Tìm kiếm và lọc đối tượng trong AutoCad

- Operator: bao gồm các kiểu: Equal (=), Not equal (khác), Greater than (>), Smaller than

(<), Select all. Ta chỉ quan tâm tới Equal, Equal có nghĩa là ta chỉ muốn chọn đúng đối

tượng thôi.

Ví dụ như tôi muốn chọn màu Cyan= màu 4 (trong bảng màu).Nếu chọn lớn hơn (Greater

Than) thì tức là màu được chọn sẽ là màu lớn hơn màu 4, các đối tượng được chọn là

màu 5,6,7, Còn nếu chọn Smaller than thì các đối tượng được chọn là màu 1, 2, 3.

- Value: chứa các màu sắc được đánh số

- How to apply:

+Include in new selection set: chỉ chọn những đối tượng mà ta đang tìm

Khuyến nghị dùng chức năng này

+Exclude from new selection set: chọn tất cả các đối tượng ngoại trừ đối tượng ta

đang tìm kiếm (ngược lại với trên)

Ví dụ ta đang cần tìm màu Green thì khi chọn vào mục này AutoCad sẽ chọn tất cả đối

tượng ngoại trừ màu Green.

- Append to current selection set: Nếu tích vào dấu này có nghĩa là cho phép tìm đồng

thời thêm các đối tượng khác

pdf17 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tìm kiếm và lọc đối tượng trong AutoCad, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM KIẾM VÀ LỌC ĐỐI TƯỢNG TRONG AUTOCAD Lời Tựa Xin chào bạn, tôi là Kĩ sư Phan Minh Tân. Tôi viết cuốn sách này đơn giản bởi vì tôi là một người đam mê AutoCad. Và tôi muốn chia sẽ kinh nghiệm dùng AutoCad của tôi đến bạn. AutoCad là phần mềm mà rất nhiều ngành kĩ thuật khác nhau đều sử dụng, nó là phần mềm độ họa được dùng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Trong cuốn sách này, tôi xin phép được trình bày những bước chung nhất để bạn đọc dù thuộc bất cứ chuyên ngành nào thì vẫn có thể dựa vào đó mà triển khai theo chuyên ngành của các bạn. Cuốn sách “Luyện AutoCad chuyên nghiệp” trước hết là cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quan về phần mềm AutoCad, sách viết theo kiểu phân từng cấp độ nên bạn sẽ biết được các nấc thang của quá trình làm chủ phần mềm. Thứ hai là nó chứa đựng các nội dung, kiến thức từ cơ bản đến nâng cao của mỗi nấc thang đó qua kinh nghiệm nhiều năm học tập, làm việc và không ngừng học hỏi của tôi. Những kiến thức mà tôi viết ra đây là những phương pháp chuyên nghiệp nhất, mà tôi đã học được và ứng dụng thành công không chỉ vào công việc của tôi mà sẽ cho tất cả những ai đang làm việc trên AutoCad. Trên hết là sự đam mê, tôi tự đào sâu, mở rộng và rút ra được những bài học cho mình và giờ tôi muốn truyền đạt lại kinh nghiệm đó đến cho các bạn để chúng ta cùng nhau rút ngắn thời gian làm chủ phần mềm. Không có thành công nào mà không phải hành động. Hãy thực hành ngay với cuốn sách này để bạn sớm làm chủ “nghệ thuật sử dụng AutoCad”. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Mail: phantanxda@gmail.com Facebook: facebook.com/Minhtan.cad Xin chân thành cảm ơn! PHẦN V – CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM VÀ LỌC ĐỐI TƯỢNG TRONG AUTOCAD Khi làm việc với AutoCAD, có thể không ít lần bạn phải chọn nhiều đối tượng cùng 1 lúc để thực hiện 1 lệnh nào đó, mà các đối tượng này lại có những đặc tính giống nhau, có thể là cùng Layer, cùng màu sắc. cùng là đường tròn, đường thẳng,... Khi đó, thay vì phải chọn từng đối tượng rất mất thời gian, AutoCad hỗ trợ ta rất nhiều công cụ để phục vụ lọc và tìm kiếm. Nguyên lí hoạt động của tất cả các phương pháp này đều là lọc dựa trên 1 hay nhiều thuộc tính chung của đối tượng để tìm ra nhóm đối tượng đều có các thuộc tính chung đó. I – LỌC ĐỐI TƯỢNG BẰNG FILTER Có 2 cách để lọc đối tượng bằng Filter: 1/ LỌC DỰA THEO ĐỐI TƯỢNG MẪU Quy trình cơ bản của phương pháp này là: Chọn đối tượng mẫu-->Giữ lại các thuộc tính cần lọc--> Apply-Quét vùng lọc - Gõ lệnh tắt FI↙ - Chọn Add Selected Object - Chọn 1 đối tượng làm đối tượng mẫu --> Hiện lên bảng danh sách liệt kê các thuộc tính riêng của đối tượng mẫu đó Ví dụ: đối tượng mẫu là Line, thuộc Layer KC-thép, tính năng của Linetype là By Layer, tọa độ điểm đầu và cuối, vecto vuông góc là (0,0,1), màu sắc theo bảng 256 màu, gán tính năng By Layer Ví dụ: 1 đối tượng mẫu khác là Block, thuộc Layer cột, tên Block là cột A, tọa độ điểm chèn của Block, góc quay của Block là 0°, vecto đơn vị vuông góc là (0,0,1), màu sắc theo bảng màu gồm 256 màu và được gán tính năng By Layer. Bảng thuộc tính này là thuộc tính “riêng” của đối tượng mẫu. Những đối tượng khác ta cần lọc ra sẽ có 1 vài những thuộc tính giống với thuộc tính của đối tượng mẫu này, ví dụ giống về loại đối tượng (đều là đường thẳng, đều là Block,), giống về Layer, giống về linetype, color; và sẽ khác đối tượng về tọa độ, góc quay, Những thuộc tính khác nhau này ta hiểu đó là những thuộc tính riêng của đối tượng. Và để lọc đối tượng bằng Filter ta chi lọc theo những thuộc tính mà ta nghĩ đó là thuộc tính chung, không lọc theo thuộc tính riêng. Quy trình thực hiện lọc Filter theo đối tượng mẫu: - FI↙ - Kích chọn vào Clear List để xóa lịch sử đối tượng mẫu trước đó - Chọn Add select object - Chọn 1 đối tượng làm mẫu - Xóa đi tất cả các thuộc tính riêng của đối tượng mẫu, chỉ giữ lại các thuộc tính chung để lọc theo thuộc tính chung - Nhấn Apply - Quét vùng bản vẽ ta muốn tìm kiếm các đối tượng trong đó ↙ --> Tất cả các đối tượng có chung các thuộc tính với đối tượng mẫu đều được lọc ra và được chọn. Đến đây, ta dùng các lệnh tiếp theo (Earse, Move, Copy,) để xử lí đối tượng theo mục đích của mình. Chú ý: Trong lệnh Filter, đối với thuộc tính Object thì Text và Mtext đều được hiểu chung là Text. 2/ LỌC DỰA THEO THUỘC TÍNH CHỌN NGAY TỪ ĐẦU Quy trình cơ bản của phương pháp này là: Chọn các thuộc tính cần lọc-->Add to List--> Apply-Quét vùng lọc - Gõ lệnh tắt FI↙ - Kích vào dấu mũi tên ở ô Select Filter và nút Select để lựa chọn các thuộc tính - Chọn 1 hoặc nhiều thuộc tính muốn lọc đồng thời. Mỗi lần chọn được 1 thuộc tính lại kích vào Add to List để thêm nó vào danh sách thuộc tính cần lọc. Tương tự chọn thêm 1 thuộc tính lọc nữa là Layer/ Select/ Chọn tên Layer cần lọc/ OK - Nhấn Add to list để thêm vào danh sách thuộc tính lọc - Nhấn Apply/ Quét chọn vùng bản vẽ muốn lọc đối tượng↙ II – LỌC ĐỐI TƯỢNG BẰNG QUICK SELECT 1/ Giới thiệu hộp thoại Quick Select - Lệnh tắt QSELECT↙ Hoặc theo đường dẫn: Tools/ Quick Select (tổ hợp phím tắt Alt T K) Vào hộp thoại Quick Select - Apply to: vùng tìm kiếm cho bản vẽ Entire drawing: tìm kiếm trên toàn bộ bản vẽ - Nếu chỉ muốn tìm trong 1 phạm vi nào đó thì ta kích vào dấu Select Objects ở bên cạnh đó và quét vùng tìm kiếm - Object type: loại đối tượng muốn tìm kiếm, bao gồm: Line, Text, Arc, Circle, Solid, Mtext, Multipe là tìm kiếm đồng thời tất cả các đối tượng trên (theo 1 hoặc 1 vài thuộc tính chung nào đó. - Properties: hiển thị tất cả các thuộc tính ct tìm kiếm tùy theo loại đối tượng - Operator: bao gồm các kiểu: Equal (=), Not equal (khác), Greater than (>), Smaller than (<), Select all. Ta chỉ quan tâm tới Equal, Equal có nghĩa là ta chỉ muốn chọn đúng đối tượng thôi. Ví dụ như tôi muốn chọn màu Cyan= màu 4 (trong bảng màu).Nếu chọn lớn hơn (Greater Than) thì tức là màu được chọn sẽ là màu lớn hơn màu 4, các đối tượng được chọn là màu 5,6,7, Còn nếu chọn Smaller than thì các đối tượng được chọn là màu 1, 2, 3. - Value: chứa các màu sắc được đánh số - How to apply: +Include in new selection set: chỉ chọn những đối tượng mà ta đang tìm Khuyến nghị dùng chức năng này +Exclude from new selection set: chọn tất cả các đối tượng ngoại trừ đối tượng ta đang tìm kiếm (ngược lại với trên) Ví dụ ta đang cần tìm màu Green thì khi chọn vào mục này AutoCad sẽ chọn tất cả đối tượng ngoại trừ màu Green. - Append to current selection set: Nếu tích vào dấu này có nghĩa là cho phép tìm đồng thời thêm các đối tượng khác Ví Dụ: Ta đang tìm đường line màu Green nhưng ta muốn chọn thêm cả text nữa thì tích vào đây chọn OK và lại cài đặt từ đầu để tìm kiếm Text như tìm line vậy. 2/ Tìm kiếm đối tượng bằng Quick Select - Gõ Qselect↙ - Chọn vùng tìm kiếm là toàn bộ bản vẽ hay trong 1 phạm vi nào đó - Chọn loại đối tượng tìm kiếm ở Object type - Cài đặt kiểu tìm kiếm cho các thuộc tính của đối tượng (kết hợp Properties, Operator, Value) - Khyến nghị các mục còn lại ta chỉ nên tích vào dòng này, tức là: muốn tìm gì thì trả về kết quả đó và chỉ tìm 1 loại đối tượng thôi - Nhấn OK và được kết quả tìm kiếm. III – TÌM KIẾM ĐỐI TƯỢNG BẰNG SELECTSIMILAR SELECTSIMILAR là lệnh tìm kiếm đối tượng trên toàn bộ không gian bản vẽ, không giới hạn được phạm vi. - Lệnh SELECTSIMILAR↙ - Gõ SE↙ để vào phần cài đặt (Setting) về các chế độ lọc. Ở đây có các chế độ tìm kiếm đồng thời đối tượng theo các thuộc tính chung như hình dưới Nếu muốn tìm kiếm theo các thuộc tính chung nào thì tích vào đó rồi sau đó nhấn OK. - Chọn 1 đối tượng làm đối tượng mẫu để tìm kiếm --> Các đối tượng có chung các thuộc tính (theo thuộc tính cần tìm kiếm) đều được chọn. *Lưu ý: - Không phải lúc nào ta cũng phải vào phần cài đặt Setting, ta chỉ vào đây khi cần thay đổi thuộc tính tìm kiếm, nó sẽ tự động lưu cho các lần thực hiện lệnh tiếp theo. - Từ lần sau (sau khi đã cài đặt trong Setting trước) thay vì phải gõ lệnh SELECTSIMILAR, ta có thể làm như sau: ✓ Kích chuột trái vào đối tượng mẫu để chọn mẫu ✓ Kích chuột phải/ Chọn Select Similar - SelectSimilar phân biệt rõ Mtext và Text - SelectSimilar tìm kiếm thuộc tính Color và Linetype còn phân biệt theo tính năng của chúng: By Layer, By Block hay 1 kiểu tùy chọn khác Ví dụ: 2 đối tượng cùng là Text, cùng Layer, cùng màu sắc là màu 4 Cyan, cùng kiểu Linetype. Tuy nhiên 1 text có color kiểu By Layer, còn 1 text có color kiểu cụ thể là Cyan. Và khi lọc ta có tích vào Color (lọc theo cả màu sắc) --> AutoCad hiểu 2 text đó là 2 đối tượng khác nhau, chỉ 1 text được chọn. IV – TÌM KIẾM ĐỐI TƯỢNG BẰNG SSX VÀ PREVIOUS SSX cũng là 1 lệnh tìm kiếm mạnh, tuy nhiên theo đánh giá của tôi nó khó quản lí hơn so với 3 phương pháp tìm kiếm đã giới thiệu. - SSX lọc đối tượng theo đồng thời 2 thuộc tính chung cơ bản là Layer và Loại đối tượng (đường tròn, đối tượng thẳng,..). SSX cũng phân biệt rõ ràng Mtext và Text và phạm vị tìm kiếm của nó là toàn bộ không gian bản vẽ. - Khác với 3 phương pháp đã giới thiệu trước, chỉ lệnh SSX không hiển thị ngay được đối tượng được chọn, mà nó luôn phải kết hợp với 1 lệnh khác (Earse, Move, Copy,) và lệnh này phải sử dụng đến tùy chọn Previous. Ví dụ: SSX và previous kết hợp với lệnh Move - Gõ lệnh SSX↙ - Chọn 1 đối tượng làm đối tượng mẫu↙ --> trên màn hình ta sẽ k nhận thấy có bất kì đối tượng nào được chọn. Tuy nhiên ở thanh Command line, AutoCad sẽ báo nó tìm thấy bao nhiêu đối tượng giống đối tượng mẫu vừa chọn. - Gõ lệnh MOVE↙ - Gõ p↙ (Previous) --> Tất cả đối tượng tìm thấy bởi SSX đều được chọn trên màn hình - Ta chọn điểm đặt để Move nhóm đối tượng ra vị trí mới Đó là 1 ví dụ điển hình về cách kết hợp SSX và Previous với 1 số lệnh của AutoCad. Tuy nhiên, tại sao nó khó quản lí. Khó quản lí vì ta chỉ quản lí được 2 thuộc tính chung là Layer và loại đối tượng, không quản lí được hết các thuộc tính còn lại. Tôi chỉ khuyến nghị dùng SSX để tìm kiếm khi ta chỉ cần lọc đối tượng theo 2 thuộc tính chung là Layer và Loại đối tượng, các thuộc tính còn lại (màu sắc, linetype,) nếu đảm bảo đồng nhất giống nhau giữa mọi đối tượng thì SSX hoạt động rất tốt, tuy nhiên nếu có sai khác về các thuộc tính này thì SSX có thể sẽ hoạt động không như ý. Để tôi chỉ cho các bạn thấy: Ví dụ: Tôi có 2 đường tròn cùng Layer, cùng loại đối tượng (tôi vẽ 1 đường tròn rồi copy ra thêm 1 cái nữa), nhưng khác nhau về tính năng của màu do 1 đường tròn tôi để màu theo tính năng By Layer, ví dụ là màu vàng chẳng hạn, còn 1 cái tôi cũng để màu vàng nhưng là màu vàng 02, k phải theo By Layer. - SSX và chọn đường tròn thứ nhất --> AutoCad báo tìm thấy cả 2 đường tròn - SSX và chọn đường tròn thứ 2 --> AutoCad báo chỉ tìm thấy đường tròn thứ 2 Lẽ ra kết quả 2 lần phải giống nhau tuy nhiên nó lại không như thế. Các bạn khi dùng SSX nên chú ý đặc điểm của lệnh này mà sử dụng. V – TÌM KIẾM ĐỐI TƯỢNG BẰNG GETSEL VÀ PREVIOUS Express Tool của AutoCad cung cấp 1 công cụ lọc và tìm kiếm cực mạnh đó là GETSEL. Getsel cũng có phạm vi tìm kiếm trên toàn bộ bản vẽ, và nó cũng phân biệt Mtext và Text. Tương tự như SSX, Getsel cũng phải dùng kết hợp với Previous. SSX lọc đối tượng đồng thời theo cả 2 thuộc tính: Layer và Loại đối tượng và khó quản lí các thuộc tính còn lại. Getsel lọc đối tượng theo chỉ 1 trong 2 thuộc tính: hoặc là lọc theo Layer, hoặc là lọc theo Loại đối tượng và nó bỏ qua hết các thuộc tính còn lại, nó không hề quan tâm đến Color, Linetype, Cứ cùng Layer là nó lọc ra hết, cứ cùng loại đối tượng là nó lọc ra toàn bộ. Getsel là 1 công cụ lọc Layer và lọc đối tượng cực kì mạnh mẽ và chuẩn xác. Mà cách sử dụng lại vô cùng đơn giản. 1/ Getsel lọc đối tượng theo Layer - GETSEL↙ - Chọn 1 đối tượng bất kì thuộc Layer muốn tìm kiếm ↙ --> Mọi đối tượng thuộc về Layer đó, bất kể có thuộc tính như thế nào, nó là loại đối tượng nào đi chăng nữa, cứ thuộc Layer đó là nó được chọn. Số đối tượng được chọn cũng sẽ được thông báo ở dòng Command line. Đến đây ta lại kết hợp với Previous để sử dụng lệnh theo ý đồ của mình. 2/ Getsel lọc đối tượng theo “Loại đối tượng” Loại đối tượng ở đây là: Line, Arc, Circle,Polyline, Text, Mtext, Block, - GETSEL↙↙ (Enter 2 lần) - Chọn 1 loại đối tượng để làm mẫu ↙ (đối tượng bất kì, cứ đúng loại là được) --> Mọi đối tượng thuộc “Loại đối tượng” đó, bất kể có thuộc tính như thế nào, nó thuộc Layer nào đi chăng nữa, cứ là loại đối tượng đó thì nó được chọn. Số đối tượng được chọn cũng sẽ được thông báo ở dòng Command line. Đến đây ta lại kết hợp với Previous để sử dụng lệnh theo ý đồ của mình. Như vậy là các bạn đã được xem qua 1 phần nôi dung trong cuốn sách “Luyện AutoCad chuyên nghiệp của tôi”. Để có thể nhận đầy đủ nội dung trong cuốn sách dày trên 500 trang này, kèm theo các tài liệu chuyên sâu mà tôi sẽ gửi riêng cho bạn, hãy tham khảo trang web của tôi tại: Nếu bạn có bất kì thắc gì về cách sử dụng phần mềm AutoCad có thể liên lạc với tôi thông qua: https://www.facebook.com/Minhtan.cad Zalo: 0966 129 572 Chúc mừng bạn vì là người may mắn sở hữu được tài liệu hữu ích này. Bạn sẽ còn nhận được hơn thế gấp nhiều lần nếu sở hữu 2 cuốn sách của tôi: Luyện AutoCad chuyên nghiệp và Layout Pro. Chúc bạn thành công! ------Phan Minh Tân ------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftim_kiem_va_loc_doi_tuong_trong_autocad_phan_minh_tan_514.pdf