Tiểu luận Vấn đề giai cấp và dân tộc trong thời đại ngày nay, liên hệ thực tiễn ở Việt Nam

Vấn đề giai cấp và dân tộc là một nội dung có ý nghĩa chiến lược của chủ nghĩa Mác Lênin và của cách mạng xã hội chủ nghĩa là vấn đề thực tiễn nóng bỏng đòi hỏi phải đựoc giải quết một cách đúng đắn và thận trọng.

Giai cấp và dân tộc quan hệ mật thiết với nhau song đó là những phạm trù chỉ các quan hệ xã hội khác nhau, có vai trò lịch sử khác nhau và không thể thay thế được nhau.Giai cấp và dân tộc sinh ra và mất đI không đồng thời .Trong lịch sử nhân loại nói chung ,giai cấp có trước dân tộc hàng nghìn năm song khi giai cấp mất đI thì dân tộc sẽ vẫn còn tồn tại

Muốn hiểu được bản chất của vấn đề dân tộc, mối quan hệ phức tạp giữa giai cấp và dân tộc phải nhận thức rõ vai trò của nhân tố kinh tế-xã hội, của nhân tố giai cấp.Quan hệ giai cấp với tư cách là sản phẩm trực tiếp của phương thức sản xuất trong xã hội có giai cấp là nhân tố có vai trò quyết định đối với sự hình thành dân tộc, đối với xu hướng phát triển của dân tộc, quy định tính chất mối quan hệ giữa các dân tộc.Lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp gắn liền với hình thái kinh tế xã hội.Sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn liền với giai đoạn phát triển nhất định của sản xuất.Cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản.

 

doc20 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề giai cấp và dân tộc trong thời đại ngày nay, liên hệ thực tiễn ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài :Vấn đề giai cấp và dân tộc trong thời đại ngày nay.Liên hệ với thực tiễn Việt Nam. Phần I: đặt vấn đề Vấn đề giai cấp và dân tộc là một nội dung có ý nghĩa chiến lược của chủ nghĩa Mác Lênin và của cách mạng xã hội chủ nghĩa là vấn đề thực tiễn nóng bỏng đòi hỏi phải đựoc giải quết một cách đúng đắn và thận trọng. Giai cấp và dân tộc quan hệ mật thiết với nhau song đó là những phạm trù chỉ các quan hệ xã hội khác nhau, có vai trò lịch sử khác nhau và không thể thay thế được nhau.Giai cấp và dân tộc sinh ra và mất đI không đồng thời .Trong lịch sử nhân loại nói chung ,giai cấp có trước dân tộc hàng nghìn năm song khi giai cấp mất đI thì dân tộc sẽ vẫn còn tồn tại Muốn hiểu được bản chất của vấn đề dân tộc, mối quan hệ phức tạp giữa giai cấp và dân tộc phải nhận thức rõ vai trò của nhân tố kinh tế-xã hội, của nhân tố giai cấp.Quan hệ giai cấp với tư cách là sản phẩm trực tiếp của phương thức sản xuất trong xã hội có giai cấp là nhân tố có vai trò quyết định đối với sự hình thành dân tộc, đối với xu hướng phát triển của dân tộc, quy định tính chất mối quan hệ giữa các dân tộc.Lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp gắn liền với hình thái kinh tế xã hội.Sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn liền với giai đoạn phát triển nhất định của sản xuất.Cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản. Phần II : giảI quyết vấn đề I. Vấn đề giai cấp trong triết học trước Mác Thời cổ đại Xã hội ấn Độ chia thành 4 đẳng cấp : Tăng Lữ , Quý Tộc , Bình dân , nô lệ nhưng trong đó đẳng cấp tăng lữ được hưởng mọi đặc quyền đặc lợi nắm trong tay mọi quyền lực . Xã hội Trung Quốc , Khổng Tử dựa vào tri thức để phân chia xã hội thành 3 hạng người : Thánh nhân , quân tử , tiểu nhân. ở Hy Lạp người ta chia thành hai giai cấp theo quy mô chiếm hữu và số hoa lợi thu được đó là : giai cấp chủ nô , và giai cấp nô lệ . Thời kì trung cổ Xã hội chia thành 2 giai cấp chính đó là: Phong kiến , nông nô . Thời kì Cận Đại và Đương Đại . Xã hội chia thành 2 giai cấp chinh đó là Tư sản và vô sản . Ngoài ra có những cách phân chia xã hội khác như : Mabali (1709-1785) chia xã hội thành 3 loại : Giai cấp sở hữu Giai cấp sản xuất Giai cấp những kẻ vô tích sự Adam smith (1723-1790) chia xã hội thành 3 giai cấp : Giai cấp những người hưởng địa tô Giai cấp những người hưởng thặng dư Giai cấp những người làm công ăn lương Tóm lại : Sự phân chia xã hội thành giai cấp này hay giai cấp khác ở mỗi nước khu vực đều có sự khác nhau . Bởi vì tiêu chí đưa ra để phân biệt là khác nhau . II . Lý luận của CN Mác - Lê Nin về giai cấp và dân tộc. Lý luận chung về giai cấp và đấu tranh giai cấp Khái niệm giai cấp Các nhà tư tưởng cổ đại , thời kì trước mác đã thừa nhận sự tồn tại của giai cấp . Chủ nô và nô lệ trong xã hội cổ đại , phong kiến và nông nô trong xã hội trung cổ . Tư sản và vô sản trong xã hội cận đại và đương đại . Song trả lời cho câu hỏi giai cấp là gì ? Thì hầu hết những nhà tư tưởng đều giảI thích không đúng đắn , giảI thích mơ hồ , không đI vào đăc trưng cơ bản nhất . Họ cho giai cấp là một tập hợp người có cùng chức năng xã hội , cùng một lối sống hoặc mức sống cùng một địa vị hay uy tín xã hội . Những quan niệm trên không dựa vào đặc trưng cơ bản nhất của giai cấp là quan hệ kinh kế , quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất vì thế không thấy được địa vị của giai cấp trong 1 hệ thống kinh tế -- xã hội nhất định . KháI quát những tử tưởng của Mác – Angghen kháI quát thực tiễn xã hội Lê nin đã nêu ra định nghĩa kháI quát về giai cấp trong tác phẩm “ Sáng kiến vĩ đại “ như sau: “ Người ta gọi giai cấp , những tập đoàn người to lớn bao gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong 1 hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử khác nhau về quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất , như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cảI xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng . Giai cấp là những tập đoàn người mà những tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập đoàn đó có một địa vị khác nhau trong 1 chế độ kinh tế xã hội nhất định “ Trong định nghĩa tên của Lênin về giai cấp cho chúng ta thấy bản chất giai cấp chính là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất nhất định. Do địa vị khác nhau cho nên tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác , giai cấp không phảI là hiện tượng xã hội nằm ngoài kinh tế . Xã hội mà giai cấp gắn với chế độ kinh tế xã hội nhất định không phảI mọi hê thống xã hội đêù tạo ra giai cấp hoặc đều tạo ra các giai cấp như nhau mà chỉ có một số hệ thống sản xuất xã hội mới tạo ra các giai cấp và mỗi hệ thống xã hội thay đổi thì hệ thống những giai cấp xã hội cũng thay đổi theo . Giai cấp thực chất là một phạm trù kinh tế xã hội có tính lịch sử . Nó luôn luôn vận động biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử . Đặc trưng của giai cấp Giai cấp là một phạm trù kinh tế xã hội có tính lịch sử , giai cấp không phảI là sản phẩm của sản xuất nói chung mà sản phẩm của một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử . Giai cấp là những tập đoàn người có sở hữu khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất . VD : Sở hữu phong kiến là sở hữu về ruộng đất , trang trai , công cụ lao động Sở hữu của tư bản là hầm mỏ , nhà máy , công trường Giai cấp tức là sự khác nhau của họ về quan hệ với tư liệu san xuất , đây là quan hệ cơ bản nhất . Chính sự thay đổi chế độ sở hữu đối với tư liệu sản xuất dẫn đến sự thay đổi quan hệ quản lý , quan hệ phân phối . Từ đó dẫn đến địa vị của các giai cấp trong xã hội cung thay đổi . Khác nhau về phương thức thu nhận của cảI xã hội , giai cấp là tập đoàn người về cách hưởng thụ , quy mô , phương thức thu nhận của cảI xã hội . VD : Thu nhập giữa địa chủ và nông dân , giữa tư sản và công nhân Khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội trong tổ chức quản lý sản xuất xã hội và ngược lại . Tóm lại , kháI niệm giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lênin như nêu ở trên đã vạch rõ cơ sở kinh tế của giai cấp và quan hệ giai cấp . Đây là quan hệ khoa học , đối lập với quan hệ tư duy siêu hình trước đây cần phân biệt kháI niệm giai cấp , đẳng cấp , hay tong lớp . Những kháI niệm vừa nêu chỉ những đặc trưng không liên quan gì đến quan hệ kinh tế , chế độ kinh tế xã hội . Nguồn gốc nguyên nhân hình thành của giai cấp Mác là người đầu tiên chứng minh rằng “ Sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn lion với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất “ Tức là đã có giai đoạn xã hội không có giai cấp là xã hội cộng sản nguyên thuỷ . Sở dĩ trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có giai cấp vì lực lượng sản xuất còn thấp kém chưa phát triển năng suất lao động thấp sản phẩm lam ra chưa đủ nuôI sống người nguyên thuỷ . Để tồn tại họ phảI sống nương tựa vào nhau theo bầy đàn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên , giai cấp chưa xuất hiện. Trong quá trình vận động phát triển xã hội lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển đến một lúc nào đó chăn nuôI thoát khỏi trồng trọt , thủ công nghiệp tách khoi nông nghiệp , lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay . Tạo ra chế đọ sản xuất riêng trong tong gia đình . Tư liệu sản xuất làm ra trử thành tài sản riêng của tong gia đình . Như vậy chế độ tư hữuvề tư liệu sản xuất ra đời thay thế dần cho chế độ công hữu dẫn đến tình trạng phân hoá giàu nghèo ngay càng tăng . Ngoài ra giai cấp còn hinh thành thông qua con đường chiến tranh giữa các bộ lạc , tù binh chiến tranh không bị giết mà được đưa lại làm tài sản cho bộ lạc chiến thắng . Họ biến tù binh trong chiến tranh làm nô lệ . Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội giai cấp đầu tiên . Tóm lại nguyên nhân hình thàng giai cấp là do sản xuất phát triển . C.Mác và Ph.Anghen đã chứng minh rằng nguyên nhân căn bản sâu xa của sự phân chia xã hội thành , giai cấp , sự thay thế hệ thống giai cấp này bằng hệ thống giai cấp khác , nói chung là sự tồn tại của các giai cấp là do lực lượng sản xuất phát triển trong những giai đoạn nhất định . Còn theo 2 ông thì nguyên nhân trực tiếp của sự phân chia giai cấp đó là do chế độ tư hữu ra đời . Sự hình thành giai cấp Các Mác là người đầu tiên đưa ra quan niêm cho rằng giai cấp chỉ xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định của sản xuất . Giai cấp xuất hiên khi lao động xã hội đã có thể tạo ra sản phẩm thặng dư tương đối khiến cho sức lao động đã có 1 giá trị mà người ta có thể lợi dụng như đối tượng khai thác để chiếm đoạt sản phẩm thặng dư do lao động tạo ra . Sự mất đi của giai cấp Mác và Anghen từ sự phân tích của mình đã cho thấy giai Cờp chỉ mất đI khi lực lượng sản xuất phát triển đến mức một mặt đảm bảo thoả mãn nhu cầu của xã hội về tư liệu sinh sống khiến cho con người không cần nhu cầu giành giật mặt khác cho phép xoá bỏ hình thức phân công cột con người vào 1 công việc nhất định , dù họ muốn hay không . Kết cấu của giai cấp Mỗi kiểu xã hội có kết cấu xã hội giai cấp riêng của nố Mỗi kết cấu xã hội giai cấp của một xã hội nhất định bao gồm hai giai cấp cơ bản đối lập nhau : Chiếm hữu nô lệ bao gồm chủ nô , nô lệ ; Phong kiến gồm địa chủ và nông nô ; Tư bản bao gồm tài sản và vô sản . Ngoài hai giai cấp cơ bản mỗi kết cấu giai cấp còn bao gồm một số giai cấp không cơ bản và những tầng lớp trung gian . Trong những tập đoàn này có những tập đoàn là tàn dư của xã hội cũ , là mầm mống của xã hội sau , xã hội nào cũng có tầng lứp trung gian là sản phẩm của chính phương thức sản xuất đang thống trị VD: Tầng lớp bình dân trong xã hội chiếm hữu nô lệ Việc phân tích kêt cấu xã hội giai cấp và sự biến đổi củ nó giúp cho ta hiểu được địa vị , vai trò và thai độ của từng giai cấp đối với các phong trào lịch sử . Từ đó chúng ta mới có chính sách phù hợp đẻ tập hợp cho cuộc đấu tranh cách mạng hiên hành Đấu tranh giai cấp Đấu tranh giai cấp là gì ? Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp giữa những giai cấp mà ích lợi căn bản đối lập nhau , căn bản không thể điều hoà được . VD : Đấu tranh giữa nô lệ với chủ nô , đấu tranh giữa nông dân với phong kiến . Đấu tranh giai cấp chỉ trở thành thực sự khi nó phát triển thành cuộc đấu tranh toàn quốc , hoặc ít nhất có quy mô rộng lớn , nhằm chống lại quyền lực chính trị của giai cấp bóc lột “ bất cứ là cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng là cuộc đấu tranh chính trị “ Nguyên nhân của cuộc đấu tranh giai cấp là do sự đối lập về mục đích , do không thể điều hoà được giữa các lợi chs căn bản của giai cấp . VD : Giai cấp tư sản luôn chạy theo lợi nhuận tối đa, luôn tìm cách bóc lột càng nhiều giá trị thặng dư của công nhân càng tốt.Vì vậy nó đối lập với lợi ích căn bản của công nhân tất yếu dẫn đến đấu tranh. Tất cả các giai cấp thống trị để sử dụng các công cụ bạo lực để chống lại các cuộc đấu tranh của giai cấp bị áp bức.Vì thế giai cấp bị trị phảI dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.Thời đại ngày nay bạo lực cách mạng không chỉ là đấu tranh quân sự ,khởi nghĩa vũ trang mà còn bao gồm những trạng tháI nhất định của đấu tranh chính trị.Khi các điều kiện lịch sử thay đổi thì các hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển quan trọng của xã hội có giai cấp.Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản .Xuất phát từ quan điểm xem lại sự vận động nội tại của phương thức sản xuất quyết định sự phát triển của toàn bộ lịch sử xã hội.Mác và Ăngnghen đã xem đấu tranh giai cấp như là đòn bẩy để thay đổi hình tháI kinh tê-xã hội.Do đó “đấu tranh giai cấp là động lực phát triển trực tiếp của lịch sử xã hội có giai cấp” Cuộc đấu tranh giai cấp do giai cấp công nhân tiến hành là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử loài người là phương tiện để giảI phóng xã hội khỏi ách áp bức giai cấp.Vì vậy đây là quá trình đấu tranh lâu dài và phức tạp.Cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến chuyên chính vô sản.Cuộc cách mạng này thắng lợi trước hết ở những khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản.Cuộc đấu tranh giai cấp chỉ có thể thắng lợi khi giai cấp công nhân xây dung được một lực lượng sản xuất có năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản Chúng ta cũng cần phê phán hai quan điểm sai lầm về đấu tranh giai cấp hiện nay.Quan điểm thứ nhất chủ quan ý chí coi nhẹ quy luật kinh tế khách quan, tuyệt đối hoá đấu tranh giai cấp.Quan điểm thứ hai cơ hội hữu khuynh,mơ hồ về giai cấp và đấu tranh giai cấp Mác và Ăngghen đã chứng minh rằng trong lịch sử ,những kẻ áp bức và những người bị áp bức họ luôn luôn đối kháng với nhau đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng ,lúc công khai lúc ngấm ngầm ,một cuộc đấu tranh bao giò cũng kết thúc bằng một cuộc cảI tạo cách mạng toàn bộ xã hội,hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau Quá trình hình thành và kết quả của các cuộc đấu tranh giai cấp CMác viết:”Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng ,các lực lượng sản xuất vật chất mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có,những quan hệ sản xuát này trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất:khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội” Theo quan điểm Macxit cần phân biệt “đấu tranh giai cấp và xung đột giữa các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau”.Bởi lẽ các nhóm xã hội xung đột nhau về lợi ích không bao giờ cũng là biểu hiện của đối kháng giai cấp. VD:xung đột giữa hai tập đoàn tư bản không khác nhau về địa vị trong chế độ kinh tế CMác và Ăngghen khẳng định trong xã hội có giai cấp thì đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của lịch sử.Trong xã hội cũ tồn tại hình tháI kinh tế xã hội cũ,thông qua đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là cách mạng xã hội mà xã hội mới ra đời đồng nghĩa với việc hình tháI kinh tế xã hội mới ra đời. Sự kế thừa và tiếp tục phát triển học thuyết Mác-Ăngghen của VI Lênin Về sự bổ sung và tiếp tục phát triển trong vấn đề giai cấp Định nghĩa mới về giai cấp của Lênin:”Người ta gọi là giai cấp,những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận)” đối với những tư liệu sản xuất về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cảI xã hội ít hoặc nhiều à họ được hưởng .Giai cấp là những tập đoàn người mà tậ đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác,do các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội cố định. Định nghĩa của VI Lênin cho phép ta nắm được những đặc trưng chung cơbản nhất ,những dấu hiệu phổ biến ,ổn định nhất của giai cấp qua các thời kì. Về sự bổ sung và tiếp tục phát triển trong vấn đề đấu tranh giai cấp VI Lênin giảI thích một cách phổ thông quan niệm đấu tranh giai cấp (chủ yếu nói về xã hội tư bản) như sau: “đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền lợi áp bức vào lao động , chống bọn có đặc quyền đặc lợi ,bọn áp bức và bọn ăn bám ,cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp vô sản”. VI Lênin xem các cuộc đấu tranh riêng lẻ của những công nhân riêng lẻ chống chủ nghĩa tư bản trực tiếp áp bức bóc lột họ những cuộc đấu tranh mang tính tự phát ,không có liên hệ gì với nhau,thiếu tính tổ chức trên quy mô chỉ là “mầm mống yếu ớt của đấu tranh giai cấp”. 2. Lí luận chung về dân tộc-nhân loại Khái niệm dân tộc Cũng như nhiều hình thức cộng đồng khác dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người .Trước khi dân tộc xuất hiện loài người đã trảI qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao:thị tộc ,bộ lạc,bộ tộc. Dân tộc là một cộng đồng dân cư hình thành từ một bộ tộc hoặc từ sự liên kết của tất cả các bộ tộc sống trên một vùng lãnh thổ. Cũng như bộ tộc, dân tộc là hình thức cộng đồng người gắn liền với xã hội có giai cấp ,có các thể chế chính trị, nhà nước.Dân tộc là một cộng đồng dân cư có tính thống nhất cao ổn định và tương đối bền vững dựa trên những nguyên tắc pháp lí cao. Cho đến nay khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất Một là chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững ,có sinh hoạt kinh tế chung ,có ngôn ngữ riêng và những nét văn hoá đặc thù xuất hiện sau bộ lạc ,bộ tộc,kế thừa ,phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó.Theo nghĩa thứ nhất ,dân tộc được hiểu như một tộc người hay một dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc.Hiểu theo nghĩa này, Việt Nam gồm 54 dân tộc hay 54 tộc người. Hai là chỉ một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước ,có lãnh thổ ,quốc gia ,nền kinh tế thống nhất ,quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình ,gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị ,kinh tế ,truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.Theo nghĩa thứ hai dân tộc đồng nghĩa với quốc gia dân tộc. Đặc trưng của dân tộc Dân tộc thường được nhận biết thông qua những đặc trưng chủ yếu sau Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế .Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc.Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận ,các thành viên của dân tộc tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc. Có thể cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia hoặc cư trú đan xen với nhiều dân tộc anh em. Có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh tế ,văn hoá, tình cảm… Có nét tâm lí riêng biểu hiện kết tinh trong nền văn hoá dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hoá dân tộc ,gắn bó với nền văn hoá của cả cộng đồng các dân tộc. Nghiên cứu kháI niệm và các đặc trưng của dân tộc cần thấy rằng kháI niệm dân tộc và kháI niệm quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau. Bởi vì dân tộc ra đời trong một quốc gia nhất định ,thông thường thì những nhân tố hình thành dân tộc chín muồi không tách rời với sự chín muồi của những nhân tố hình thành quốc gia chúng bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau Quan hệ giai cấp dân tộc Trong xã hội có nhiều giai cấp thì giai cấp nào có lợi ích gắn liền với phương thức sản xuất thống trị thì sẽ trở thành lực lượng tiêu biểu lãnh đạo dân tộc. Về cơ bản lợi ích dân tộc nó là lợi ích chung của tất cả các giai cấp ,các lực lượng xã hội trong cộng đồng ấy tuy nhiên trong xã hội có phương thức sản xuất tồn tại dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì lợi ích của dân tộc và lợi ích của giai cấp thống trị không phảI khi nào cũng thống nhất mà nhiều lúc đối lập nhau. Quan hệ giai cấp và nhân loại Vấn đề lợi ích nhân loại là những vấn đề liên quan đến sự sống của loài người như chống chiến tranh hạt nhân,bảo vệ môI trường… Lợi ích nhân loại là những nhân tố đáp ứng yêu cầu phát triển của loài người mọi quốc gia. Lợi ích nhân loại không tách rời lợi ích dân tộc.Lợi ích của giai cấp tiến bộ bao giờ cũng phù hợp với nhân loại lợi ích của giai cấp phản động về căn bản mâu thuẫn với lợi ích chung của dân tộc và toàn nhân loại. 3.Quan hệ giữa giai cấp dân tộc nhân loại trong thời đại ngày nay 3.1 Quan niệm của chủ nghĩa Mác Lênin về quan hệ giai cấp dân tộc Giai cấp và dân tộc quan hệ mật thiết với nhau song đó là những phạm trù chỉ các quan hệ xã hội khác nhau ,có vai trò lịch sử khác nhau và không thể thay thế được nhau.Giai cấp và dân tộc sinh ra và mất đI không đồng thời .Trong lịch sử nhân loại nói chung ,giai cấp có trước dân tộc hàng nghìn năm song khi giai cấp mất đI thì dân tộc sẽ vẫn còn tồn tại. Sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề dân tộc ,mối quan hệ phức tạp giữa giai cấp và dân tộc nếu không nhận rõ vai trò của nhân tố kinh tế xã hội của nhân tố giai cấp.Quan hệ giai cấp với tư cách là sản phẩm trực tiếp của phương thức sản xuất trong xã hộicó giai cấp là nhân tố xét đến cùng có vai trò quyết định đối với sự hình thành dân tộc,đối với xu hướng phát triển của dân tộc,quy định tính chất mối quan hệ giữa các dân tộc.Bản chất xã hội của dân tộc được quy định bởi phương thức sản xuát thống trị trong dân tộc,bởi quan hệ giai cấp do phương thức sản xuất ấy sản sinh ra.áp bức giai cấp là nguyên nhân căn bản ,sâu xa của áp bức dân tộc.Hiện tượng dân tộc này thống trị,áp bức dân tộc khác trong lịch sử ,về thực chất là giai cấp thống trị của dân tộc này áp bức bóc lột dân tộc khác mà bộ phận bị áp bức ,bóc lột nặng nề nhất là nhân dân lao động.Nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản trong phong trào giảI phóng dân tộc.Giai cấp nào lãnh đạo phong trào, những giai cấp ,liên minh nào là lực lượng nòng cốt của phong trào là những vấn đề trọng yếu của cách mạng giảI phóng dân tộc. Trong khi nhấn mạnh vai trò của nhân tố giai cấp ,triết học MácLênin không xem nhẹ nhân tố dân tộc.Vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của cách mạng vô sản song nó chỉ được nhận thức và giảI quyết đúng đắn trên lập trường của giai cấp cách mạng nhất-giai cấp công nhân. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân về bản chất mang tính chát quốc tế và đoàn kết quốc tế là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giảI phóng những người lao động.C.Mác-Ăngghen và V.I.Lênin thường xuyên nhấn mạnh rằng giai cấp công nhân các nước ,trước hết là các nước tư bản lớn phảI thoát khỏi những thiên kiến của chủ nghĩa dân tộc tư sản.Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ rằng Đảng của giai cấp công nhân không lúc nào được coi nhẹ việc giáo dục chủ nghĩa quốc tế chân chính cho quần chúng nhân dân ,nhưng giai cấp công nhân không được quên rằng cuộc đấu tranh giảI phóng của họ có tính chất dân tộc.Dân tộc là địa bàn trực tiếp của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân.Vì vậy,”giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phảI giành lấy chính quyền ,phảI tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phảI tự mình trở thành dân tộc”. Nếu như áp bức giai cấp là nguyên nhân sâu xa của áp bức dân tộc thì áp bức dân tộc tác động mạnh mẽ trở lại đối với áp bức giai cấp . Nó nuôI dưỡng áp bức giai cấp và làm sâu sắc thêm áp bức giai cấp . Từ giữa thế kỉ XIX , C.Mác đã phân tích cho thấy việc Anh thống trị Ailen không làm nhẹ bớt áp bức giai cấp ở Anh mà tráI lại còn làm cho nó trầm trọng thêm . Ông nhấn mạnh rằng : một dân tộc đI áp bức dân tộc khác , dân tộc ấy không thể có tự do được . Tác động trở lại của áp bức dân tộc đối với áp bức giai cấp ( ở “ chính quốc “) càng thể hiện rõ trong thời đại đế quốc chủ nghĩa . Chủ nghĩa đế quốc phảI lấy việc bóc lột các dân tộc chậm phát triển làm tiền đề tồn tại của nó . Mối quan hệ giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc không phảI chỉ có một chiều là đấu tranh giai cấp tác động vào đấu tranh dân tộc mà còn có chiều ngược lại: đấu tranh dân tộc tác động vào đấu tranh giai cấp . Nếu dân tộc chưa có độc lập thống nhất thì giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới muốn trở thành “ giai cấp dân tộc” phảI đI đàu trong cách mạng giảI phóng dân tộc , phảI thực hiện trước tiên nhiệm vụ khôI phục độc lập , thống nhất dân tộc . Vì vậy , thành quả đầu tiên của cách mạng tư sản giữa thế kỉ XIX ở các nước Italia , Đức , áo , Ba Lan là độc lập , thống nhất dân tộc . Giai cấp tư sản khi còn là giai cấp cách mạng đã nêu cao vấn đề dân tộc để tập hợp quần chúng đấu tranh giành và giữ chính quyền tư sản . Khi giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị thì “ lợi ích dân tộc “ mà giai cấp tư sản nêu lên ngày càng lộ rõ thực chất của nó là lợi ích tư sản . Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa , các cuộc đấu tranh giảI phóng dân tộc có vai trò hết sức to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân trên toàn thế giới . Tư tưởng biện chứng về giảI quyết mối quan hệ giữa đấu tranh giảI phóng dân tộc và đấu tranh giảI phóng giai cấp trên phạm vi toàn cầu cũng như trong từng quốc gia dân tộc trong thời đại đế quốc chủ nghĩa là một bộ phận quan trọng của chủ nghĩa Lênin . Năm 1920 , V.I.Lênin đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng mà ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị : “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại “. Ông đã đánh giá đúng đắn vai trò cách mạnh có ý nghĩa thời đại của các dân tộc bị áp bức , chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân , các dân tộc bị áp bức là nắm ngọn cờ dân tộc để lãnh đạo quần chúng làm cách mạng . Đồng thời ông còn chỉ rõ nhiệm vụ của giai cấp công nhân các nước tư bản , đế quốc là vì lợi ích căn bản của chính mình , phảI ra sức ủng hộ cách mạng giảI phóng dân tộc . Muốn đưa phong trào cách mạng tiến lên , giai cấp công nhân mỗi nước và chính đảng của nó phảI tự mình chứng tỏ là người đại biểu chân chính của dân tộc , phảI kết hợp chặt chẽ lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc , đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc . 3.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc giảI quyết mối quan hệ giai cấp dân tộc Hồ Chí Minh nhà cách mạng tiêu biểu của các dân tộc bị áp bức trong thời đại ngày nay đã vận dụng và phát triến sáng tạo tư tưởng Mác-Lênin về quan hệ biện chứng giữa giai cấp và dân tộc ,đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc.Trong cách mạng giaỉ phóng dân tộc,Hồ Chí Minh đã kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp.Sự kết hợp đó đã góp phần đưa cách mạng tới thành công và đã trở thành bài học quý cho cách mạng Việt Nam.Từ những năm 20 của thế kỉ này Hồ Chí Minh nhận đị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT1158.DOC