càng nhiều người lao động. Cho nên số lượng nhân viên trong công ty không ngừng tăng lên, cả người lao động nước ngoài. Trong số hơn 2000 nhân viên Highlands có 25 nhân viên nước ngoài đến từ nước Anh, Mỹ… đảm nhiệm mọi vị trí kể cả phục vụ bàn trên khắp các quán Highlands. Theo David: Thành lập một công ty tức là thành lập một tập thể, để mời gọi hơn 1.500 người đi theo cùng một hướng, đó là thách thức lớn, phải có một tầm nhìn và một mục đích rõ ràng. Anh luôn có niềm tin rằng thị trường còn rất nhiều tiềm năng trong khi các công ty cà phê Việt chủ yếu chú ý tới xuất khẩu mà thiếu đầu tư vào thị trường trong nước. David cho rằng, với khoảng thời gian tuy không dài ở Việt Nam, anh đã gắn bó với con người và mảnh đất nơi đây, có lợi thế so với người nước ngoài khi làm kinh doanh tại đây vì anh đã có cái hiểu nhất định về văn hoá Việt. Đây là lợi thế của anh khi quyết định đi theo hướng này. Đó chính là lý do David quyết định làm lại từ đầu. Năm 1997, David bắt đầu tìm hiểu luật khuyến khích đầu tư nước ngoài. Tới 1998, anh là Việt kiều đầu tiên được cấp phép thành lập công ty tư nhân tại Hà Nội. Tới năm 2000, David là doanh nhân đầu tiên đăng ký thành lập công ty cổ phần. Tập đoàn Việt Thái ngày nay được thành lập năm 2002. Ban đầu, chỉ có hai cửa hàng Highlands Coffe ở Hà Nội và Tp.HCM. Sau 7 năm, hiện nay số lượng cửa hàng Highland Coffee đã vượt quá con số 80 trên sáu tỉnh thành bao gồm Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu và Đồng Nai. Trong năm 2008, Tập đoàn Việt Thái có hơn 5 triệu lượt khách và phục vụ hơn 2 triệu bữa ăn, hơn 4 triệu cốc. David tin tưởng: “Là một công ty Việt, chúng tôi cam kết vì sự phát triển của một Việt Nam, vì một nền kinh tế thị trường bằng cách cung cấp thương hiệu đẳng cấp cho tầng lớp trung lưu của Việt Nam. Cụ thể, chúng tôi hướng tới đóng  một vai trò quan trọng trong việc cải tiến chất lượng cuộc sống của khách hàng thông qua thương hiệu của chúng tôi. Chúng tôi không có ý định dừng lại và sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh hiện tại và tiếp tục phát triển cả thương hiệu của chúng tôi và tiếp tục tìm kiếm những thương hiệu làm thỏa mãn khách hàng mục tiêu mà chúng tôi hướng tới”, 3)ẢNH HƯỞNG CỦA HỨNG THÚ TỚI SỰ NGHIỆP CỦA NHÂN VẬT Có thể nói thành công của David Thái ngày hôm nay có sự đóng góp rất lớn của hứng thú trong con người anh. Phải là người có niềm hứng thú, say mê cao độ với café thì mới có thể gắn bó và phát triển nhờ nghề được. Ngay từ khi còn là sinh viên của trường Bách Khoa Hà Nội anh đã nghĩ đến một quy mô cho cà phê Việt Nam. Khi đó người nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục. Nhưng chính thời gian phải chờ đợi này đã giúp anh có dịp tìm hiểu nhiều hơn về cà phê, anh nhận ra rằng, người chế biến cà phê ở Việt Nam thường trộn cà phê xẻ và cà phê vối vào nhau không theo một tỷ lệ thích hợp nên không thể nào cho ra một chất lượng cà phê hoàn hảo được. Phương pháp rang trộn và sao tẩm cà phê này đã làm mất đi rất nhiều ưu điểm đặc trưng của cà phê. Anh đã nhiều lần đến tận nông trường, trò chuyện với những nông dân, anh hiểu ra rằng nếu chú ý đến khâu trồng cà phê hơn thì sẽ có nhiều loại cà phê tốt hơn rất nhiều. Từ đây, anh đã xác định cho mình một hướng đi mới, anh tìm đến với sự tinh khiết của cà phê. Anh đã nghiên cứu và tìm tới những phương pháp rang xay cà phê mới mang tính đột phá vào thời điểm lúc bấy giờ mang đi giao cho các quán cà phê. Chính thời gian này đã giúp anh học hỏi được rất nhiều điều. Và chính sự hứng thú, say mê đã tạo cho anh có khả năng quan sát rất tốt từ hồi còn ở quán cà phê đầu tiên. Anh đã quan sát thấy một điều, ca sáng thường ít khách nhưng ca tối lại rất nhiều. Một điều đặc biệt nữa là, buổi sáng thường chỉ thấy một ông Tây ngồi một bàn nhâm nhi cà phê nhưng buổi tối thì một bàn có đến bốn năm người, có khi sáu bảy người. Người Việt Nam mình có thói quen đi cà phê là rủ nhau, đến quán cà phê nhiều khi chỉ là cái cớ, họ đến quán cà phê để gặp gỡ hàn huyên là chính. Và như thế thì chủ đầu tư rất có lợi, tiết kiệm được diện tích, một nhân viên có thể phục vụ được nhiều khách. Điều này quả là tuyệt vời. Và như thế thì không có lý do gì mà mình không tạo cho khách hàng một điểm để gặp gỡ, trò chuyện tốt nhất, lý tưởng nhất. Chính từ những quan xát tinh tế, nhạy bén ấy giúp anh hình thành lên ý tưởng và đã thành công bởi hệ thống các quán ca phê Highlands Coffee tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. 4. Lý tưởng Khi quyết định xây dựng Highland, David Thái đã có quan niệm: “Đem cái gì tốt nhất của thế giới đến Việt Nam và đem cái gì tốt nhất của Việt Nam ra thế giới, đó là sứ mệnh của chúng tôi nhằm biến Highlands trở thành một thương hiệu của châu lục, của toàn cầu với cốt lõi là tâm hồn và những giá trị Việt”. David Thái xây dựng ý tưởng này với niềm tin, Highland không chỉ là thứ cà phê hiện có, mà là một "thương hiệu mang tính toàn cầu" của cà phê VN trong 20-30 năm nữa. Và khi đó, nhiều bạn bè đã cười ồ khi nghe Thái bàn đến một "thương hiệu" của cà phê. Thời ấy, đã có những thương hiệu cà phê trên thị trường làm chuyện nhượng quyền, nhưng Thái nhận ra họ chỉ mới bán bảng hiệu và cà phê mà chưa bán được một giá trị của mô hình. Để hiện thực hóa tham vọng biến Highlands trở thành những gì tuyệt vời nhất về cà phê, David Thái quyết tâm xây dựng một bộ tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt cho Highlands từ khâu chọn lọc, chế biến, pha chế cho đến phong cách phục vụ. Một trung tâm chế biến cà phê Highlands với phòng thí nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại đã ra đời để đảm bảo chất lượng tuyệt đối từ khâu chọn nguyên liệu, kiểm tra các mẫu hàng, bảo quản đến rang xay và đóng gói. 5. Thế giới quan Với vị trí là một người sáng lập ra công ty, David Thái đã nhìn ra được hướng đi mới, đúng đắn cho công ty. Ngày nay, hoạt động kinh doanh của tập đoàn được chia ra hai mảng chính. Thực phẩm, đồ uống (F&B) và hoạt động liên quan tới phong cách khách hàng (Consumer Lifestyle). - Nhóm hoạt động F&B của Việt Thái bao gồm thương hiệu Highlands, và 2 nhãn hiệu nhà hàng là Meet & Eat và Nineteen 11. + Với thương hiệu Highlands, công ty luôn chọn những vị trí cao ốc sang trọng nhất để “bày hàng”, vì David muốn biểu tượng Highlands phải song hành cùng những bước phát triển mới nhất của đất nước. Anh muốn đóng góp vào "di sản cà phê” của VN. Một mai, Highlands có thể đi ra thế giới nhưng đồng thời cũng phải vào chợ Bến Thành, Chợ Lớn… cho người bình dân hưởng thụ - nghĩa là những giá trị thế giới phải đến được với mọi người Việt. Đó chính là cái nhìn mới mẻ, đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của xã hội. Việt Thái cũng đang tập trung mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ của mình trong thị trường nội địa. Hiện nay, thương hiệu này cũng nhận được hàng nghìn đề nghị từ các công ty nước ngoài về sản phẩm đóng gói và chuyển nhượng thương mại nhưng hiện nay mới chỉ dừng lại ở sản phẩm đóng gói. Hiện công ty đang xây dựng chiến lược và tổ chức để mở rộng số lượng cửa hàng Highlands ra thị trường quốc tế. Công ty đã chính thức thiết lập đại lý bán buôn cả trong nước và trên thị trường quốc tế, đồng thời xây dựng một đội ngũ nhân viên mạnh dưới sự quản lý của David France, trước đây từng làm tổng giám đốc của sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctam_ly_quan_tri_2261.doc
Tài liệu liên quan