Tìm hiểu Án treo

Án treo được quy định tại điều 60 BLHS. Căn cứ vào nội dung của quy định này

thì: "Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện". Điều

kiện ở đây là điều kiện của án treo, tức là Nhà nước "treo" thi hành hình phạt tù

với điều kiện là buộc người phạm tội phải chịu thử thách. Nội dung thử thách quy

định những điều kiện ràng buộc nhất định.

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu Án treo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Án treo 1. Khái niệm Án treo được quy định tại điều 60 BLHS. Căn cứ vào nội dung của quy định này thì: "Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện". Điều kiện ở đây là điều kiện của án treo, tức là Nhà nước "treo" thi hành hình phạt tù với điều kiện là buộc người phạm tội phải chịu thử thách. Nội dung thử thách quy định những điều kiện ràng buộc nhất định. Điều 60. án treo 1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm. 2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. 3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này. 4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. *5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này. 2. Các căn cứ cho hưởng án treo a. Mức phạt tù không quá 3 năm, tức là mức phạt tù mà Tòa án áp dụng cho người phạm tội nằm trong giới hạn 3 năm. Đây là điều kiện có tính kiên quyết làm cơ sở để xem xét các điều kiện khác. Khi mà người phạm tội không thỏa mãn điều kiện này thì Tòa án không cần phải đánh giá các điều kiện tiếp theo hay chính xác hơn là không cần phải cân nhắc xem xét việc cho hưởng án treo hay không. BLHS quy định là mức phạt mà Tòa án áp dụng là không quá 3 năm, điều này không ràng buộc về loại tội mà người phạm tội thực hiện. b. Người phạm tội có nhân thân tốt. Theo nghị quyết số 01/HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì : "Người có thân nhân tốt được chứng mình là ngoài lần phạm tội này thì họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú cụ thể, rõ ràng." c. Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nghĩa rằng người phạm tội phải có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên được quy định tại điều 46 BLHS. Tuy BLHS 1999 không quy định cụ thể phải có tình tiết giảm nhẹ theo khoản 1 điều 46 BLHS nhưng theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì: "Người phạm tội có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 46 BLHS. Trường hợp vừa có tính tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên." 3. Thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách Thời gian thử thách là thời gian cần thiết để người phạm tội tự chứng minh rằng họ có thể tự cải tạo trong môi trường xã hội mà không cần phải cách ly. Thời gian thử thách là bắt buộc khi cho người bị kết án hưởng án treo. Theo quy định thì thời gian thử thách bằng hai lần mức phạt tù nhưng không được dưới một năm và không quá năm năm. Trong trường hợp đặc biệt thì Tòa án có thể ấn định thời gian thử thách thấp hơn hai lần mức phạt tù và trong giới hạn từ một năm đến năm năm nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. Thời gian thử thách được tính từ ngày tuyên án, trong trường hợp có nhiều bản án treo thì thời gian thử thách được tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo. Tòa án có thể ra quyết định rút ngắn thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ, trên cơ sở có đề nghị bằng văn bản của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát giáo dục người được hưởng án treo. Nghĩa vụ mà người bị kết án phải chấp hành trong thời gian thử thách được ghi nhận cụ thể tại điều 4 nghị định số 61/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/10/2000 bao gồm: Điều 4. Người được hưởng án treo có nghĩa vụ: 1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực thực hiện các nghĩa vụ công dân và quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi mình cư trú; 2. Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi người được hưởng án treo và nộp lại cho người trực tiếp giám sái, giáo dục khi hết thời gian thử thách; 3. Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có); 4. Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp người được hưởng án treo vắng mặt khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người đó đến tạm trú; 5. Làm bản tự kiểm điểm về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách. Bản tự kiểm điểm phải có nhận xét của người trực liếp giám sát, giáo dục và cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi người đó cư trú; 6. Làm báo cáo về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, khi hết thời gian thử thách. Bản báo cáo phải có nhận xét của người trực tiếp giám sát, giáo dục. Đồng thời phải nộp lại sổ theo dõi người được hưởng án treo cho người trực tiếp giám sát giáo dục; 7. Trong trường hợp người được hưởng án treo đi ra khỏi nơi cư trú: A) Nếu là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì phải xin phép Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc, đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú; B) Nếu là người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thì phải xin phép cơ sở giáo dục, đào tạo nơi mình học tập, đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú; C) Nếu là người được giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục thì phải báo cáo với người trực tiếp giám sát, giáo dục mình. Trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì phải báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục mình, trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú; D) Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 7 của Điều này, nếu người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú qua đêm, thì khi đến nơi phải trình báo ngay và nộp sổ theo dõi người được hưởng án treo cho cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú. 4. Điều kiện thử thách và hậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện thử thách của án treo Không được phạm tội mới trong thời gian thử thách với bất kỳ loại tội nào và hình thức nào. Nội dung điều kiện thử thách của án treo là thước đo về mặt pháp lý tính tích cực cải tạo, giáo dục của người được hưởng án treo trong môi trường xã hội. Nếu tuân thủ một cách nghiêm túc điều kiện này, người bị kết án sẽ được miễn chấp hành hình phạt phạt tù của bản án cho hưởng án treo. Hâu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện này (người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách) thì người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt của bản án tù mà tòa án đã cho hưởng án treo và tổng hợp hình phạt của bản án mới theo quy định tại điều 51 BLHS. Trong trường hợp người đang chấp hành án treo bị Tòa án đưa ra xét xử về tội phạm đã được thực hiện trước khi có bản án treo thì không bị xem là vi phạm điều kiện của án treo, trong trường hợp này buộc người phạm tội phải chấp hành đồng thời cả hai bản án. Người phạm tội có thể được Tòa án tiếp tục cho hưởng án treo với điều kiện hình phạt tù của hai bản án cộng lại không quá 3 năm và Tòa án ấn định thời gian thử thách chung bằng hai lần mức phạt tù của hai bản án cộng lại nhưng không được dưới một năm và không được quá năm năm. Trong trường hợp đặc biệt thì Tòa án có thể ấn định thời gian thử thách thấp hơn hai lần mức phạt tù của hai bản án cộng lại, và trong giới hạn từ một năm đến năm năm, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. 5. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này. Điều 36. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo. Nhóm Hình sự 29. * Giáo trình TNHS & Hình phạt - trường Đại học Luật TP.HCM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf113_3524.pdf
Tài liệu liên quan