Tối ưu hóa quá trình Reforming Etanol sử dụng xúc tác Ni/Al2O3 trên phần mềm HYSYS

Như chúng ta đã biết, nhiên liệu hóa thạch đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, nhiên liệu hóa thạch ngày càng bộc lộ nhiều điểm hạn chế: không có khả năng tái sinh, ô nhiễm môi trường và việc phụ thuộc quá nhiều vào loại nhiên liệu này đang gây ra những bất ổn về kinh tế, chính trị.

Thực tế đặt ra nhu cầu cấp thiết cần phải tìm nguồn nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và đưa ra được nhiều nguồn nhiên liệu mới. Trong đó, nhiên liệu có nguồn gốc sinh học đang được ưu tiên nghiên cứu, sử dụng.

Hydro hiện được sử dụng như là một nguồn nhiên liệu sạch. Việc điều chế Hydro từ quá trình reforming etanol đang được nghiên cứu khá rộng rãi. Trong phạm vi nghiên cứu của công trình “Tối ưu hóa quá trình Reforming etanol sử dụng xúc tác Ni/Al2O3 trên phần mềm Hysys”, chúng tôi tập trung nghiên cứu điều chế xúc tác Ni/Al2O3 và tối ưu hóa quá trình sử dụng xúc tác này trên phần mềm Aspen Hysys.

 

doc6 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tối ưu hóa quá trình Reforming Etanol sử dụng xúc tác Ni/Al2O3 trên phần mềm HYSYS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH REFORMING ETANOL SỬ DỤNG XÚC TÁC Ni/Al2O3 TRÊN PHẦN MỀM HYSYS KS. ĐOÀN VĂN HUẤN, LƯƠNG VĂN SƠN, NGUYỄN THỊ THANH MAI, NGÔ THỊ HẠNH Trường Đại học Mỏ Địa chất Tóm tắt: Dựa trên phần mềm Aspen Hysys, quá trình reforming etanol để sản xuất hydro đã được mô phỏng nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của quá trình. Kết quả đã tìm được lượng hydro trong quá trình đạt tối đa tại lưu lượng dòng nước là 70kmol/h, lưu lượng dòng khí là 845 kmol/h. Ngoài ra, phản ứng reforming etanol trên xúc tác Ni/Al2O3 cũng được mô phỏng trên Hysys với các đặc trưng xúc tác thu được từ thực nghiệm. Kết quả đã chỉ ra được sự ảnh hưởng của các thông số như nhiệt độ, áp suất, lưu lượng dòng đến phản ứng reforming etanol để sản xuất hydro. 1. Mở đầu Như chúng ta đã biết, nhiên liệu hóa thạch đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, nhiên liệu hóa thạch ngày càng bộc lộ nhiều điểm hạn chế: không có khả năng tái sinh, ô nhiễm môi trường và việc phụ thuộc quá nhiều vào loại nhiên liệu này đang gây ra những bất ổn về kinh tế, chính trị. Thực tế đặt ra nhu cầu cấp thiết cần phải tìm nguồn nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và đưa ra được nhiều nguồn nhiên liệu mới. Trong đó, nhiên liệu có nguồn gốc sinh học đang được ưu tiên nghiên cứu, sử dụng. Hydro hiện được sử dụng như là một nguồn nhiên liệu sạch. Việc điều chế Hydro từ quá trình reforming etanol đang được nghiên cứu khá rộng rãi. Trong phạm vi nghiên cứu của công trình “Tối ưu hóa quá trình Reforming etanol sử dụng xúc tác Ni/Al2O3 trên phần mềm Hysys”, chúng tôi tập trung nghiên cứu điều chế xúc tác Ni/Al2O3 và tối ưu hóa quá trình sử dụng xúc tác này trên phần mềm Aspen Hysys. 2. Quá trình reforming etanol sản xuất hydro 2.1. Cơ chế của phản ứng reforming etanol Phản ứng reforming etanol dựa trên cơ chế Eley Rideal: C2H6O + 3H2O = 2CO2 + 6H2 (2.1) Hấp phụ etanol lên bề mặt xúc tác C2H6O + (a) ↔ C2H6O(a) Tương tác etanol hấp thụ với vị trí lỗ trống liền kề C2H6O(a) + (a) ↔ CH4O*(a) + CH2*(a) Phản ứng bề mặt hấp phụ và giải hấp phụ CH4*(a) + H2O(g) ↔ CO2 + 3H2 + (a) CH*2(a) + 2H2O(g) ↔ CO2 + 3H3 + (a) Với (a) tương ứng với một vị trí linh động, ki là hằng số tốc độ phản ứng thuận cho phản ứng i và k-i là hằng số tốc độ phản ứng nghịch cho phản ứng i. Đặt: C2H6O = A, CH4O*= B, CH*2= S*, CO2 = C và H2 = D. 2.2. Sơ đồ quá trình reforming etanol sản xuất hydro Quá trình bắt đầu từ ba dòng nguyên liệu etanol, không khí và hơi nước ở điều kiện môi trường. Trước khi đưa vào lò phản ứng ATR nguyên liệu được trao đổi nhiệt với dòng sản phẩm nóng ra để nguyên liệu được đưa về pha hơi với lưu lượng etanol 100 kmol/h, nước 150 kmol/h và không khí 550 kmol/h dòng sản phẩm sau khi ra khỏi thiết bị ATR được làm lạnh và đi vào cụm thiết bị WGS (gồm thiết bị HTS, MTS và LTS) và cuối cùng dòng ra vào lò phản ứng PROX và thu được H2 nhiệt độ của phản ứng này là 70oC. Sơ đồ khối quá trình mô phỏng reforming etanol để sản xuất hydro. Etanol Không khí Hơi nước Hydro (pin nhiên liệu) Phản ứng trong thiết bị Prox 70oC Phản ứng trong thiết bị WGS 100oC Phản ứng Trong thiết bị ATR 100oC Không khí 3. Mô phỏng và thực nghiệm 3.1. Mô phỏng quá trình reforming etanol trên Hysys Quá trình mô phỏng sử dụng mô hình Peng-Robinson.Các phản ứng được thiết lập trong quá trình reforming là: Trong thiết bị ATR: Có rất nhiều phản ứng xảy ra và tổng các phản ứng cân bằng hệ số ta được phương trình tổng quát. 7CH3CH2OH + 5.5O2 + 2H2O → 6CO2 + 8CO + 23H2 (∆HO= -825 kJmol-1) (3.1) Trong thiết bị WGS: (HLS,LTS và MTS) CO + H2O ↔ CO2 + H2 (∆HO= -42 kJmol-1) (3.2) Trong thiết bị PROX: CO+O2 ↔ CO2 (3.3) và O2 + H2 = H2O (3.4) 3.2. Điều chế xúc tác Ni/Al2O3 Xúc tác Ni/Al2O3 được tổng hợp bằng 2 phương pháp: - Phương pháp đồng kết tủa Hòa tan Ni(NO3)2.6H2O và Al(NO3)3.9H2O vào nước được dung dịch A. Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 (pH = 11.5) ở nhiệt độ 40oC-45oC. Hỗn hợp sau phản ứng có pH khoảng 8.0 được khuấy mạnh trong 60-70 phút. Kết tủa được đem đi lọc và sấy ở 110 oC qua đêm. Rửa kết tủa sau sấy vài lần với nước ấm và 2 lần với nước lạnh, sau đó sấy ở 110 oC (12h) đảm bảo mẫu khô không nước. Nung mẫu kết tủa ở 600 oC trong 3h (tốc độ gia nhiệt 1 oC/phút) Mẫu được kí hiệu là CP. - Phương pháp kết tủa hóa học Hòa tan Ni(NO3)2.6H2O được dung dịch A, hòa dung dịch A vào dung dịch B chứa Na2CO3 và Al2O3 với tỉ lệ biết dự tính trước, khuấy mạnh 24h, lọc kết tủa và đem sấy ở 110 oC qua đêm (12h). Rửa kết tủa sau sấy vài lần với nước ấm và 2 lần với nước lạnh, sau đó sấy ở 110 oC (12h). Nung mẫu kết tủa thu được ở 600 oC trong 3h (tốc độ gia nhiệt 1 oC/phút) Kí hiệu mẫu là PT. 3.3. Mô phỏng phản ứng reforming etanol trên xúc tác Ni/Al2O3 Sơ đồ mô phỏng phản ứng (2.1) trên thiết bị Plug flow reaction. Nguyên liệu gồm dòng etanol và nước được làm nóng để hóa hơi hoàn toàn được đưa vào thiết bị phản ứng PFR ở áp suất 1atm, sử dụng mô hình Peng-Robinson và phản ứng trong thiết bị PFR được chọn là kinetic. Chiều dài tổng thể thích thiết bị PFR lần lượt là 3 m, 2.355 m3 và đường kính xúc tác Ni/Al2O3 là 0.6 mm. Kết quả mô phỏng với hai trường hợp có xúc tác và không có xúc tác cho trong bảng sau: Worksheet/composition Phần mol H2 0.5581 CO2 0.1860 Worksheet/composition Phần mol H2 0.6469 CO2 0.2156 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Kết quả mô phỏng Sơ đồ kết quả cả quá trình mô phỏng reforming etanol để sản xuất hydro trên phần mềm hysys Kết quả thu được của dòng sản phẩm chính quá trình refoming etanol sau khi đã tối ưu. Thành phần Phần mol H2 0.656456 CO 0.000005 4.2. Tối ưu hóa quá trình Tối ưu hóa mô hình là để tăng lượng H2 và giảm tối đa lượng CO không mong muốn. Hình 4.2.1 Nhiệt độ hơi ATR thay đổi theo lưu lượng mol không khí. Hình 4.2.2 Lưu lượng mol của CO và H2 phụ thuộc lưu lượng khối lượng không khí. Hình 4.2.3 Sự thay đổi lưu lượng của CO và H2 ở dòng ra khi thay đổi lưu lượng nước. Hình 4.2.4 Nhiệt độ ATR vap out khi thay đổi lưu lượng khối lượng nước Hình 4.2.5 Nồng độ CO của dòng PROX vap out khi thay đổi lưu lượng dòng PROX air. Kết quả sau khi tối ưu hóa: - Lưu lượng mol dòng khí = 845 kgmol/h - Lưu lượng mol dòng H2O = 70 kgmol/h 4.3. Kết quả đặc trưng xúc tác 4.3.1. Kết quả XRD - Kết quả XRD mẫu xúc tác CP 15 Trên giản đồ nhiễu xạ XRD của mẫu CP15, ta có thể thấy xuất hiện pic ở vị trí 66o, đây là pic đặc trưng cho tâm NiO. - Kết quả mẫu xúc tác PT15 Kết quả đo xray mẫu CP15 ở mẫu xúc tác này cũng xuất hiện tân NiO đóng vai trò tâm xúc tác cũng tại vị trí 66o của pick, Đồng thời còn xuất hiện thêm các chất Al(CO3)2(OH)4.3H2O, Ni(OH)2.4H2O và Ni2Al(CO3)2(OH)3 tại các vị trí 45o , 36o và 26o ngoài ra tại hai vị trí 53o và 58o cùng xuất hiện NiAl2O4 4.3.2. Kết quả đo BED mẫu xúc tác CP15 BET Surface Area: 204.0826 ± 0.6923 m²/g 4.4. Kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình reforming etanol Hình 4.11: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ chuyển hóa etanol và phần mol của H2 [4] Hình 4.12: Xu hướng tạo COx và CH4 tăng khi áp suất tăng [5] Hình 4.13 : Xu hướng tạo cốc có thể giảm bằng cách tăng nhiệt độ [5] Hình 4.14 : Xu hướng tạo cốc có thể giảm bằng cách tăng tỉ lệ hơi nước so vơi etanol (S/C) [5] 5. Kết luận - Đã mô phỏng thành công quá trình reforming etanol để sản xuất hydro trên phần mềm Hysys. Kết quả thu được dòng sản phẩm H2 đạt độ tinh khiết cao. - Đã tối ưu hóa được quá trình với mục đích tăng hàm lượng H2 và giảm hàm lượng khí CO dựa vào sự thay đổi lưu lượng dòng nước và khí. - Đã tổng hợp thành công 2 mẫu xúc tác PT15 và CP15. Kết quả sau khi đo XRD và BET cho thấy cả 2 mẫu xúc tác trên đều có kích thước mao quản trung bình. Ngoài ra, kết quả XRD còn cho thấy tâm xúc tác NiO xuất hiện ở cả 2 mẫu xúc tác. Trên mẫu CP15 còn xuất hiện tâm NiO đóng vai trò tâm xúc tác cho phản ứng. - Đã nghiên cứu và mô phỏng phản ứng reforming etanol trên phần mềm Hysys. Kết quả về sự ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất, tốc độ nạp liệu phù hợp với lý thuyết động học của phản ứng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]Abayomi John Akande, Thesis “Production of Hydrogen by Reforming of Crude Ethanol”, 2005. [2]Abayomi Akandea,Ahmed Aboudheir, Raphael Idema &Ajay Dalai, International Journal of Hydrogen Energy 31(2006)1707–1715 “Kinetic modeling of hydrogen production by the catalytic reforming of crude ethanol over a co-precipitated Ni-Al2O3 catalyst in a packed bed tubular reactor”. [3]AhmedAboudheir,AbayomiAkandea, Raphael Idema &Ajay Dalai, “Experimental studies and comprehensive reactormodeling of hydrogen production by the catalytic reforming of crude ethanol in a packed bed tubular reactor over aNi/Al O catalyst”. [4] MUHAMAD SYAFIQ BIN ADAM, graduate schemes, “Simulation and optimization of ethanol autothermal reformer for fuel cell applications” Universiti Teknologi Malaysia [5] S.H.D. Lee, S. Ahmed, D. Applegate, R. Ahluwalia, “High Pressure Distributed Ethanol Reforming” U.S Department of energy energy efficiency and renewable energy. SUMMARY Optimize the reforming process of ethanol on Ni/Al2O3 to produce hydrogen using Aspen Hysys Doan Van Huan, Luong Van Son, Nguyen Thi Thanh Mai, Ngo Thi Hanh Hanoi University of Mining and Geology With using Aspen Hysys, the reforming process of ethanol to produce hydrogen is simulated for research factors affected on this process. The results show that the hydrogen content is optimized at the water flow rate of 70kmol/h and the air flow rate of 845 kmol/h. Furthermore, the reaction of ethanol reforming using Ni/Al2O3 is also simulated by Hysys, the catalytic data is obtained from experiences. The results confirm that the effects of temperature, pressure and flow rate on the rate of ethanol reforming reaction.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctoi_uu_hoa_qua_trinh_reforming_etanol_su_dung.doc
Tài liệu liên quan