Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Nguyễn Phúc Vinh

Lịch sử đã khẳng định quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam là quan hệ đặc biệt, là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Khi cả khối Xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, hai Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào vẫn vững vàng. Chính thể do Đảng lãnh đạo vẫn vững bước, hai đất nước, hai dân tộc cùng sánh vai xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, phát triển kinh tế theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, đập tan mọi âm mưu gây chia rẽ, phá hoại mối quan hệ đoàn kết của các thế lực thù địch phản động.

Tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai Đảng, hai nước Việt-Lào và sự gắn bó thủy chung, keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phom-vi-hản trực tiếp gây dựng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai nước, cùng nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp. Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, mối quan hệ Việt-Lào được tôi luyện và hun đúc bằng công sức và xương máu của biết bao anh hùng liệt sỹ, bằng sự hy sinh phấn đấu của nhiều thế hệ người Việt Nam và Lào và đã thực sự trở thành mối quan hệ truyền thống, rất đặc biệt, rất thủy chung và trong sáng. Chủ tịch Cay-xỏn Phom-vi-hản đã từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy”.

 

docx11 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Nguyễn Phúc Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM NĂM 2017 Người tham gia: Họ và tên: Nguyễn Phúc Vinh Ngày sinh: 1990 Giới tính: Nam Nghề nghiệp: Công an Dân tộc: Kinh Tôn giáo: không Đơn vị: Chi đoàn Công an, Đoàn phường Phước Long, Nha Trang, Khánh Hoà Nơi thường trú: Số điện thoại: NỘI DUNG BÀI DỰ THI Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm về việc giữ gìn, củng cố, phát huy truyền thống hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào. Trước hết, xin giới thiệu một chút về nước Lào anh em. Lào là quốc gia Đông Nam Á trong bán, đảo Đông Dương có chung đường biên giới dài 2069 km về phía Tây được Việt Nam ôm trọn phía biển Đông, đường biên giới giữa Việt Nam và Lào trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào. Hai dân tộc đã luôn cùng nhau “chia ngọt sẻ bùi”, “đồng cam cộng khổ”, “hạt muối cắn chung, bát cơm sẻ nửa”, cùng sát cánh chiến đấu và cùng chiến thắng. Mối quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc đã được hình thành và hun đúc trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của hai dân tộc trong hơn bảy thập kỷ qua mối. Trên thế giới từ trước đến nay, ở phương Đông cũng như phương Tây, trong cuộc đấu tranh để sinh tồn và phát triển của các quốc gia, các dân tộc, các tập đoàn giai cấp đã từng xuất hiện nhiều mối quan hệ liên minh hợp tác với những hình thức, nội dung khác nhau như liên minh chiến lược, liên minh sách lược, liên minh hữu cơ Nhưng có thể nói ít có nơi nào và lúc nào có được mối quan hệ đoàn kết, hợp tác bền vững lâu dài, mẫu mực trong sáng như mối quan hệ chiến lược Việt – Lào. Cùng với thời gian mối quan hệ đó đã không ngừng được củng cố và phát triển, từ quan hệ láng giềng gần gũi, thân thiện giữa hai quốc gia trong thời phong kiến, tiến đến quan hệ gắn bó trong cuộc đấu tranh tự phát của các trào lưu dân tộc và của các thân sĩ tiến bộ, khi hai nước đều bị đế quốc thực dân xâm lược, thống trị. Đặc biệt, từ ngày Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng ba nước (Cam-pu-chia – Lào – Việt Nam), mối quan hệ Lào – Việt có sự biến đổi về chất, trở thành mỗi quan hệ tự giác, kiểu mới, mang bản chất chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu Lào – Việt được củng cố và nâng cao thành một quy luật tồn tại, phát triển, một nhân tố cơ bản bảo đảm thắng lợi của cách mạng mỗi nước và cả hai nước. Lịch sử đã khẳng định quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam là quan hệ đặc biệt, là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Khi cả khối Xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, hai Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào vẫn vững vàng. Chính thể do Đảng lãnh đạo vẫn vững bước, hai đất nước, hai dân tộc cùng sánh vai xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, phát triển kinh tế theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, đập tan mọi âm mưu gây chia rẽ, phá hoại mối quan hệ đoàn kết của các thế lực thù địch phản động. Tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai Đảng, hai nước Việt-Lào và sự gắn bó thủy chung, keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phom-vi-hản trực tiếp gây dựng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai nước, cùng nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp. Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, mối quan hệ Việt-Lào được tôi luyện và hun đúc bằng công sức và xương máu của biết bao anh hùng liệt sỹ, bằng sự hy sinh phấn đấu của nhiều thế hệ người Việt Nam và Lào và đã thực sự trở thành mối quan hệ truyền thống, rất đặc biệt, rất thủy chung và trong sáng. Chủ tịch Cay-xỏn Phom-vi-hản đã từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy”. Năm 2017 có ý nghĩa đặc biệt với quan hệ Việt Nam - Lào khi người dân hai nước tưng bừng tổ chức hàng loạt hoạt động kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (05/9/1962 - 05/9/2017) và 40 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (18/71977 - 18/72017), bài viết này nhằm hưởng ứng cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017” là một hoạt động như vậy. Ảnh tư liệu: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou. Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, dù tình hình thế giới có rất nhiều thay đổi, song dưới sự lãnh đạo của hai đảng, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào vẫn chung lòng chung sức, kề vai sát cánh trong công cuộc đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của mỗi nước. Là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc đã được hình thành và củng cố cùng bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước. Đặc biệt, trong nhiều thập kỷ qua, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Suphanuvong đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo của hai đảng, hai nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp, được tôi luyện qua nhiều thử thách và được hun đúc bằng công sức và xương máu của bao thế hệ các anh hùng liệt sĩ, để trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc. 55 năm trước, sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về Lào được ký kết (năm 1962), Việt Nam và Lào đã nhất trí thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong sự nghiệp củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giành độc lập của mỗi nước, sự gắn bó khăng khít, sự hỗ trợ, giúp đỡ vô tư, chí tình, chí nghĩa giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Lào, đã trở thành sức mạnh vô song và là nhân tố quan trọng góp phần đưa cách mạng hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, tiến tới thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975. Quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào đã sớm được gây dựng, gìn giữ và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của hai dân tộc là tài sản chung vô giá, là nhân tố bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp, cách mạng của mỗi nước. Để gìn giữ, củng cố và phát huy truyền thống hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam chúng ta có những bài học học kinh nghiệm chủ yếu về việc gìn giữ, củng cố, phát huy truyền thống hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Chan-xy Phô-xi-khâm, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lào. (Nguồn: TTXVN) Một là, phải xác định đúng đắn hệ thống quan điểm lí luận về mối quan hệ dân tộc và quốc tế trong thời đại mới giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Cả hai dận tộc Việt Nam và Lào đều khẳng định con đường cách mạng vô sản là con đường giải phóng và phát triển của mỗi nước ở Đông Dương. Quan hệ đó đã được kiểm nghiệm trong lịch sử, trải qua nhiều thử thách, hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và nhân dân hai nước, quan hệ Việt Nam – Lào đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa tới nhiều thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ đất nước, cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu một trong hai nước xa rời Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, chệch hướng con đường mà Đảng của mỗi nước đã chọn thì có nguy cơ phá vỡ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Do đó, tình cảm cách mạng thủy chung, trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào là một nhân tố trọng yếu tạo nên độ bền vững và phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Lào. Hai là, phải xác định nội dung, phương thức xây dựng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là cụ thể hóa hệ thống quan điểm lí luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quan hệ quốc gia và quốc tế trong điều kiện cụ thể của hai nước để hướng dẫn hoạt động của Đảng, của hệ thống chính trị và quân, dân hai nước Việt Nam, Lào nhằm đạt tới mục tiêu cách mạng do hai bên xác lập. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của những vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Do đó, giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng nhấn mạnh rằng, khi xem xét và giải quyết vấn để dân tộc phải đáp ứng vững trên lập trường giai cấp công nhân. Điều đó cũng có nghĩa là việc xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải trên cơ sở và vì lợi ích cơ bản, lâu dài của các dân tộc. Tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hai nước Việt Nam và Lào đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để xây dựng quan hệ dân tộc bình đẳng, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc. Sự xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng sẽ là nhân tố quan trọng cho từng dân tộc nhanh chóng đi tới phồn vinh hạnh phúc. Mỗi dân tộc không những có điều kiện khai thác tối đa tiềm năng của dân tộc minh để phát triển mà còn nhận được sự giúp đỡ, dựa vào tiềm năng của dân tộc anh em để phát triển nhanh chóng. Tại cuộc hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Đảng  Nhân dân Cách Mạng Lào, ngày 9 tháng 7 năm 1961, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trình bày về nguyên tắc lớn và lề lối làm việc giữa hai Đảng, bao gồm những nội dung: “Mọi công việc ở Lào đều do Đảng Lào phụ trách. Cách mạng Lào do đồng chí Lào lãnh đạo, Đường lối chủ trương do Đảng Lào đề ra. Việt Nam góp ý kiến. Cũng có lúc Việt Nam thấy vấn đề trước thì Việt Nam đề xuất ý kiến trước, nhưng quyền quyết định vẫn do Đảng Lào”. Ở phạm vi quan hệ giữa Đảng Lào với các Đảng anh em khác thì “Đảng Lào tự mình bàn bạc  thương lượng với các Đảng anh em trong mọi vấn đề có liên quan. Trong phạm vi nào đó theo yêu cầu của các Đảng anh em và với sự thỏa thuận của Đảng Lào, Việt Nam có thể làm trung gian giúp đỡ” Về quan hệ giữa hai nước, hai chính phủ, đồng chí Lê Duẩn cho rằng: “Tất nhiên có những quan hệ khác hơn quan hệ hai Đảng. Những vấn đề lớn trong quan hệ giữa hai chính phủ thì hai Đảng cũng cần có sự trao đổi ý kiến trước với nhau”. Về phía Lào, giải thích rõ nguyên tắc độc lập, tự chủ và giá trị của nó, trong bài phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc Lào ngày 13 tháng 5 năm 1974, Chủ  tịch Cayxỏnphomvihản nói: “Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta phải do nhân dân ta tự làm lấy. Đảng ta là một Đảng lãnh đạo cách mạng thực sự, do đó phải giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ thì mới chứng minh một cách đầy đủ chủ nghĩa yêu nước nồng nàn kết hợp với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng”. Trên cơ sở nhận thức quá trình toàn cầu hóa và  sự hội nhập giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á. Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ VIII Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (tháng 3 năm 2006) nêu rõ: “Kiên định quan điểm chủ động và thái độ tích cực trong  hội nhập quốc tế và khu vực bằng việc phát huy cao độ sức mạnh của dân tộc và tiềm năng của đất nước. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước nhằm đảm bảo lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi bên”. Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển.” Tiếp tục tinh thần và nguyên tắc đó, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào chủ trương đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào phải trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Thứ ba, tình cảm cách mạng thủy chung, trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào là một nhân tố trọng yếu tạo nên độ bền vững và phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Là hai nước láng giềng rất mực thân thiết, gần gũi, quan hệ gắn kết nghĩa tình anh em giữa hai dân tộc được hình thành và hun đúc trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đặc biệt trong hơn tám thập kỷ qua kể từ thời kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng chung, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxon Phomvihan đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản vô giá của cả hai dân tộc và là quy luật phát triển chung của cách mạng hai nước trên con đường phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, đấu tranh giải phóng dân tộc và giành độc lập của mỗi nước, sự phối hợp, giúp đỡ vô tư, chí tình giữa hai nước, hai dân tộc chúng ta là nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi của cách mạng mỗi nước. Ðã có biết bao tấm gương chiến đấu, hy sinh của hàng triệu người con Lào và Việt Nam, nhiều người ngã xuống, vì độc lập, tự do của mỗi nước, vì tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào. Sự hy sinh cao đẹp và vô cùng to lớn đó trở thành sức mạnh vô song, nguồn động lực lớn lao, góp phần đưa cách mạng hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975. Vượt qua muôn vàn khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại, bất chấp sự bao vây, cấm vận và chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, nhân dân hai nước luôn dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn về mọi mặt trong những ngày đầu mới giành chính quyền cách mạng. Mối quan hệ son sắt, thủy chung, trong sáng đó đã hun đúc ý chí, quyết tâm của chúng ta, tạo thành nền tảng vững chắc, để trên chặng đường mới, nhân dân hai nước Việt Nam - Lào lại cùng kề vai sát cánh bên nhau, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển mỗi nước, vun đắp cho quan hệ láng giềng hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào mãi mãi trường tồn. Thứ tư, khai thác, phát huy các nhân tố, điều kiện cần thiết để xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Để tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam lên tầm cao mới, hai Đảng, hai Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách và tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả những thoả thuận và những mục tiêu chiến lược đã đặt ra với tầm nhìn rộng hơn, toàn diện và lâu dài hơn nhằm không ngừng củng cố, tăng cường và phát triển hơn nữa mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào. Cần tiếp tục đưa quan hệ chính trị đi vào chiều sâu; không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại và đầu tư, giáo dục - đào tạo. Hai Đảng, hai Nhà nước thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế, khu vực cũng như các cơ chế tiểu vùng; làm sâu sắc hơn tiến trình hợp tác, liên kết của Cộng đồng ASEAN, tăng cường đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN và duy trì tiếng nói chung của ASEAN trong các vấn đề chiến lược của khu vực, trong đó có vấn đề biển Đông. Hiện nay, khi chúng ta hội nhập sâu sắc với thế giới, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó dự đoán hơn bao giờ hết, hai Đảng, hai Nhà nước phải coi việc giáo dục người dân hai nước là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là thế hệ trẻ, về truyền thống lịch sử dân tộc, về sự cần thiết, cũng như tầm quan trọng của quan hệ đặc biệt Lào -Việt Nam, để họ hiểu được trách nhiệm của mình, nhiệm vụ của mình trong việc kế tục tài sản vô giá mà các thế hệ cha ông hai nước đã tốn không biết bao xương máu để gây dựng, giúp chúng ta có được cuộc sống ngày hôm nay. Một trong những điển hình của việc giữ gìn, củng cố, phát huy truyền thống hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào là công tác của Hội Hữu nghị Việt - Lào Thừa Thiên - Huế. Không ngừng vun đắp xây dựng thắm tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Lào là việc làm thường xuyên của Hội Hữu nghị Việt - Lào Thừa Thiên - Huế trong suốt thời gian qua. Bộ Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế và Ủy ban nhân dân huyện A Lưới cắt băng khánh thành bàn giao nhà hữu nghị cho dân bản Sê Xáp, tỉnh Xê-kông Đã bước sang tuổi 82, nhưng mỗi lần nhắc đến đất nước Lào, ông Nguyễn Hữu Lễ, nguyên Chủ tịch Hội Việt - Lào tỉnh lại bồi hồi xúc động. Vì có quan hệ thắm thiết với bạn bè, đồng chí ở Lào nên sau khi nghỉ công tác ở Công ty Lâm nghiệp Việt - Lào tỉnh, năm 2004, ông Lễ tham gia vào Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh. Với vai trò “đầu tàu” của ông Lễ, hội có nhiều hoạt động sáng tạo, trong đó nổi bật là công tác phối hợp đào tạo lưu học sinh Lào tại Huế, tạo nguồn nhân lực tương lai cho đất nước bạn thông qua việc ký kết giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo và lãnh đạo hai địa phương. Từ năm 2002 đến nay, bình quân mỗi năm, Thừa Thiên Huế tiếp nhận từ 80 - 100 sinh viên Lào tham gia các ngành y dược, nông lâm, khoa học, sư phạm... Hội đã thành lập Ban liên lạc, kết nối các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn, hỗ trợ các sinh viên Lào gặp khó khăn từ chuyện ăn, ở, sinh hoạt đến việc học tập. Hội đề xuất nhiều giáo viên ở trường cao đẳng, đại học Sư phạm Huế, các hội viên, các đồng chí trong Ban Thường vụ Hội nhận bảo trợ các học sinh Lào làm con nuôi trong thời gian sống và học tập tại Huế. 5 năm gần đây, Thừa Thiên Huế đào tạo cho đất nước bạn 01 tiến sĩ, 24 thạc sĩ, 263 kỹ sư và có hàng chục sinh viên dự bị. Trường Cao đẳng Sư phạm Huế đã nhận đào tạo hơn 450 lưu học sinh Lào học tiếng Việt. Hai năm gần đây, Hội phối hợp giúp các Trường cao đẳng Sư phạm và Trường đại học Sư phạm Huế đào tạo tiếng Việt cho 20  cán bộ là phó, chánh và giám đốc các sở, ban ngành tỉnh Salavan... Hoạt động khá quan trọng được hội quan tâm theo chủ trương của hai Đảng, Nhà nước từ trước đến nay là tạo mối quan hệ bền chặt của nhân dân vùng biên. Trước đây, tình hình khu vực vùng biên ở các xã của huyện A Lưới và 22 bản của bạn nảy sinh vấn đề mất ổn định do tình trạng săn bắn, khai thác lâm, thổ sản... Khi Chính phủ có chủ trương nâng cấp cửa khẩu A Đớt, Hồng Vân (A Lưới) nối liền với tỉnh Xê-kông, Xa-la-van (Lào) thành cửa khẩu chính, hội cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh đảm trách nhiều việc như tổ chức quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, đoàn ra, đoàn vào, đảm bảo quy chế giữa hai bên. Hội và Bộ đội Biên phòng giúp bà con 2 bản nghèo Ka-lo (Xa-la-van) và I-reo (Xê-kông) xây dựng hạ tầng dân sinh, nhà cửa, các mô hình phát triển chăn nuôi, trồng trọt giúp hàng chục hộ dân trong khu vực ổn định dần cuộc sống; đồng thời tăng cường giao lưu, hợp tác hỗ trợ việc huấn luyện đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng vũ trang phía bạn; phối hợp việc cất bốc hài cốt liệt sĩ đã hy sinh ở chiến trường Lào. Hội còn phối hợp với huyện A Lưới tạo mối quan hệ chặt chẽ với các huyện vùng biên ở Lào với phương châm “Tối lửa tắt đèn có nhau”; vào các dịp lễ và tết, hai bên tổ chức thăm viếng, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ông Hoàng Ngọc Quý, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Lào Thừa Thiên - Huế, cho biết: “Có rất nhiều cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam từng công tác và chiến đấu ở nước bạn Lào nay đang làm việc hay nghỉ hưu ở địa phương hoặc đất nước bạn thì luôn có tình cảm tốt đẹp với đất nước Lào. Trái tim, tình cảm suy nghĩ của họ như một biểu tượng cho tình đoàn kết mẫu mực giữa hai dân tộc Việt -Lào”. Kể từ khi được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập vào tháng 11 năm 1998, các hoạt động của Hội không ngừng được củng cố, mở rộng và ngày càng tập hợp nhiều hội viên. Hội đã có nhiều hoạt động ý nghĩa vun đắp cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc, như đóng vai trò tích cực trong việc xúc tiến các mối hợp tác giữa tỉnh nhà với các tỉnh Xê-kông, Xa-la-van, Áp-pha-tơ, Chăm-pa-sắc, Pa-xê, Xa-van-na-khẹt...; tổ chức theo dõi, thăm hỏi, động viên, tặng quà cho lưu học sinh Lào học tập tại các trường cao đẳng, đại học tại Huế vào các dịp lễ Quốc khánh, tết cổ truyền Lào; cử hội viên tham gia các hoạt động của Hội luân phiên tổ chức tại hai nước... Hội thường xuyên kết nối thông tin trao đổi mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Đại sứ quán Lào tại Hà nội, Tổng lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng; tham gia cùng các đoàn của lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt - Lào Việt Nam và lãnh đạo địa phương trong các dịp gặp gỡ, làm việc tại Lào nhằm trao đổi thông tin quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, góp phần thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết hữu nghị của nhân dân hai nước. Gần đây, hội tạo điều kiện thuận lợi thành lập thêm các chi hội trực thuộc, như Chi hội Lâm nghiệp, Chi hội Tiếng hát đi cùng năm tháng, Ban liên lạc Quân tình nguyện tại Lào... triển khai những hoạt động cụ thể, làm cầu nối nâng tầm quan hệ giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các tỉnh bạn sát đúng thực tế với yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Ban liên lạc Tình nguyện Lào hiện có gần 100 hội viên, hàng năm tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như gặp mặt giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế; tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống vào ngày 30 tháng 10 để ôn lại những năm tháng chiến đấu hào hùng chống kẻ thù của hai dân tộc trên đất bạn Lào. Ông Hoàng Ngọc Quý cho biết, thời gian đến, Hội sẽ triển khai thêm nhiều hoạt động giao lưu hợp tác về văn hóa - xã hội giữa hai nước, chú trọng đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ ở địa phương và các tỉnh bạn Lào hiểu sâu sắc hơn về tình đoàn kết giữa hai dân tộc mà nhiều thế hệ lãnh đạo hai bên đã dày công vun đắp trong suốt hàng chục năm qua.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnguyen_phuc_vinh_8227.docx