Trào lưu nhân văn – Hiện sinh trong tâm lý trịliệu

Nói một cách khái quát, trào lưu nhân văn – hiện sinh (existential-humanistic approach) có cơsởtừtrong tất cả

những tưtưởng của con người vềsựnhiệm mầu của ý thức và của cuộc sống. Nói tỉmỉhơn, chúng ta có thểphát

hiện những cội nguồn của trào lưu này ngay từthời có những quan điểm muốn “khách thểhóa” (objectify) những

trải nghiệm của con người của những nhà tưtưởng nhưAristotle, Newton, Descartes; cho đến nhữngkhuynh

hướng hiện đại hơn muốn đặt nặng tầm quan trọng vào “tính chất chủquan” của con người (human subjectivity)

của các học giảtrong thếkỷ20 nhưHusserl, Heidegger, Sartre và Merleau-Ponty.

Những tác giảtheo chủnghĩa hiện sinh (existentialists), cùng với những nhà tâm lý nổi tiếng nhưFreud, Gordon

Allport, Buber, William James, và các triết gia nhưOrtega y Gasset và Pascal, đã phát biểu vềý nghĩa cốt yếu của

các trải nghiệm (experience) trong nội tâm của con người. Trong khi đó, quan điểm nhân văn (humanistic

perspective) trong tâm lý học, tiêu biểu bởi các tác giảnhưAnderson, Bugental, Arthur Deikman, Erich Fromm,

George Kelly, Sidney Jourard, Abraham Maslow, Carl Rogers, lại phát triển mạnh trong khoảng bốn thập niên cuố

thếkỷ20 và trởnên đồng điệu với trào lưu tưtưởng hiện sinh. Tất cảnhững trào lưu tưtưởng này có ảnh hưởng

ngày càng mạnh mẽtrên sựphát triển của ngành tâm lý trịliệu trong khoảng thời gian này. Sựkết hợp hai dòng

tưtưởng hiện sinh và nhân văn đã đưa sựchú tâm của những nhà chuyên môn trởvềvới những chủ đề đậm

chất con người như: tình yêu, sựganh ghét, tính trung thực, sựphản bội, lòng can đảm, sựgiận dữ, đức hy sinh,

sựtoàn mỹ, tính sáng tạo, sự độc ác, cùng với những chiều kích khác rất phong phú nhưng cũng đầy mâu thuẫn

trong cuộc sống nội tâm của tất cảchúng ta.

pdf9 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Trào lưu nhân văn – Hiện sinh trong tâm lý trịliệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh có tính bổ trợ; đó chính là điều chúng ta làm khi không có sẵn những con đường đã định để đương đầu với những tình huống quan trọng đối với chúng ta. Việc tìm kiếm liên quan đến sự mở lòng chấp nhận những rủi ro đối với những gì chưa được hiểu rõ, khám phá những khả năng, thử nghiệm những gì xem ra là có thể, sử dụng những cách thức thay thế khi hoàn cảnh bị bế tắc và sau cùng là giải quyết được tình huống. Khả năng tìm kiếm không phải là một sự phát minh hoặc khám phá trong định hướng trị liệu hiện tại. Nó đã được áp dụng qua suốt tiến trình lịch sử loài người, nhưng chính là khi xuất hiện tâm lý trị liệu, nó trở thành lĩnh vực tự nhận biết bản thân, được gọi tên và được chú ý đến nhiều hơn. Tìm kiếm (searching) là một thuật ngữ được sử dụng trong tâm lý học Mỹ và cũng có phần tương tự với những phương thức khác có tác dụng dẫn đường vào nguồn sức mạnh tương tự ở con người như liên tưởng tự do (free association) trong phân tâm học, sự “bộc lộ” (unfolding) của Buber (được công nhận bởi Welwood, 1982) và “tập trung tiêu điểm” (focusing) của Gendlin (1978). Vấn đề chẩn đoán và các thể loại nhân cách Từ những gì đã được mô tả từ đầu cho đến giờ, quan điểm nhân văn – hiện sinh rõ ràng là ít có những nhu cầu về chẩn đoán theo như thông lệ, ví dụ như xem xét các tiêu chí chẩn đoán của DSM-IV hoặc chẩn đoán các thể loại nhân cách. Phần nhiều các ứng dụng chẩn đoán trong tâm lý học và tâm thần học đã xem nhân cách và các tiêu chí chẩn đoán như thể chúng là những cấu trúc. Trong khi đó, xu hướng nhân văn – hiện sinh xem con người như những tiến trình diễn tiến liên tục. Các tác giả của xu hướng này không phủ nhận việc những khuôn mẫu hành vi, cảm xúc và quan hệ vẫn có thể được quan sát thấy. Tuy nhiên, các thể loại được sử dụng để xác định các khuôn mẫu này thì quá chung chung và mơ hồ khiến chúng thường làm cho việc hiểu biết một con người cụ thể càng thêm khó khăn chứ không được rõ ràng. Cách phân chia con người thành những thể loại có thể sử dụng ngắn gọn trong việc qản lý, nhưng thường làm cho việc hiểu biết tình trạng hiện hữu của từng cá nhân trở nên mơ hồ và vì thế làm trở ngại cho công việc thực hiện tâm lý trị liệu chiều sâu. Quan điểm nhân văn – hiện sinh không làm việc dựa trên sự “dán nhãn” hoặc “cho một mã số” lên trên một thân chủ. Mỗi thân chủ được xem như một trường hợp độc đáo; mỗi người phải được tiếp cận bằng một thái độ rộng mở để được khám phá. YẾU TỐ BÌNH PHỤC Marcel Proust đã viết: “Cuộc hành trình khám phá thực sự không chỉ bao gồm việc nhìn thấy những lãnh địa mới mà còn phải có những tầm nhìn mới”. Sự thay đổi cơ bản nhất trong tất cả các trải nghiệm của con người đó là sự thay đổi về mặt nhận thức. Khi xem xét những tình huống sống quen thuộc bằng cái nhìn mới mẻ, chúng ta có thể nhìn thấy những khả năng mà trước đó có thể không nhìn thấy được. Nhiệm vụ trung tâm của tâm lý trị liệu là giúp cho thân chủ khám phá được những cách thức mà lâu nay họ đã sử dụng để tự hạn chế tầm nhìn của mình đối với các lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống. Khi đã đạt đến sự nhận biết này, sự thay đổi được xem là đã xảy ra. Đây chính là một thực tại đáng ngạc nhiên: Tiến trình nhận ra được cách thức mà chúng ta tự gây trở ngại cho sự nhận biết của bản thân mình đồng thời cũng chính là tiến trình khởi đầu cho việc làm giảm những trở ngại. Để có được kết quả này, tức là để giải phóng năng lực nhận biết của thân chủ, thân chủ cần phải được giúp đỡ để có thể trở nên hiện hữu đầy đủ trong việc trị liệu. Hiện hữu nghĩa là tính chất của một con người có thể tiếp cận được và thể hiện được một cách cởi mở trong từng khoảnh khắc ở hiện tại. Đó là một chiều kích của sự trải nghiệm mà không hề có một điểm dừng sau cùng. Chúng ta luôn luôn ở một mức độ thể hiện ít hơn sự hiện hữu đầy đủ. Những cách thức mà chúng ta hạn chế sự hiện hữu của mình chính là cách thức mà chúng ta dùng để hạn chế khả năng nhận biết của chính mình, nhưng (điều này cũng là điểm tối quan trọng) chúng cũng chính là những cách thức mà chúng ta tạo nên cuộc sống và ý nghĩa cuộc sống. Vì thế, khi nhà trị liệu làm việc với thân chủ để giúp thân chủ giảm bớt những sự giới hạn khả năng của mình (những “phản kháng”) thì công việc đó có thể được thân chủ trải nghiệm như là một mối đe dọa đối với cuộc sống của mình. Điều này được trải nghiệm “đúng” ở chỗ cách thức sống của thân chủ trong thế gian này phải được thay đổi, nhưng “không đúng” ở chỗ thân chủ cảm nhận có thể gặp nguy hiểm vì bản thân mình có thể bị hủy hoại. Cũng giống như một loại khả năng “nội thị” (insight), nó có thể trở thành yếu tố then chốt giúp tạo nên sự thay đổi có tính trị liệu. Nhưng đây không phải là loại “nội thị” được cung cấp bởi sự diễn giải của một nhà trị liệu phân tâm hoặc do thân chủ giải bày qua vài lời nói có tính vắn tắt (Ý nói về “liên tưởng tự do” – Người dịch). “Cái nhìn từ bên trong” (inner vision) là một thuật ngữ chỉ sự thấu hiểu các tiến trình chủ quan bên trong con người, trên nhiều bình diện, nhiều ý nghĩa, về nhận thức cũng như cảm xúc, cả trên sự nhận biết trước khi dùng lời và ngoài việc dùng lời. Cái nhìn từ bên trong thường có tính chất man mác, lan tỏa, chỉ có thể nắm bắt và diễn tả bằng lời một phần nào đó. Tuy nhiên, nếu được trải nghiệm một cách thục sự, con người đó có thể ít nhiều được thay đổi sau đó. Dĩ nhiên, việc xuất hiện của một cái nhìn bên trong như thế không phải là điểm dừng sau cùng, cũng không phải là sự “lành bệnh” mà thân chủ ban đầu đã tìm kiếm; nó cũng không đủ để tạo nên sự thay đổi có tính lâu dài. Chính tiến trình “khơi thông” (working-through) trong đó thân chủ nhận ra được những cách thức tự hạn chế sự nhận biết của mình mới có vai trò thiết yếu cho những thay đổi lâu dài. Nhà trị liệu nhân văn – hiện sinh không cố gắng thực hiện việc diễn giải để trực tiếp tạo nên cái nhìn từ bên trong này. Tuy nhiên, nhà trị liệu thường “thách thức” (confront) thân chủ đối diện với thực tế rằng họ đã hạn chế khả năng nhận biết của mình, đối diện với những nhu cầu của bản thân thân chủ muốn tự hạn chế mình và những gì mà họ phải “trả giá” khi duy trì tình trạng gới hạn này. Việc trị liệu tập trung quanh việc thân chủ hiện hữu như thế nào trong cuộc sống. Điều này có nghĩa là xem xét thái độ của thân chủ đối với thực tế cuộc sống của họ, đối với hướng đi của cuộc đời họ, đối với mức độ mà thân chủ cảm thấy có thể mang lại sự thay đổi cho cuộc sống của mình, đối với những mối quan hệ và các hoạt động xảy ra trong cuộc sống của mình và đối với nhãn quan của thân chủ về cuộc sống, cả về những ý nghĩa chung nhất lẫn những ý nghĩa tức thời. Nói đến việc thân chủ hiện hữu “như thế nào” trong cuộc sống tức là nói về khả năng của người ấy có thể rộng mở, biết chấp nhận và trân trọng những gì đang còn tiềm ẩn chưa được nhận biết bên trong bản thân con người của mình. Điều chủ yếu cần được quan sát có liên quan đến chủ đề trung tâm này chính là sự hiện hữu của thân chủ trong tiến trình trị liệu và việc thân chủ có sử dụng những cơ hội có tính trị liệu của họ hay không. Sự hiện hữu là một trạng thái thuộc về trải nghiệm mà mọi người có thể nhận biết được, ít nhất là ở mức độ tiềm ẩn, tuy nhiên nó lại thường bị bỏ qua. Để dễ hiểu hơn có lẽ ta sẽ nhận diện được sự hiện hữu bằng cách nêu ra những gì không phải là hiện hữu. Hiện hữu không phải là nói chuyện về vấn đề của thân chủ, bàn luận về những suy nghĩ và hành vi của thân chủ. Hiện hữu không phải là thiết lập mối quan hệ phù hợp hoặc bàn luận và đáp ứng với những chủ đề quan trọng trong đời sống của thân chủ. Hiện hữu là một thái độ chú tâm, dấn thân và sẵn lòng đối mặt với các nguy cơ. Khi cả thân chủ và nhà trị liệu cùng hiện hữu đối với sự trải nghiệm chủ quan của thân chủ, lúc đó một năng lượng mạnh mẽ sẽ được phóng thích ra từ đó có thể dẫn đến việc gia tăng khả năng nhận biết sự tồn tại (“aware being”) của bản thân thân chủ. Trong phần trên, chúng ta đã nhấn mạnh vào sự hiện hữu của cả thân chủ và nhà trị liệu. Tâm lý trị liệu, được nói đến ở đây, không phải là “một điều gì đó được làm cho thân chủ”; mà nó chính là “một thành quả của sự hợp sức từ hai đối tác cùng tham gia vào” (an achievement of the partnership of the two so engaged). Ý nghĩa rõ rệt của điều này là ở chỗ: trạng thái lành mạnh về tâm thần và cảm xúc của nhà trị liệu là một biến số (variable) có tính thiết yếu trong quá trình trị liệu. Điều này không có ý nói rằng nhà trị liệu phải “làm sạch” hoặc hoàn toàn tự do không lệ thuộc vào các vấn đề cảm xúc. Nó cũng không có nghĩa là khi nhà trị liệu đạt đến mức độ thực sự hiện hữu trong việc tham gia vào mối quan hệ với thân chủ thì những cố gắng của ông ta sẽ đạt được đến mức tối ưu. Có một số phương pháp trị liệu đả thể hiện tính chất đặc trưng như sau: “chẳng làm gì cả, ngoài việc hiện diện cùng với thân chủ” (nothing, but just being with the client). Đây là một sự đơn giản hóa rất ngờ nghệch và có thể gây nguy hiểm. Để có thể hiện diện một cách hài hòa với một người khác thì phải vận dụng tối đa cả sự nỗ lực của từng cá nhân lẫn sự nỗ lực hợp sức của hai con người. Như đã mô tả ở phần trên, một số người có thể hình dung về sự hiện hữu “đơn giản chỉ là ở cùng với” thân chủ. Khi thái độ có tính qua loa này chiếm ưu thế, lúc đó nhà trị liệu thường sẽ quan tâm nhiều hơn đến yếu tố kỹ thuật thay vì là chú tâm đến sự hiện hữu. Kết quả là công việc trị liệu sẽ bị hạn chế mà điều này không được nhà trị liệu nhận biết. Nói cách khác, việc nhà trị liệu bận tâm nhiều đến các kỹ thuật có thể là cách nhà trị liệu kháng cự lại với việc hiện hữu một cách trung thực với thân chủ của mình. Sự thành công trong tâm lý trị liệu phụ thuộc vào “độ hội tụ” (convergence) của sự hiện hữu từ cả thân chủ lẫn nhà trị liệu. Để việc này có thể xảy ra, những mối bận tâm về cuộc sống của thân chủ phải được “huy động”. Thật hữu ích khi ta suy nghĩ về những nỗi bận tâm của thân chủ theo bốn khía cạnh sau: (1) Những đau khổ, stress, lo âu và một số dạng thức phiền muộn khác; (2) Hy vọng, khao khát tìm kiếm một trải nghiệm sống khác; (3) Sẵn sàng dấn thân một cách đầy đủ - về thời gian, tiền bạc, tình cảm và sự nỗ lực; và (4) Chấp nhận nhu cầu cần phải chú ý đến nội tâm bên trong để mang lại những đổi thay mong muốn. Trong một mối liên minh trị liệu hiệu quả (effective therapeutic alliance), những bận tâm của thân chủ sẽ được đáp ứng và được hỗ trợ bởi mối bận tâm tương ứng của nhà trị liệu – mối bận tâm này cũng được thể hiện trên bốn phương diện như sau: (1) Công việc trị liệu phải tương ứng với nhu cầu thể hiện tính hài hòa (genuine need) của nhà trị liệu; (2) Nhà trị liệu đạt đến một tầm nhìn (vision) để thấy được sự lành mạnh tiềm ẩn bên trong thân chủ; (3) Nhà trị liệu được chuẩn bị để sẵn sàng hiện hữu ngay cả trước khi thân chủ đạt được trạng thái này; và (4) Nhà trị liệu cần phải học cách tin tưởng, bảo vệ và sử dụng tính nhạy cảm sâu sắc của mình (deep sensitivity). Sự “hội tụ” những mối bận tâm từ thân chủ và nhà trị liệu (tuy không bao giờ toàn hảo, nhưng thường vẫn mỗi lúc một phát triển thêm) có thể ung đúc nên một sức mạnh to lớn đủ để có thể vượt qua được những trở lực nặng nề của những năm tháng thân chủ sống với cái ngã xưa cũ gò bó, cứng nhắc, và cũng rất thường hay xảy ra là những trở lực từ những người khác xung quanh giữ thân chủ lại không cho người này thay đổi. Khi mối liên minh trị liệu mang lại nguồn năng lượng mạnh mẽ này, có thể nói tâm lý trị liệu đã sử dụng đến một trong số những sức mạnh to lớn nhất trên thế gian này. Nếu cách trình bày này nghe có vẻ cực đoan, thì cũng xin nhắc lại rằng: tất cả mọi hình thái năng lượng khác như điện năng, lực hấp dẫn, lực cơ học, vv... đều được khai thác và điều khiển bởi những chủ tâm của con người.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhanvan_hiensinh_1744.pdf
Tài liệu liên quan