Tìm hiểu Công cụ tham vấn

Đây là hình thức lấy ý kiến thông qua hội nghị, mời người dân tới nghe trình bày và góp ý kiến. Có nhiều mức độ, nếu là hình thức hẹp theo thôn bản, tổ dân phố thì đây Là hình thức “họp dân nơi cư trú”; nếu là hội nghị tổ chức theo địa bàn huyện thì là hội nghị lấy ý kiến, Trường hợp này phải lập được danh sách chọn những đối tượng cần được mời tới hội nghị. Hội nghị có hai phần:

 - Một là đại diện HĐND trình bày và giải thích những nội dung cần tham vấn: rõ ràng, ngắn gọn, Đầy đủ những nội dung cần xin ý kiến.

 - Hai là Chủ tọa điều hành cuộc tham vấn theo các nội dung đã định.

 

 

ppt17 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu Công cụ tham vấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU CÔNG CỤ THAM VẤN Giảng viên: Vi Lam Sơn Phó Chủ tịch HĐND tỉnhCÔNG CỤ THAM VẤN: Công cụ tham vấn thực chất là cách thức, hình thức tham vấn. Có rất nhiều công cụ được sử dụng, sau đây là một số công cụ phổ biến: 1. Hội nghị lấy ý kiến nhân dân: Đây là hình thức lấy ý kiến thông qua hội nghị, mời người dân tới nghe trình bày và góp ý kiến. Có nhiều mức độ, nếu là hình thức hẹp theo thôn bản, tổ dân phố thì đây Là hình thức “họp dân nơi cư trú”; nếu là hội nghị tổ chức theo địa bàn huyện thì là hội nghị lấy ý kiến, Trường hợp này phải lập được danh sách chọn những đối tượng cần được mời tới hội nghị. Hội nghị có hai phần: - Một là đại diện HĐND trình bày và giải thích những nội dung cần tham vấn: rõ ràng, ngắn gọn, Đầy đủ những nội dung cần xin ý kiến. - Hai là Chủ tọa điều hành cuộc tham vấn theo các nội dung đã định.1. Hội nghị lấy ý kiến nhân dân (TT): Người chủ tọa cần biết đặt ra những câu hỏi gợi ý theo trọng tâm và nhận các câu trả lời, nếu không còn ý kiến mới thì chủ tọa chuyển sang nội dung khác. Người chủ tọa không nên nói dài, chiếm nhiều thời gian. Không nên dùng từ chuyên môn khó hiểu. Cần hỏi lại khi ý kiến phát biểu của dân chưa rõ; có thể giải thích thêm. Kết thúc buổi tham vấn không nên kết luận (chỉ tổng hợp các ý kiến phát biểu). Biên bản được ghi theo trình tự từng nội dung cụ thể. 2. Khảo sát thực địa, đoàn giám sát, thị sát: Mục đích của khảo sát thực địa phải rõ ràng, phải chỉ ra những nhân chứng cần tìm, chứng cứ cần hỏi và nghe ý kiến liên quan tới vấn đề khảo sát. Một số việc chuẩn bị phải được làm từ trước như thông báo nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần đoàn khảo sát cho đơn vị được khảo sát chuẩn bị báo cáo; quá trình khảo sát cần được tổ chức ghi biên bản, ghi âm và ghi hình Một số việc cần quan tâm: - Chọn địa điểm khảo sát, giám sát. - Chọn đối tượng hỏi khi đi khảo sát, thị sát. - Chuẩn bị trước những vấn đề cần hỏi.3. Tham vấn qua Internet: Đây là hình thức tham vấn bị động, Hội đồng nhân dân soạn thảo các thông báo về nội dung cần tham vấn đăng tải trên trang Website, ghi rõ địa chỉ và cách thức gửi thư hoặc bài tỏ ý kiến qua trang Web này hoặc gửi thư qua bưu điện. Hình thức này chủ yếu thực hiện tại cơ quan, TT HĐND thường giao cho Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh thực hiện. - Phải thường xuyên cập nhật thông tin trên trang Web. - Cần thiết phải có thông tin phản hồi đã nhận được ý kiến nhân dân. - Hình thức này cần kết hợp với tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo 4. Gặp gỡ, phỏng vấn riêng cá nhân về vấn đề cụ thể: Đây là hình thức nhằm phỏng vấn sâu sau khi phát hiện ra một số ý kiến đã được góp ý tại các hội nghị tham vấn => cần được trao đổi riêng để làm rõ thêm. Yêu cầu của phỏng vấn cá nhân phải tôn trọng bí mật cá nhân, chính kiến riêng, được thu xếp để trao đổi trong khung cảnh tin cậy, bảo đảm an toàn cho người trả lời phỏng vấn. 5. Sử dụng phương tiên thông tin đại chúng để tham vấn: Tương tự như hình thức tham vấn qua mạng Internet, tuy nhiên cần khai thác những thế mạnh của từng phương tiện thông tin: Báo chí, phát thanh, truyền hình. Ví dụ: Tổ chức các diễn đàn trao đổi về nội dung tham vấn trên đài phát thanh, truyền hình của tỉnh, của huyện hoặc trên các báo viết. Cần chú trọng: - Thời lượng vừa đủ không quá dài. - Chọn đối tượng tham gia trao đổi. - Nên có những hình ảnh thực tế để bổ trợ cho các ý kiến trao đổi. - Nên có một số bài phóng sự.6. Tiếp nhận thư góp ý của nhân dân: Đây là hình thức tham vấn bị động. Yêu cầu cần chuẩn bị kế hoạch quảng bá nội dung tham vấn và hướng dẫn địa chỉ và cách thức thu nhận, thời gian xử lý ý kiến của nhân dân và địa chỉ phản hồi chung. Hình thức này có thể bổ sung các đối tượng tham vấn không có điều kiện đến dự các cuộc tham vấn. Thư góp ý của dân cần được tổng hợp đầy đủ để gửi đến bộ phận xử lý ý kiến tham vấn. Cần có thông tin phản hồi đã nhận được thư góp ý.7. Toạ đàm, trao đổi với nhóm đối tượng hẹp: - Trao đổi chung như hình thức hội thảo để các đối tượng trực tiếp liên quan được thảo luận và được nghe ý kiến của các đối tượng khác và phát biểu quan điểm của mình. Ví dụ: Tham vấn về mức phụ cấp cho Cán bộ không chuyên trách xã phường, toạ đàm với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, cán bộ lãnh đạo và chuyên trách xã phường - Kết quả của cuộc toạ đàm được tập hợp theo các nội dung tham vấn và bổ sung thông tin một cách toàn diện từ nhiều góc độ. Vấn đề được chọn để toạ đàm phải rõ ràng và nên bố trí nêu vấn đề để những người phát biểu chuẩn bị từ trước, sau đó tới phần thảo luận chung. - Trong cuộc toạ đàm thường có nhiều ý kiến trái chiều, người chủ trì không nên bình luận ý kiến đúng, sai mà chỉ tổng hợp trung thực các ý kiến 8. Điều tra xã hội học: Theo hình thức này, đối tượng và nội dung cần điều tra phải được cơ quan tham vấn ấn định rõ. Căn cứ vào nội dung điều tra để xác định phạm vi, các địa bàn điều tra. Từ địa bàn điều tra xác định phương pháp điều tra toàn diện hay chọn mẫu (thường dùng phương pháp chọn mẫu). Nếu dùng chon mẫu thì phải xác định kích thước mẫu (số lượng đối tượng cần điều tra), phần này có phương pháp tính riêng. Soạn thảo phiếu điều tra xã hội học: Soạn trước bảng hỏi để các đối tượng trả lời theo những nội dung cần tham vấn.8. Điều tra xã hội học (TT):- Chọn mẫu (đối tượng điều tra) phải chọn ngẫu nhiên, nhưng phải có tính đại diện cho nhiều đối thành phần khác nhau. Ví dụ: Nhiều dân tộc, tuổi tác khác nhau, hay mức sống khác nhau - Phiếu điều tra phải dễ đọc, dễ hiểu. Câu hỏi phải rõ ràng, cụ thể, không đa nghĩa. Không viết tắt, không dùng những từ chuyên môn khó hiểu, không dùng những từ xúc phạm tới người địa phương. - Phiếu điều tra không nên đặt quá nhiều câu hỏi. 8. Điều tra xã hội học (TT): - Cần lập một kế hoạch tập huấn người đi phát và thu phiếu để hiểu về những nội dung của phiếu và khi cần có thể giải thích thêm, hoặc có thể giúp người trả lời đọc từng câu hỏi và giúp họ điền vào phiếu theo ý kiến khách quan của người trả lời, tuyệt đối không được áp đặt ý kiến cá nhân người điều tra. - Cần chú ý một số trường hợp người được điều tra không trả lời theo sự hiểu biết của mình mà chỉ trả lời để xong cuộc phỏng vấn. - Phiếu điều tra được niêm phong và gửi về trung tâm để xử lý theo công cụ xử lý phiếu điều tra. - Cần lập danh sách những ngườì cần điều tra trước để xác định số lượng phiếu điều tra cần phát hành.9. Hội nghị các bên liên quan (điều trần): Để nghe đối chất, giải trình, chứng lý, lập luận đối chứng. Đây là hình thức tổng kết tham vấn sau khi đã xong phần xử lý sơ bộ các ý kiến tham vấn thu thập được qua các hình thức khác. Yêu cầu của tổ chức hội nghị này là: Xác định nội dung cần giải trình, trao đổi tại hội nghị trên cơ sở các ý kiến tham vấn đã thu thập được nhằm mục đích làm rõ quan điểm của cơ quan soạn thảo chính sách, phương án tiếp thu và nghe thêm ý kiến của các đối tượng có những chính kiến rõ thông qua các đợt tham vấn, tạo điều kiện để HĐND nghe các bên tranh luận bảo vệ quan điểm của mình. Hội nghị có biên bản ghi nhận các chứng cứ, phương án, lập luận. Chủ toạ và đại diện TT. HĐND tại phiên họp phải chuẩn bị trước các câu hỏi và đề nghị giải trình. Giấy mời các bên liên quan tới hội nghị này phải nói rõ mục đích họ được mời tới để làm gì. Chủ toạ Hội nghị có thể tổng kết ý kiến, không kết luận.10. Tiếp dân trực tiếp: Thông qua hoạt động tiếp dân thường kỳ, đại biểu HĐND có thể tiếp nhận các ý kiến đóng góp của dân hoặc hỏi ý kiến họ về nội dung cần tham vấn. Các ý kiến này cũng được ghi thành biên bản để gửi tới trung tâm tham vấn để xử lý chung. 11. Sử dụng các tổ chức nghiên cứu độc lập: Đây là hình thức tham vấn thông qua một tổ chức nghiên cứu độc lập để bổ sung thông tin thu thập được qua các cuộc tham vấn do chính quyền địa phương tổ chức. Ví dụ: cần lấy ý kiến nhân dân về vấn đề môi trưòng có thể thuê 01 tổ chức tư vấn về MT Yêu cầu của hình thức tham vấn này là chính quyền địa phương cần làm rõ yêu cầu nội dung và phương pháp tham vấn, cách thức xử lý ý kiến và thông báo việc sử dụng các kết quả nghiên cứu vào quá trình hoạch định chính sách của địa phương.Xin trân trọng cảm ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptvi_lam_son_bai_giangtham_van_6849.ppt
Tài liệu liên quan