Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam - Nguyễn Thị Thanh Tâm

 Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là quan hệ đặc biệt, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng. Mối quan hệ tốt đẹp đó được hình thành và phát triển không chỉ do Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông mà nó là sự dày công xây dựng, vun đắp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn, chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước.

Đầu tiên phải kể đến công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc. Từ rất sớm, Người đã xác định rõ tình đoàn kết và liên minh chiến đấu Việt - Lào có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình cách mạng mỗi nước.

Ngay từ thời kỳ vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng về con đường cứu nước mới vào Việt Nam và Lào. Người đã trực tiếp tìm hiểu thực tế tình hình đời sống các bộ tộc Lào, chỉ đạo xây dựng các chi hội của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Lào. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 2-1930 đã tạo điều kiện cho cách mạng hai nước bước sang giai đoạn phát triển mới, gắn bó mật thiết với nhau.

Những hoạt động cách mạng không mệt mỏi của Hồ Chí Minh, đặc biệt kể từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, đã tạo ra những chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt trong tiến trình cách mạng của cả Việt Nam và Lào. Tại Lào, từ đầu những năm 30, nhiều chi bộ của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập. Tháng 9/1934, Xứ uỷ Ai Lao được thành lập, đảm nhận sứ mệnh trực tiếp đưa phong trào cách mạng ở Lào tiếp tục tiến lên.

Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc vấn đề giúp đỡ xây dựng, phát triển lực lượng, phát huy tinh thần độc lập tự chủ của cách mạng Lào. Năm 1941, khi về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam và Đông Dương, Hồ Chí Minh chủ trương thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất riêng. Ngày 20-01-1949 đã đi vào lịch sử cách mạng Lào, khi tại chiến khu Xiềng Khọ tỉnh Sầm Nưa, Quân đội giải phóng Lào tự do tuyên bố thành lập. Sự kiện này đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của cách mạng Lào và sự giúp đỡ, chỉ đạo sát sao, hiệu quả của Hồ Chí Minh.

 

doc12 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam - Nguyễn Thị Thanh Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG MAI -----š›&š›----- BÀI DỰ THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM-LÀO, LÀO-VIỆT NAM Họ tên: Nguyễn Thị Thanh Tâm Ngày sinh: 06-7-1981 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Nghề nghiệp: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH Khương Mai - Thanh Xuân - Hà Nội Nơi thường trú: Tổ 24 - Thượng Thanh - Long Biên - Hà Nội Điện thoại : 0973 813 359 Chuyên đề 3: VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, CHỦ TỊCH CAYXỎN PHÔMVIHẢN, CHỦ TỊCH XUPHANUVÔNG VÀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO CẤP CAO CỦA HAI ĐẢNG, HAI NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO, LÀO - VIỆT NAM.             Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là quan hệ đặc biệt, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng. Mối quan hệ tốt đẹp đó được hình thành và phát triển không chỉ do Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông mà nó là sự dày công xây dựng, vun đắp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn, chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước. Đầu tiên phải kể đến công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc. Từ rất sớm, Người đã xác định rõ tình đoàn kết và liên minh chiến đấu Việt - Lào có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình cách mạng mỗi nước. Ngay từ thời kỳ vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng về con đường cứu nước mới vào Việt Nam và Lào. Người đã trực tiếp tìm hiểu thực tế tình hình đời sống các bộ tộc Lào, chỉ đạo xây dựng các chi hội của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Lào. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 2-1930 đã tạo điều kiện cho cách mạng hai nước bước sang giai đoạn phát triển mới, gắn bó mật thiết với nhau. Những hoạt động cách mạng không mệt mỏi của Hồ Chí Minh, đặc biệt kể từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, đã tạo ra những chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt trong tiến trình cách mạng của cả Việt Nam và Lào. Tại Lào, từ đầu những năm 30, nhiều chi bộ của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập. Tháng 9/1934, Xứ uỷ Ai Lao được thành lập, đảm nhận sứ mệnh trực tiếp đưa phong trào cách mạng ở Lào tiếp tục tiến lên. Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc vấn đề giúp đỡ xây dựng, phát triển lực lượng, phát huy tinh thần độc lập tự chủ của cách mạng Lào. Năm 1941, khi về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam và Đông Dương, Hồ Chí Minh chủ trương thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất riêng. Ngày 20-01-1949 đã đi vào lịch sử cách mạng Lào, khi tại chiến khu Xiềng Khọ tỉnh Sầm Nưa, Quân đội giải phóng Lào tự do tuyên bố thành lập. Sự kiện này đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của cách mạng Lào và sự giúp đỡ, chỉ đạo sát sao, hiệu quả của Hồ Chí Minh. Cùng với mối quan tâm xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, các căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân, Hồ Chí Minh đặc biệt trăn trở về việc thành lập một chính đảng riêng ở Lào. Năm 1955, Đảng Nhân dân Lào được thành lập theo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là sự kế tục truyền thống và sự nghiệp vẻ vang của Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo, trở thành nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào. Trên cương vị là người sáng lập, rèn luyện, lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương thời kỳ trước đây và người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh được sự tín nhiệm của những người cách mạng và nhân dân các bộ tộc Lào, đã tham gia chỉ đạo quá trình cách mạng giải phóng dân tộc ở Lào. Liên tục trong nhiều thập niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết về cách mạng Lào. Đây trường hợp hiếm có trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế, thể hiện tầm vóc lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với cách mạng Đông Dương nói riêng, cách mạng thế giới nói chung; đồng thời là một biểu hiện sống động về mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt giữa nhân dân hai nước Việt - Lào. Trong suốt cuộc kháng chiến, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân hai nước Việt - Lào luôn kề vai sát cánh, phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, từng bước chuyển từ thế phòng ngự sang phản công và tổng phản công để giành thắng lợi. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-1954) ở Việt Nam và Hội nghị Giơnevơ về lập lại hoà bình ở Đông Dương được triệu tập là thành quả chung của cách mạng Đông Dương, trong đó tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước Việt - Lào được thể hiện nổi bật nhất.  Mặc dù còn phải giải quyết nhiều công việc nặng nề và quan trọng của đất nước sau khi hoà bình được lập lại, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị bàn về tình hình Lào và tìm biện pháp giúp đỡ cách mạng nước bạn. Cuối những năm 50, khi cách mạng Lào đang ở trong tình thế hết sức khó khăn do sự tấn công điên cuồng của đế quốc Mỹ và tay sai, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã thông qua Nghị quyết (7-1959) về Lào, gợi ý một số vấn đề cấp bách đối với Đảng bạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng cũng xác định rõ sự ủng hộ và giúp đỡ toàn diện cách mạng Lào là một nhiệm vụ quốc tế có ý nghĩa trọng đại đối với sự nghiệp củng cố miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước của Việt Nam. Theo tinh thần đó, ngày 6-7-1959, Đảng quyết định thành lập Ban công tác Lào của Trung ương do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Trưởng ban và cử đoàn cán bộ chính trị, quân sự, chuyên viên kỹ thuật sang giúp bạn. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc đọ đầu với kẻ thù chung là đế quốc Mỹ, tình đoàn kết hữu nghị Việt - Lào lại thêm một lần nữa được thử thách và càng trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo nên nguồn sức mạnh to lớn để cả hai dân tộc giành thắng lợi trong đấu tranh cách mạng. Những năm cuối thập niên 60, đế quốc Mỹ ráo riết đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở cả Việt Nam và Lào. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị cũng đã kịp thời đưa ra những chủ trương về tình hình cách mạng Lào và sự phối hợp giữa chiến trường Việt Nam với chiến trường Lào. Người chỉ rõ: “Lào có vị trí hết sức quan trọng đối với Việt Nam và cả Đông Dương, vì vậy không thể coi đây chỉ là giúp bạn, mà còn phải thấy rõ nghĩa vụ tham gia cách mạng ở Lào”. Người còn căn dặn cán bộ chiến sĩ nhân dân Việt Nam: “ Hãy cố  gắng gìn giữ, bảo vệ tình hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Việt - Lào như bảo vệ con ngươi của mắt mình”. Quan hệ hữu nghị Việt - Lào đã vận động qua những chặng đường lịch sử khác nhau và trải qua không ít gian nan thử thách. Song, ở bất kỳ thời điểm nào, quan hệ đó vẫn ngời sáng tình nghĩa thuỷ chung, trong sáng và tràn đầy tình hữu nghị nồng thắm. Sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào có sự cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng và suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đã dày công chăm chút vun đắp. Bên cạnh đó, chúng ta phải kể đến công lao của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, người cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc xây dựng, vun đắp mối quan hệ thân thiết Việt - Lào. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản sinh ngày 13-12-1920, tại bản Naxeng, huyện Khămthạbuni, tỉnh Xavẳnnakhệt, Lào. Năm 1935, với tên gọi Nguyễn Trí Mưu, đồng chí rời quê hương Lào đi Hà Nội, Việt Nam để dự thi vào trường Bưởi. Trong những ngày học tại trường Bưởi, đồng chí đã giác ngộ cách mạng theo đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí cũng đã từng học Đại học Luật ở Hà Nội, từng tham gia phong trào học sinh, sinh viên chống thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam... Mùa thu 1945, đồng chí tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Xavanakhet, sau đó trực tiếp xây dựng khu du kích Hủaphăn, thành lập đội vũ trang Latxavông đầu tiên. Năm 1946, đồng chí làm việc tại Ban liên lạc Lào - Việt Nam ở Hà Nội và phụ trách những người yêu nước Lào ở Việt Nam chống Pháp. Năm 1947, đồng chí công tác tại một cơ quan tuyên truyền Khu 12, đồng chí đã viết bài cổ vũ cho cuộc kháng chiến vừa được bắt đầu của nhân dân Lào và Việt Nam. Năm 1948, Đảng cộng sản Đông Dương quyết định tổ chức đội xung phong khu Bắc Lào nhằm bổ sung lực lượng cho cách mạng Lào và cử đồng chí Cayxỏn Phômvihản làm đội trưởng. Khi ta đánh chiếm đồn địch ở Xiềng Kho, nhờ có trung đội này làm tay trong, ta đã chiếm được đồn mà không mất một viên đạn. Hoạt động hăng hái, sôi nổi, đầy tinh thần trách nhiệm, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã được kết nạp Đảng ngày 28-7-1949 và cũng vào năm đó, đồng chí chủ trì lễ thành lập Quân đội Itxala và được cử làm Tư lệnh. Tháng 8-1950, Chính phủ kháng chiến Lào Itxala do Hoàng thân Xuphanuvông làm Chủ tịch được thành lập, đồng chí Cayxỏn Phômvihản được cử làm Phó chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tháng 2-1951, đồng chí dẫn đầu Đoàn đại biểu Lào tham dự Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương. Tại Đại hội, đồng chí đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu về con đường phát triển của cách mạng Đông Dương, về vấn đề tổ chức xây dựng Đảng cách mạng ở Lào trong tương lai. Trong thời gian dự Đại hội, Cayxỏn Phômvihản có dịp gặp lại Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhận được cuốn sách Sửa đổi lối làm việc của Người. Đồng chí đã đọc cuốn sách một cách say sưa và coi đó là cuốn sách gối đầu giường của mình. Đầu năm 1953, đồng chí Cayxỏn Phômvihản có cuộc trao đổi với Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tình hình và nhiệm vụ quân sự ở Lào sau khi Pháp tăng quân đánh chiếm Thượng Lào. Hai vị tổng chỉ huy nhất trí đề nghị Chính phủ kháng chiến hai nước Lào-Việt cho mở chiến dịch Thượng Lào. Đề nghị được chấp nhận, chiến dịch được mở từ ngày 8-4-1953 đến ngày 3-5-1953 thì kết thúc thắng lợi. Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng thân Xuphanavông bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953. Ảnh tư liệu. Nguồn Internet Trong những ngày Việt Nam mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Cayxỏn Phômvihản và Bộ chỉ huy quân đội Lào đã mở một số trận đánh quân Pháp ở Lào, nhằm giữ chân chúng lại, không cho tiếp viện sang Điện Biên Phủ. Vấn đề này thể hiện thiện chí đặc biệt và sự giúp đỡ rất quý báu của quân và dân Lào đối với Việt Nam. Ngày 22-3-1955, tại tỉnh Hủaphăn, đồng chí đã chủ trì Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào. Cùng với các nhà lãnh đạo cách mạng Lào, đồng chí đã tổ chức ra Đảng Nhân dân Lào và được bầu làm Bí thư thứ nhất của Ban lãnh đạo Đảng, Bí thư Quân ủy trung ương, đồng thời là Tư lệnh tối cao. Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, đồng chí chỉ đạo cuộc đấu tranh bảo vệ hai tỉnh tập kết Sầm Nưa và Phongxalì. Năm 1956, thực hiện đường lối hòa hợp dân tộc, đoàn kết các bộ tộc và các tầng lớp nhân dân, Đảng Nhân dân Lào đã thành lập Mặt trận Lào yêu nước, đồng chí được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước. Tháng 2-1972, Đảng Nhân dân Lào triệu tập Đại hội lần thứ hai, đổi tên là Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đồng chí Cayxỏn Phômvihản được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương; tiếp tục làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng các khoá III và IV và đến Đại hội Đảng lần V, đồng chí được bầu giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Tháng 2-1973, đế quốc Mỹ và tay sai buộc phải ký Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. Ngày 2-12-1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời, đồng chí Cayxỏn Phômvihản được cử làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và đầu năm 1991 được bầu làm Chủ tịch nước. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản luôn luôn phấn đấu không mệt mỏi vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, cống hiến sức lực, trí tuệ, tài năng vào việc lãnh đạo và chỉ huy các lực lượng vũ trang cách mạng Lào đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đã cùng với Chủ tịch Hồ chí Minh luôn luôn chăm lo mối tình đoàn kết, thủy chung son sắt, quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam. Những lần được gặp gỡ, làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản. Chủ tịch từng nhớ lại: "Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của tôi từ lúc còn thanh niên cho đến khi trưởng thành, tôi đã vinh dự được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần. Tất cả các lần gặp gỡ đều rất thân thiết, chân thành trên tình cảm đồng chí thủy chung và lòng kính trọng sâu sắc đối với Người thầy vĩ đại đã tận tình dạy bảo, rèn luyện, xây dựng và truyền lại cho tôi những kinh nghiệm phong phú.... Suốt đời tôi nhớ ơn công lao trời biển của Người". Một trong số các cuộc gặp gỡ, làm việc giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản. Ảnh Tư liệu. Nguồn Internet Chủ tịch luôn quan tâm, nhắc nhở cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân các bộ tộc Lào phải giữ gìn tình đoàn kết, mối quan hệ thiết tha, tình nghĩa trong sáng mà các nhà lãnh đạo hai nước Việt-Lào đã xây đắp. Trong hội nghị rút kinh nghiệm công tác tác chiến tại Lào ngày 21-9-1965, Chủ tịch nói: “Nhìn lại lịch sử 20 năm đấu tranh vừa qua, bất kể trong hoàn cảnh nào, ở đâu, hai anh em Lào và Việt Nam chúng ta cũng luôn luôn sống chết có nhau, cùng nhau làm cách mạng. Thắng lợi của cách mạng Lào là thắng lợi chung của chúng ta. Hai anh em chúng ta đồng cam cộng khổ, bát cơm chia đôi, cọng rau bẻ nửa, sướng khổ có nhau, quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta là quan hệ đặc biệt.”. Chủ tịch cũng từng nói “Nhân dân Lào chúng tôi vô cùng hãnh diện có nhân dân Việt Nam anh hùng vừa là đồng chí vừa là anh em thân thiết của mình”. Một lần nữa, chúng ta có thể khẳng định, cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxon Phômvihẳn là người đặt nền móng vững chắc cho mối thân tình, bang giao giữa Lào và Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta không thể không nhắc tới một nhân vật quan trọng, một biểu tượng nữa của tình đoàn kết Việt-Lào, đó chính là Hoàng thân Chủ tịch Xuphanuvông. Hoàng thân Chủ tịch Xuphanuvông sinh ngày 13/7/1909 tại kinh đô Luang prabang trong một gia đình hoàng tộc: cha là phó vương Bunkhoong, mẹ là bà Monkhamquana. Năm mới 11 tuổi, Hoàng thân đã đến Việt Nam học tại trường Albert Saraut Hà Nội. 10 năm sau, năm 1920, ông sang học tại Pháp và tốt nghiệp Đại học Quốc gia Cầu đường Pari, trở thành kỹ sư cầu đường đầu tiên ở Đông Dương. Sau đó, ông về trung kỳ Việt Nam công tác và đã từng đảm nhiệm chức vụ Kiến trúc sư trưởng khu công chánh tại Nha Trang, tham gia thiết kế xây dựng khá nhiều công trình thủy lợi trên đất Việt Nam, trong đó có những công trình cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị, tiêu biểu như: Đài tháp nước Phan Thiết, đập Bãi Thượng miền núi Thanh Hóa và Đô Lương - Nghệ An hiện vẫn đang được khai thác phục vụ sản xuất. Đài tháp nước Phan Thiết-công trình do Hoàng thân Xuphanavong thiết kế. Nguồn Internet. Hoàng thân Xuphanuvong là một trong những người Lào đầu tiên tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phái ông Lê Văn Hiến vào Vinh mời Hoàng thân ra Hà Nội để gặp gỡ, trao đổi những vấn đề liên quan đến cách mạng hai nước Việt - Lào. Cuộc gặp đầu tiên với Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra ngày 4/9/1945 sau khi nước Việt Nam chính thức tuyên bố độc lập đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời người kỹ sư yêu nước đầy tài năng. Từ đó ông bắt đầu sự nghiệp cách mạng của mình. Hình ảnh gần gũi, thân mật giữa chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Xuphanavông. Nguồn Internet Tháng 10/1945 Hoàng thân Xuphanuvông được Chính phủ độc lập lâm thời Itxala bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ngày 30/10/1945 tại thủ đô Viêng Chăn, khi thành lập liên quân Việt- Lào, Hoàng thân được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng chỉ huy liên quân Lào - Việt. Từ đó Hoàng thân luôn gắn bó với các chiến sĩ bộ đội Việt Nam cùng họ sống chiến đấu vì nền độc lập của hai dân tộc. Với lối sống khiêm nhường, giản dị, các chiến sĩ không phân biệt được đâu là vị Hoàng thân, một vị tổng chỉ huy mà chỉ thấy ở Hoàng thân toát lên vẻ bình dị, đôn hậu luôn hết mình vì cách mạng. Năm 1946 thực dân Pháp trở lại xâm lược ba nước Đông Dương, ngày 21/3/1946, trong một trận chiến đấu bảo vệ thành phố Thà Khẹt, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hoàng thân, liên quân Lào - Việt đã chiến đấu anh dũng, nhưng trước sức mạnh vượt trội của giặc Pháp được sự tiếp sức của quân Anh,  Hoàng thân và lực lượng liên quân phải vượt sông Mê Kông dời sang đất Thái Lan để  bảo toàn lực lượng. Để bảo vệ an toàn cho Hoàng thân, đồng chí Lê Thiệu Huy, Tham mưu trưởng liên quân đã lấy thân mình che đạn cho Hoàng thân và đã anh dũng hy sinh, Hoàng thân cũng bị thương nặng. Máu của lực lượng chiến đấu liên quân Lào - Việt và nhân dân đã nhuộm đỏ dòng Mê Kông, khắc sâu tội ác của thực dân Pháp xâm lược. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của cán bộ chiến sĩ Việt Nam đã để lại cho nhân dân các bộ tộc Lào nói chung và Hoàng thân nhiều tình cảm sâu đậm.   Sau khi bình phục vết thương, Hoàng thân tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến trong nước, song điều kiện lúc bấy giờ không thuận lợi. Chính phủ Thái Lan không ủng hộ phong trào cứu nước của Lào. Trong tình thế khó khăn đó, Hoàng thân nhận được lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến vùng tự do của Việt Nam để bàn bạc việc cứu nước và Hoàng thân đã nhận lời.   Tháng 11/1949, Hoàng thân cùng một số đồng chí trung kiên của Lào lên đường sang Việt Nam. Vượt một chặng đường dài với bao khó khăn gian khổ, đi bộ hàng ngàn cây số qua rừng Trường Sơn để đến với bạn chung lý tưởng Việt Nam. Ngay sau khi đến An toàn khu Việt Nam, Chủ tịch Hồ  Chí Minh cho người đi mời Hoàng thân đến gặp Người để trao đổi những vấn đề quan trọng của đất nước. Người bày tỏ mong muốn hợp tác giúp đỡ Lào, tạo thành một lực lượng đoàn kết vững mạnh đánh bại quân thù. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Lào - Việt Nam là bạn láng giềng thân thiết có chung một kẻ thù, ta phải đoàn kết lại đấu tranh đánh bại giặc Pháp, giành độc lập tự do cho mỗi nước, nước Lào có độc lập thì Việt Nam mới có độc lập thật sự”. Những ngày sau đó, Ban Chấp hành Trung ương  Đảng cộng sản Đông Dương đã tổ chức cho đoàn cán bộ Lào học chính trị lý luận cách mạng trong thời gian 3 tháng và giúp bạn tổ chức Đại hội Neo Lào Itxala lần thứ nhất từ ngày 13-15/8/1950 tại khu căn cứ huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Đại hội tập trung đại biểu của mọi tầng lớp dân tộc, lực lượng vũ trang Lào trên mọi miền tổ quốc đến dự. Đại hội quyết định thành lập mặt trận Neo Lào Itxala để tập hợp mọi tầng lớp lực lượng yêu nước, yêu tự do và dân chủ vào trong một khối đoàn kết thống nhất. Đại hội đã bầu Hoàng thân Xuphanuvong làm chủ tịch Neo Lào Itxala kiêm Thủ tướng Chính phủ Lào kháng chiến và nhiều vị trí quan trọng khác trong chính phủ. Chủ tịch Xuphanuvong là Chủ tịch nước đầu tiên của Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trong mối quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào –Việt Nam, Chủ tịch Xuphanuvong vừa là kiến trúc sư vừa là biểu tượng của tình đoàn kết. Điều đó được thể hiện rõ nét trong từng việc làm, lời nói của Người: “Quan hệ hữu nghị anh em giữa nhân dân Lào và Việt Nam thật là vĩ đại. Không có bài hát, bài thơ nào ca ngợi hết được. Tình đoàn kết Lào - Việt Nam cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, đẹp hơn trăng rằm, ngát thơm hơn bất cứ đóa hoa nào thơm nhất. Tình hữu nghị tốt đẹp đó được vun đắp bằng tinh thần trong sáng không có kẻ thù nào phá nổi.”   Mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn, Chủ tịch Xuphanavong đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước cùng nhân dân hai nước dày công vun đắp, bằng công sức và xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ, bằng sự hy sinh phấn đấu của nhiều thế hệ người Việt Nam và Lào. Ngày nay, mối quan hệ đó tiếp tục được duy trì, phát triển toàn diện và ngày càng đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực. Điều đó được thể hiện sinh động qua các cuộc gặp cấp cao thường xuyên của lãnh đạo hai Đảng, hai nước. Về phía Việt Nam: Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (7/2001, 10/2006); Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (6/2011, 4/2014); Chủ tịch nước Lê Đức Anh (11/1993); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (6/1999),Thủ tướng Võ Văn Kiệt (8/1997); Thủ tướng Phan văn Khải (5/2000); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (12/2006, 9/2011; 11/2012;3/2013), Về phía Lào Chủ tịch nước CHDCND Lào Nu-hắc Phum-xa-vẳn(8/1994), Chủ tịch Khăm tày Xi phăn đon (1/1999, 5/2002), Chủ tịch Chum ma ly Xay nha xỏn (6/2006, 8/2011, 12/2012, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith (4/2016), Thủ tướng Chính phủ Thongloun Sisoulith (5/2016),... Ngày 12-6-2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chọn Lào là nước đi thăm đầu tiên sau khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch nước một lần nữa khẳng định sự coi trọng mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Lào. Nguồn Internet Và gần đây nhất là chuyến thăm Lào của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra vào ngày 26-4-2017. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng hai nước đã kí những thỏa thuận có giá trị hàng trăm triệu USD, đồng thời chính thức phát động “Năm đoàn kết hữu nghị Lào-Việt Nam, Việt Nam - Lào 2017,” thống nhất cùng nhau tổ chức các sự kiện nhằm kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào để tuyên truyền và giáo dục cán bộ đảng viên và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hai nước về truyền thống, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào. Chuyến thăm Lào của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thành công tốt đẹp là một minh chứng sống động cho tình đoàn kết hữu nghị Việt-Lào ngày càng được thắt chặt. Nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân Việt Nam - Lào sẽ tiếp tục mở ra một thời kỳ phát triển mới, năng động, hiệu quả, thiết thực vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng của khu vực. HẾT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_du_thi_tim_hieu_lich_su_quan_he_dac_biet_viet_nam_lao_lao_viet_nam_5_0401.doc