Trúc Cần Câu

iện nay trúc cần câu được dùng nhiều nhất để chế biến cần câu,

sào nhảy, gậy trượt tuyết dùng cho xuất khẩu. Trong những năm 70 của thể

kỷ trước, riêng Cao Bằng và Bắc Thái đã sản xuất hàng năm khoảng 90-100

vạn cần câu và 9-10 vạn sào nhảy. Ngoài ra trúc cần câu còn được dùng để

làm bàn ghế, cọc màn, nan đan hàng mỹ nghệ. Măng trúc là loại thức ăn

ngon. Trúc cần câu còn có dáng và mầu sắc đẹp nên có thể dùng làm cảnh.

pdf4 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Trúc Cần Câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trúc Cần Câu Công dụng: Hiện nay trúc cần câu được dùng nhiều nhất để chế biến cần câu, sào nhảy, gậy trượt tuyết dùng cho xuất khẩu. Trong những năm 70 của thể kỷ trước, riêng Cao Bằng và Bắc Thái đã sản xuất hàng năm khoảng 90-100 vạn cần câu và 9-10 vạn sào nhảy. Ngoài ra trúc cần câu còn được dùng để làm bàn ghế, cọc màn, nan đan hàng mỹ nghệ. Măng trúc là loại thức ăn ngon. Trúc cần câu còn có dáng và mầu sắc đẹp nên có thể dùng làm cảnh. Hình thái: Thân ngầm dạng roi; thân khí sinh mọc tản, cách nhau 5-40cm hay hơn, cao 3-7m, đường kính gốc 1,5- 2,5m; ít khi đạt 3,5-4cm; Khi non thân màu nõn chuối, sau chuyển sang xanh vàng hoặc vàng tươi, đôi khi có đốm màu đen sẫm. Lóng dài 15-30cm, có rãnh hình máng chạy suốt chiều dài của phía đâm cành, vách thân dày khoảng 5mm. Đốt nổi hơi rõ. Mo thân màu vàng xám hay vàng nâu, lưng bẹ mo có gân màu lục, không lông, hơi phủ phấn trắng; tai mo không rõ, lưỡi mo hình cung hay bị cắt ngang; phiến mo hình tam giác hay dạng dải, lật ra ngoài, hơi cong, nhăn, màu lục nhưng có mép màu vàng nhạt. Cây phân cành cao, từ 1/2- 2/3 thân phần ngọn. Cành điển hình 2, một to, một nhỏ, phía trên cành dẹt. Lá nhỏ, thường 2-5 lá mọc đầu cành; phiến lá nhẵn hay chỉ có lông ở phía đầu, tai lá và lông mi khá phát triển; phiến lá hình trứng thuôn, hay hình lưỡi mác, kích thước 5,6-13 x 1,1-2,2cm gần hình mạng lưới. Trúc cần câu ở Việt Nam có nhiều dạng, trong đó 2 dạng phổ biến là: + Trúc cần câu vàng: Thân nhẵn, màu vàng tươi, lóng dài, trung bình 13cm, rãnh nông, dùng làm cần câu xuất khẩu tốt + Trúc cần câu xanh: Thân nhẵn, màu xanh lục, không thẳng; lóng dài trung bình 16cm, rãnh thường sâu. Dạng này chế biến cần câu xuất khẩu không tốt. Phân bố: - Việt Nam: Trúc cần câu phân bố nhiều ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam như: Cao Bằng (hầu hết các huyện đều có trúc mọc tự nhiên, nhưng tập trung nhất ở các huyện: Bảo Lạc,.Nguyên Bình, Ngân Sơn), Bắc Kạn (Chợ Đồn, Bạch Thông), Lào Cai (Mường Khương, Bắc Hà), Tuyên Quang (Chiêm Hóa), Hà Giang (Đồng văn). Trúc cẫn câu cũng đã được mang trồng ở V nh Phú (Tam Đảo), Hòa Bình (Đà Bắc), Hà Nội, Lâm Đồng. - Thế giới: Gặp trúc cần câu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc như Vân Nam, Phúc Kiến. Đặc điểm sinh học: Cây mọc trong rừng tự nhiên thuộc vành đai nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp trên độ cao từ 100-1.500m, tập trung nhiều ở độ cao 400-1.000m so với mặt biển. Thường mọc từ lưng chừng lên đến đỉnh núi đất và núi đá, theo cả 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Cây không mọc thành vạt rừng lớn mà chỉ là những đám rừng 1-3ha xen kẽ với cỏ tranh, cây bụi và cây gỗ. Do có thân ngầm phát triển mạnh nên trúc đã lấn át được cỏ tranh. Đất dưới rừng trúc là các loại feralit vàng nâu hoặc đỏ vàng trên đồi, núi đất hoặc feralit có mùn ở độ cao 400-1.000m, phát triển trên các loại đá sa phiến thạch, đá vôi, đá gneiss, phiến thạch mica và phiến thạch sét. Trúc cần câu là loài cây ưa sáng mạnh, nhưng ở giai đoạn măng, nếu được che bóng, cây sẽ mọc mạnh và thân mập hơn. Mùa măng trúc tháng 2-3. Thân khí sinh có thể khai thác ở tuổi 2-3. Thân 5-6 tuổi sẽ già và chết. Chưa thấy trúc khuy trên diện tích lớn. Chỉ gặp trúc ra hoa lẻ tẻ từng bụi hay từng cây. Trúc cần câu ít bị sâu bệnh. Mới gặp các loại sâu hại: như bọ sừng măng xuất hiện tháng 4, vòi voi xuất hiện vào mùa măng và châu chấu lưng vàng, sâu róm, xuất hiện vào tháng 7-8.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf83_135.pdf
Tài liệu liên quan