Tính tối cao của hiến pháp

Mục đích bài viết làm sáng tỏ nhận định “Tính tối cao của Hiến pháp trong hệ

thống pháp luật và đời sống xã hội”. Với nội dung thứ nhất, bài viết nêu lên các

khái niệm, cách nhìn từ nhiều góc độ đối với Hiến pháp, tiêu biểu là Hiến pháp

nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Từ đó, việc nhìn nhận vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời

sống xã hội là cần thiết có sự quản lý chặt chẽ và hệ thống nhằm đảm bảo tính tối

cao của Hiến pháp được thực thi. Ngoài ra bàiviết còn có sự liên kết với các sự

kiện, đã và đang xảy ra trong đời sống xã hội Việt Nam để dẫn đến các câu hỏi

“Tính tối cao của Hiến pháp có thật sự được đảm bảo?”, “Làm gì để Hiến pháp thể

hiện được tính tối cao?”.

pdf18 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tính tối cao của hiến pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tính tối cao của hiến pháp Mục đích bài viết làm sáng tỏ nhận định “Tính tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội”. Với nội dung thứ nhất, bài viết nêu lên các khái niệm, cách nhìn từ nhiều góc độ đối với Hiến pháp, tiêu biểu là Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, việc nhìn nhận vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội là cần thiết có sự quản lý chặt chẽ và hệ thống nhằm đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp được thực thi. Ngoài ra bài viết còn có sự liên kết với các sự kiện, đã và đang xảy ra trong đời sống xã hội Việt Nam để dẫn đến các câu hỏi “Tính tối cao của Hiến pháp có thật sự được đảm bảo?”, “Làm gì để Hiến pháp thể hiện được tính tối cao?”. Từ sự kết nối hai nội dung trên, nội dung thứ ba đánh giá tổng quát tính tối cao của Hiến pháp nhằm đúc kết những ưu, khuyết trong việc đưa Hiến pháp vào đời sống xã hội và đồng thời nêu bật các kiến nghị để Hiến pháp đảm bảo được tính tối cao và vai trò của người dân trong việc xây dựng và bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. 2. Nội dung chuyên đề 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Hiến pháp Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam,”Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, do cơ quan đại diện và quyền lực nhà nước cao nhất ban hành hoặc sửa đổi theo một trình tự nghiêm ngặt; là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất, có ý nghĩa chính trị - pháp lí lớn. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng và quyết định của đời sống xã hội, như hình thức tổ chức nhà nước, cơ cấu và thẩm quyền của bộ máy nhà nước, trình tự hình thành các cơ quan nhà nước, chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; những nguyên tắc chung nhất thể hiện mục đích, xu hướng vận động của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Các quy định của Hiến pháp là những quy định xác lập, có giá trị xuất phát điểm; chúng điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất và đồng thời là cơ sở pháp luật cho tất cả các ngành luật nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật của một nước. Các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Những văn bản trái với Hiến pháp bị xem là vi phạm Hiến pháp, phải bị xoá bỏ”. Theo Nguyễn Đăng Dung (2006), “Hiến pháp là một đạo luật cơ bản do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành quy định việc tổ chức nhà nước, cơ cấu, thẩm quyền các cơ quan nhà nước Trung ương và quyền cơ bản của con người. Mọi cơ quan và mọi tổ chức phải có nghĩa vụ tuân thủ hiến pháp” Theo Đề cương những vấn đề cơ bản về Luật Hiến pháp của Giảng viên Lưu Đức Quang Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2010), “Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước do cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân thông qua hoặc nhân dân trực tiếp thông qua; trong đó quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước then chốt; thể hiện một cách tập trung nhất, mạnh mẽ nhất ý chí và lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội”. Từ các khái niệm trên, Hiến pháp có thể được hiểu như đạo luật cơ bản của Nhà nước do cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân thông qua hoặc nhân dân trực tiếp thông qua thể hiện ý chí, lợi ích của nhà cầm quyền gồm những nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và các quyền cơ bản của công dân. 2.1.2. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định khái quát về chế độ, quyền, nghĩa vụ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các lĩnh vực trong đời sống xã hội, của công dân Việt Nam và thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng – Nhà nước – Nhân dân. Hiến pháp điều chỉnh 4 nhóm quan hệ xã hội chính như (Trung tâm TTTH, 2009): 2.1.3. Tính tối cao của Hiến pháp 2.1.3.1. Tại sao Hiến pháp mang tính tối cao? Hiến pháp ra đời nhằm bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp thống trị đối với các giai cấp khác, bảo vệ quan hệ sản xuất, các quyền và lợi ích của con người, công dân. Bên cạnh đó, về bản chất, Hiến pháp là 1 văn bản để hạn chế quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền lợi của người dân. Với tầm quan trọng và bản chất đặc biệt của Hiến pháp như “là văn bản của quyền lực gốc, điều chỉnh mối quan hệ, xác định hình thức nhà nước, mô hình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, địa vị pháp lý của công dân, mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước” (ĐBQH Vũ Hồng Anh, 2009), Hiến pháp nhất thiết phải có vị trí tối cao trong hệ thống pháp luật và cần thiết phải đảm bảo tính hợp hiến trong hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước để Hiến pháp thực sự áp dụng vào cuộc sống một cách hiệu quả. Tính tối cao của Hiến pháp thể hiện trước hết qua việc ghi nhận chủ quyền tối cao của nhân dân. Vì vậy, Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý chứa đựng những giá trị cơ bản, cao quý nhất của xã hội (Tào Thị Quyên, 2009). Tính tối cao của Hiến pháp thể hiện thông qua quy trình, thủ tục pháp lý đối với việc ban hành, sửa đổi và hiệu lực pháp lý được quy định tại các điều 146, 147 Hiến pháp 1992. Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải thuộc quyền của nhân dân nói chung, hoặc cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân (Quốc hội) thông qua theo một trình tự thủ tục đặc biệt vì Hiến pháp điều chỉnh và bảo vệ những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất, và là công cụ để bảo vệ thành quả đấu tranh Cách mạng. Bên cạnh đó, điều 146 Hiến pháp 1992 quy định, mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp, cho thấy Hiến pháp là văn bản pháp luật duy nhất quy định và thực hiện toàn bộ quyền lực nhà nước – lập pháp, hành pháp, tư pháp (Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, 2010). 2.1.4. Cơ chế bảo hiến 2.1.4.1. Tại sao phải bảo vệ Hiến pháp? Do tính chất và tầm quan trọng của Hiến pháp nên xuất hiện yêu cầu về sự cần thiết phải đảm bảo tính hợp hiến trong hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước (Vũ Hồng Anh, 2009). Xét về bản chất, hiến pháp là một văn bản để hạn chế quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền lợi của người dân theo nguyên tắc: cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật định và người dân có quyền làm những gì luật không cấm. “Thông qua Hiến pháp, nhân dân trao quyền cho các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước phải bị giới hạn bởi Hiến pháp” (Vũ Hồng Anh, 2009). Về lý thuyết, quyền lực Nhà nước bị giới hạn, tuy nhiên, với vai trò là người ban hành luật và giám sát việc thực hiện, các cơ quan nhà nước có đầy đủ quyền lực để có xu hướng lạm quyền, chuyên quyền, tìm cách để vượt khỏi sự kiểm soát của hiến pháp cũng tức là vi phạm hiến pháp (Nguyễn Đăng Dung, 2004). Như vậy, tất yếu cần phải có một cơ chế đặc biệt để bảo vệ hiến pháp khỏi sự vi phạm đó của các cơ quan nhà nước. 2.1.4.2. Sự cần thiết phải có cơ chế giám sát Hiến pháp Theo Điều 12 của Hiến pháp 1992 (sửa đổi) đã ghi nhận rằng: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phong ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật”. Ngoài ra, trong một nhà nước pháp quyền, tính tối cao và bất khả xâm phạm của Hiến pháp đòi hỏi phải được tuân thủ tuyệt đối (Trần Thị Hạnh Dung, 2009). Bên cạnh đó, vì Hiến pháp còn được nhìn nhận như một loại khế ước của nhân dân, xác lập chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khẳng định quyền lực nhà nước và chủ quyền thuộc về nhân dân, ghi nhận và bảo vệ các quyền cơ bản của con người và với tính chất quan trọng đó, cơ chế bảo hiến cần được xây dựng một cách hoàn chỉnh. Nhiều quy định của Hiến pháp chưa thật sự đi vào đời sống hoặc chưa được cụ thể hoá trong đời sống pháp luật dẫn đến việc thực thi pháp luật còn nhiều rào cản, bất cập. Ngoài ra, các hình thức kiến nghị, giám sát quyền lực còn tỏ ra thiếu đồng bộ, nhất quán, thiếu kinh nghiệm về pháp luật và thiếu cơ chế trách nhiệm rõ ràng dẫn đến việc hiệu quả giám sát vẫn còn thấp. Hơn nữa, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định trách nhiệm phát sinh từ các văn bản pháp luật vi hiến hiện đang là tồn tại trong sự phân định giữa quyền lực của Quốc hội với quyền lực của Hiến pháp. Đối với người dân, khi quyền và lợi ích của mình bị vi phạm thì công dân chưa có đầy đủ nguồn làm sở cứ và tư duy kiện ra trước Tòa án hay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, để tiến tới nhà nước pháp quyền với đầy đủ sự tối cao của Hiến pháp cần phải có giải quyết hữu hiệu cho cơ chế ban hành, kiến nghị, kiểm tra tính hợp hiến và các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trần Thị Hạnh Dung, 2009). 2.1.4.3. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo quy định của pháp luật hiện hành Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp của quy định hiện hành theo cơ chế phân công phân nhiệm vụ mà trong đó Quốc hội giữa vai trò giám sát chính đã được quy định tại Điều 83, 84 Hiến pháp 1992 như “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”, “thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội” (Trần Thị Hạnh Dung, 2009): Việc giám sát Hiến pháp đã có luật quy định tương đối toàn diện như: Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001; Luật tổ chức Quốc hội năm 2001; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2004; Luật tổ chức Chính phủ năm 2001; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002); Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004; Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội; quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội…(Trần Thị Hạnh Dung, 2009). - Quốc hội giám sát: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, văn bản quy phạm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. - Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Hội đồng dân tộc và Ủy ban Quốc hội giám sát: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, văn bản quy phạm liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực mà Hội đồng và các Ủy ban phụ trách. - Chủ tịch nước cũng giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. - Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. - Tòa án nhân dân khi xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính mà phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật sai trái là nguyên nhân gây ra vụ án thì có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa chữa, bãi bỏ. - Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp. - Hội đồng nhân dân, thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, Hội đồng nhân dân giám sát văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Như là Hội đồng nhân dân bãi bỏ những quyết định sai trái của Ủy ban nhân dân cùng cấp, những nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp. Theo Trần Thị Hạnh Dung (2009), việc bảo vệ Hiến pháp theo cơ chế hiện hành đang tồn tại sự nhập nhằng, giám sát lẫn nhau, chồng chéo, có sự lẫn lộn giữa quyền lập hiến và quyền tài phán. Ngoài ra, giám sát tối cao của Quốc hội lại phụ thuộc vào cơ quan của Quốc hội nên chắc chắn sẽ có tình trạng dựa dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo hiến. Thực tiễn đánh giá Tính tối cao của hiến pháp 2.2. Thực tiễn Mặc dù đã có quy chế giám sát việc thực hiện và bảo vệ Hiến pháp, tuy nhiên Hiến pháp vẫn đang bị vi phạm và các vi phạm đó vẫn chưa được khắc phục. Một vài ví dụ thực tiễn được minh hoạ dưới đây có thể phần nào trả câu hỏi “ Hiến pháp Việt Nam thật sự đã được đảm bảo tính tối cao trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội hay chưa?” 1) Vi phạm Hiến pháp của Liên đoàn bóng đá VN (VFF) trong việc hạn chế các cầu thủ nước ngoài đã nhập tịch được tham gia đội tuyển quốc gia và tham gia vào các Câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp từ năm 2011. Trong luật quốc tịch và trong tất cả văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam không có khái niệm công dân nhập quốc tịch. Mọi công dân đã nhập quốc tịch thì được đối xử như một công dân Việt Nam và được quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình là công dân Việt Nam. Điều 52 Hiến pháp quy định: “Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật”. Và luật lao động ghi rõ: “Mọi công dân đều có quyền được lao động, quyền tự do lựa chọn lao động... Cấm mọi hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị, dù người đó thuộc màu da, dân tộc hay tôn giáo nào,...”. Còn luật dân sự thì: “Mọi công dân đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau”. Nghị quyết của VFF ngoài việc vi phạm Luật quốc tịch, Hiến Pháp đã vi phạm chính điều lệ VFF (cấm hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử) lẫn vi phạm quy chế thành viên của FIFA. Nhiều khả năng VFF sẽ đối mặt với những vụ kiện trong tương lai từ những cầu thủ nhập tịch do thể hiện sự phân biệt đối xử. Cần lưu ý rằng quy chế bóng đá hay các quy định của VFF cũng phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế, tức là không được trái hiến pháp, Luật quốc tịch, Bộ luật lao động (Tuổi Trẻ, 2009). Theo báo Tuổi Trẻ ngày 22/11/2009 xung quanh quy định mỗi CLB chỉ có một cầu thủ nhập tịch thi đấu trên sân ở V-League 2010 của VFF Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh “Đã là công dân thì được đối xử bình đẳng” (Tuổi Trẻ, 2009) 2) Tình trạng cố ý vi phạm luật thông qua các văn bản quy phạm pháp luật Theo Thông tấn xã Việt Nam (chẳng hạn ngày 22-9-2010, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn đã gửi văn bản nhắc nhở 7 Bộ, ngành cùng 13 tỉnh, thành trong việc ban hành văn bản có dấu hiệu trái luật. Bộ Tài chính (3 văn bản); Bộ Xây dựng (2 văn bản); UBND tỉnh Nghệ An (2 văn bản); đồng thời, có một số Bộ và địa phương quá chậm trong việc xử lý văn bản được thông báo như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có văn bản trái pháp luật đã được thông báo ngày 05-02-2009); Bộ Tài chính (có văn bản trái pháp luật đã được thông báo ngày 05-8-2009); UBND tỉnh Nghệ An (có văn bản trái pháp luật đã được thông báo ngày 05-02-2009 và ngày 10-6-2009); UBND tỉnh Hưng Yên (có văn bản trái pháp luật đã được thông báo ngày 07/4/2009) Nội dung văn bản trên khẳng định, nếu các đơn vị không thực hiện việc tự kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định, Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp sẽ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. 3) Hàng ngàn văn bản trái luật được ban hành theo Hoàng Khuê (báo VnExpress, 2008) Bộ Tư pháp cho biết, khoảng 12% số văn bản được kiểm tra do các cơ quan chức năng ban hành đã bị phát hiện có dấu hiệu trái luật, kiểm tra và xử lý văn bản pháp luật từ năm 2003-2008. Chỉ riêng 800 văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thấy khoảng 200 văn bản trái luật. Con số này tại Bộ Giao thông vận tải là 12 trong số gần 60 văn bản được kiểm tra.Tại tỉnh Cao Bằng có một nửa trong số 124 văn bản kiểm tra có sai phạm. Tỷ lệ này ở Nghệ An là 660 trong 1.000 văn bản được kiểm tra, hay tại Bình Thuận có 111 văn bản hết hiệu lực pháp luật và đã được thay thế, bãi bỏ. Tổng cộng, 63 địa phương kiểm tra hơn 26.000 văn bản thì con số sai phạm bị phát hiện là hơn 3.100. Còn qua việc kiểm tra của Bộ Tư pháp, trong hơn 35.800 văn bản tiếp nhận do các đơn vị ban hành đã phát hiện hơn 4.300 sai luật. - Thông tư 02 ngày 13-1-2003 của Bộ Công an về hướng dẫn tổ chức cấp đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đã quy định: "...Mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe môtô hoặc xe gắn máy". Quy định này đã hạn chế Quyền sở hữu của công dân, được quy định tại Điều 58 Hiến pháp 1992, vi phạm khoản 1, Điều 221 của Bộ luật hình sự là công dân có quyền sở hữu tài sản không bị hạn chế về số lượng, giá trị. Quy định trên đã gián tiếp tạo ra những thủ tục rườm rà, gây khó khăn trong các giao dịch mua bán xe máy, buộc người mua xe phải chi thêm những khoản tiền vô lý. Thực tế, quy định này cũng không phải là giải pháp có hiệu quả nhằm tiến tới giảm dần số vụ tai nạn giao thông, khắc phục được tình trạng ùn tắc bởi "một người dù mua nhiều xe, nhưng ra đường cũng chỉ sử dụng được 1 chiếc". - Nhiều văn bản có nội dung trái luật đã bị công luận lên tiếng như nội dung trái luật trong công văn không cho phép học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn nghệ thuật tại vũ trường, quán karaoke; hay quyết định của Bộ Y tế về việc người dưới 40 kg không được điều khiển xe máy trên 50 phân khối. 2.3. Đánh giá 2.3.1. Đánh giá về tính tối cao của Hiến pháp Dưới góc độ chính trị, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về tổ chức quyền lực Nhà nước, thể hiện tư tưởng của giai cấp cầm quyền. Dưới góc độ pháp lý, Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Ở bất cứ quốc gia nào Hiến pháp là biểu tượng của nền dân chủ, là giới hạn của quyền lực nhà nước, là cơ sở pháp lý cao nhất bảo đảm các quyền tự do cá nhân. 2.3.1.1. Mặt tích cực Tính tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã hội được đảm bảo, đã thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, hiểu và thực hiện. Từ đó đã bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân đồng thời góp phần giữ được ổn định về chính trị xã hội của đất nước Các cơ quan có thẩm quyền luôn chú trọng xây dựng pháp luật dựa trên Hiến pháp và từ thực tiễn đời sống, như tố chức lấy ý kiến người dân, phát huy chính kiến của đại biểu Quốc hội đối với họat động của Nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân, cũng chính là bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Ở góc độ quản lý Nhà nước, Hiến pháp ra đời nhằm kiểm tra và cân bằng quyền lực Nhà nước, tránh việc lạm quyền và bảo vệ quyền công dân - quyền con người (Nguyễn Đăng Dung, 2004, Nguyễn Vân Nam, 2009). 2.3.1.2. Mặt hạn chế: Thứ nhất là vẫn còn tình trạng các cơ quan công quyền thực thi pháp luật vượt quyền, lạm quyền, vi phạm thẩm quyền được Hiến pháp ghi nhận, ban hành các văn bản hoặc thực hiện các hành vi trái Hiến pháp có khả năng hoặc thực sự đã gây thiệt hại cho công dân, cho các tổ chức và xã hội. Thứ hai là các văn bản pháp luật chưa bảo đảm giá trị pháp lý do trong quá trình xây dựng có lúc còn chưa khoa học và khách quan, cụ thể : - Hiến pháp chưa có giá trị pháp lý bền vững do cơ chế bảo hiến chưa thật sự hiệu quả. Mặt khác theo TS Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Tư pháp nhận xét “chúng ta không có truyền thống hiến pháp và có thể đó là lý do khiến cho hiến pháp của ta rất hay thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử” vàdo chưa có cơ chế bảo hiến, Hiến pháp của Việt Nam dễ bị vi phạm (Văn Tiến, 2010). - Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa có các quy định bảo đảm phải dựa trên những nghiên cứu, đánh giá khoa học, đặc biệt là đánh giá dự báo tác động pháp luật – kinh tế - xã hội của những chính sách, quy định pháp luật sẽ được ban hành; Chưa thực sự phát huy được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân liên quan, việc lấy ý kiến của nhân dân, của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và tiếp thu ý kiến phản biện của xã hội còn hình thức, thiếu cơ chế đề cao trách nhiệm của cơ quan soạn thảo trong việc nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo. Thứ ba là các cơ quan nhà nước có nghĩa vụ đã không ban hành những văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa việc thực hiện các quy định của Hiến pháp hoặc không ban hành những văn bản quy phạm pháp luật mà theo quy định là phải ban hành. Thứ tư là quyền thông tin của nhân dân chưa thật sự quán triệt đến các cơ quan nhà nước, người dân chưa được cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch nên không thể xác định, kiểm tra và đánh giá đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy địnhvà phát huy tốt quyền làm chủ của mình trong việc tham gia xây dựng, củng cố chính quyền. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu nhất là quyền Hiến định về đảm bảo thông tin của nhân dân chưa được cụ thể hóa thành luật. Chính vì thế, vai trò của Quốc hội là ban hành Luật Tiếp cận thông tin để phân định rõ quyền của người dân (Nguyễn Phi Hùng, 2010). Thứ năm là người dân chưa thật sự chú ý kiến thức pháp luật. Do bản chất văn hóa truyền thống của người Việt nam là trọng tình, ảnh hưởng lối xử lý theo tình cảm. Song song đó, việc giáo dục pháp luật cho nhân dân chưa hiệu quả, có phổ biến nhưng người dân thờ ơ, không quan tâm, chỉ đến khi bị xử lý vi phạm mới biết. Vì vậy người dân chưa nhận thức đầy đủ vị trí pháp luật của mình trong xã hội, chưa thực hiện tốt nghĩa vụ công dân và giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền, đóng góp ý kiến, phản biện xã hội xây dựng pháp luật. 2.3.2. Kiến nghị qua một số biện pháp Từ thực tiễn trên cho thấy cần thiết phải có cơ chế hữu hiệu bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp, thậm chí việc lập pháp của Quốc hội có thể cũng có lúc vi hiến mà Hiến pháp giao cho Quốc hội tự mình giám sát, xử lý văn bản luật nếu trái với Hiến pháp (quy định tại Điều 83, 84 Hiến pháp 1992) cũng là không khách quan. Trong khi từ trước đến nay, chưa có cơ quan nhà nước nào ở trung ương cũng như ở địa phương, kể cả Quốc hội xử lý văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, mặc dù đã có quy định. Do đó phải có một cơ quan độc lập kiểm tra, giám sát chính Quốc hội, đó chính là việc thành lập Tòa án Hiến pháp (Nguyễn Vân Nam, 2009). - Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng về phương hướng "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN" đã xác định nhiệm vụ : "Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền", "Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp". - Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh (2007)"Nếu được thành lập, tòa án hiến pháp sẽ là một thiết chế để bảo vệ nhân dân, tránh sự cẩu thả và suy diễn, cũng như thói quen làm việc mà không cần nghĩ đến luật của các cơ quan nhà nước". "Từ sự phán quyết của tòa án này dựa trên cơ sở hiến pháp, tiền đề cho một nhà nước pháp quyền mới được xây dựng. Bởi nếu chỉ có công dân tuân theo pháp luật thôi chưa đủ". Nhà nước cần phải đề ra những biện pháp hiệu quả không chỉ tuyên truyền, phổ biến mà còn phải giáo dục pháp luật từ nhà trường đến cuộc sống song song với xây dựng nhà nước pháp quyền. Phải xây dựng cho công dân ý thức thượng tôn pháp luật, nhận thức đúng ví trị pháp lý và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân của mình. 3. Kết luận Tình trạng Hiến pháp chưa được đảm bảo tính tối cao hiện nay là một nội dung cần phải khắc phục nhanh chóng, không chỉ trong tư duy lãnh đạo mà phải bằng những giải pháp cụ thể của Nhà nước. Trong tiến trình xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cùng với yêu cầu hội nhập sâu rộng về nhiều mặt trong các quan hệ quốc tế, thì việc Việt Nam có được một cơ quan bảo hiến độc lập và chuyên trách để đảm bảo những quy định của Hiến pháp luôn được tôn trọng và thực thi là vô cùng cấp bách. Bên cạnh đó, để bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, người dân cần thiết hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình, vai trò của một công dân đối với đất nước và từ đó có các động thái tích cực trong đóng góp, xây dựng pháp luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf211_8542.pdf