Tợp hợp phần tuyển dụng

Xem xét bố cục: Giúp bạn biết nhiều về khả năng của ứng viên trong việc tổ chức, giao tiếp với nhiều dữ kiện một cách có hiệu quả. Bản lý lịch viết cẩn thận, bố cục tốt thường không quá 2 trang. Điều cần quan tâm là các thông tin được trình bày có lôgic và dễ hiểu?

Đọc thông tin: Xem xét những thông tin về năng lực và kinh nghiệm làm việc của ƯV có đáp ứng yêu cầu tuyển dụng? Bản lý lịch có đem lại cho bạn những hình dung về nhân cách ứng viên?

Xử lý những điều thiếu nhất quán hoặc khoảng trống thời gian trong bản lý lịch: Bạn cần xem xét cẩn thận việc ƯV nắm bắt thành tựu, học vấn ứng viên theo trình độ thời gian, những khoảng trống thời gian không được đề cập. Những thông tin có giải thích được khoảng thời gian đó không? Hãy để ứng viên có cơ hội giải thích những hoài nghi đó và chuẩn bị sẵn sàng hàng loạt câu hỏi giúp làm sáng tỏ những điểm thiếu nhất quán ấy.

 

doc100 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tợp hợp phần tuyển dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Đánh giá lý lịch của ứng viên 2 Nghệ thuật tuyển người giỏi 3 Xác định tiêu chí tuyển dụng 3 Đánh giá ứng viên qua các hành vi phi ngôn ngữ 4 5 sai lầm cần tránh khi đi xin việc 6 Trả lời thế nào với những câu hỏi "ngớ ngẩn" 8 Hiểu tâm lý ứng viên 9 Phải biết PR cho chính mình 10 Trả lời những "câu hỏi chuẩn" 11 Vì sao bạn vẫn chưa được gọi phỏng vấn? 13 Lật ngược ván cờ trong phỏng vấn 15 Nắm bắt những đòi hỏi của nhà tuyển dụng 17 Ghi điểm trong cuộc phỏng vấn lần hai 18 Làm gì khi bị nhà tuyển dụng công kích? 20 Phỏng vấn: Những lời khuyên không bao giờ cũ 21 Những câu hỏi khó cho ứng viên nữ 22 Để sở hữu được nhân viên giỏi 24 Nắm bắt những yêu cầu về lương bổng 25 Phỏng vấn xin việc: nghe, nói không phải chuyện dễ! 26 Làm gì khi bị nhà tuyển dụng từ chối? 28 Những lý do khiến cuộc phỏng vấn không thành công 30 12 điều cần làm trước khi tuyển dụng 32 Cảm ơn: Hai từ tạo nên tính chuyên nghiệp 32 Phỏng vấn kiểu @ 33 4 cách phỏng vấn 34 Mẹo tìm nhân viên giỏi 36 Chuẩn bị gì để "bắn tỉa" trong phỏng vấn? 38 5 cách "làm khó" nhà tuyển dụng 39 "Hãy nói đôi chút về bản thân của bạn!" 41 5 kỹ năng cần thể hiện trong phỏng vấn xin việc 42 Nghệ thuật trả lời những câu hỏi phỏng vấn 45 Cách cư xử với người phỏng vấn khó tính 47 5 việc cần làm sau phỏng vấn 48 Phỏng vấn: chuẩn bị thế nào? 49 5 cách khiến nhà tuyển dụng ngao ngán 49 Phỏng vấn qua điện thoại 52 Người tìm việc yếu kỹ năng phỏng vấn 52 Cửa ải phỏng vấn: làm thế nào để vượt qua 53 Trang phục phỏng vấn theo ngành nghề 54 Chiến thắng căng thẳng trong phỏng vấn 55 Chiến lược để có một cuộc phỏng vấn thành công: kể câu chuyện. 56 10 câu trả lời “ăn điểm” khi đi phỏng vấn 58 Để có một cuộc phỏng vấn thành công. 60 Công tác "hậu tuyển dụng" 62 Chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn nội bộ 64 Bỏ qua những điều không phù hợp trong tuyển dụng 65 Bí quyết tuyển người tài qua hồ sơ xin việc 66 Đối phó với 3 kiểu phỏng vấn lạ 67 Kinh nghiệm lập kế hoạch tuyển dụng 68 Kinh nghiệm sàng lọc hồ sơ ứng viên 70 Nhân cách - yêu cầu then chốt của người tìm việc 71 Phẩm hạnh là giá trị quan trọng nhất của nhân lực 73 Tránh việc kiện tụng do tuyển dụng 75 Liệu pháp 'sốc' trong phỏng vấn ứng viên cao cấp 76 Chuẩn bị các cuộc phỏng vấn tuyển nhân viên cao cấp 78 Kiểm tra những người hay nhảy việc 79 Tìm nhân viên thích hợp 81 Đặt những câu hỏi hay nhất với người tham khảo thông tin 81 Tuyển đúng người 83 Cách phát hiện các ứng viên phù hợp 84 Phương pháp khiêu khích và vấn đề nhân sự 86 Để tuyển dụng nhân sự có hiệu quả 92 Kỹ năng đặt câu hỏi đuổi trong phỏng vấn ứng viên 93 Khuynh hướng đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng 95 Kỹ năng xã hội cần thiết của ứng viên 96 Văn hóa tuyển dụng 98 Đánh giá lý lịch của ứng viên Phần đông ứng viên (ƯV) đều trung thực khi khai lý lịch, nhưng không loại trừ một số trường hợp thiếu trung thực. Nhà tuyển dụng cần phân tích cẩn trọng bản lý lịch để chọn ứng viên phù hợp. Xem xét bố cục: Giúp bạn biết nhiều về khả năng của ứng viên trong việc tổ chức, giao tiếp với nhiều dữ kiện một cách có hiệu quả. Bản lý lịch viết cẩn thận, bố cục tốt thường không quá 2 trang. Điều cần quan tâm là các thông tin được trình bày có lôgic và dễ hiểu? Đọc thông tin: Xem xét những thông tin về năng lực và kinh nghiệm làm việc của ƯV có đáp ứng yêu cầu tuyển dụng? Bản lý lịch có đem lại cho bạn những hình dung về nhân cách ứng viên? Xử lý những điều thiếu nhất quán hoặc khoảng trống thời gian trong bản lý lịch: Bạn cần xem xét cẩn thận việc ƯV nắm bắt thành tựu, học vấn ứng viên theo trình độ thời gian, những khoảng trống thời gian không được đề cập... Những thông tin có giải thích được khoảng thời gian đó không? Hãy để ứng viên có cơ hội giải thích những hoài nghi đó và chuẩn bị sẵn sàng hàng loạt câu hỏi giúp làm sáng tỏ những điểm thiếu nhất quán ấy. Nghệ thuật tuyển người giỏi Không phải cứ ngồi ở vị trí nhà tuyển dụng là muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm. Để tuyển được một nhân viên ưng ý, bạn cũng cần phải biết cách. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn: Đúng giờ: Đừng đến phòng phỏng vấn khi các thí sinh đã xếp hàng dài ngoài hành lang chờ bạn. Thế thì còn gì là thể diện công ty nữa. Linh hoạt theo thời gian của ứng viên: Nếu bạn cảm thấy rằng đây là một ứng viên có tiềm năng nhưng anh/cô ấy lại không thể tham gia buổi phỏng vấn này vì bận giải quyết một chuyện vô cùng quan trọng. Vậy tại sao bạn lại không sắp xếp cho anh/cô ấy một cơ hội khác nhỉ? Anh/cô ấy có thể là "ngôi sao" của công ty bạn đấy! Chuẩn bị “tấn công”: Lập ra một quỹ câu hỏi để các ứng viên có thể bộc lộ mình tối đa. Chuẩn bị trước dữ liệu thông tin liên quan đến công ty trong trường hợp các ứng viên quan tâm và “bật” lại. Phong thái chuyên nghiệp: Hãy giữ phong thái điềm đạm, chuyên nghiệp nhưng dễ gần, thân thiện để các ứng viên tự tin thể hiện hết khả năng của mình. Luôn nhìn thẳng vào các ứng viên để thể hiện là bạn đang lắng nghe. Chào đón: Hãy giới thiệu quý danh chức vụ của bạn, sơ lược qua một chút về công ty, và nói rõ về quy trình phỏng vấn để các ứng viên chuẩn bị trước tinh thần. Mời các ứng viên uống nước (nếu có thể), đây chính là tín hiệu “hậu đãi” đầu tiên các ứng viên thấy được. Biết nhìn người: Rất nhiều nhà lãnh đạo tài ba đã thành công nhờ tuyển được những người tài năng, tận tâm tận lực nhưng có vẻ bề ngoài rất... đáng chán. Hãy tìm người tài qua phong thái, cử chỉ, ngoại hình, thái độ và những nét trên khuôn mặt. Ghi lại những câu trả lời của ứng viên: Nhất là khi có nhiều ứng viên, việc ghi lại các câu trả lời thật sự cần thiết. Có thể chỉ ghi lại vắn tắt sơ lược để bạn mường tượng về từng ứng viên khi xem lại hồ sơ. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự quan tâm chú ý lắng nghe của nhà tuyển dụng. Không chỉ ghi lại câu trả lời, mà còn chú ý tới câu hỏi thắc mắc mà ứng viên đặt ra. Cảm ơn: Hãy gửi lời cảm ơn tới các ứng viên khi đến tham gia phỏng vấn và đảm bảo lưu lại các thông tin liên lạc cần thiết. Ngoài việc lựa chọn ứng viên xuất sắc nhất, bạn có thể lưu lại hồ sơ của các ứng viên khác trong vòng 6 tháng để tạo cho họ cơ hội với những công việc đăng tuyển sắp tới. Xác định tiêu chí tuyển dụng Tiêu chí tuyển dụng là tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, hành vi để có thể hoàn thành tốt một công việc cụ thể trong một môi trường cụ thể. Để xác định được tiêu chí tuyển dụng cho một công việc cụ thể, nhà tuyển dụng nên chọn các yếu tố quyết định sự thành công của công việc đó. Đối với mỗi vị trí công việc cụ thể, cần xác định từ 5-10 tiêu chí tuyển dụng. Các tiêu chí này giúp nhà tuyển dụng hình dung ra ứng cử viên lý tưởng cho vị trí cần tuyển dụng. Ngoài ra, tiêu chí tuyển dụng còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và thiết lập các câu hỏi tuyển dụng. Để có tiêu chí tuyển dụng một cách chính xác và được áp dụng vào thực tiễn, nhà tuyển dụng cần phải tham khảo thông tin từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, cụ thể: - Từ người phụ trách công việc - Từ người đang thực hiện công việc - Từ nhân viên trực tiếp - Từ Bản mô tả công việc - Từ tiêu chí công việc - Từ phòng Tổ chức - Nhân sự - Từ các phòng ban khác trong tổ chức - Từ khách hàng (nếu cần thiết) - Từ sơ đồ tổ chức. Tổng hợp từ những nguồn thông tin kể trên, nhà tuyển dụng lập Bảng phân tích công việc và Bảng phân tích môi trường công việc. Từ những thông tin của Bảng phân tích công việc và Bảng phân tích môi trường công việc, nhà tuyển dụng lập Bảng các Tiêu chí tuyển dụng. Đánh giá ứng viên qua các hành vi phi ngôn ngữ Bạn đã bao giờ đánh giá một ứng viên nào đó qua tư thế ngồi của anh ta khi đang đợi phỏng vấn không? Nhận xét này có càng được khẳng định khi anh ta bước vào phòng và bắt tay với bạn không? Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng tất cả các hành vi phi ngôn ngữ này đều ảnh hưởng đến quá trình đánh giá ứng viên. Ngoài các đặc điểm bên ngoài như giới tính, thể trọng, bạn có thể khám phá được nhiều điều thú vị về người nhân viên tương lai này. Các hành vi phi ngôn ngữ sẽ tiết lộ các thái độ, quan điểm, mối quan tâm và phương pháp làm việc của ứng viên. Chúng giúp cho bạn có thể đánh giá các phẩm chất như: - Các kỹ năng làm việc - Các tính cách cần thiết để thành công trong công việc - Sự phù hợp với văn hoá và môi trường làm việc của công ty Sau đây là một số minh hoạ về các hành vi phi ngôn ngữ cần được chú ý và lắng nghe: Tư thế và dáng điệu ngồi Ứng viên có ngồi thẳng một cách thoải mái không? Dáng đi của anh ta có vẻ tự tin và thư giãn không? Nếu tư thế ngồi của anh ta thõng xuống, điều này cho biết đây là người làm việc không hăng hái và không tự tin. Ngoài ra, nếu ứng viên biết cách chọn lựa khoảng ngồi thích hợp trong phòng chứng tỏ anh ta rất tin vào khả năng của mình; còn ngược lại, đây là người rất cẩu thả và lười nhác. Bắt tay Hãy để ý xem cách bắt tay của ứng viên. Một người tự tin, thoải mái sẽ bắt tay vừa phải. Một người ít tự tin lại có cách bắt tay mềm. Và một người hung hãn sẽ siết chặt tay bạn. Quần áo và phục trang Dù môi trường làm việc có thế nào đi nữa, người ứng viên cần phải ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Đây là cơ sở để đánh giá khả năng giao tiếp của ứng viên. Các phục trang như: túi xách, bìa hồ sơ, bút máy, ví da, giày đều góp phần nâng cao vẻ bề ngoài. Chúng sẽ nói cho bạn biết liệu ứng viên có chú trọng đến việc tạo ấn tượng tốt ban đầu với nhà tuyển dụng không. Cách trang điểm, sử dụng nước hoa, trang sức có thể làm bạn biết thêm về trình độ nghiệp vụ của họ. Móng tay dơ hay đôi giày sờn rách cho thấy đây là người cẩu thả, vội vã và không nhận thức được tầm quan trọng của việc gây ấn tượng với người khác. Quần áo và phục trang chính là các hành vi phi ngôn ngữ mạnh mẽ nhất. Vì thế, hãy lắng nghe chúng và quyết định sự chọn lựa tốt nhất cho công ty bạn. Sự chú ý và ánh mắt Hãy theo dõi thái độ lắng nghe và cách ứng xử của ứng viên. Nếu anh ta nghiêng người về phía trước để giảm bớt khoảng cách với người phỏng vấn, chứng tỏ anh ta rất hứng thú với công việc. Dĩ nhiên, bạn muốn tuyển dụng ứng viên có thể tự tin đặt tập hồ sơ của mình lên bàn và ghi chú (tuy nhiên không xâm phạm đến không gian của bạn) cũng như luôn giữ được ánh mắt chăm chú khi đối thoại. Nếu như ứng viên nhìn quanh đâu đó trong phòng và hiếm khi nhìn vào mắt bạn, đây là người ít tự tin và có thể anh ta không quan tâm đến công việc mới này. Bạn cũng nên chú ý cách trả lời câu hỏi của ứng viên. Anh ta có lắng nghe câu hỏi không? Anh ta có trả lời một cách cô đọng, súc tích, sẵn sàng chia sẻ các câu chuyện làm việc hay lan man ra khỏi chủ đề? Trường hợp đầu cho thấy anh ta đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn. Trong khi ở trường hợp còn lại, ứng viên không hề chuẩn bị, lúng túng hay thậm chí không chú tâm đến câu hỏi của người phỏng vấn. Biểu hiện trên khuôn mặt và các hành vi phi ngôn ngữ Làm sao để có thể chắc rằng các nhận xét thông qua hành vi phi ngôn ngữ là đúng? Chìa khóa của câu trả lời này nằm ở sự phù hợp giữa các biểu hiện trên khuôn mặt, hành vi và lời nói của ứng viên. Các biểu hiện trên khuôn mặt không nhất quán với lời nói cho thấy sự thiếu tự tin hay đang nói dối của ứng viên. Hành vi phi ngôn ngữ cũng nói lên nhiều điều về tính cách. Liệu anh ta có đang ngã người trên ghế với 2 chân bắt chéo không? Hay bày biện khắp bàn các vật dụng mang theo không? Hay vòng tay sau đầu? Nếu có, anh ta chắc chắn là người rất hung hãn. Và dĩ nhiên, công ty bạn không bao giờ muốn tuyển dụng các nhân viên như thế. Khi trả lời câu hỏi hay kể một câu chuyện nào đó, nếu ứng viên nhìn chằm chằm vào bạn hay lãng sang nơi khác, anh ta có thể đang nói dối. Nếu anh ta bấm viết liên tục, vuốt tóc... anh ta đang cảm thấy không tự tin về khả năng của mình. Phỏng vấn và tuyển dụng các nhân viên giỏi là thách thức với bất kỳ tổ chức nào. Vì thế, hãy lắng nghe các hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ của ứng viên để biết được nhiều điều còn quan trọng hơn cả lời nói. 5 sai lầm cần tránh khi đi xin việc   Khi nộp đơn xin việc, không phải là bạn chỉ việc nộp hồ sơ đến công ty là sẽ được gọi phỏng vấn; không phải là nói nhiều và thể hiện mình là sẽ được tuyển dụng. Bởi nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá bạn qua một bộ hồ sơ đẹp mà họ còn phải cân nhắc nhiều yếu tố khác. Để tránh để lại ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng, khi đi xin việc bạn cần tránh 5 điều sau đây: 1. Không làm theo hướng dẫn Theo cuộc khảo sát gần đây, rất nhiều nhà tuyển dụng phàn nàn rằng một số ứng viên đã đến tận công ty để gửi hồ sơ của mình mà không gửi qua email như hướng dẫn. Theo họ, không làm theo hướng dẫn không chỉ là nguyên nhân làm bạn lỡ mất hạn nộp hồ sơ mà còn rất khó cho bạn có được một ấn tượng tốt. Bởi các nhà tuyển dụng thường nghĩ rằng nếu ai đó không thể làm theo những bước đơn giản như vậy thì người đó sẽ thực hiện công việc sắp tới như thế nào? 2. Trình bày quá nhiều thông tin Một lá thư xin việc không nên bắt đầu bằng những thông tin cá nhân mà chúng không hề liên quan đến công việc như: "Tôi là một người mẹ của 3 đứa con. Năm nay tôi 40 tuổi. Tôi đã trải qua nhiều thử thách trong cuộc sống." Trong khi những người đi tìm việc có thể nghĩ rằng họ sẽ làm đúng như những gì nhà tuyển dụng yêu cầu "hãy nói về chính bạn", thì thực tế, nhà tuyển dụng lại phê rằng ứng viên đó cung cấp quá nhiều thông tin thừa. Do vậy, không nên đưa những thông tin cá nhân như tuổi tác, sức khoẻ, gia đình, hay cách bạn sử dụng những ngày nghỉ cuối tuần của mình CV. Hơn nữa, cần đảm bảo rằng bạn không gửi CV xin việc qua một địa chỉ email gây "nhột" như bigsexymama@hotmail.com. 3. Cư xử thô lỗ Tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ không thuê một người hay cáu giận, bực tức, bấm còi ầm ĩ tại nhà để xe, hay cáu kỉnh tại phòng lễ tân và tranh luận to tiếng với khách hàng. Thế mà, rất nhiều ứng viên khi đi xin việc đã mắc phải những lỗi đó và thậm chí còn bộc lộ nhiều cách ứng xử thô lỗ khác. Tất nhiên, chúng ta ai cũng có những ngày tồi tệ và đặc biệt là những cuộc phỏng vấn có thể làm bạn căng thẳng, nhưng nhà tuyển dụng, họ chỉ nhìn thấy và nghe thấy những gì bạn thể hiện ngày hôm đó. Vì vậy, cần phải luôn lịch sự và có những cách cư xử tốt nhất với tất cả mọi người cho dù bạn có đang cáu giận đến mấy. Và điều cần lưu ý nữa là không nên nói xấu ông chủ cũ của mình, bởi người phỏng vấn sẽ cho rằng nếu họ thuê bạn thì sau đó bạn cũng sẽ nói xấu về họ như vậy. Và vì thế, họ sẽ không tuyển dụng bạn nữa. 4. Nói những điều ngớ ngẩn Những câu bóng bẩy có thể bộc lộ những sai lầm một cách rõ nhất. "Trước khi tôi xem thông báo tuyển dụng, tôi chưa bao giờ được nghe nói về công ty", trong thư xin việc của một ứng viên đã viết như vậy. Ứng viên này muốn ca ngợi và thể hiện niềm tự hào về những thành quả mà công ty đạt được. Nhưng thực tế, anh ta đã mắc một sai lầm là nói hớ rằng mình chẳng có một tí hiểu biết nào về công ty định xin tuyển cả. Để tránh bị nói hớ, hãy thể hiện sự hiểu biết của bạn về công ty bằng cách tìm đọc các thông tin trên website của họ trước khi đến phỏng vấn. Để tránh đưa ra những câu trả lời ngớ ngẩn, hãy ngừng lại suy nghĩ trước mỗi câu hỏi của người phỏng vấn. Và nếu bạn nghĩ rằng điều mình định nói ra có thể không đúng thì tốt nhất là đừng nói! 5. Không chú trọng đến mục đích của công ty Khi công ty đang tuyển dụng nhân viên cho một vị trí nào đó, tất nhiên là họ phải có mục đích. Có thể họ muốn mở rộng thị trường, cắt giảm chi phí, cải tiến các dịch vụ, tăng lợi nhuận hoặc đạt được một cái gì đó mà họ cảm thấy quan trọng đối với thành công của công ty. Nhưng thực tế, rất nhiều ứng viên đã lờ đi những mong muốn đó của nhà tuyển dụng. Một số chú trọng đến các nhu cầu cá nhân như hỏi về chế độ nghỉ lễ, tết trước khi họ nhận yêu cầu công việc. Một số thì bộc lộ sự sốt ruột, luôn làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng việc gọi điện hoặc liên tục gửi email với những câu hỏi như: "Công ty có thể nói cho tôi biết về công việc này để tôi còn quyết định xem có nộp đơn hay không?" hoặc "Cuộc phỏng vấn của tôi đã có kết quả chưa?" Những người khác lại vô duyên đến mức cố gắng nói với nhà tuyển dụng rằng họ nên có những mục đích khác mặc dù họ không muốn. Ví dụ một người nộp đơn cho vị trí bán hàng đã nói "điều đầu tiên tôi muốn làm đó là bỏ slogan của công ty", mà anh ta không biết rằng công ty rất tâm đắc với slogan đó và họ đã bỏ ra rất nhiều tiền để tạo được tiếng tăm như hiện nay. Rất nhiều công ty thường nói mục đích của họ trong cả công việc và trong suốt cuộc phỏng vấn. Vì vậy, cần chú ý xem họ nói gì, hãy hỏi những câu như "Mục đích lớn nhất của công ty là gì?", sau đó hỏi họ xem bạn có thể làm gì để giúp công ty đạt được những mục tiêu đó. Gửi thư cảm ơn sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc để nhắc nhở nhà tuyển dụng nhớ đến bạn. Và trong thư nên thể hiện sự hài lòng của bạn về công việc đó.   Trả lời thế nào với những câu hỏi "ngớ ngẩn"   Các nhà tuyển dụng ngày càng có xu hướng muốn gia tăng áp lực với ứng viên trong cuộc phỏng vấn xin việc nhằm đánh giá và tìm ra ứng viên tiềm năng, tốt nhất phù hợp với văn hoá của công ty. Một trong những cách gây áp lực là đặt các câu hỏi hết sức lập dị, "dở khóc dở cười". Theo điều tra của Robert Half International thì dưới đây là những câu hỏi kỳ lạ nhất mà các nhà tuyển dụng thường hỏi trong các cuộc phỏng vấn: - Nếu trở thành một con vật, bạn muốn mình là con gì? - Nếu bạn tổ chức một bữa tiệc và bạn được mời 3 người nổi tiếng, bạn sẽ mời những ai? - Cuốn sách bạn đọc gần đây nhất là cuốn nào? - Khi bạn 10 tuổi, bạn đã từng mong muốn làm nghề gì? - Tôi sẽ thấy gì trong tủ lạnh của bạn? Cho dù nhà tuyển dụng có hỏi bạn những câu hỏi kỳ quặc hay không thì bạn cũng nên có sự chuẩn bị trước. Ví dụ, khi trả lời câu hỏi "Cuốn sách bạn đọc gần đây nhất là cuốn nào?", bạn có thể trả lời đó là cuốn sách nổi tiếng “Harry Potter”. Mặc dù, cuốn truyện này không thể nói rõ cho nhà tuyển dụng về khả năng làm việc của bạn nhưng khi bạn nói về nội dung của nó, nhà tuyển dụng sẽ biết được mối quan tâm, tính cách và khả năng hoà hợp của bạn với các thành viên khác trong đội. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số nguyên tắc chung khi trả lời những câu hỏi “ngớ ngẩn” của nhà tuyển dụng: Suy nghĩ kỹ trước khi trả lời. Ý tưởng đầu tiên thoáng qua đầu bạn không phải lúc nào cũng là câu trả lời phù hợp và hay nhất. Hãy dành ra chút ít thời gian để suy nghĩ, hoặc yêu cầu nhà tuyển dụng giải thích rõ hơn nếu bạn không hiểu ý ông/bà ta. Trả lời câu hỏi một cách hóm hỉnh. Trong khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng, bạn có thể pha chút hài hước sao cho phù hợp với câu hỏi kỳ quặc của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn cũng nên thận trọng: không tỏ ra đùa cợt với nhà tuyền dụng vì như vậy ông/bà ta sẽ cho rằng bạn thiếu nghiêm túc và thiếu tôn trọng ông/bà ta. Ghi nhớ những điều bạn đã trả lời. Nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá câu trả lời của bạn ngay lúc đó mà ông/bà ta còn ghi lại những trả lời đó để có thể hiểu được cách suy nghĩ, sự sáng tạo và cách tiếp cận vấn đề của bạn. Vì vậy, bạn phải bình tĩnh và ghi nhớ những điều bạn đã nói trước đó để có thể trả lời các câu hỏi sau một cách lô gic, không bị mâu thuẫn với nhau. Không từ bỏ. Thậm chí nếu bạn thấy rằng cuộc phỏng vấn tiến triển không tốt đẹp thì cũng không nên từ bỏ. Nhà tuyển dụng có thể cố tình tạo ra sự căng thẳng, chán chường của cuộc phỏng vấn nhằm xem khả năng thích nghi của bạn. Vì vậy, hãy thể hiện hết mình và tỏ ra chuyên nghiệp.   Hiểu tâm lý ứng viên   Trong cuộc phỏng vấn tuyển người, người phỏng vấn đại diện cho hình ảnh của công ty. Vì vậy, với tư cách là người phỏng vấn, bạn phải thể hiện một cách chuyên nghiệp để ứng viên tôn trọng và ấn tượng với bạn. Để được ứng viên tôn trọng, bạn cần phải hiểu tâm lý cũng như những điều ứng viên thích và không thích. Những điều ứng viên ghét - Không biết người sẽ phỏng vấn anh/cô ta là ai, cuộc phỏng vấn kéo dài bao lâu, địa điểm diễn ra cuộc phỏng vấn ở đâu và đặc biệt là người phỏng vấn đến muộn khiến anh/cô ta phải chờ đợi “dài cổ”. - Ứng viên dành cả ngày để tham dự một cuộc phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, họ lại không nhận được bất cứ sự phản hồi nào từ phía nhà tuyển dụng, từ phía công ty. Anh/cô ta không biết được rằng anh/cô ta có được nhận vào làm việc ở công ty hay không. - Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, ứng viên nhận ra rằng người phỏng vấn lúc đó mới đọc hồ sơ xin việc của anh/cô ta lần đầu tiên và hỏi một câu hỏi vô cùng ngớ ngẩn “Tại sao bạn lại cần công việc ở công ty chúng tôi?” trong khi đó nhà tuyển dụng là “headhunter”. - Một cuộc phỏng vấn quá nghiêm trang. 1 giờ đồng hồ nói chuyện qua màn hình điện thoại với người quản lý nhân sự, trả lời các câu hỏi của các thành viên trong đội qua điện thoại... Kiểu phỏng vấn này khiến ứng viên cảm thấy căng thẳng, không có sự gần gũi với người phỏng vấn. - Điều ứng viên ghét nhất đó là người phỏng vấn trả lời các câu hỏi của ứng viên theo kiểu “Bởi vì đó là cách chúng tôi thực hiện ở công ty và chúng tôi không thể làm khác được” hoặc trả lời “tôi không biết.” Những điều ứng viên thích - Nói chuyện với người phỏng vấn hiểu biết rõ về công ty, về lịch sử của công ty, về con đường sự nghiệp tương lai của anh/cô ta khi làm việc ở công ty. Ngoài ra, người phỏng vấn không phải là người có tư tưởng thành kiến. - Mặc dù ứng viên không đạt yêu cầu nhưng người phỏng vấn vẫn gọi điện thoại cho anh/cô ta một cách lịch sự và nhã nhặn “Chúng tôi đánh giá cao thời gian bạn dành cho chúng tôi và rất tiếc về kết quả của bạn.” - Được người phỏng vấn yêu cầu đưa ra những phản hồi về những câu hỏi trong suốt quá trình phỏng vấn hoặc họ cảm thấy như thế nào khi tham dự cuộc phỏng vấn. Ngoài ra, ứng viên cũng mong muốn người phỏng vấn đánh giá cao kinh nghiệm của anh/cô ta. - Linh động trong cả quá trình phỏng vấn và nhiệt tình trả lời tất cả những câu hỏi của anh/cô ta thay vì người phỏng vấn chỉ biết chất vấn. - Được người phỏng vấn đối xử một cách tôn trọng, công bằng cho dù anh/cô ta có phải là ứng viên phù hợp hay không.   Phải biết PR cho chính mình     Tự giới thiệu với nhà tuyển dụng trong các cuộc phỏng vấn gián tiếp là chìa khoá quan trọng để bạn ghi điểm. Dài dòng quá, vắn tắt quá, hoặc quá hời hợt đều có thể khiến bạn "sẩy chân", mất cơ hội gặp trực tiếp nhà tuyển dụng. Khắc Thịnh, hiện phụ trách marketing cho một Cty cổ phần truyền thông chia sẻ những kinh nghiệm "đau thương" trong phần tự giới thiệu khi xin việc. Thịnh cho biết: Lần đầu tiên là khi xin vào làm cho một đại gia trong lĩnh vực truyền thông, khi người phỏng vấn liên lạc yêu cầu mình tự giới thiệu ngắn gọn ngoài CV, nghĩ đơn giản nên trả lời rất nhanh "tôi sinh ra và lớn lên tại TPHCM, đã tốt nghiệp đại học và có kinh nghiệm làm việc 3 năm trong lĩnh vực marketing. Tôi thích và mong muốn được tiếp tục làm việc trong lĩnh vực này". Kết quả, Thịnh rớt cùng hàng loạt người khác vì "tự giới thiệu" quá đơn giản và không có điểm gì nổi bật. "Rút kinh nghiệm, lần thứ hai khi gặp một nhà phỏng vấn chuyên về marketing trên mạng có câu hỏi tương tự, tôi đã trả lời cụ thể hơn: Tôi có kỹ năng viết tốt và có khả năng về quan hệ cộng đồng; tôi đã làm việc cho nhiều Cty trong lĩnh vực này và đã được rất nhiều lời khen từ cấp trên và các đồng nghiệp. Tôi có khả năng làm việc với áp lực cao; giao tiếp tốt". Cứ nghĩ mình trả lời như thế là quá ổn, vậy mà vẫn trượt, Thịnh nói. Ức quá, Thịnh tìm tới người trúng tuyển đợt đó thọ giáo thêm. Thịnh kể lại: "Anh bạn đó trả lời thế này: Tôi có 4 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành marketing và bán hàng. Hơn một năm qua, tôi làm việc cho một Cty thương mại điện tử, nhờ đó đã tích lũy được các kiến thức về thị trường và xuất bản trực tuyến. Tôi sử dụng vi tính thành thạo và có khả năng phân tích. Tôi làm việc tập thể được và luôn sẵn sàng đón nhận thử thách". "Lúc đó thì tôi biết tại sao người đó được chọn, vì chỉ vài câu vắn tắt mà anh ta đã đưa được khái quát nhưng lại khá cụ thể về quá trình làm việc, các kỹ năng, kinh nghiệm và tính cách của anh ta. Đó là điều tôi không làm được". Thịnh cho biết thêm, "từ bài học đó, tôi đã "tút" lại phần tự giới thiệu của mình và có được công việc hiện tại".   Trả lời những "câu hỏi chuẩn"   Câu hỏi chuẩn là những câu hỏi mà hầu như bạn đi đâu cũng thấy, tuy không khó nhưng nó đòi hỏi câu trả lời của bạn phải thật trau chuốt và sắc xảo để có thể lấy điểm với nhà tuyển dụng. Bạn nên tập luyện trước ở nhà để khi đứng trước người phỏng vấn có thể trả lời suôn sẻ và tốt nhất. Những câu trả lời muốn ăn điểm thì phải chân thật, tích cực và ngắn gọn nhưng biết nhấn mạnh những yếu tố cần thiết, cũng như nêu ra được những ví du thực tế để từ đó, bạn có thể củng cố thêm những gì mình nói và tạo được mối liên hệ giữa những gì bạn đã làm được với vị trí đang ứng cử và mục tiêu của mình. Mark đang chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn quan trọng. Mark vừa tốt nghiệp ĐH Tài chính và mong muốn trở thành chuyên viên tài chính của một công ty cỡ trung với đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình $25, 000. Truớc khi vào ĐH, Mark đã làm công việc phân tích tài chính 3 năm và đã vuợt qua vòng 2 của cuộc thi lấy chứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTợp hợp phần tuyển dụng.doc