Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Nguyễn Khánh Tường

Đội ngũ cán bộ chủ chốt đầu tiên của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam vốn đã được chuẩn bị từ trước tháng 8 năm 1945; đến kháng chiến chống thực dân Pháp, bao gồm các nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào.

Phía Việt Nam, đó là nhiều cán bộ cấp cao của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

Phía Lào, những nhà cách mạng tiêu biểu như đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản, đồng chí Xu-pha-nu-vông và nhiều đồng chí lãnh đạo khác đều đứng trong đội ngũ này. Trong thời gian học tại trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An) và trường Đại học Luật Hà Nội (1935 - 1945), cũng là lúc đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản tiếp xúc với những người bạn cùng chí hướng cách mạng và tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đến cuối năm 1944, đồng chí được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc.

Trên các chặng đường cách mạng tiếp theo, với trọng trách của người lãnh đạo cách mạng Lào và chung sức với các đồng chí lãnh đạo cách mạng Việt Nam vun đắp, phát triển quan hệ Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã đảm đương xuất sắc hai sứ mệnh đó.

Cuộc gặp gỡ thân tình giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Xu-pha-nu-vông diễn ra gần trọn tháng 9 năm 1945, tại Hà Nội, tác động tích cực tới sự nghiệp cách mạng của Hoàng thân như ông cho biết:

“Tôi bắt đầu sự nghiệp đấu tranh vào năm 1945 Nhờ có dịp được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội, tôi đã học được rất nhiều điều bổ ích Sau đó tôi về nước để lãnh đạo đấu tranh giải phóng cho nhân dân Lào”. Cũng từ lúc bấy giờ, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông trở thành nhà cách mạng chân chính trong các lãnh tụ nổi bật nhất của nhân dân Lào và là người có nhiều cống hiến to lớn cho quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam.

 

docx16 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Nguyễn Khánh Tường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện, mang lại những thành tựu to lớn và tiến bộ vượt bậc về mọi mặt cho cả hai dân tộc. Tất cả hợp thành một tấm gương mẫu mực, thủy chung, trong sáng, bền vững, chưa từng cótrong quan hệ giữa các dân tộc trên thế giới. Bài học lịch sử - Xác định đúng đắn hệ thống quan điểm lý luận về mối quan hệ dân tộc và quốc tế trong thời đại mới giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam Từ khi bị thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ thuộc địa tại Việt Nam và Lào, nhân dân hai nước đã giúp đỡ nhau chống kẻ thù chung tại một số vùng và một số cuộc khởi nghĩa; chưa xuất hiện lý luận dẫn đường và cơ quan lãnh đạo quan hệ đoàn kết của hai dân tộc. Với trách nhiệm cao đối với cách mạng Đông Dương và năng lực sáng tạo lý luận cách mạng kiệt xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất những quan điểm cơ bản về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, bao hàm cả nội dung quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Đó là cách mạng của các dân tộc ở Đông Dương được tiến hành theo quan điểm cách mạng triệt để, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Sức mạnh tạo nên thắng lợi của sự nghiệp đó là khối đại đoàn kết nhân dân Đông Dương và sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.. Người nhấn mạnh, phải hết sức tôn trọng nguyên tắc "dân tộc tự quyết", quyền độc lập, tự do của các dân tộc ở Đông Dương. Và phải coi việc Việt Nam giúp cách mạng Lào là thực hiện nghĩa vụ quốc tế, hơn thế nữa đó là giúp bạn là mình tự giúp mình. Hai Đảng, hai dân tộc Việt Nam, Lào coi đó là nền tảng tư tưởng và phương pháp ứng xử của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Những quan điểm trên thể hiện rõ ràng, đúng đắn nguyên tắc dân tộc tự quyết và chủ nghĩa quốc tế trong sáng, biến những hy sinh cao cả mà hai bên dành cho nhau như là lẽ sống bình dị. Tư duy và hành động đó càng có ý nghĩa khi ngày nay trên thế giới xuất hiện xu thế hòa bình, độc lập, dân chủ, hợp tác và phát triển, nhưng vẫn diễn ra những cuộc đấu tranh dân tộc, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh kinh tế rất phức tạp. - Xác định nội dung, phương thức xây dựng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là cơ sở thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do hai bên xác lập Trên cơ sở những quan điểm, nguyên tắc và phương pháp tiến hành liên minh, hợp tác giữa hai dân tộc, hai bên cùng ra sức thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Lào đề ra với sự cố gắng cao nhất của mình và thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Tại cuộc Hội đàm giữa đại diện hai Trung ương Đảng năm 1971, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản nói: “tuy Việt Nam có khó khăn nhưng đã không tiếc gì với Lào, chính cái đó đã góp phần tăng cường đoàn kết giữa hai Đảng. Đây là quan hệ đặc biệt trên thế giới không đâu có”. Cảm ơn và đáp lại lời nói chân tình đó của đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản, đồng chí Lê Duẩn phát biểu: “Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu cho cách mạng Lào, nhân dân Lào cũng hy sinh tính mạng và của cải để giúp đỡ cách mạng Việt Nam. Hai Đảng, hai dân tộc chúng ta giúp đỡ lẫn nhau, nếu chỉ thấy sự giúp đỡ của một bên là không đúng. Đảng chúng tôi luôn luôn giáo dục cho cán bộ, đảng viên Việt Nam hiểu rõ điều đó”. Trong những năm tháng cùng nhau hoạt động, cán bộ và nhân dân Việt Nam, Lào luôn luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền, phong tục tập quán của nhau, tin yêu giúp đỡ nhau; thật lòng tự phê bình, phê bình để cùng tiến bộ và phát triển nội lực của mỗi bên Do vậy, những thành quả cách mạng của hai nước cũng in đậm giá trị cách mạng và nhân văn của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, không chỉ cho hiện tại mà cần bảo vệ, phát huy cao hơn nữa trong tương lai. Tình cảm cách mạng thủy chung, trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào là một nhân tố trọng yếu tạo nên độ bền vững và phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam Hiện thực lịch sử cho thấy độ bền vững và phát triển của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam chịu tác động quan trọng và trực tiếp của tình cảm thủy chung, trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Tình cảm đó bắt nguồn từ đạo đức cách mạng của đảng viên, từ phẩm chất trong sạch, và năng lực tương xứng với nhiệm vụ của người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào cần giữ gìn và phấn đấu thực hiện như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn. Trong môi trường hoạt động hiện nay của đảng viên, có nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy cám dỗ tiêu cực. Tất cả đều đòi hỏi ở sự tự giác của mỗi đảng viên và sự giáo dục, kiểm tra của tổ chức Đảng, gắn liền với việc giữ vững các nguyên tắc xây dựng Đảng và nâng cao bản lĩnh, năng lực lãnh đạo của Đảng; đồng thời cần nhận thức đầy đủ và thực hiện đúng trách nhiệm của cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam vì lợi ích quốc gia và quốc tế. Khai thác, phát huy các nhân tố, điều kiện cần thiết để xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam Việt Nam và Lào sống bên nhau tại hai triền Đông và Tây Trường Sơn hùng vĩ, rất thuận lợi cho sự phát triển phong phú của động vật, thực vật lại được bổ sung bởi nhiều hang động, rừng nguyên sinh kỳ thú, thuận lợi cho du lịch. Nơi đây có nhiều sông suối chảy dốc từ núi cao đổ xuống, tạo lợi thế cho khai thác thủy điện. Trường Sơn còn là một tường thành vững chắc cho quân dân hai nước nương tựa nhau chống giặc ngoại xâm. Và thế hệ hôm nay chắc chắn không quên những gì mà quân tình nguyện Việt Nam đã gây dựng trên đất bạn Lào, tôi sẽ chứng minh bằng những phát biểu của thế hệ hậu sinh. Trong dòng lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào có một lực lượng không thể không nhắc tới, đó là quân tình nguyện Việt Nam, những người đã không ngần ngại hy sinh xương máu của mình, cùng với quân đội Pa Thét mang lại độc lập, tự do trên đất nước Lào. Đến hôm nay, dù người còn, người mất nhưng những ký ức về năm tháng chiến đấu gian khổ trên đất nước Lào khó có thể quên trong tâm khảm của những người lính. Lịch sử và cuộc xoay vần của những biến cố đã đặt hai dân tộc, hai đất nước Việt Nam - Lào đứng cạnh nhau, gắn kết nhau và cùng chung sinh mệnh. Trong khói lửa bom đạn của chiến tranh, tình cảm hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử đã cùng nhau chống lại cái ác, gìn giữ cái thiện, đem lại hòa bình no ấm cho triệu triệu con người. Trong số những địa danh lịch sử của đất nước Triệu Voi, không thể không nhắc tới Sầm Nưa, một căn cứ địa cách mạng nổi tiếng, nơi chở che, đùm bọc các chiến sĩ cách mạng Việt Nam và Lào hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cũng từ nơi đây, những giọt mồ hôi, giọt máu của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã chan hòa với xương máu của các chiến sĩ và nhân dân các bộ tộc Lào vì độc lập dân tộc. Mảnh đất và con người Sầm Nưa còn mang một sứ mệnh quốc tế quan trọng là căn cứ địa chung của hai nước Việt Nam - Lào trong suốt hai cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt chống đế quốc xâm lược để giành tự do, độc lập. Sầm Nưa còn ôm trong lòng đất hàng ngàn linh hồn của những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh anh dũng vì sự nghiệp độc lập và thống nhất của cả hai dân tộc. Mảnh đất này đã đi vào lịch sử của hai dân tộc Việt Nam - Lào như một biểu tượng cao đẹp của tình hữu nghị, đoàn kết và liên minh chiến đấu giữa hai nước trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Chị Cà Thị Dung – Lưu học sinh Việt Nam tại Lào: Đứng bên tượng đài tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào tôi cảm thấy bồi hồi và xúc động và cũng tự hào, mối quan hệ đã có từ bao đời nay, thế hệ trẻ hôm nay sẽ tiếp tục kế thừa và gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp này. Nằm cách trung tâm Sầm Nưa của tỉnh Hủa Phăn khoảng 30 km, với địa thế núi cao hiểm trở và gần 500 hang động độc đáo nằm rải rác xung quanh, Viêng Xay đã được chọn làm căn cứ địa cách mạng của Lào trong kháng chiến chống Mỹ. Khu vực hang Kay xỏn là một trong những dấu tích quan trọng của cách mạng Lào, từ hang này đồng chí Kay xỏn cùng với Bộ Chính trị của Lào đã xây dựng chiến lược trong cuộc chiến tranh chống giặc Mỹ, điều đặc biệt ở Hang này, quân đội Lào cùng với quân đội Việt Nam đã họp bàn để thống nhất chiến lược, từ đó mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào ngày càng được khẳng định.  Đối với ông Hà Văn Đức trở lại miền đất nơi mà ông đã từng đến và chiến đấu, những câu chuyện dung dị nhưng đầy ý nghĩa, xúc động của người lính năm xưa tình nguyện trên nước bạn Lào, đã được lật giở trong miền ký ức và chính điều đó đã góp phần vun đắp mối tình hữu nghị đặc biệt giữa 2 dân tộc bằng công sức, xương máu của nhiều thế hệ. Ông Hà Văn Đức – Cựu quân tình nguyện Việt Nam tại Lào: Từ năm 1965 tôi sang bên này, cho đến năm 1967 chúng tôi hoạt động ở khu vực này, lúc đó là đất hoang vu bởi nhân dân đi sơ tán hết, thời kỳ đó chiến tranh ác liệt giữa bom Mỹ và phỉ, ở dưới mặt đất là phỉ, trên không thì có máy bay, nếu không khéo đi qua phỉ sẽ báo cho Mỹ ném bom.. Tại đây, trong các hang tự nhiên được công binh Việt Nam mở rộng, Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản và nhiều nhà lãnh đạo cách mạng Lào đã từng sống, làm việc và lãnh đạo cuộc kháng chiến cứu nước cho đến ngày cách mạng toàn thắng 30 tháng 4 năm 1975. Chị: Pheng Si Lo Văn Khăm - Hướng dẫn viên khu căn cứ địa các mạng Viêng Xay: Đây là phòng họp của Trung ương Đảng với sự lãnh đạo của đồng chí Kay xỏn, họp bàn tác chiến, tại đây quân đội Lào và quân đội Việt Nam đã gặp nhau nhiều lần cùng trao đổi để giúp đất nước Lào cuộc kháng chiến chống Mỹ, giành lại độc lập dân tộc. Viêng Xay ngày nay đã thay đổi nhiều, mang dáng dấp của một khu đô thị sinh thái, khu du lịch với phong cảnh hữu tình khó có thể nhận ra dấu vết của chiến tranh. Duy chỉ có các hang động, nơi các cơ quan của Chính phủ kháng chiến Lào và chuyên gia Việt Nam ở và làm việc thì đến nay vẫn còn gần như nguyên vẹn. Đây là những chứng tích của một thời kháng chiến gian khổ, oanh liệt, là bài học lịch sử cách mạng sống động mà mỗi thế hệ người dân các bộ tộc Lào và cả nhân dân Việt Nam gìn giữ và phát huy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnguyen_khanh_tuong_0399.docx