Tự chữa stress không dùng thuốc

Việc kiểm soát hơi thởkết hợp day ấn một sốhuyệt vịcó thểgiúp thưgiãn và

an thần, giảm stress. Nhờ đó, bạn có thểgiảm được những nguy cơmà yếu tốnày gây

ra cho hệthần kinh và sức khỏe nói chung.

1. Vuốt ấm vành tai: Dùng ngón tay trỏvà ngón cái vuốt dọc vành tai cùng bên

từtrên xuống dưới. Vuốt chậm và nhẹkhoảng 21 lần. Y học hiện đại và y học cổ

truyền đều công nhận rằng một sốvùng ởphần ngoài của cơthểcó liên quan với các

cơquan nội tạng. Trong đó, vành tai là một trong những vùng quan trọng nhất, có hệ

thống thần kinh dày đặc và tinh tế. Việc tác động vào giúp tái lập sựcân bằng bên

trong cơthể, điều hòa thần kinh. Với động tác vuốt cho hai vành tai ấm lên, bạn sẽ

được thưgiãn toàn thân, khí huyết lưu thông.

2. Vuốt dọc xương chân mày: Dùng hai ngón tay trỏvà giữa vuốt từ đầu chân

mày, dọc theo xương chân mày ra đến chân tóc phía ngoài đuôi mắt. Vuốt chậm và

nhẹkhoảng 21 lần. Vùng chân mày và cánh tay có những điểm phản xạtương ứng

nhau. Do đó, động tác này tạo được sựthưgiãn cơbắp giữa vùng cánh tay và bàn tay.

Hai bàn tay có những huyệt vịquan trọng liên quan đến nhiều bộphận cơthểnên nếu

nó được thưgiãn, toàn thân cũng sẽdễchịu.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tự chữa stress không dùng thuốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chữa stress không dùng thuốc Bạn hãy tiến hành tuần tự các động tác sau Việc kiểm soát hơi thở kết hợp day ấn một số huyệt vị có thể giúp thư giãn và an thần, giảm stress. Nhờ đó, bạn có thể giảm được những nguy cơ mà yếu tố này gây ra cho hệ thần kinh và sức khỏe nói chung. 1. Vuốt ấm vành tai: Dùng ngón tay trỏ và ngón cái vuốt dọc vành tai cùng bên từ trên xuống dưới. Vuốt chậm và nhẹ khoảng 21 lần. Y học hiện đại và y học cổ truyền đều công nhận rằng một số vùng ở phần ngoài của cơ thể có liên quan với các cơ quan nội tạng. Trong đó, vành tai là một trong những vùng quan trọng nhất, có hệ thống thần kinh dày đặc và tinh tế. Việc tác động vào giúp tái lập sự cân bằng bên trong cơ thể, điều hòa thần kinh. Với động tác vuốt cho hai vành tai ấm lên, bạn sẽ được thư giãn toàn thân, khí huyết lưu thông. 2. Vuốt dọc xương chân mày: Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ đầu chân mày, dọc theo xương chân mày ra đến chân tóc phía ngoài đuôi mắt. Vuốt chậm và nhẹ khoảng 21 lần. Vùng chân mày và cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau. Do đó, động tác này tạo được sự thư giãn cơ bắp giữa vùng cánh tay và bàn tay. Hai bàn tay có những huyệt vị quan trọng liên quan đến nhiều bộ phận cơ thể nên nếu nó được thư giãn, toàn thân cũng sẽ dễ chịu. 3. Vuốt dọc hai bên mũi: Dùng ngón trỏ của một bàn tay vuốt một bên mũi, rồi dùng hai bàn tay vuốt cùng lúc cả hai bên. Vuốt dọc từ điểm giữa hai chân mày (huyệt Ấn đường) dài theo hai bên thân mũi, qua khóe miệng đến tận góc cằm. Vuốt chậm và nhẹ khoảng 21 lần. Theo học thuyết kinh lạc, kinh Dương minh được phân bố dọc theo hai bên mũi và miệng, là một kinh đa khí, đa huyết, có chức năng bảo vệ khí. Vì vậy, động tác này giúp khí huyết lưu thông ra ngoài, làm gia tăng tác dụng thư giãn. 4. Day ấn huyệt Ấn đường: Dùng ngón trỏ của bàn tay phải ấn nhẹ vào điểm giữa hai chân mày trong vài giây, day thành vòng tròn chung quanh điểm này khoảng 21 vòng. Khi tác động vào huyệt Ấn đường, cơ thể sẽ tiết ra chất Endorphine nội sinh, có tác dụng giảm đau, giáng khí và an thần. 5. Kích thích vùng sau đầu: Đặt nguyên 2 bàn tay vào 2 vùng gáy ở sau đầu, sát cạnh phía sau tai. Vuốt nhẹ từ trên xuống dưới phía sau hai vành tai. Vuốt khoảng 21 lần. Động tác này có tác dụng chống khí nghịch, điều trị thần kinh suy nhược và làm đầu óc nhẹ nhõm. 6. Quan sát hơi thở: Sau khi thực hành 5 động tác trên, ngồi thoải mái trên một cái ghế có chỗ tựa lưng, hai tay đặt nhẹ trên đùi hoặc nằm xuống nghỉ ở một nơi yên tĩnh, thoáng mát. Trong thời gian này, hãy chú ý quan sát hơi thở bằng cách tập trung tư tưởng ở vùng bụng dưới, hoặc tại một điểm mà các nhà khí công hoặc đạo gia gọi là Đan điền (dưới rốn khoảng 3 phân). Lúc hít vào, bụng dưới hơi phồng lên. Lúc thở ra, bụng dưới hơi xẹp xuống. Thoạt đầu có thể bạn chưa quen với lối thở bụng nhưng điều này không ảnh hưởng gì. Nên nhớ là chúng ta cần thư giãn, vì vậy không cần quan tâm đến hơi thở sâu hay cạn, nhiều hơi hay ít hơi. Chỉ cần thở nhẹ, thở bình thường là đủ. Điều quan trọng là phải chú ý quan sát để biết rõ là ta đang hít vào hay đang thở ra thông qua chuyển động phồng lên hay xẹp xuống của làn da bụng. Chậm, nhẹ và tập trung tâm ý vào từng động tác là điều cần thiết để phương pháp đạt được hiệu quả. Chú tâm quan sát sự lên xuống của da bụng để cảm giác âu lo hoặc căng thẳng mất đi. Đây là nguyên tắc dùng sự ức chế thần kinh ở một điểm hoặc một vùng nhỏ để gây ra quá trình ức chế lan tỏa khắp vùng dưới vỏ não, tạo hiệu ứng thư giãn, nhập tĩnh. Việc chú tâm quan sát sự phồng lên, xẹp xuống ở bụng dưới còn giúp tạo nên quán tính thở sâu của cơ thể, rất hữu ích cho việc dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe về lâu dài. Theo quan điểm "thần đâu, khí đó" của y học cổ truyền, việc tập trung tư tưởng ở vùng bụng dưới sẽ làm cho ý và khí lưu chuyển về phía dưới cơ thể, giúp giáng khí và làm nhẹ áp lực ở vùng đầu, dẫn đến trạng thái thư giãn. Lưu ý: - Động tác 6 có thể thực hành trong một buổi tập cùng 5 động tác trên, cũng có thể tập riêng lẻ, tùy theo ý thích và điều kiện thời gian của mỗi người. - Tất cả 5 động tác đầu kéo dài khoảng 5 hoặc 6 phút. Nếu thực hành đúng, tập trung cao, tình trạng thư giãn đồng bộ giữa cơ bắp và thần kinh sẽ xảy ra. Một số người có khả năng tập trung tốt có thể dần dần đi vào giấc ngủ sau khoảng vài chục hơi thở ở giai đoạn 6. Thôi miên để chữa bệnh Thôi miên là một liệu pháp được y học ứng dụng trong điều trị các bệnh tâm căn. Nhờ có liệu pháp này, nhiều bệnh nhân đã được trở lại với cuộc sống bình thường. Những người có bản lĩnh vững vàng, nhận thức và sức khỏe tốt thì không chịu tác động của thôi miên. Tiến sĩ Trần Viết Nghị, Viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần Quốc gia cho biết, thôi miên là một liệu pháp điều trị tâm lý trực tiếp. Thầy thuốc tác động vào tâm thần người bệnh chủ yếu bằng lời nói, gây ra cho bệnh nhân một trạng thái ức chế không hoàn toàn của vỏ não, trung gian giữa thức và ngủ, còn gọi là trạng thái thôi miên. Lúc này, nhiều khu vực của vỏ não bị ức chế, riêng khu vực liên quan đến phân tích lời nói vẫn hưng phấn và được gọi là điểm cảnh tỉnh. Qua điểm cảnh tỉnh này, bệnh nhân có thể tiếp thu, thực hiện những chỉ thị của thầy thuốc. Khi bị thôi miên, tính ám thị tăng cao. Ám thị là sự tiếp nhận một cách thụ động những tác động tâm lý từ bên ngoài, từ đó gây ra những biến đổi nhất định về thể chất và tâm thần. Tính chịu ám thị là một hiện tượng tâm lý bình thường của mọi người và được xem như là đặc tính của nhân cách. Ám thị được sử dụng như một liệu pháp tâm lý trực tiếp trong lâm sàng tâm thần học. Trong đó, ám thị khi thức là chủ yếu dùng lời nói làm cho bệnh nhân hiểu rõ thực chất bệnh trạng của mình và giúp cho bệnh nhân cách “thanh toán” bệnh. Ngoài ra thầy thuốc còn dùng những liệu pháp phụ trợ để đưa bệnh nhân đến chỗ tin tưởng tuyệt đối vào thầy thuốc, vào kết quả của phương pháp chữa bệnh. Từ đó, lời nói của thầy thuốc có hiệu lực rất lớn đối với bệnh nhân, có khả năng làm mất những triệu chứng chức năng. Các liệu pháp phụ trợ thường dùng là: buồng điều trị nghiêm túc, nhân viên giúp việc ám thị, dùng các thuốc kích thích, châm cứu, bấm huyệt, điện châm... Ám thị trong thôi miên có hiệu lực lớn hơn rất nhiều và thường được áp dụng cho các trường hợp ít đáp ứng với ám thị khi thức. Tuy nhiên, ám thị trong thôi miên không bền vững, không ổn định về cường độ và mức độ nông sâu trong mỗi buổi thôi miên, và dao động từ buổi này so với buổi khác trên cùng một đối tượng. Theo tiến sĩ Nghị, có nhiều phương pháp gây ra trạng thái thôi miên, thông dụng nhất là vào một phòng hơi tối, im lặng hoàn toàn, dùng lời nói đều đều ám thị cho bệnh nhân có trạng thái mệt mỏi, nặng nề, buồn ngủ và dần dần bệnh nhân đi vào giấc ngủ thôi miên. Trong giấc ngủ ấy, thầy thuốc dùng lời nói ám thị cho bệnh nhân để làm mất các triệu chứng chức năng như tê, liệt, mù, câm, run, nói lắp... Những người dễ bị thôi miên là những người dễ bị ám thị. Tính chịu ám thị dao động tùy theo lứa tuổi, thường tăng cao ở những người trẻ tuổi, lúc nhân cách chưa ổn định và chưa được hoàn chỉnh. Nữ dễ bị ám thị hơn nam. Tính dễ bị ám thị còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống, tình trạng sức khỏe và nhân cách. Những người nhận thức kém, ít trải nghiệm trong cuộc sống, sức khỏe kém, đang ở trong tình trạng mệt mỏi, người có nhân cách yếu... dễ bị thôi miên hơn. Một số kẻ xấu lợi dụng thôi miên để chiếm đoạt tài sản và làm hại nạn nhân. Theo ông Nghị, để tránh điều này, cần bồi dưỡng nhân cách ngay từ thời kỳ còn bé. Phụ huynh nên hướng cho các con mình lối sống có lý tưởng, biết rèn luyện và chịu đựng gian khổ, biết cách kiềm chế bản năng để thích nghi với cuộc sống, tạo cho mình một nhân cách vững mạnh và thăng bằng. Nếu cảnh giác với những việc làm mờ ám, không phù hợp với hoàn cảnh và có bản lĩnh vững vàng thì dù trong hoàn cảnh éo le nào cũng không ai thôi miên được mình. Mặt khác, để có thể thôi miên một người thì phải hiểu biết rõ về người đó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_chua_stress_khong_dung_thuoc_5693.pdf
Tài liệu liên quan